ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2011/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Căn cứ Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; Thông tư số 08/2011/TT-BNV ngày 02 tháng 6 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, bao gồm: việc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chuyển ngạch, nâng lương, nâng ngạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, thôi việc, điều động, tiếp nhận, luân chuyển, biệt phái, xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện, tỉnh, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cho thôi việc, nghỉ hưu, giải quyết chế độ, chính sách và đánh giá, kỷ luật cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Quy định này được áp dụng đối với:
1. Những người được quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 10 năm 2008 và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ.
2. Cán bộ quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (viết tắt là công ty TNHH một thành viên);
3. Cơ quan được phân công, phân cấp quản lý cán bộ, công chức, bao gồm:
a) Sở Nội vụ;
b) Các sở, ngành tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Điều 3. Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
CÔNG TÁC QUY HOẠCH, BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO
Điều 4. Công tác quy hoạch cán bộ, công chức
1. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức của ngành, cấp mình theo quy trình hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng và của Tỉnh ủy.
2. Định kỳ hàng năm tiến hành đánh giá, rà soát, bổ sung quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển và bố trí cán bộ, công chức cho phù hợp.
Điều 5. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan nhà nước và cán bộ quản lý công ty TNHH một thành viên, trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, sau khi có ý kiến giới thiệu hoặc thống nhất bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo của các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực thuộc sở, ngành tỉnh thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và công ty TNHH một thành viên, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc văn bản đề nghị của Sở Nội vụ, gồm:
a) Chi Cục trưởng các chi cục và các chức danh tương đương trực thuộc sở, ngành tỉnh.
b) Kế toán trưởng các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
3. Bổ nhiệm ngạch Thanh tra viên.
4. Bổ nhiệm kiểm soát viên; giới thiệu cán bộ ứng cử vào Hội đồng quản trị, tham gia đại diện vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần có góp vốn của Nhà nước từ 51% trở lên, Công ty TNHH một thành viên.
5. Thỏa thuận với công ty TNHH một thành viên bổ nhiệm kế toán trưởng.
Điều 6. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Đối với các chức vụ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý:
a) Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức.
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến giới thiệu hoặc thống nhất bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Đối với các chức vụ lãnh đạo thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. Đối với các trường hợp đặc biệt thì phải có ý kiến giới thiệu hoặc thống nhất bằng văn bản của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Có ý kiến thẩm định bằng văn bản về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với các chức danh Phó Chi cục trưởng và tương đương thuộc sở, ngành; Trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ngành tỉnh; Trưởng các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 7. Thẩm quyền của thủ trưởng sở, ngành tỉnh
Thủ trưởng sở, ngành tỉnh quyết định điều động, bổ nhiệm; điều động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, cán bộ, công chức giữ các chức vụ sau:
1. Phó Chi Cục trưởng các Chi cục và tương đương ở các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc sở, ngành tỉnh.
2. Trưởng phòng và t ương đương thuộc sở, ngành tỉnh.
3. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Đối với việc bổ nhiệm các chức danh phó chi cục trưởng các chi cục và tương đương; trưởng phòng và tương đương thuộc sở, ngành tỉnh phải gửi hồ sơ người được đề nghị bổ nhiệm để Sở Nội vụ thẩm định và có ý kiến trước khi thủ trưởng sở, ngành tỉnh ra quyết định bổ nhiệm.
Điều 8. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm công chức giữ các chức vụ: trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi có ý kiến giới thiệu hoặc thống nhất bằng văn bản của Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp.
3. Đối với các chức danh trưởng phòng và tương đương của các cơ quan chuyên môn cấp huyện phải có ý kiến thỏa thuận thống nhất của thủ trưởng ngành dọc cấp trên có liên quan và ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định bổ nhiệm.
Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm công chức thuộc cơ quan quản lý, giữ các chức vụ ngoài các chức vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng sở, ngành tỉnh.
Điều 10. Bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan Thanh tra
Việc bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ngành tỉnh và cấp huyện thực hiện theo quy định hiện hành.
Quy trình, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo được thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, công chức.
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, THU HÚT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 12. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
1. Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm, 05 năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt, chọn lựa đối tượng cử đi đào tạo theo đúng quy hoạch và các dự án, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được duyệt.
2. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 13. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Quyết định cử cán bộ, công chức đi đào tạo trình độ sau đại học.
2. Quyết định cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nghiên cứu ở nước ngoài. Đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, phải có ý kiến bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh Ủy. Đối với các chức danh còn lại phải có ý kiến của cấp ủy huyện và tương đương.
3. Quyết định cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính trở lên; dự thi nâng ngạch chuyên viên chính và tương đương, dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
4. Quyết định cử cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngoài tỉnh có thời gian trên 01 tháng (trên 30 ngày). Nếu thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
5. Quyết định thu hút cán bộ, công chức có trình độ sau đại học về tỉnh công tác.
Điều 14. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Cử cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã) đi đào tạo dài hạn từ trình độ đại học trở xuống.
2. Cử cán bộ, công chức ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên trở xuống; các lớp đào tạo ngoại ngữ, tin học do tỉnh tổ chức; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngoài tỉnh thời gian từ 01 tháng (30 ngày) trở lên.
Điều 15. Thẩm quyền của thủ trưởng sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định cử cán bộ, công chức dự tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng ngoài tỉnh thời gian dưới 01 tháng (dưới 30 ngày).
2. Cho phép cán bộ, công chức tự đi đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học) để nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí đang được phân công, người đi học tự lo kinh phí và sắp xếp thời gian học tập để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
TUYỂN DỤNG, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1. Tuyển dụng công chức thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 34 Luật Cán bộ, công chức.
2. Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
3. Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế được giao và các điều kiện quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Điều 17. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức để tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển công chức; Hội đồng thi nâng ngạch công chức để thi nâng ngạch công chức từ ngạch nhân viên lên ngạch cán sự và tương đương, từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên và tương đương.
Phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức; kết quả kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch do Hội đồng tuyển dụng công chức và Hội đồng thi nâng ngạch công chức của tỉnh đề nghị;
2. Quản lý số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đãi ngộ khác đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh;
3. Quyết định điều động, tiếp nhận, biệt phái, luân chuyển, nâng lương, bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
4. Quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; cán bộ, công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, công chức ngạch Thanh tra viên trở lên.
5. Quyết định tiếp nhận phân công cán bộ sĩ quan quân đội, công an chuyển ngành (ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý) có cấp hàm thiếu tá, trung tá; cán bộ, công chức, viên chức ngành dọc Trung ương, ngoài tỉnh chuyển đến đã xếp ngạch chuyên viên chính và t ương đương trở lên;
6. Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên.
Điều 18. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh và thực hiện báo cáo theo quy định;
2. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện quy trình về điều động, tiếp nhận, biệt phái, luân chuyển, nâng lương, nâng ngạch, chuyển loại, chuyển ngạch, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý;
3. Chủ trì, phối hợp với thủ trưởng sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các quy trình về điều động, tiếp nhận, biệt phái, luân chuyển, nâng lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ, kỷ luật cán bộ, công chức thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý;
4. Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính và tương đương cho cán bộ, công chức khi có quyết định công nhận kết quả thi nâng ngạch của Bộ, ngành tổ chức kỳ thi.
5. Là Thường trực Hội đồng tuyển dụng của tỉnh; xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch công chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; báo cáo Bộ Nội vụ kế hoạch thi nâng ngạch công chức để thống nhất tổ chức thực hiện;
6. Quyết định bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch cho cán bộ, công chức từ ngạch chuyên viên và t ương đương trở xuống;
7. Thẩm định việc nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức (đối tượng ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý).
8. Thẩm định việc giải quyết thôi việc, nghỉ hưởng chế độ cho cán bộ, công chức (đối tượng ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý);
9. Thẩm định việc xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức (đối tượng ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý);
10. Quyết định tuyển dụng, xếp lương công chức được tuyển dụng vào các cơ quan hành chính nhà nước khi có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức của Ủy ban nhân dân tỉnh;
11. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự không hoàn thành nhi ệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự;
12. Quyết định điều động, tiếp nhận, biệt phái cán bộ, công chức (đối tượng ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý), bao gồm:
a) Điều động cán bộ, công chức giữa các sở, ngành tỉnh, giữa các huyện, giữa tỉnh và huyện; xét chuyển cán bộ, công chức cấp xã thành công chức cấp huyện, tỉnh. Điều động, tiếp nhận cán bộ, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghi ệp về cơ quan hành chính nhà n ước;
b) Điều động cán bộ, công chức ra khỏi khu vực hành chính, ra ngoài tỉnh;
c) Tiếp nhận cán bộ, sĩ quan quân đội, công an có cấp hàm từ đại úy trở xuống chuyển ngành sang cơ quan hành chính nhà n ước;
d) Tiếp nhận các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức.
13. Thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch để đánh giá về các điều kiện, tiêu chuẩn, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí việc làm cần tuyển của người được đề nghị tiếp nhận không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức; hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị Bộ Nội vụ thống nhất ý kiến việc tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức (đối tượng ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy Ban nhân dân tỉnh quản lý).
14. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức.
Điều 19. Thẩm quyền của thủ trưởng sở, ngành tỉnh
1. Đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý:
a) Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, điều động, tiếp nhận, luân chuyển, biệt phái, nâng bậc lương, nâng ngạch, chuyển ngạch, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ, khen thưởng, kỷ luật;
b) Thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành đối với cán bộ, công chức.
2. Đối với cán bộ, công chức ngoài diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý:
a) Quyết định bố trí công tác, nâng lương, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định.
b) Thực hiện chế độ, chính sách, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo quy định.
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm ngạch công chức, nâng ngạch, chuyển loại, chuyển ngạch, luân chuyển, biệt phái đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.
d) Hàng năm, xác định vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng và thi nâng ngạch công chức gửi Sở Nội vụ tổng hợp.
3. Đối với các tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức của sở, ngành tỉnh.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của thủ trưởng sở, ngành tỉnh thực hiện phân cấp cho các tổ chức trực thuộc thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, xác định vị trí việc làm, xây dựng cơ cấu ngạch, tuyển dụng, đề nghị bổ nhiệm vào ngạch, bố trí công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức.
- Thực hiện chế độ, chính sách, quản lý cán bộ, công chức hàng năm và quản lý hồ sơ công chức theo quy định.
Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thực hiện theo khoản 1 Điều 19 của Quy định này.
2. Đối với cán bộ, công chức thuộc diện Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý:
a) Hàng năm, xác định vị trí việc làm và xây dựng cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để làm căn cứ đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng và thi nâng ngạch công chức gửi Sở Nội vụ tổng hợp.
b) Quyết định điều động, bố trí công tác, nâng lương, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưởng chế độ cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.
c) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch, luân chuyển, biệt phái đối với cán bộ, công chức.
d) Thực hiện chế độ, chính sách, quản lý, đánh giá cán bộ, công chức hàng năm và quản lý hồ sơ công chức theo quy định.
đ) Quyết định tiếp nhận, điều động cán bộ, công chức giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể trong phạm vi cấp huyện sau khi có ý kiến thỏa thuận, thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
3. Căn cứ vào thẩm quyền được giao thực hiện phân cấp, hướng dẫn cho các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện về các nội dung liên quan đến công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức.
Điều 21. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức
Việc xét chuyển thành công chức không qua thi tuy ển đối với viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên thực hiện theo Điều 58 Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Những người được tuyển dụng vào làm công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện chế độ tập sự. Công việc của công chức tập sự là tập làm công việc của vị trí việc làm khi được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự của công chức được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Trường hợp được miễn chế độ tập sự:
a) Người được tuyển dụng được miễn tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
- Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
- Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
b) Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện trên thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức của người được tuyển dụng được tính vào thời gian tập sự.
Điều 23. Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức;
2. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với công chức tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự;
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với công chức tập sự.
Điều 24. Thẩm quyền của thủ trưởng sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Quyết định bố trí công tác, khen thưởng, kỷ luật theo quy định;
2. Thực hiện việc nhận xét, đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự;
3. Đề nghị Sở Nội vụ bổ nhiệm vào ngạch công chức; hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự; không bổ nhiệm vào ngạch công chức.
1. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện Quy định này.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm thi hành Quy định này./.
Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền tuyển, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
Số hiệu: | 30/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Nguyễn Văn Khang |
Ngày ban hành: | 19/10/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền tuyển, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
Chưa có Video