ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3510/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 8 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025”;
Căn cứ Hướng dẫn số 27/HD-ĐCT ngày 15/2/2019 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025”;
Xét đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 87/TTr-BTV ngày 12/7/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025” tại thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Đề án 1893) với những nội dung sau:
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ Hội các cấp
Sau Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2016-2021, đội ngũ cán bộ Hội các cấp đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ Hội các cấp được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác, đảm bảo hoàn chỉnh các bằng cấp về chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, công tác Hội. 100% cán bộ chuyên trách cấp thành phố; quận/huyện có trình độ Thạc sỹ, Đại học; 80% được đào tạo qua Trung, Cao cấp chính trị, 92% có bằng nghiệp vụ công tác phụ nữ, quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên; đội ngũ Chủ tịch Hội phụ nữ cấp xã, phường có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên môn chiếm tỷ lệ 96%. Cán bộ chuyên trách cơ quan Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố có 19 biên chế; cán bộ chuyên trách cấp quận/huyện có 32 biên chế; cấp xã/phường có 112 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 1.229 Chi hội trưởng và 524 tổ phụ nữ. Nhìn chung, cán bộ Hội phụ nữ các cấp và đội ngũ Chi hội trưởng Phụ nữ có trình độ, năng lực, nhiệt tình trong các hoạt động Hội.
Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận cán bộ Hội chưa nhận thức đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; còn biểu hiện hành chính hóa, chưa toàn tâm, toàn ý với công việc; thiếu năng lực hoạt động thực tiễn; tinh thần tự học hỏi, rèn luyện còn hạn chế. Một số cán bộ Hội các cấp chưa đạt chuẩn các chức danh, trong đó 29 cán bộ Hội cấp xã/phường chưa có trình độ Trung cấp lý luận chính trị (25,9%); 32 cán bộ Hội chưa có bằng nghiệp vụ công tác phụ nữ (28,5%).
2.1. Mục tiêu chung
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nữ của thành phố nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp nói riêng và Chi hội trưởng Phụ nữ có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác phụ nữ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sâu sát cơ sở; hội tụ đầy đủ năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu đến năm 2020:
- Tối thiểu 70% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp thành phố, cấp quận/huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm.
- Tối thiểu 70% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã/phường và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã/phường được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.
- Tối thiểu 70% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.
b) Phấn đấu đến năm 2025:
- 100% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp thành phố, cấp quận/huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm, lĩnh vực công tác.
- 100% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã/phường và tối thiểu 30% người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã/phường được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.
- 100% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.
3.1. Nhiệm vụ
a) Nghiên cứu, tham mưu chính sách và xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng cho cán bộ Hội
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng hàng năm.
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Hội trong hệ thống chính trị.
b) Xây dựng nội dung tài liệu bồi dưỡng
Tập trung xây dựng tài liệu phục vụ trực tiếp cho phong trào phụ nữ, lĩnh vực công tác hoặc chuyên đề bồi dưỡng gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố lần thứ XIII.
c) Tổ chức các khóa bồi dưỡng
- Rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng phụ nữ trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Chính trị và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức các lớp bồi dưỡng theo phân cấp.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ theo chuyên đề, vị trí việc làm, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội hàng năm cho cán bộ, công chức Hội Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, quận/huyện; Chủ tịch, nguồn quy hoạch Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã/phường và Chi hội trưởng Phụ nữ (có thể mở rộng đến Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, phường, Chi hội phó và Tổ trưởng tổ phụ nữ).
d) Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc bồi dưỡng
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng. Kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện sau kiểm tra, đánh giá.
3.2. Giải pháp
a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức Hội, Chi hội trưởng Phụ nữ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới trong thực hiện nhiệm vụ.
- Các sở, ban, ngành và địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho cán bộ, công chức được tham gia các lớp bồi dưỡng về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
- Phát huy tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của cán bộ, công chức Hội; xác định việc học tập để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn trình độ, chuyên môn nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao.
b) Đổi mới chương trình, tài liệu và hình thức, phương pháp bồi dưỡng
- Hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng, bảo đảm cập nhật một số kiến thức, nội dung mới về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, tăng thời lượng thực hành.
c) Nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên
Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
d) Về nguồn lực
- Đẩy mạnh khai thác, lồng ghép hoạt động để bảo đảm nguồn lực thực hiện Đề án.
- Thu hút, khai thác các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án phát triển do các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp tài trợ.
đ) Đổi mới tổ chức và hoạt động, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp Hội theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương khóa XII
- Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp theo hướng giảm đầu mối, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đổi mới tổ chức và hoạt động tổ chức bộ máy Hội theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phân cấp nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm quản lý, tổ chức bồi dưỡng cán bộ giữa các cấp Hội, giữa tổ chức Hội với các tổ chức, đơn vị có liên quan.
(Có phụ lục hoạt động đính kèm)
- Kinh phí thực hiện từ nguồn dự toán được giao hằng năm cho các sở, ngành, địa phương theo phân cấp và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(Có phụ lục kinh phí đính kèm)
1. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp
1.1. Hội LHPN cấp thành phố
- Xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2025, kế hoạch triển khai giai đoạn 2019-2020 (theo lộ trình của Đề án), giai đoạn 2020-2022 (phục vụ thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc) và hướng dẫn các cấp Hội triển khai thực hiện Đề án.
- Rà soát các đối tượng chưa đạt tiêu chuẩn chức danh, các đối tượng thuộc diện phải bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng tại địa phương hoặc cử cán bộ, công chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Trung ương.
- Hằng năm, xây dựng kế hoạch và kinh phí trình Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính thành phố phê duyệt để tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Đề án;
- Phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Chính trị thành phố và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ Hội các cấp theo nhu cầu;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội hoặc bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp thành phố và cấp quận/huyện, lực lượng cốt cán;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội cho Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã/phường, nguồn quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã/phường (có thể mở rộng đến Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, phường, Chi hội trưởng phụ nữ).
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ban Tổ chức Thành ủy và Sở Nội vụ thành phố.
1.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp quận/huyện và xã/phường
- Tham mưu với cấp ủy, đề xuất chính quyền cùng cấp quan tâm, tạo điều kiện kinh phí, cơ chế để thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội tại địa phương và Chi hội trưởng phụ nữ.
- Rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ Hội cấp quận/huyện, cấp cơ sở; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổng thể đến năm 2025.
- Tăng cường lồng ghép với các Đề án, chương trình, hoạt động khác có liên quan đang được triển khai tại địa phương.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hàng năm cho cán bộ Hội các cấp theo phân cấp.
- Theo dõi kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, đơn vị; tổng hợp báo cáo cho Hội cấp trên.
Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng các chương trình Cao cấp, Trung cấp chính trị, quản lý Nhà nước,... cần quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ nữ nói chung, cán bộ Hội các cấp nói riêng được tham dự các khóa đào tạo này.
- Định kỳ hằng năm, trên cơ sở đề xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Sở Nội vụ tổng hợp, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố trong công tác nghiên cứu, tham mưu chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp và cán bộ nữ thành phố.
Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán, các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này, lập dự toán kinh phí chi tiết theo nội dung chi, mức chi đúng chế độ, chi tiêu tài chính hiện hành, gửi Sở Nội vụ thành phố kiểm tra, tổng hợp, gửi Sở Tài chính thành phố xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và xã, phường
- Bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương theo quy định của pháp luật về Ngân sách Nhà nước.
- Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp trong việc triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NỘI DUNG CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP VÀ CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2019-2025 TẠI TP ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3510/QĐ-UBND ngày 08/8/2019 của UBND thành
phố)
TT |
Nội dung thực hiện |
Dự kiến kết quả đầu ra |
Thời gian |
Trách nhiệm chính |
Đơn vị phối hợp |
01 |
Xây dựng dự thảo Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1893 tại Thành phố Đà Nẵng |
Tham mưu UBND ra “Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 1893 tại thành phố Đà Nẵng”; |
Tháng 7/2019 |
Hội LHPN tham mưu |
|
02 |
Rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ Hội cấp thành phố, quận/huyện, cấp cơ sở. |
- Xây dựng biểu mẫu rà soát tình hình trình độ đội ngũ cán bộ Hội - Tổng hợp tình hình đội ngũ cán bộ Hội các cấp |
Quý I/2019; |
Hội LHPN TP |
Phối hợp với Hội LHPN quận/huyện; xã/ phường |
03 |
Xây dựng kế hoạch tổng thể đến năm 2025, kế hoạch triển khai giai đoạn 2019-2020, giai đoạn 2020-2025 |
- Kế hoạch Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025 |
Tháng 7/2019 |
Hội LHPN TP |
Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ TP; Hội LHPN các quận/huyện |
04 |
Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025” và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án đến cán bộ Hội chủ chốt các cấp. |
- 01 cuộc Hội nghị/150 người (đại biểu các đơn vị, ban ngành liên quan Đề án và Hội LHPN các cấp và ĐVTT, ĐVTV) |
Quý III/2019 |
Hội LHPN TP |
Hội LHPN các cấp |
05 |
Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội hoặc bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp thành phố và cấp quận/huyện |
- Hằng năm, tổ chức 02 lớp tập huấn cho khoảng 70 cán bộ Hội chuyên trách cấp thành phố, quận/huyện/năm |
Hàng năm |
Hội LHPN TP |
|
06 |
Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội hoặc bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã/phường |
- Hằng năm, tổ chức 02 lớp tập huấn cho khoảng 112 cán bộ Hội cấp cơ sở/năm |
Hàng năm |
Hội LHPN TP |
Hội LHPN các quận/huyện |
07 |
Bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội LHPN cấp xã/phường, sau Đại hội PN các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 (1 tháng) (Cấp chứng chỉ) |
Tổ chức 01 lớp tập huấn cho khoảng 60 cán bộ Hội cấp cơ sở chưa qua đào tạo nghiệp vụ Hội |
Năm 2022 |
Hội LHPN TP |
Học viện Phụ nữ Việt Nam |
08 |
Tập huấn kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho Cán bộ Hội và cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp thành phố, quận/huyện và xã/phường |
Tổ chức 07 lớp tập huấn cho khoảng 700 cán bộ Hội và cán bộ nữ/năm |
Năm 2019, Năm 2024 |
Hội LHPN TP |
Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ TP; Hội LHPN các quận/huyện |
09 |
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Chi hội trưởng phụ nữ. |
- Tổ chức 7 lớp tập huấn/1000 Chi Hội trưởng/năm |
Hàng năm |
Hội LHPN TP |
Hội LHPN các quận/huyện |
10 |
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Lực lượng cốt cán Hội phụ nữ cơ sở |
- Tổ chức 5 lớp tập huấn/600 LL cốt cán/năm |
4 năm (Năm 2019 2020 2023 2024) |
Hội LHPN TP |
Hội LHPN các quận/huyện |
DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HỘI LIÊN
HIỆP PHỤ NỮ CÁC CẤP VÀ CHI HỘI TRƯỞNG PHỤ NỮ GIAI ĐOẠN 2019-2025 TẠI THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3510/QĐ-UBND ngày 08/8/2019 của UBND thành phố)
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt |
Nội dung |
Chi tiết tổng kinh phí theo năm |
Tổng cộng |
||||||||
Giai đoạn 2019-2020 |
Giai đoạn 2021-2025 |
||||||||||
Tổng cộng |
2019 |
2020 |
Tổng cộng |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
1 |
Tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án |
14,2 |
14,2 |
|
|
|
|
|
|
|
14,2 |
2 |
Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội/ bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp thành phố và cấp quận/huyện |
20 |
|
20 |
100 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
120 |
3 |
Bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội hoặc bồi dưỡng cập nhật hàng năm cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã/phường |
21,4 |
|
21,4 |
107 |
21,4 |
21,4 |
21,4 |
21,4 |
21,4 |
128,4 |
4 |
Bồi dưỡng cơ bản về nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội LHPN cấp xã/phường, sau Đại hội PN các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 (1 tháng) (Cấp chứng chỉ) |
- |
- |
- |
122,280 |
- |
122,280 |
- |
- |
- |
122,280 |
5 |
Tập huấn kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho Cán bộ Hội và cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý cấp thành phố, quận/huyện và xã/phường |
95,4 |
95,4 (đã dự toán NS 2019) |
- |
95,4 |
- |
- |
- |
95,4 |
- |
190,8 |
6 |
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Chi hội trưởng phụ nữ |
249,9 |
|
249,9 |
1.249,5 |
249,9 |
249,9 |
249,9 |
249,9 |
249,9 |
1.499,4 |
7 |
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho Lực lượng cốt cán Hội phụ nữ cơ sở |
298 |
149 (đã dự toán NS 2019) |
149 |
298 |
- |
- |
149 |
149 |
- |
596 |
|
Tổng cộng: |
698,9 |
258,6 (trong đó 244,4 triệu đồng đã phân bổ NS 2019) |
440,3 |
1.972,18 |
291,3 |
379,7 |
440,3 |
535,7 |
291,3 |
2.671,08 |
Quyết định 3510/QĐ-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025” tại thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 3510/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký: | Huỳnh Đức Thơ |
Ngày ban hành: | 08/08/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3510/QĐ-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025” tại thành phố Đà Nẵng
Chưa có Video