ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2014/QĐ-UBND |
Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 13 tháng 5 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 17/TTr-TTT ngày 06 tháng 5 năm 2014 và báo cáo kết quả thẩm định tại Báo cáo số 622/BC-STP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Công văn số 3555/UBND-NC ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Công an tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về các loại báo cáo, nội dung báo cáo, hình thức báo cáo, trách nhiệm báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Quy định này áp dụng đối với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan.
1. Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phải đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời; đúng quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tại Quy định này.
2. Người ký báo cáo phải đảm bảo theo đúng thẩm quyền, phù hợp với từng loại báo cáo và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo cáo.
Điều 3. Trách nhiệm báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị mình về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ).
2. Đề nghị Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 5, khoản 3 Điều 6 và Điều 7 của Quy định này.
Điều 4. Trách nhiệm về việc ký báo cáo
1. Chánh Thanh tra tỉnh được thừa ủy quyền (TUQ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm gửi Thanh tra Chính phủ.
2. Thủ trưởng các cơ quan: Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm ký báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình.
Trường hợp thủ trưởng các cơ quan ủy quyền cho cơ quan Thanh tra cùng cấp ký báo cáo thì phải ký thừa ủy quyền (TUQ) và đóng dấu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
CÁC LOẠI BÁO CÁO, NỘI DUNG BÁO CÁO, THỜI KỲ LẤY SỐ LIỆU, THỜI HẠN GỬI BÁO CÁO
1. Báo cáo định kỳ, gồm: báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm.
2. Báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất: khi các cơ quan Trung ương hoặc Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh có yêu cầu thì sẽ có văn bản triển khai hướng dẫn báo cáo riêng.
1. Nội dung của báo cáo công tác thanh tra được thực hiện theo mẫu báo cáo số 01 và các biểu mẫu thống kê số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ, 1e, 1f, 1g, 1h ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
2. Nội dung của báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo mẫu báo cáo số 02 và các biểu mẫu thống kê số 2a, 2b, 2c, 2d, 2đ ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
3. Nội dung của báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo mẫu báo cáo số 03 và các biểu mẫu thống kê số 3a, 3b ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ.
4. Trường hợp các đơn vị gộp 03 báo cáo nêu trên thành 01 báo cáo chung thì mỗi nội dung được bố trí thành mục riêng trong báo cáo và các biểu mẫu phải thực hiện đầy đủ theo từng nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3 điều này để phục vụ cho yêu cầu tổng hợp.
Điều 7. Thời kỳ lấy số liệu, thời hạn gửi báo cáo
1. Báo cáo quý I: thời kỳ lấy số liệu từ ngày 16 của tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 3 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 17 tháng 3 của năm báo cáo.
2. Báo cáo quý II, quý III, quý IV: thời kỳ lấy số liệu từ ngày 16 của tháng cuối quý trước đến ngày 15 của tháng cuối quý của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 17 tháng cuối quý của năm báo cáo.
3. Báo cáo 6 tháng: thời kỳ lấy số liệu từ ngày 16 của tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 6 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 17 tháng 6 của năm báo cáo.
4. Báo cáo 9 tháng: thời kỳ lấy số liệu từ ngày 16 của tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 9 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 17 tháng 9 của năm báo cáo.
5. Báo cáo năm: thời kỳ lấy số liệu từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo; gửi báo cáo trước ngày 17 tháng 12 năm báo cáo.
6. Báo cáo chuyên đề, đột xuất, thời kỳ lấy số liệu và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Phương thức gửi báo cáo
Báo cáo gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) bằng một trong các phương thức sau:
1. Gửi bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp theo địa chỉ: Thanh tra tỉnh: số 374 đường 21/8, phường Phước Mỹ, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
2. Trường hợp cần thiết, để có số liệu kịp thời, ngay sau khi ký phát hành gửi qua thư điện tử hoặc fax theo địa chỉ: Thanhtra@ninhthuan.gov.vn hoặc fax: 3822662. Việc gửi thư điện tử hoặc fax thì sau đó phải gửi bản gốc về Thanh tra tỉnh để theo dõi, quản lý.
Điều 9. Hình thức báo cáo và chế độ quản lý, sao chụp báo cáo
1. Báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, đóng dấu theo quy định.
2. Việc quản lý và sử dụng báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định pháp luật về bảo vệ tài liệu lưu trữ nhà nước.
3. Thanh tra tỉnh tiếp nhận và xử lý các báo cáo gửi đến theo quy định về chế độ quản lý công văn, tài liệu. Việc sao chụp được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan và người có thẩm quyền.
1. Giao Thanh tra tỉnh:
a) Hàng năm khi thanh tra trách nhiệm các đơn vị chú ý thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ và Quy định này;
b) Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện và tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Giao Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) tiếp nhận đánh giá của Thanh tra tỉnh về kết quả thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, sở, ngành, địa phương, đưa thành một tiêu chí để tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
3. Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Công an tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo Quy định này và các quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh các cơ quan, sở, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để được hướng dẫn hoặc tổng hợp tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung theo quy định./.
Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 37/2014/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Đỗ Hữu Nghị |
Ngày ban hành: | 13/05/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 37/2014/QĐ-UBND về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video