ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2024/QĐ-UBND |
Sóc Trăng, ngày 09 tháng 9 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng quy định về chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp, khóm; mức khoản kinh phí hoạt động đối với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã; mức hỗ trợ hàng tháng đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2024.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 37/2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
Quy định về việc quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội có liên quan trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
TIÊU CHUẨN CỦA NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Điều 3. Tiêu chuẩn của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Thực hiện theo khoản 1 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
BẦU CỬ TUYỂN CHỌN NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở CẤP XÃ
Điều 4. Nguyên tắc bầu cử, tuyển chọn
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bầu cử, tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm.
Điều 5. Căn cứ bầu cử, tuyển chọn
Việc bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh và số lượng người hoạt động không chuyên trách được bố trí ở cấp xã theo quy định.
Điều 6. Bầu cử đối với chức danh người hoạt động không chuyên trách
1. Việc bầu cử để giữ chức danh người hoạt động không chuyên trách đối với: Phụ trách Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phải đúng tiêu chuẩn tại Chương II của Quy định này.
2. Quy trình nhân sự, bầu cử được thực hiện theo các quy định của Trung ương và của tỉnh, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đối với từng chức danh.
Điều 7. Tuyển chọn đối với chức danh người hoạt động không chuyên trách
1. Hình thức: Việc tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách đối với các chức danh: Phụ trách Tuyên giáo Đảng ủy; Phụ trách Tổ chức Đảng ủy; Phụ trách Văn thư - lưu trữ; Phụ trách Chính sách an sinh xã hội và dạy nghề; Phụ trách Quản lý giáo dục - nhà văn hóa - thể thao - trạm truyền thanh; Phụ trách Gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; Phụ trách Nội vụ - dân tộc; Phụ trách Kiểm soát thủ tục hành chính, khoa học công nghệ và chuyển đổi số; Phụ trách Giao thông - nông nghiệp - nông thôn (đối với xã) hoặc Phụ trách Xây dựng và đô thị (đối với phường, thị trấn) được thực hiện thông qua hình thức xét tuyển.
2. Thẩm quyền tuyển chọn
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền tổ chức tuyển chọn và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định công nhận chức danh đối với người hoạt động không chuyên trách được nêu tại khoản 1 Điều này.
b) Đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách gồm Phụ trách Tuyên giáo Đảng ủy; Phụ trách Tổ chức Đảng ủy trước khi tuyển chọn phải có ý kiến của Bí thư Đảng ủy cấp xã.
3. Đối với chức danh Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được thực hiện theo điểm đ khoản 1 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14.
Điều 8. Bãi nhiệm, miễn nhiệm và giải quyết thôi việc
Thực hiện theo khoản 7 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
Thực hiện theo khoản 4 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật và theo điều lệ của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.
Thực hiện theo khoản 6 Điều 36 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn tỉnh.
2. Thống kê, báo cáo và hướng dẫn việc thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra chuyên đề hoặc đột xuất việc thực hiện các quy định đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Hướng dẫn việc bố trí, quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Phân công cụ thể từng nhiệm vụ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
4. Giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
5. Thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã lập và quản lý hồ sơ người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trực tiếp quản lý, sử dụng và thực hiện các quy định về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
2. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ở địa bàn và theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thực hiện việc lưu trữ, quản lý hồ sơ đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
4. Thực hiện thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo yêu cầu của cấp trên.
1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu áp dụng trong Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ đó.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu vướng mắc phát sinh, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
Quyết định 37/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Số hiệu: | 37/2024/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký: | Trần Văn Lâu |
Ngày ban hành: | 09/09/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 37/2024/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Chưa có Video