BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số 32/2005/QĐ-BQP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2005 |
CỦA BỘ TRƯƠNG BỘ QUỐC PHÒNG VỀ VIỆC QUY ĐỊNH SỬ DỤNG QUÂN PHỤC CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996, đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 52/2002/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy
đinh quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tổng tham mưu trưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quyết định này quy định việc sử dụng, mang mặc các loại quân phục; cách gắn cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu kết hợp cấp hiệu, cành tùng, biển tên của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), hạ sĩ quan - binh sĩ (HSQ-BS) Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 2. Tên gọi các loại quân phục Quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được gọi theo tên sử dụng của từng loại quân phục; bao gồm:
1. Quân phục dự lễ.
2. Quân phục thường dùng.
3. Quân phục huấn luyện - dã ngoại.
4. Quân phục nghiệp vụ và trang phục công tác.
1. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải chấp hành nghiêm quy định này và các quy định khác có liên quan của Bộ Quốc phòng; không được đưa vào sử dụng các loại quân phục khác kiểu, khác mầu; quy định mang mặc và sử dụng quân phục trái với quy định.
2. Mang mặc quân phục phải đồng bộ theo từng loại, từng mùa và chỉ được sử dụng quân phục, trang phục do quân đội sản xuất, cấp phát.
3. Không dùng quân phục làm thường phục.
4. Sỹ quan, QNCN ngoài giờ làm việc, khi không làm nhiệm vụ, khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài xã hội được mặc thường phục.
CÁCH MANG MẠC VÀ SỬ DỤNG TỪNG LOẠI QUÂN PHỤC
Mục 1. QUÂN PHỤC ĐI LỄ
Điều 4. Quân phục dự lễ của sỹ quân, QNCN từ chuẩn úy trở lên
1. Đại lễ
a) Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng và Bộ đội Biên phòng (sau đây gọi chung là quân chủng) trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu; có quai tết mầu vàng.
- Mặc lễ phục K82 mùa đông đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng; áo sơ mi mặc trong cổ đứng, dài ly, mầu trắng; ca vát mầu đen; mang cấp hiệu trên vai áo; cúc, sao và gạch cấp hiệu mầu vàng; trên ve cổ áo gắn cành tùng đơn mầu vàng (cấp tướng cành tùng đơn to không có ngôi sao mầu vàng, cấp tá, cấp úy cành tùng đơn nhỏ và một ngôi sao mầu vàng); mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo dải Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái; đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên.
- Đi giầy da đen thấp cổ có bo ngang, có dây buộc (nữ sĩ quan không có bo ngang; sau đây gọi chung là giầy da đen).
b) Trường hợp sử dụng:
- Dự các lễ kỷ niệm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02; ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 02/9; ngày Chiến thắng 30/4; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Được mặc trong ngày Quốc khánh 02/9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
- Đội trưởng Đội Danh dự trong lễ đón tiếp sĩ quan trong Tổ Quân kỳ.
2. Tiểu lễ mùa đông
a) Cách mang mặc:
Thực hiện như quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 4 chỉ khác: Đeo cuống Huân chương, Huy chương thay cho dải Huân chương, Huy chương.
b) Trường hợp sử dụng:
- Mặc trong mùa đông:
+ Dự các lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng, địa phương và đơn vị tổ chức ngoài các lễ đã quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 4.
+ Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng ở đơn vị tổ chức.
+ Đi công tác, học tập ở nước ngoài, Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài. Khi dự các lễ của nước sở tại.
+ Được mặc trong các ngày Tết Nguyên đán.
- Mặc cả hai mùa:
+ Trong lễ đón, tiếp, tiễn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo nghi thức quân đội.
+ Thành viên trong đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Quân đội đi thăm chính thức các nước.
+ Đại biểu dự đại hội Đảng toàn quân, đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại hội Đảng toàn quốc; dự phiên khai mạc và bế mạc các kỳ họp Quốc hội.
+ Làm nhiệm vụ xét xử trong Hội đồng xét xừ Công tố viên, thư ký tại phiên tòa (không đeo cuống Huân chương, Huy chương, Huy hiệu).
+ Phát thanh viên truyền hình.
+ Thành viên Ban Lễ tang, Ban Tổ chức lễ tang, thành viên các đoàn viếng trong lễ Quốc tang, lễ tang Nhà nước; sĩ quan túc trực và dẫn viếng trong lễ tang cho cán bộ từ Thiếu tá trở lên.
3. Tiểu lễ mùa hè
a) Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi, đi giầy như quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 4.
- Mặc lễ phục K82 mùa hè theo mầu sắc của từng quân chủng, mang cấp hiệu trên vai áo; cúc, sao và gạch cấp hiệu mầu vàng; trên ve cổ áo gắn cành tùng đơn mầu vàng (cấp tướng cành tùng đơn to không có ngôi sao mầu vàng, cấp tá, cấp úy cành tùng đơn nhỏ và một ngôi sao mầu vàng); mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái, đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên.
b) Trường hợp sử dụng:
- Dự các lễ do đơn vị tổ chức.
- Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.
- Đi công tác, học tập ở nước ngoài, Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài. Khi dự các lễ của nước sở tại.
- Được mặc trong ngày Chiến thắng 30/4.
Điều 5. Quân phục dự lễ của hạ sĩ quan - binh sĩ
1. Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng, Hải quân đội mũ có dải; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu bạc bao quanh quân hiệu (trường hợp chưa cấp mũ kê pi đội mũ mềm K08, trên mũ gắn quân hiệu nhỏ) .
- Mặc quân phục K03 theo mầu sắc của từng quân chủng; Hải quân mặc quân phục K82. Nữ quân nhân mặc quân phục K82 mầu xanh lá cây (Hải quân mầu tím than, mùa hè áo mầu trắng).
- Mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; nam Hải quân mang cấp hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên bả vai áo. Trên ngực áo bên phải in biển tên mầu trắng (quân phục Hải quân mùa hè mầu xanh đen).
- Mang thắt lưng nhỏ, khóa thắt lưng ở giữa trước bụng.
- Đeo dải hoặc cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái, đeo Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên (nếu có).
- Đi giầy vải cao cổ.
2. Trường hợp sử dụng:
a) Mặc có đeo dải Huân chương, Huy chương:
- Dự lễ kỷ niệm: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02; ngày Quốc khánh 02/9; ngày Chiến thắng 30/4; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam Được mặc trong ngày Quốc khánh 02/9; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12. Chiến sĩ bảo vệ Quân kỳ trong tổ Quân kỳ; chiến sĩ danh dự trong lễ đón tiếp ở đơn vị.
b) Mặc có đeo cuống Huân chương, Huy chương:
- Dự các lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng và đơn vị tổ chức ngoài các lễ quy định khi đeo dải Huân chương.
- Được mặc trong các ngày Tết Nguyên đán.
- Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.
Điều 6. Quân phục dự lễ của học viên đào tạo sĩ quan
1. Mùa đông
a) Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu bạc bao quanh quân hiệu, có quai tết mầu vàng.
- Mặc quân phục thường dùng K82 mùa đông của sĩ quan đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng; mang cấp hiệu học viên sĩ quan trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, chuyên môn kỹ thuật trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo dải hoặc cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái, đeo Huy hiệu trên ngực áo bên trái phía trên biển tên (nếu có).
- Đi giầy da đen.
b) Trường hợp sử dụng:
- Mặc có đeo dải Huân chương, Huy chương:
+ Dự lễ kỷ niệm: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 03/02; ngày Quốc khánh 02/9; ngày Chiến thắng 30/4; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
+ Được mặc trong ngày Quốc khánh 02/9; ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 .
+ Người bảo vệ Quân kỳ trong tổ Quân kỳ; chiến sĩ Danh dự trong lễ đón tiếp ở đơn vị; Tiêu binh trong các lễ do đơn vị tổ chức ở ngoài trời.
- Mặc có đeo cuống Huân chương, Huy chương:
+ Dự các lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng và đơn vị tổ chức ngoài các lễ quy định đeo dải Huân chương.
+ Được mặc trong các ngày Tết Nguyên đán.
+ Dự hội nghi mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.
2. Mùa hè
a) Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu bạc bao quanh quân hiệu, có quai tết mầu vàng. Mặc quân phục thường dùng K82 mùa hè của sĩ quan theo mầu sắc của từng quân chủng; mang cấp hiệu học viên sĩ quan trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, chuyên môn kỹ thuật trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải; đeo cuống Huân chương, Huy chương trên ngực áo bên trái, Huy hiệu trên ngực áo bên phải phía trên biển tên (nếu có).
- Đi giầy da đen.
b) Trường hợp sử dụng:
- Dự các lễ do đơn vị tổ chức.
- Dự hội nghị mừng công, đại hội Đảng, đại hội các tổ chức quần chúng do đơn vị tổ chức.
- Được mặc trong ngày Chiến thắng 30/4.
Điều 7. Quân phục thường dùng của sĩ quan, QNCN từ chuẩn úy trở lên
1. Mùa đông
a) Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép bao quanh quân hiệu (cấp tướng mầu vàng; cấp tá, cấp úy mầu bạc), có quai tết mầu vàng hoặc đội mũ mềm K03, trên mũ gắn quân hiệu nhỏ.
- Mặc quân phục K82 mùa đông đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải.
- Đi giầy da đen.
b) Trường hợp sử dụng:
- Mặc trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
- Mũ mềm được đội khi mặc quân phục thường dùng ở trong doanh trại; không đội khi sinh hoạt, hội họp tập trung trong nhà không sử dụng khi chào cờ duyệt đội ngũ; cấm sử dụng mũ mềm làm mũ thường phục.
c) Khi thời tiết giá rét:
Được mặc áo bông chống rét hoặc áo khoác quân sự K82; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải; thắt dây đai áo, khóa đai áo nằm chính giữa trước bụng. Khi hội họp tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất.
2. Mùa hè
a) Cách mang mặc:
- Mặc quân phục K82 mùa hè theo mầu sắc của từng quân chủng. Các quy định khác thực hiện như quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7.
b) Trường hợp sử dụng:
- Mặc trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
- Mũ mềm được đội như quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 7.
3. Quân phục thường dùng kiểu áo sơ mi chít gấu, cổ đứng, dài tay
a) Cách mang mặc:
Mặc quân phục K82, kiểu áo sơ mi chít gấu, cổ đứng, dài tay theo mầu sắc của từng quân chủng. Các quy định khác thực hiện như quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7.
b) Trường hợp sử dụng:
- Các đơn vị đóng quân từ Bắc đèo Hải Vân trở ra trong 1 tháng giao thời (trước và sau 15 ngày) giữa 2 mùa nóng và lạnh. Khi hội, họp tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất.
- Các đơn vị đóng quân từ Nam đèo Hải Vân trở vào trong thời gian mùa đông thời tiết chưa rét. Căn cứ vào tình hình thời tiết từng nơi chỉ huy cấp sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên được quy định mặc thống nhất trong đơn vị thuộc quyền.
Điều 8. Quân phục thường dùng của hạ sĩ quan - binh sĩ
1. Cánh mang mặc
- Đội mũ mềm K08 theo mầu sắc của từng quân chủng; trên mũ gắn quân hiệu nhỏ .
- Mặc quân phục kiểu K03 theo mầu sắc của từng quân chủng, Hải quân mặc quân phục K82. Nữ quân nhân mặc quân phục K82 mầu xanh lá cây (Hải quân mầu tím than, mùa hè áo mầu trắng).
- Mang cấp hiệu kết hợp phù hiệu cớ gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; nam Hải quân mang cấp hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên bả vai áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải.
- Mang thắt lưng nhỏ, khóa thắt lưng nằm giữa trước bụng.
- Đi giầy vải cao cổ.
2. Trường hợp sử dụng:
Trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
3. Khi thời tiết giá rét:
Được mặc áo bông chống rét, mang cấp hiệu kết hợp phù hiệu trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải; thắt dây đai áo, khóa đai áo nằm giữa trước bụng. Khi hội họp, sinh hoạt tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất.
Điều 9. Quân phục thường dùng của học viên đào tạo sĩ quan
1. Cách mang mặc:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng, Hải quân đội mũ có dải; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu bạc bao quanh quân hiệu (trường hợp chưa cấp mũ kê pi đội mũ mềm K03, trên mũ gắn quân hiệu nhỏ).
- Mặc quân phục K03 theo mầu sắc của từng quân chủng; Hải quân mặc quân phục K82. Nữ quân nhân mặc quân phục K82 mầu xanh lá cây (Hải quân mầu tím than, mùa hè áo mầu trắng).
- Mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; nam Hải quân mang cấp hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên bả vai áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải.
- Mang thắt lưng nhỏ, khóa thắt lưng ở giữa trước bụng.
- Đi giầy vải cao cổ.
2. Trường hợp sử dụng:
Trong học tập, làm việc, sinh hoạt, công tác hàng ngày.
3. Khi thời tiết giá rét:
Được mặc áo bông chống rét, mang cấp hiệu trên vai áo, mang nền phù hiệu gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; mang biển tên trên ngực áo bên phải; thắt dây đai áo, khóa đai áo nằm giữa trước bụng. Khi hội họp, sinh hoạt tập trung người chỉ huy quy định mặc thống nhất.
Mục 3. QUÂN PHỤC HUẤN LUYỆN - DÃ NGOẠI
Điều 10. Quân phục huấn luyện - dã ngoại của sĩ quan, QNCN, HSQ - BS.
1. Cách mang mặc:
- Đội mũ mềm K03 hoặc mũ cứng (do chỉ huy đơn vị căn cứ vào thời tiết để quy định thống nhất).
- Mặc quân phục huấn luyện - dã ngoại K08; mang phù hiệu kết hợp cấp hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; biển tên mầu trắng in trên ngực áo bên phải.
- Mang thắt lưng nhỏ.
- Đi giầy vải cao cổ.
2. Trường hợp sử dụng:
- Trong huấn luyện ngoài thao trường, diễn tập, hành quân rèn luyện, hội thao quân sự.
- Trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
- Trong lao động, trong cứu hộ, cứu nạn.
- Được mặc khi tham quan huấn luyện, diễn tập quân sự ở nước ngoài.
Mục 4. QUÂN PHỤC NGHIỆP VỤ VÀ TRANG PHỤC CÔNG TÁC
Điều 11. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội Danh dự cấp Bộ
1. Cánh mang mặc:
a) Sỹ quan:
- Mặc quân phục nghiệp vụ theo mầu sắc của từng quân chủng, có đường nẹp vải đỏ rộng 20mm dọc đường chỉ quần và bác tay áo. Các quy định khác thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4.
- Mang dây chiến thắng mầu vàng bên vai phải.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai mầu vàng thẫm, khóa thắt lưng nằm giữa trước bụng; trên thắt lưng mang bao súng ngắn K59 ở bên phải.
- Mang găng tay trắng.
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng (Hải quân mũ có dải), trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu, có quai tết mầu vàng.
- Mặc quân phục nghiệp vụ đồng bộ theo mầu sắc của từng quân chủng theo từng mùa, có đường nẹp vải đỏ rộng 20mm dọc đường chỉ quần và ở bác tay áo (Hải quân không có nẹp vải đỏ ở bác tay áo). Vạt áo của Lục quân, Không quân bỏ ngoài quần, áo của Hải quân bỏ trong quần.
- Lục quân, Không quân mang cấp hiệu trên vai áo, mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng trên ve cổ áo; Hải quân mang cấp hiệu vuông có gắn hình quân chủng ở đầu bả vai áo.
- Mang dây chiến thắng mầu vàng bên vai phải.
- Đeo dải Huân chương.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai mầu vàng thẫm, khóa thắt lưng nằm giữa trước bụng (Hải quân mang thắt lưng nhỏ không có dây choàng vai).
- Mang găng tay trắng.
- Đi giầy da đen.
2. Trường hợp sử dụng:
Khi thực hiện nhiệm vụ nghi lễ.
Điều 12. Quân phục Đội Danh dự của các đơn vị
1. Cách mang mặc:
a) Sỹ quan:
- Mặc Đại lễ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai, khóa thắt lưng nằm giữa trước bụng; trên thắt lưng mang bao súng ngắn K59 ở bên phải.
- Mang găng tay trắng.
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
- Mặc quân phục dự lễ theo quy định tại khoản 1 Điều 5. Học viên đào tạo sỹ quan mặc quân phục dự lễ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 6.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai, khóa thắt lưng nằm giữa trước bụng (Hải quân mang thắt lưng nhỏ không có dây choàng vai).
- Mang găng tay trắng.
2. Trường hợp sử dụng:
Khi thực hiện nhiệm vụ lễ đón tiếp do đơn vị tổ chức, Tiêu binh trong các lễ do đơn vị tổ chức ở ngoài trời.
Điều 13. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội Quân nhạc
1. Cách mang mặc:
a) Nhạc trưởng:
- Đội mũ kê pi nghiệp vụ mầu trắng; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu, có quai tết mầu vàng.
- Mặc quân phục nghiệp vụ đồng bộ mầu trắng có đường nẹp bằng vải đỏ rộng 20mm dọc theo đường chỉ quần và ở bác tay áo.
- Cách mang mặc như sĩ quan Bộ đội danh dự của Bộ, chỉ khác: Không mang thắt lưng to có dây choàng vai và bao súng ngắn.
b) Nhạc công:
- Đội mũ kê pi, mặc quân phục nghiệp vụ như của Nhạc trưởng.
- Mang cấp hiệu quân nhạc trên vai áo.
- Mang nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu chiếc kèn và cây sáo đặt chéo trên ve cổ áo.
- Mang dây chiến thắng mầu vàng bên vai phải.
- Đeo dải Huân chương trên ngực áo bên trái.
- Mang thắt lựng to có dây choàng vai mầu vàng thẫm, khóa thắt lưng nằm giữa trước bụng
- Đi giầy da đen.
2. Trường hợp sử dụng:
Khi thực hiện nhiệm vụ nghi lễ.
Điều 14. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Cách mang mặc:
a) Sỹ quan:
- Đội mũ kê pi nghiệp vụ: mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu cỏ úa thẫm; trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu vàng bao quanh quân hiệu, có quai tết mầu vàng.
- Mặc quân phục nghiệp vụ đồng bộ: mùa hè mầu trắng, mùa đông mầu cỏ úa thẫm, có đường nẹp bằng vải đỏ rộng 20mm dọc đường chỉ quần và ở bác tay áo Các quy định khác thực hiện mang mặc như sĩ quan Bộ đội danh dự Lục quân cấp Bộ (sĩ quan dẫn viếng không mang thắt lưng to có dây choàng vai và bao súng ngắn K59).
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
Đội mũ như của sĩ quan. Mặc quân phục nghiệp vụ mùa hè mầu trắng; mùa đông mầu cỏ úa thẫm, có đường nẹp bằng vải đỏ rộng 20mm dọc đường chỉ quần và bác tay áo. Cách mang mặc như hạ sĩ quan - binh sĩ Bộ đội danh dự Lục quân cấp Bộ.
c) Lực lượng thực hiện nghi lễ chào cờ hàng ngày; khiêng hoa và Tiêu binh Danh dự ở cửa Lăng, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ:
Mặc quân phục nghiệp vụ mầu trắng cả hai mùa. Cách mang mặc như quy đinh tại điểm b, khoản 1, Điều 14.
2. Trường hợp sử dụng:
- Mặc khi làm nhiệm vụ tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ.
Điều 15. Quân phục nghiệp vụ Kiểm soát quân sự (KSQS) chuyên nghiệp
1. Cách mang mặc:
a) Sỹ quan, QNCN:
- Đội mũ kê pi mầu cỏ úa. Khi đi mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm nghiệp vụ KSQS.
- Mặc quân phục nghiệp vụ KSQS theo từng mùa, trên tay áo bên phải có phù hiệu KSQS; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình ngành Quân pháp trên ve cổ áo; mang biển KSQS trên ngực áo bên trái; mang biển tên trên ngực áo bên phải; băng KSQS đeo trên cánh tay trái. Các đơn vị đóng quân từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào, những nơi thời tiết nắng nóng mặc quân phục nghiệp vụ KSQS mùa hè cả 2 mùa.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai.
- Đi giầy da đen thấp cổ.
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
- Đội mũ kê pi. Khi đi mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm nghiệp vụ KSQS.
- Mặc quân phục nghiệp vụ KSQS, trên tay áo bên phải có phù hiệu KSQS; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình ngành Quân pháp trên ve cổ áo; mang biển KSQS trên ngực áo bên trái, biển tên in trên ngực áo bên phải; băng KSQS đeo trên cánh tay trái.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai.
- Đi giầy da đen.
2. Trường hợp sử dụng:
Khi làm nhiệm vụ Kiểm soát quân sự.
3. Khi thời tiết giá rét:
Được mặc áo bông chống rét KSQS, trên tay áo bên phải có phù hiệu KSQS; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình ngành Quân pháp trên ve cổ áo; mang biển KSQS trên ngực áo bên trái, mang biển tên trên ngực áo bên phải; băng KSQS đeo trên cánh tay trái; mang thắt lưng to có dây choàng vai.
Điều 16. Quân phục KSQS không chuyên nghiệp
1. Cách mang mặc:
a) Sỹ quan, QNCN:
Mặc quân phục thường dùng theo từng mùa, mang biển KSQS trên ngực áo bên trái; mang biển tên trên ngực áo bên phải; băng KSQS đeo trên cánh tay trái.
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
- Đội mũ kê pi theo mầu sắc của từng quân chủng (Hải quân đội mũ có dải) trên mũ gắn quân hiệu to, có cành tùng kép mầu bạc bao quanh quân hiệu.
- Mặc quân phục K03 theo mầu sắc của từng quân chủng; Hải quân mặc quân phục K82; mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên ve cổ áo; Hải quân mang cấp hiệu có gắn hình quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn trên bả vai áo; biển tên in trên ngực áo bên phải.
- Mang thắt lưng nhỏ, khóa thắt lưng ở giữa trước bụng.
- Đi giầy vải cao cổ.
- Đeo biển KSQS trên ngực áo bên trái; băng KSQS đeo trên cánh tay trái.
2. Trường hợp sử dụng:
Khi làm nhiệm vụ KSQS.
Điều 17. Quân phục canh gác của lực lượng Vệ binh
1. Cách mang mặc:
a) Sỹ quan, QNCN:
Mặc quân phục thường dàng theo từng mùa, mang biển tên trên ngực áo bên phải. Riêng lực lượng Vệ binh cấp Bộ mùa đông mang thắt lưng to có dây choàng vai.
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
Thực hiện như quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16 chỉ khác: không đeo biển và băng KSQS. Riêng lực lượng Vệ binh cấp Bộ mang thắt lưng to có dây choàng vai khi được trang bị súng ngắn; đi giầy da đen.
2. Trưởng hợp sử dụng:
Khi làm nhiệm vụ canh gác ở cổng chính doanh trại cấp trung đoàn và tương đương trở nên.
Điều 18. Quân phục nghiệp vụ của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu
1. Cách mang mặc:
a) Sỹ quan, QNCN:
- Đội mũ kê pi thường dùng.
- Mặc quân phục nghiệp vụ Biên phòng cửa khẩu theo mùa. Trên tay áo bên trái gắn phù hiệu Kiểm soát Biên phòng (cách đường tra tay xuống mép trên phù hiệu 9 cai); mang cấp hiệu trên vai áo; mang nền phù hiệu gắn hình phù hiệu Biên phòng trên ve cổ áo; mang biển công tác trên ngực áo bên trái; mang biển tên trên ngực áo bên phải.
- Mang găng tay trắng.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai.
- Đi giầy da đen.
b) Hạ sĩ quan - binh sĩ:
Mang mặc như sĩ quan, QNCN Biên phòng cửa khẩu chỉ khác: mũ kê pi không có quai tết mầu vàng; áo mùa đông không có túi dưới; áo mùa hè K82 chiến sĩ, tay áo kiểu buông; biển tên in trên ngực áo bên phải.
2. Trường hợp sử dụng:
Mặc khi làm nhiệm vụ tại các cửa khẩu.
3. Khi thời tiết giá rét:
- Được mặc áo bông chống rét nghiệp vụ Biên phòng cửa khẩu; tay áo bên trái có gắn phù hiệu Kiểm soát Biên phòng; mang cấp hiệu trên vai áo, mang nền phù hiệu gắn phù hiệu Bộ đội Biên phòng trên ve cổ áo; mang biển công tác trên ngực áo bên trái, biển tên trên ngực áo bên phải.
- Mang thắt lưng to có dây choàng vai.
Điều 19. Quân phục của Cảnh sát biển Quân phục của Cảnh sát biển thực hiện như quy định tại Quyết định số 948/1998/QĐ-BQP ngày 05/8/1998 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về kiểu mẫu, mầu sắc và quy định sử dụng quân phục, biển tên đơn vị, quân kỳ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 20. Trang phục biểu diễn của Văn công
Khi biểu diễn được mặc quân phục dự lễ; quân phục thường dùng; quân phục huấn luyện - dã ngoại; hoặc quân phục nghiệp vụ, trang phục công tác tùy theo yêu cầu của vở diễn, vai diễn. Khi mang mặc quân phục để làm nhiệm vụ biểu diễn phải thực hiện đúng quy định đối với từng loại quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khi sử dụng trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ để biểu diễn phải đúng với hoàn cảnh lịch sử không làm ảnh hưởng đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
Khi mặc trang phục công tác chuyên môn nghiệp vụ không mang quân hàm, mũ không gắn quân hiệu.
Điều 22. Quân phục của lực lượng dự bị động viên
Lực lượng dự bị động viên khi tập trung huấn luyện được mặc quân phục do đơn vị cho mượn. Cách mang mặc của quân dự bị động viên thực hiện như quân nhân tại ngũ, chỉ khác không đeo biển tên. Kết thúc khóa huấn luyện quân dự bị động viên phải trả lại quân phục cho đơn vị theo quy định.
Điều 23. Quân phục của quân nhân về hưu
Quân nhân nghỉ hu được mang theo quân phục thường dùng, lễ phục (nếu có), quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và được sử dụng trong các ngày Lễ, Tết, dự họp do Quân đội, Hội Cựu chiến binh tổ chức.
Khi sử dụng phải thực hiện đúng cách mang mặc đối với từng loại quân phục như quy định tại Điều 4 và Điều 7 của Quy định này (không có biển tên).
Cấp hiệu của sĩ quan, QNCN gồm có: nền cấp hiệu, cúc cấp hiệu, sao cấp hiệu và gạch cấp hiệu gắn trên nền cấp hiệu (cấp tướng không có gạch). Học viên đào tạo sĩ quan, đào tạo hạ sĩ quan; HSQ - BS gồm cúc cấp hiệu, nền cấp hiệu.
1. Cúc cấp hiệu:
Gắn ở đầu nhỏ của nền cấp hiệu, đỉnh sao hướng về đầu nhỏ nền cấp hiệu, tâm của cúc cấp hiệu cách đỉnh nền cấp hiệu 15mm.
2. Cách gắn sao trên nền cấp hiệu:
a) Cấp tướng: căn cứ vào số sao quy định cho từng cấp để gắn thành một hàng theo chính giữa chiều dài của nền cấp hiệu, cánh sao quay về hướng cúc cấp hiệu, khoảng cách các sao cách đều nhau trên nền cấp hiệu.
b) Cấp tá, cấp úy: như cách gắn sao của cấp tướng, chỉ khác: các sao nằm cách đều nhau trong khoảng từ gạch cấp hiệu đến cúc cấp hiệu.
3. Cách gắn gạch cấp hiệu:
a) Sỹ quan:
Gạch cấp hiệu được gắn ngang trên nền cấp hiệu của cấp tá, cấp úy. Mép của gạch cấp hiệu cách mép ngoài đầu to của nền cấp hiệu 5mm, giữa hai gạch (cấp tá) gắn song song cách nhau 5mm.
b) Quân nhân chuyên nghiệp:
Gạch cấp hiệu của QNCN hình chữ V, khi gắn hai đầu chữ V sát mép ngoài đầu to của nền cấp hiệu; khoảng cách giữa 2 gạch (cấp tá) là 5mm.
4. Cấp hiệu của Văn công:
Không có sao gạch, hình phù hiệu Văn hóa nghệ thuật (hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn) gắn ở chính giữa nền cấp hiệu.
5. Cấp hiệu của Quân nhạc:
Không có sao gạch, hình phù hiệu Quân nhạc (hình chiếc kèn và cây sáo đặt chéo) gắn ở chính giữa nền cấp hiệu.
Điều 25. Phù hiệu
1. Cấp tướng:
- Cấp tướng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Thanh tra Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn, binh đoàn, Học viện quốc phòng, Học viện Chính trị Quân sự, Học viện Lục quân, các trường Sỹ quan Lục quân, mang nền phù hiệu cấp tướng Lục quân, không gắn hình phù hiệu.
- Cấp tướng trong các quân chủng, các binh chủng và các ngành hậu cần, kỹ thuật ở đơn vị, cơ quan, nhà trường thuộc quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn mang nền phù hiệu cấp tướng theo mầu sắc của từng quân chủng, có gắn hình phù hiệu quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn mầu vàng ở chính giữa nền phù hiệu.
2. Cấp đại tá trở xuống:
Quân nhân trong các đơn vị bộ binh, các cơ quan trong Bộ Quốc phòng, các hệ khoa Binh chủng hợp thành, hệ khoa Tham mưu, Chính trị, Văn hóa trong các nhà trường đều mang nền phù hiệu Lục quân có gắn hình phù hiệu Binh chủng hợp thành (bộ binh) mầu bạc ở chính giữa nền phù hiệu.
Quân nhân trong các đơn vị, nhà trường bộ binh cơ giới mang nền phù hiệu binh chủng hợp thành và có gắn hình phù hiệu bộ binh cơ giới.
Quân nhân thuộc quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn, phục vụ học tập trong các đơn vị cơ quan, nhà trường mang nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu đúng theo quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn.
Điều 26. Phù hiệu kết hợp cấp hiệu Phù hiệu kết hợp cấp hiệu gồm: nền phù hiệu, sao, gạch và hình phù hiệu.
1. Cách gắn sao và gạch:
a) Cấp tướng:
- Cấp tướng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Thanh tra Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân đoàn, binh đoàn, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị - Quân sự, Học viện Lục quân, các Trường Sỹ quan Lục quân, mang nền phù hiệu cấp tướng Lục quân, trên nền phù hiệu có gắn sao mầu vàng theo quy định của từng cấp thành một hàng theo chiều dài nền phù hiệu, không có hình phù hiệu.
- Cấp tướng trong các quân chủng, các binh chủng và các ngành hậu cần, tài chính, kỹ thuật ở đơn vị, cơ quan, nhà trường thuộc quân chủng, binh chủng hoặc ngành nghề chuyên môn mang nền phù hiệu cấp tướng theo mầu sắc của từng quân chủng, trên nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu quân chủng, binh chủng, ngành nghề chuyên môn và sao mầu vàng. Căn cứ vào từng cấp để gắn sao: cấp thiếu tướng, trung tướng gắn thành 1 hàng; cấp thợng tướng, đại tướng gắn thành 2 hàng.
b) Cấp tá và cấp úy:
- Cấp đại tá trở xuống thuộc các đơn vị bộ binh, các cơ quan trong Bộ Quốc phòng, các hệ khoa binh chủng hợp thành, hệ khoa tham mưu, chính trị, văn hóa trong các nhà trường đều mang nền phù hiệu Lục quân, trên nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu Binh chủng hợp thành (bộ binh), gạch gắn theo chiều dài nền phù hiệu (cấp tá gắn 2 gạch song song) ở phía ngoài, sao gắn ở phía trong gạch (từ 3 sao trở lên gắn thành hai hàng). Hạ sĩ quan: từ cấp Trung sĩ trở xuống sao gắn thành 1 hàng, sao đè lên vạch vàng; cấp Thượng sĩ gắn thành 2 hàng: hàng ngoài 2, hàng trong 1, vạch vàng ở giữa. Binh sĩ: binh nhất gắn 2 sao thành 1 hàng, binh nhì gắn 1 sao.
- Cấp đại tá trở xuống thuộc các quân chủng, binh chủng mang nền phù hiệu theo mầu sắc của từng quân chủng, trên nền phù hiệu có gắn hình phù hiệu quân chủng (binh chủng), sao, gạch. Cách gắn như binh chủng hợp thành.
2. Cách gắn các hình phù hiệu:
Lấy cách gắn hình binh chủng hợp thành (bộ binh) làm chuẩn: hướng thẳng hình phù hiệu lên trên, để cán ở dưới, mũi ở trên, đầu súng hướng về phía cổ, đầu kiếm hướng ra vai theo chiều dọc của nền phù hiệu. Các hình phù hiệu khác gắn tương tự.
Khi mặc quân phục (trừ quân phục nghiệp vụ nghi lễ) phải mang biển tên quân nhân trên ngực áo bên phải. Vị trí mang:
1. Sỹ quan, QNCN:
- Đại lễ, Tiểu lễ đông, quân phục thường dùng mùa đông: mép trên của biển tên sát với mép trên nắp túi áo.
- Tiểu lễ hè, quân phục thường dùng mùa hè, quân phục mặc giao thời, áo bông chống rét, áo khoác quân sự K82: mép dưới biển tên sát mép trên nắp túi áo hoặc đường nẹp ngang áo khoác quân sự K82.
- Quân phục huấn luyện - dã ngoại: mép dưới biển tên cách mép trên túi áo 1cm.
2. Hạ sĩ quan - binh sĩ:
Hàng chữ biển tên mầu trắng (quân phục Hải quân mùa hè mầu xanh đen) in cách mép trên nắp túi áo ngực bên phải 1cm (quân phục hải quân: mép trên biển tên ngang đáy cổ yếm).
Điều 28. Cách gắn cành tùng trên áo lễ phục
1. Cấp tướng:
Bộ cành tùng đơn to gồm 2 vế (vế phải, vế trái) được gắn trên ve áo Đại lễ và Tiểu lễ.
Đại lễ và Tiểu lễ mùa đông: Lấy gốc và ngọn lá thứ 3 (bên trái với cành tùng vế trái, bên phải với cành tùng vế phải) làm chuẩn, khi cài gốc và ngọn lá thứ 3 sát mép chỉ; gốc cách đầu cổ áo 2,5 cm và ngọn lá thứ 3 cách đầu cổ áo 6 cm. Tiểu lễ mùa hè: Cách cài tương tự như áo Đại lễ, chỉ khác: gốc cành tùng cách đầu cổ áo 3,5cm.
2. Cấp tá và cấp úy:
Bộ cành tùng đơn nhỏ gồm 2 vế (vế phải và vế trái), mỗi vế gồm một cành tùng đơn và một sao ve áo.
- Cành tùng: Lấy nụ thứ nhất sát gốc cành tùng và nụ thứ 3 làm chuẩn. Hai đầu nụ cài sát mép chỉ, cách đầu cổ áo 4,5 cm.
- Sao: Tâm của ngôi sao gắn trên điểm giữa của đường thẳng nối giữa ngọn với gốc của cành tùng.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 338/QĐ-QP ngày 20 tháng 4 năm 1995 của Bộ trưởng bộ Quốc phòng về việc sử dụng quân phục của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan - binh sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam, các quy định khác trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 30. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Tổng Tham mưu chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
2. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhà trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG |
Quyết định 32/2005/QĐ-BQP về sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu: | 32/2005/QĐ-BQP |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng |
Người ký: | Phạm Văn Trà |
Ngày ban hành: | 25/03/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 32/2005/QĐ-BQP về sử dụng quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Chưa có Video