ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3515/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 04 tháng 12 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 1773/QĐ-BTNMT ngày 28/6/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực địa chất và khoáng sản trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 28/11/2022 của UBND tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 308/TTr-TNMT ngày 28/11/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức rà soát và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường theo lộ trình đề ra tại Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 28/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3515/QĐ-UBND ngày 04/12/2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
STT |
Tên Thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan/đơn vị thực hiện |
1 |
Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản |
Khoáng sản |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
2 |
Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Khoáng sản |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
3 |
Phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất |
Tài nguyên nước |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
4 |
Lập, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước |
Tài nguyên nước |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
5 |
Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện |
Đất đai |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
6 |
Thẩm định, phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp huyện |
Đất đai |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
7 |
Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh |
Môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
8 |
Phê duyệt Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh |
Môi trường |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
1.1 Trình tự thực hiện
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan theo quy định tại Điều 23 của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bước 4: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt.
1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố;
- Bản thuyết minh gồm các nội dung chính: Căn cứ pháp lý và tài liệu làm cơ sở khoanh định; nguyên tắc, phương pháp khoanh định; kết quả khoanh định theo từng lĩnh vực và tổng hợp danh mục các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Mỗi khu vực phải có bảng tọa độ các điểm khép góc theo hệ tọa độ VN-2000, trừ khu vực cấm, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì lý do quốc phòng, an ninh. Phụ lục chi tiết kèm theo mô tả thông tin của từng khu vực đã khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
- Bản đồ thể hiện các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm trên nền địa hình hệ tọa độ VN-2000, tỷ lệ từ 1/200.000 - 1/100.000, bao gồm cả đới hành lang bảo vệ, an toàn cho khu vực đã khoanh định (nếu có). Đối với các khu vực phức tạp, thể hiện trên các bản vẽ chi tiết tỷ lệ từ 1/25.000 - 1/10.000 hoặc lớn hơn.
1.4. Thời gian giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản năm 2010;
- Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật Khoáng sản.
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có khoáng sản để khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo các tiêu chí quy định tại Điều 22 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
- Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định phê duyệt.
2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.3. Thành phần hồ sơ: Không quy định.
2.4. Thời gian thực hiện: Không quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Khoáng sản năm 2010;
- Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật Khoáng sản.
1. Phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất
1.1. Trình tự thực hiện:
-Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng hồ sơ phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất.
- Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến về hồ sơ phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất bằng văn bản tới các cơ quan, đơn vị liên quan, bao gồm:
+ Các Sở: Xây dựng, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và các sở, ban, ngành khác có liên quan;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện có phạm vi thuộc vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Đại diện cộng đồng dân cư có phạm vi thuộc vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
+ Các tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất nằm trong phương án.
- Bước 3: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.
- Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ trên cơ sở ý kiến góp ý của các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định với sự tham gia của các sở, ban, ngành có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học về tài nguyên nước.
- Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến hội đồng thẩm định và gửi hồ sơ kèm theo Báo cáo tiếp thu, giải trình đến Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương liền kề có liên quan và Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản.
- Bước 6: Trong thời hạn không quá 30 kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
- Bước 7: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến góp ý, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Bước 8: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
- Bước 9: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất trên các phương tiện thông tin đại chúng và gửi để đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện, đồng thời gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
- Tờ trình kèm theo dự thảo Quyết định phê duyệt; Tờ trình phải bao gồm các nội dung chính sau đây: quá trình tổ chức thực hiện; thuyết minh về căn cứ, kết quả khoanh định; thuyết minh phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực, từng công trình nằm trong vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý;
- Dự thảo Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Dự thảo Bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Dự thảo phương án, lộ trình tổ chức thực hiện việc cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất;
- Bản tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, bản chụp văn bản góp ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đem vị có liên quan;
- Tài liệu khác có liên quan.
1.4. Thời gian thực hiện:
- Thời gian lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hồ sơ phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất: Không quá 30 ngày.
- Thời gian lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ phê duyệt vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất: Không quá 30 ngày.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các sở, ban, ngành khác có liên quan; Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương liền kề có liên quan.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước năm 2023;
- Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
2. Lập, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước
2.1. Lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước
2.1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn.
- Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành có liên quan về Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
- Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ Danh mục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
- Bước 5: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
2.1.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
- Tờ trình phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, bao gồm các nội dung chính sau: thuyết minh về việc lựa chọn các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; cơ sở xác định chức năng của từng hành lang bảo vệ; quá trình tổ chức xây dựng Danh mục.
- Dự thảo Quyết định phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
- Bản tổng hợp, bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Tài liệu khác có liên quan.
2.1.4. Thời gian thực hiện: Không quy định.
2.1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
2.1.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
2.1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
2.1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
2.1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước năm 2023;
- Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2023 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
2.2. Điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước
2.2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá lập Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn cần điều chỉnh.
- Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan về việc điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
- Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn.
- Bước 5: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện và niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
2.2.2. Cách thức thực hiện: Không quy định.
2.2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ trình, phê duyệt:
- Tờ trình điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
- Dự thảo Quyết định điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ;
- Bản tổng hợp, bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Tài liệu khác có liên quan.
2.2.4. Thời gian thực hiện: Không quy định
2.2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường.
2.2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.
2.2.8. Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
2.2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
2.2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
2.2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Tài nguyên nước năm 2023;
- Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
1. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (hồ sơ đầy đủ theo quy định)
Bước 2: Lấy ý kiến về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến
Bước 3: Tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Tổ chức họp Hội đồng thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện
Bước 4: Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
1.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp, trực tuyến (trên Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh: https://congchuc.quangninh.gov.vn).
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Báo cáo thuyết minh về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Hệ thống bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy, dạng số);
- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định;
- Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
1.4. Thời gian giải quyết:
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện hoàn thiện hồ sơ về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định; đối với các địa phương không có tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định;
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến;
- Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, các thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất gửi cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): không quy định
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Cấp huyện phải nộp đầy đủ hồ sơ quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định và hoàn thiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18/01/2024;
- Luật số 43/2024/QH15 ngày 29/6/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15;
- Luật Nhà ở số 27/2023/QH15;
- Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 /7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
2. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
2.1 Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tiếp nhận hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện
(hồ sơ đầy đủ theo quy định)
Bước 2: Lấy ý kiến
Gửi hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến các sở, ngành có liên quan để lấy ý kiến
Bước 3: Tổng hợp và gửi thông báo kết quả thẩm định
Tổng hợp và gửi thông báo kết quả thẩm định hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn thiện hồ sơ
Bước 4: Trình phê duyệt
Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2.2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp, trực tuyến (trên Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh: https://congchuc.quangninh.gov.vn).
2.3. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Báo cáo thuyết minh về kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất;
c) Hệ thống bảng biểu, sơ đồ, bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy, dạng số);
d) Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
2.4. Thời gian giải quyết:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến các sở, ngành có liên quan để lấy ý kiến;
c) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các sở, ngành có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh tổng hợp và gửi thông báo kết quả thẩm định hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn thiện hồ sơ;
đ) Căn cứ hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được hoàn thiện, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12 hằng năm
2.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND cấp huyện
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
2.8. Phí, lệ phí (nếu có): không quy định
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Cấp huyện phải nộp đầy đủ hồ sơ kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo quy định và hoàn thiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường thì Sở Tài nguyên và Môi trường
2.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18/01/2024; Luật số 43/2024/QH15 ngày 29/6/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15;
- Luật Nhà ở số 27/2023/QH15;
- Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 /7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
1. Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Xây dựng dự thảo kế hoạch
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan lập, phê duyệt và thực hiện đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
Bước 2. Lấy ý kiến góp ý
Sở Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh đến các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh trong trường hợp cần thiết để lấy ý kiến góp ý bằng văn bản;
Bước 3. Nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch trình UBND tỉnh ban hành
Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan đơn vị có liên quan hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
Bước 4: UBND tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến (trên Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh: https://congchuc.quangninh.gov.vn).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo tổng hợp, giải trình tiếp thu hoàn thiện dự thảo kế hoạch; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: theo lịch giải quyết công việc của UBND tỉnh.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh
1.8. Phí, lệ phí: không quy định
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
1.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
1.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Phê duyệt Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh.
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Xây dựng dự thảo Đề án
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với đơn vị tư vấn, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan xây dựng dự thảo Đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh hoặc cho một hoặc một số hệ sinh thái tự nhiên của UBND tỉnh.
Bước 2. Lấy ý kiến góp ý
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng đơn vị tư vấn tổ chức lấy ý kiến của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi có hệ sinh thái tự nhiên), các tổ chức, cá nhân cung ứng và được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái, các tổ chức cá nhân sử dụng và trả tiền dịch vụ hệ snh thái tự nhiên và các tổ chức, cá nhân có liên quan vào các dự thảo (thông qua các hình thức như: văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở, của Tỉnh...) theo quy định/ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Bước 3. Nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo dự thảo Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp đơn vị tư vấn nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, đơn vị có liên quan để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Đề án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành.
Hồ sơ trình ban hành Đề án bao gồm: Tờ trình; dự thảo Đề án (bao gồm báo cáo và hệ thống bản đồ); dự thảo quyết định phê duyệt Đề án; báo cáo tổng hợp giải trình tiếp thu hoàn thiện các dự thảo; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan và các tài liệu khác theo quy định/ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Bước 4: UBND tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án.
2.2 Cách thức thực hiện: Trực tiếp, trực tuyến (trên Phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh: https://congchuc.quangninh.gov.vn).
2.3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
Tờ trình; dự thảo Đề án (bao gồm báo cáo và hệ thống bản đồ); dự thảo quyết định phê duyệt Đề án; báo cáo tổng hợp giải trình tiếp thu hoàn thiện các dự thảo; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan và các tài liệu khác theo quy định/ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hoặc theo quy định/ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền
2.4. Thời hạn giải quyết: theo lịch giải quyết công việc của UBND tỉnh.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp tỉnh hoặc cho một hoặc một số hệ sinh thái tự nhiên của UBND tỉnh.
2.8. Phí, lệ phí: không quy định
2.9. Tên các mẫu đơn: Không
2.10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định 3515/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Số hiệu: | 3515/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ninh |
Người ký: | Nghiêm Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 04/12/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3515/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Chưa có Video