UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/1999/QĐ-UB |
Lào Cai, ngày 09 tháng 02 năm 1999 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật hợp tác xã được Quốc hội nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ban hành ngày 3/8/1994 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 668/TT- NN ngày 19/10/1998 về việc ban hành quy định tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Bản quy định tạm thời về tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Lào Cai”
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tài chính vật giá hướng dẫn thực hiện quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế quyết định số 210/QĐ-UB ngày 4/10/1993 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định tạm thời về tổ chức quản lý, khai thác và thu thủy lợi phí.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tài chính vật giá, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các ngành, các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 40/1999/QĐ-UB ngày 09 tháng 02 năm 1999 của
UBND tỉnh Lào Cai)
Điều 1. Tất cả các công trình thủy lợi (Bao gồm: Thủy nông, thuỷ nông kết hợp với thủy điện, kết hợp với nuôi trồng thủy sản, chống lũ, du lịch giải trí và các công trình cấp nước sinh hoại nhỏ ở thị trấn và cụm dân cư) không phân biệt nguồn vốn xây dựng, khi hoàn thành đều phải giao cho mội tổ chức hoặc cá nhân dược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ.
- Đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi do UBND cấp có thẩm quyền quyết định hoặc công nhân thành lập. Tuỳ điều kiện cụ thể ở từng địa phương có thể tổ chức một trong các mô hình sau:
+ Trạm quản lý công trình thủy lợi trực thuộc UBND huyện, thị xã áp dụng cho những công trình thủy lợi liên xã, công trình cấp nước sinh hoạt cho thị trấn, huyện lỵ.
+ Ban quản lý thủy lợi xã trực thuộc UBND xã áp dụng chủ yếu cho công trình phục vụ liên thôn.
+ HTX có dịch vụ thủy lợi, áp dụng cho công trình phục vụ liên thôn, hoặc trong 1 thôn (Trong phạm vi HTX hoạt động).
+ Tổ hợp tác, tổ thủy nông thôn bản, hội dùng nước (gọi chung là tổ hợp tác), áp dụng cho công trình trong 1 thôn, bản.
+ Cá nhân, hộ gia đình được giao quản lý công trình thủy lợi, áp dụng đối với công trình, trong 1 thôn, bản (nơi không có tổ hợp tác đảm nhận).
Điều 2. Công trình thủy lợi là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế - xã hội phải được mọi tổ chức cá nhân bảo vệ, sử dụng đúng mục đích, đúng quy trình quy phạm. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm làm hư hỏng, giảm hiệu ích công trình thủy lợi.
Điều 3. Nội dung công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi:
1. Quản lý, khai thác và bảo vệ toàn bộ hệ thống công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính, nhưng có thể phân cấp hoặc khoán quản lý cho từng địa phương theo từng cấp kênh mương, hạng mục công trình cho hợp lý.
2. Quản lý, bảo vệ nguồn nước, dòng chảy và bảo vệ khu vực rừng đầu nguồn của công trình, tránh làm suy kiệt hoặc ô nhiễm nguồn nước. Đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch giải trí và tạo cân bằng môi trường sinh thái.
3. Quản lý thu chi tài chính theo đúng nguyên tắc, chế độ của nhà nước quy định.
Điều 4. Người dùng nước (bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) được hưởng nước, điện năng từ công trình thủy lợi đều phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo giá được UBND tỉnh Lào Cai quy định.
1. Đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi do các cấp có thẩm quyền quyết định thành lập (trạm quản lý công trình huyện, liên xã, ban quản lý thủy lợi xã) thu thủy lợi phí theo mức được UBND tỉnh quy định.
2. Đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi do tập thể tổ chức (Hợp tác xã, tổ hợp tác) được thu khoản dịch vụ thủy lợi theo mức do tập thể những người dùng nước xây dựng nhưng không vượt quá mức quy định thủy lợi phí do UBND tỉnh quy định.
3. Cá nhân, hộ gia đình được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi được thu một khoản dịch vụ thủy lợi theo mức thỏa thuận với các hộ dùng nước, nhưng không vượt quá các mức quy định thủy lợi phí do UBND tỉnh quy định.
4. Thủy lợi phí hoặc khoản thu từ dịch vụ thủy lợi chỉ là một phần phí về nước của công trình thủy lợi với mục đích tạo nguồn để chi phí cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình (chưa tính thuế tài nguyên nước và khấu hao cơ bản với vốn đầu tư xây dựng công trình).
5. Nếu nguồn thủy lợi phí hoặc khoản thu từ dịch vụ thủy lợi không đủ chi cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ cồng trình thuỷ lợi thì đơn vị quản lý công trình thủy lợi tổ chức hội nghị với những người dùng nước bàn bạc đóng góp thêm.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về thủy lợi, trực tiếp quản lý về quy hoạch, kế hoạch, Tham gia thẩm định dự án theo phân cấp của UBND tỉnh, thanh tra chuyên ngành và ra các văn bản hướng dẫn công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi tỉnh. Sở nông nghiệp và PTNT ra văn bản hướng dẫn quy chế phối hợp giữa Chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi với các Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, thị xã, các đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Chi cục quản lý nước và công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thuộc Sở nông nghiệp và PTNT trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý khai thác và bào vệ công trình thuỷ lợi.
Phòng nông nghiệp và PTNT giúp UBND huyện, thị thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi. Phòng nông nghiệp và PTNT phải có biên chế cán bộ chuyên thủy lợi (có trình độ trung cấp hoặc đại học) để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi trên địa bàn.
Điều 7. Cấp xã, phường, thị trấn
Các xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là xã) phải có 1 cán bộ có hiểu biết chuyên môn về thủy lợi, giúp UBND xã quản lý nhà nước về thủy lợi ở xã và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.
B. Đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL.
Điều 8. Trạm quản lý công trình.
- Huyện, thị xã có công trình thuỷ lợi liên xã, công trình cấp nước sinh hoạt cho cụm dân cư, thị trấn, công trình thuỷ lợi kết hợp thủy điện công suất trên 30 kw được thành lập trạm quản lý công trình thủy lợi, quản lý điện, nước trực thuộc UBND huyện, thị xã. Do UBND huyện, thị xã ra quyết đinh thành lập. Căn cứ vào qui mô và yêu cầu của công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi để bố trí biên chế cho phù hợp.
- Trạm quản lý công trình là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại kho bạc nhà nước và thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và UBND tỉnh. Trạm hoạt động theo nguyền tắc lấy thu bù chi, tùy điều kiện cụ thể về quy mô, hiệu suất sử dụng và giá trị nguồn thu hàng năm, có thể được cấp bù một phần kinh phí từ ngân sách huyện.
Điều 9. Đơn vị quản lý công trình thủy lợi trong địa bàn xã:
1. Ban thuỷ lợi xã: Các xã phải thành lập mới hoặc tổ chức lại Ban quản lý thuỷ lợi xã.
- Lãnh đạo Ban do người hưởng nước bầu ra được UBND xã ra quyết định công nhận. Ban thuỷ lợi xã do qui mô và yêu cầu của công tác quản lý, có con dấu, để giao dịch về chuyên môn quản lý thủy lợi trong phạm vi huyện.
- Các ban thủy lợi xã không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả phải tổ chức lại, những nơi đã có hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác thay thế thì không cần ban thủy lợi xã và phải bàn giao tài sản công trình cho tổ chức mới.
2. HTX nông nghiệp làm địch vụ thủy lợi: Ở những xã đã thành lập mới HTX hoặc chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp có nội dung làm dịch vụ thủy lợi hoạt động theo luật HTX. HTX phải xây dựng quy chế riêng về điều hành công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Hoạt động và thu chi dịch vụ thuỷ lợi theo Luật HTX và điều lệ mẫu HTX nông nghiệp.
3. Tổ hợp tác, tổ thủy nông thôn bản, hội dùng nước (gọi chung là tổ hợp tác). Là đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi do lập thể các hộ dùng nước bầu ra được trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ở thôn bản. Hình thức này không có tư cách pháp nhân, hoạt động tuân theo Luật dân sự.
Điều 10. Các dơn vị quản lý công trình thủy lợi có các nhiệm vụ sau:
1. Lập kế hoạch phân phối nước, giao khoán quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi cho từng thôn bản, cá nhân đến từng hạng mục công trình theo vụ, năm.
2. Lập kế hoạch thu chi tài chính theo vụ, năm.
3. Ban hành các bản nội quy, quy chế, điều lệ về thực hiện việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy chế dân chủ, được UBND nơi ra quyết định hoặc xác nhận duyệt cho thực hiện.
4. Tổ chức chỉ dạo, kiểm tra thực hiện các kế hoạch và quy chế đã được hội nghị những người dùng nước nhất trí thông qua.
5. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát và báo cáo kịp thời tình trạng công trình cũng như tình hình thu chi tài chính công khai trước hội nghị những người dùng nước và cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Điều 11. Đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi là đơn vị kinh tế - kỹ thuật đặc thù, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu, chi tài chính.
1. Nguồn thu cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đều đo người dùng nước đóng góp.
- Thủy lợi phí hoặc dịch vụ thủy lợi.
- Khi cần đầu tư sửa chữa lớn hoặc xây dựng bổ xung cho công trình thì được huy động nhân lực, vật liệu, tiền đóng góp thêm và huy động lao động công ích được UBND huyện cho phép sử dụng hàng năm cho công tác thủy lợi.
2. Toàn bộ nguồn thu trên được chi cho công trình thủy lợi để quản lý, tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi và một phần cho công quản lý.
3. Miễn giảm thủy lợi phí và dịch vụ thuỷ lợi.
- Hộ dùng nước bị thiên tai, mất mùa thì có thể đóng góp bằng công, vật liệu (thay tiền). Đơn vị quản lý công trình thủy lợi xin ý kiến tập thể để xét giảm nhưng mức tối đa dược giảm không quá 70% mức phải nộp.
- Hộ dùng nước ở những nơi khó khăn (cuối nguồn nước) hoặc phải bỏ thêm chi phí, công sức so với các hộ khác mà năng suất cây trồng giảm thì có thể được xét giảm nhưng mức giảm không quá 50% số phải nộp.
4. Đơn vị quản lý công trình thủy lợi là cơ quan thu thuỷ lợi phí hoặc dịch vụ thuỷ lợi.
1. Thu thuỷ lợi phí được áp dụng đối với trạm quản lý công trình thủy lợi huyện và Ban quản lý thủy lợi xã. Mức thu thuỷ lợi phí theo quy định của UBND tỉnh.
2. Nguồn thu thủy lợi phí được nộp 100% vào ngân sách huyện, xã theo quy định và được ngân sách huyện, thị xã, xã cấp trả 100% cho công tác quản lý, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi theo quy định của tỉnh về quản lý thu nộp sử dụng thủy lợi phí và phải có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sau mỗi vụ, năm đơn vị quản lý công trình thủy lợi phải lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính gửi Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính huyện, thị xét duyệt.
1. Các tổ chức tập thể (HTX, Tổ hợp tác) làm dịch vụ thủy lợi được thu khoản dịch vụ thủy lợi theo quy định của HTX, tổ hợp tác không vượt mức qui định của UBND tỉnh về thủy lợi phí.
2. Hoạt động thu chi dịch vụ thủy lợi là hoạt động tài chính nội bộ trong HTX, tổ hợp tác phải đảm bảo theo đúng điều lệ, quy chế của đơn vị quản lý công trình thủy lợi và luật HTX (đối với HTX), Luật dân sự (đối với tổ hợp tác).
Điều 14. Nguồn thu dịch vụ thủy lợi và các nguồn thu khác khi được phép của cấp có thẩm quyền được chi cho công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi. Mức chi cho công lao động quản lý tối đa là 20% số còn lại chi cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình và phải báo cáo quyết toán vụ, từng năm gửi UBND xã, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính huyện, thị xã xét duyệt theo đúng chế độ kế toán quy định và công khai trước những người dùng nước.
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 15. Việc khai thác, sử dụng công trình thủy lợi phải thực hiện đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, sử đụng đúng mục đích. Không sử dụng công trình thủy lợi vào các mục đích khác có hại cho công trình và làm giảm hiệu ích công trình.
- Khi xây dựng công trình hoàn thành phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành về xây dựng cơ bản để bàn giao cho UBND huyện, xã toàn bộ hồ sơ dự toán thiết kế được phê duyệt để địa phương giao cho đơn vị quản lý công trình thủy lợi.
- Hành lang bảo vệ công trình phải được UBND xã xác định, cắm mốc giới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản pháp luật quy định.
Điều 16. Việc tháo cạn hồ có ảnh hưởng đến tưới, nuôi trồng thủy sản đều phải có giấy phép của UBND huyện. Những hồ trước đây tự ý tháo cạn không có giấy phép thì nay phải đầu tư sửa chữa và giữ nước trở lại theo thiết kế khi xây đựng công trình.
- Nghiêm cấm xây dựng các công trình khác trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, không được đào bờ kênh, bờ hồ đập, chặn đắp kênh mương làm cản trở dòng chảy và không được kéo tre gỗ, ngâm vật liệu trong lòng mương.
- Không được để gia súc làm hư hỏng công trình thủy lợi.
- Không được neo đậu thuyền bè, xếp dỡ vật liệu trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 17. Các công trình thủy lợi phải được kiểm tra chất lượng trước và sau mùa mưa lũ, nếu hư hỏng hoặc có nguy cơ mất an toàn thì phải có kế hoạch sửa chữa kịp thời.
- Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng công trình. Công trình thuộc đơn vị nào quản lý thì đơn vị đó báo cáo chính quyền cấp trực tiếp để có kế hoạch tu bổ, nâng cấp cho công trình.
Điều 18. Giải quyết tranh chấp trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quy định như sau:
1. Tranh chấp trong phạm vị cấp xã thì do chủ tịch UBND xã giải quyết, nếu có khiếu nại thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
2. Tranh chấp giữa các xã, phường, thị trấn do chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu có khiếu nại thì Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết,
3. Tranh chấp giữa các huyện, thị xã trong tỉnh thì do chủ tịch UBND tỉnh giải quyết, nếu có khiếu nại thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT giải quyết và có hiệu lực thi hành.
Điều 19. Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính vật giá có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi thực hiện quy định này.
- Sở Tài chính vật giá có trách nhiệm thống nhất với Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh mức thu thủy lợi phí phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa phương.
- Giao cho UBND các huyện, thị xã xây dựng mức chi cho công lao động quản lý của từng công trình ( không vượt quá mức quy định của tỉnh)
- UBND các huyện, thị xã phải có các biện pháp nhằm huy động toàn dân tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ còng trình thủy lợi theo quy định, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ dùng nước đầu tư, đóng góp nhân công, vật liệu, tiền để bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi nhằm phát huy ngày càng cao hiệu ích của công trình thủy lợi đã có phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Điều 20. Đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ và phát huy hiệu quả công trình thủy lợi sẽ dược đề nghị khen thưởng theo quy định của UBND tỉnh.
Điều 21. Những hành vi vi phạm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo nội dung bản quy định này và các văn bản pháp luật, gây tổn hại đến công trình, giảm hiệu ích công trình, tùy theo mức độ vi phạm phải xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Người có trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ vì vụ lợi hoặc thiếu trách nhiêm mà vi phạm quy định này, tùy mức độ vi phạm mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương thống nhất với các ngành báo cáo UBND tỉnh để diều chỉnh cho phù hợp.
Quyết định 40/1999/QĐ-UB về Quy định tạm thời tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Lào Cai
Số hiệu: | 40/1999/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai |
Người ký: | Đặng Quốc Lộng |
Ngày ban hành: | 09/02/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 40/1999/QĐ-UB về Quy định tạm thời tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Lào Cai
Chưa có Video