THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 335-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1996 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 23/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 về việc
thành lập Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và giám đốc
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia,
QUYẾT ĐỊNH:
|
Nguyễn Khánh (Đã ký) |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN QUỐC GIA
(Ban hành theo Quyết định số: 335/TTg ngày 23 tháng 5 năm 1996)
I. GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Điều 2.- Giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Quản lý toàn diện hoạt động của Trung tâm.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định kế hoạch phát triển các ngành khoa học xã hội, nhân văn và kế hoạch nghiên cứu hàng năm của Trung tâm. Tổ chức thực hiện các kế hoạch nghiên cứu khoa học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến các ngành, địa phương để Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp thành kế hoạch chung trình Chính phủ.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ các đề án kiện toàn, thành lập hoặc giải thể các tổ chức trực thuộc Trung tâm. Xây dựng và Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của các Viện và các đơn vị trực thuộc Trung tâm.
5. Quyết định việc thành lập, giải thể các Phòng nghiên cứu và các tổ chức tương đương khác của các đơn vị trực thuộc Trung tâm.
6. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, phục vụ khoa học, cán bộ quản lý và nhân viên của Trung tâm.
7. Bổ nhiệm, miễm nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trung tâm và các chức vụ khác theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ hiện hành của Nhà nước.
8. Quản lý tổ chức, biên chế của Trung tâm và quyết định nâng bậc lương theo phân cấp quản lý do pháp luật quy định.
9. Quản lý tài sản, phân bổ và sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động của Trung tâm hoặc các nguồn khác; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
10. Thay mặt Trung tâm ký kết các văn bản hợp tác nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các tổ chức khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
11. Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tổ chức và các hoạt động của Trung tâm.
II. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA TRUNG TÂM
Điều 6.- Hội đồng Khoa học của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia có các nhiệm vụ sau:
1. Tư vấn cho Giám đốc trong việc tham gia hoạch định chính sách phát triển khoa học xã hội và nhân văn của cả nước.
2. Đóng góp ý kiến với Giám đốc về xây dựng chiến lược phát triển khoa học xã hội và nhân văn, xác định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, về các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Trung tâm.
3. Tư vấn về những vấn đề chính sách, chế độ trong quản lý khoa học; về tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, về quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học của Trung tâm.
4. Đóng góp ý kiến về việc đánh giá hoặc tổ chức đánh giá các công trình khoa học theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm. Xét chọn và đề nghị Nhà nước khen thưởng các công trình khoa học có chất lượng và các cán bộ khoa học của Trung tâm có nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học.
III. CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC ĐƠN VỊ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tiêu chuẩn và thể thức bổ nhiệm Viện trưởng và Phó Viện trưởng được quy định trong Quy chế bổ nhiệm cán bộ quản lý của Trung tâm.
Điều 10.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng:
1. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động của Viện, quản lý tổ chức biên chế, kinh phí và tài sản của Viện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành của Viện, trình Giám đốc Trung tâm duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch nghiên cứu khoa học.
3. Xây dựng chương trình phát triển tiềm lực khoa học chuyên ngành được giao.
4. Đề nghị Giám đốc Trung tâm thành lập, giải thể các phòng nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu; Bổ nhiệm, miễm nhiệm các Phó Viện trưởng và các Trưởng phòng.
5. Viện trưởng bổ nhiệm, miễm nhiệm cấp Phó trưởng phòng của Viện theo quy chế bổ nhiệm cán bộ quản lý của Trung tâm.
6. Được Giám đốc Trung tâm uỷ quyền ký kết các văn bản hợp tác với các tổ chức khoa học trong nước và ngoài nước theo chức năng nhiệm vụ của Viện và theo các kế hoạch công tác đã được Giám đốc Trung tâm chuẩn y.
Hàng năm Trung tâm tiến hành đánh giá và sắp xếp lại đội ngũ công chức, viên chức cho phù hợp với yêu cầu về phẩm chất, năng lực, theo đúng ngạch, bậc của Nhà nước quy định.
Điều 19.- Nguồn tài chính của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia gồm:
1. Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, cho quỹ lương và các hoạt động khác.
2. Kinh phí do ký hợp đồng nghiên cứu với các Bộ, các ngành, các địa phương.
3. Kinh phí của các dự án nước ngoài và các khoản viện trợ của các tổ chức quốc tế.
|
Nguyễn Khánh (Đã ký) |
Quyết định 335-TTg năm 1996 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 335-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Khánh |
Ngày ban hành: | 23/05/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 335-TTg năm 1996 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video