BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
|
Cộng
Hòa xã hội chủ nghĩa việt nam |
Số: 40/2006/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2006 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TÌM KIẾM CỨU NẠN BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG
Căn cứ Nghị định số
34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số 46/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn đến năm
2015, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1091/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về việc thành lập Ban Chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao
thông vận tải;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Trưởng ban Ban Chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn Bộ giao thông vận tải, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng các Cục : Đường sông Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường bộ Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Sở Y tế giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TÌM KIẾM CỨU NẠN BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40 /2006/QĐ-BGTVTngày 07 tháng 11 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động tìm kiếm cứu nạn thuộc ngành Giao thông vận tải.
Điều 2. Trách nhiệm hiệp đồng tìm kiếm cứu nạn
1. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, nhanh và chính xác mọi thông tin liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn;
2. Chấp hành sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra;
3. Đối với tai nạn xảy ra tại vùng giáp ranh của hai hay nhiều quốc gia hoặc theo đề nghị của quốc gia nơi xảy ra tai nạn, Ban Chỉ đạo thống nhất với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Ngoài việc trưng dụng trang thiết bị của cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp, các tổ chức thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn có thể thuê trang thiết bị cần thiết của cơ quan, tổ chức và cá nhân để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ đề ra.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tìm kiếm cứu nạn trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Làm đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin trong công tác tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải; tham gia cơ quan chỉ huy của quốc gia và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ Giao thông vận tải khi xảy ra sự cố.
3. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch và yêu cầu của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
4. Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động chung, quy chế phối hợp, hiệp đồng và tổng hợp dự toán kinh phí tìm kiếm cứu nạn trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn của toàn ngành giao thông vận tải.
5. Định kỳ tổ chức kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về kết quả triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trong ngành giao thông vận tải.
6. Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tìm kiếm cứu nạn hàng năm. Đề xuất với các cấp có thẩm quyền khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc và xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.
7. Chỉ đạo tổ chức diễn tập, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham gia hợp tác quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trong ngành giao thông vận tải.
8. Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải lập, triển khai kế hoạch hoạt động, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển lực lượng, xây dựng quy chế phối hợp, hiệp đồng và dự toán kinh phí hàng năm trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, việc triển khai thực hiện.
9. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu Bộ Giao thông vận tải để giải quyết các công việc có liên quan tới công tác tìm kiếm cứu nạn.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo
1. Trưởng ban Ban Chỉ đạo
a) Thay mặt Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn trong các trường hợp thảm họa do thiên tai, tai nạn gây ra trong các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải.
b) Chủ trì các cuộc họp thường kỳ 3 tháng một lần và các cuộc họp bất thường của Ban Chỉ đạo.
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban Chỉ đạo và đôn đốc kiểm tra, thực hiện.
d) Phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn: kế hoạch huấn luyện, đào tạo, diễn tập thường xuyên của ngành giao thông vận tải; kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thảm họa thiên tai, sự cố; kế hoạch đối ngoại của Ban Chỉ đạo.
đ) Phân bổ kế hoạch tài chính hàng năm cho các hoạt động thường xuyên; dự trữ phương tiện, trang thiết bị, vật tư và hàng hóa cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ.
e) Quyết định điều động và tổ chức phối hợp lực lượng, phương tiện trong ngành giao thông vận tải để thực hiện tìm kiếm cứu nạn.
2. Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo
a) Giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền.
b) Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển.
c) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ của ngành giao thông vận tải.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Trưởng ban Ban Chỉ đạo phân công hoặc ủy quyền.
đ) Thay mặt Trưởng ban Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc khi Trưởng ban Ban Chỉ đạo đi vắng.
3. Các Phó Trưởng ban và các ủy viên Ban Chỉ đạo
a) Thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng ban Ban Chỉ đạo phân công.
b) Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền về kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ; tổ chức đào tạo, huấn luyện, quản lý phương tiện, thiết bị; giúp Trưởng ban Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc liên quan.
c) Chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan xử lý kịp thời các tình huống tìm kiếm cứu nạn thuộc chuyên ngành của mình, báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ đạo.
4. Bộ phận thường trực, giúp việc
a) Thường xuyên nắm bắt tình hình mọi mặt về tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ; tham mưu cho Ban Chỉ đạo chỉ đạo, điều hành, phối hợp các nhiệm vụ thường xuyên và những nhiệm vụ đột xuất đảm bảo xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
b) Xây dựng kế hoạch quý, năm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo.
c) Lập kế hoạch chỉ đạo, phối hợp, hiệp đồng lực lượng tìm kiếm cứu nạn của ngành giao thông vận tải theo các tình huống dự kiến đã được phê duyệt.
d) Giúp Ban Chỉ đạo chỉ đạo, tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập tìm kiếm cứu nạn; triển khai các dự án về tổ chức đầu tư phát triển phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn; nghiên cứu khoa học.
đ) Quản lý công văn, tài liệu theo chế độ của nhà nước.
e) Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được giao; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý xây dựng, huấn luyện, trang bị cho các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ chuyên ngành.
g) Nghiên cứu, đề xuất với Ban Chỉ đạo tham gia các Công ước quốc tế có liên quan; các hoạt động đối ngoại trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
h) Chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban chủ trì.
i) Hướng dẫn các cơ quan chuyên ngành lập kế hoạch tài chính cho các hoạt động thường xuyên, đột xuất về tìm kiếm cứu nạn.
TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN TÌM KIẾM CỨU NẠN CHUYÊN NGÀNH
Điều 5. Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành
Các Cục quản lý chuyên ngành và Sở Y tế giao thông vận tải thành lập Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành hoạt động chung với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão chuyên ngành.
Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành được tăng cường một số chuyên viên chuyên ngành, biệt phái ngắn hạn, dài hạn thuộc các đơn vị cấp dưới. Chuyên viên biệt phái chịu sự quản lý phân công nhiệm vụ của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành; thời gian biệt phái do Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thống nhất với các cơ quan cử người quy định; trong thời gian biệt phái Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành có quyền kiến nghị với các cơ quan cử người tăng hoặc rút ngắn thời gian biệt phái.
Điều 6. Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành
1. Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành trực thuộc các Cục quản lý chuyên ngành là cơ quan chuyên trách có tổ chức và biên chế riêng thuộc biên chế của các Cục quản lý chuyên ngành, chịu trách nhiệm phối hợp tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành.
2. Việc lập mới các Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định sau khi thống nhất với Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
Điều 7. Báo cáo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ
Báo cáo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ phải phân tích, đánh giá, tổng kết các nguyên nhân khách quan, chủ quan liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Nội dung báo cáo phải trung thực, chính xác, phản ánh đầy đủ quá trình tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, kết quả tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
Báo cáo công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bao gồm: Báo cáo khẩn và Báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm).
Ban Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.
1. Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành phải gửi ngay Báo cáo khẩn cho Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành và thông tin kịp thời cho Ban Chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn địa phương nơi xảy ra thảm họa do thiên tai, tai nạn;
2. Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành sau khi nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về thảm họa do thiên tai, tai nạn có trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn này hoặc các thông tin đó cho các cơ quan tổ chức sau:
a) Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải;
b) Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc khai thác các công trình, thiết bị, nếu thảm họa do thiên tai, tai nạn gây hư hỏng, tổn thất cho công trình, thiết bị này;
c) Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Thuỷ sản nếu thảm họa do thiên tai, tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra sự cố môi trường hoặc tổn hại nguồn lợi thuỷ sản.
3. Báo cáo khẩn có thể được gửi bằng một trong những phương thức thông tin liên lạc như điện tín, fax, telex hay thư điện tử (e-mail).
Các Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành; các Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành đều phải thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định sau:
1. Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành lập sổ theo dõi lực lượng, phương tiện và chế độ trực; hàng tháng, quý, năm phải báo cáo bằng văn bản và gửi về Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành. Thời gian gửi Báo cáo tháng chậm nhất vào ngày mồng 5 của tháng sau phải gửi báo cáo của tháng trước đó; thời gian gửi Báo cáo quý chậm nhất vào ngày 10 tháng đầu của Quý sau phải gửi báo cáo của Quý trước đó; thời gian gửi Báo cáo năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 năm sau phải gửi báo cáo của năm trước.
2. Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành hàng quý, năm phải báo cáo Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản.
Thời gian gửi Báo cáo quý chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu của Quý sau phải gửi báo cáo của Quý trước đó và Báo cáo năm chậm nhất vào ngày 20 tháng 01 năm sau phải gửi báo cáo của năm trước.
Điều 10. Ban Chỉ đạo là đầu mối kế hoạch ngân sách Nhà nước về tìm kiếm cứu nạn toàn ngành giao thông vận tải.
Điều 11. Việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách của Ban Chỉ đạo, các Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành và các Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh các tổ chức, cá nhân báo cáo kịp thời Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
Quyết định 40/2006/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 40/2006/QĐ-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 07/11/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 40/2006/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Tìm kiếm cứu nạn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video