THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2003/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 2003 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 116/1998/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế;
Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ trưởng
Bộ Thương mại và Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
LÀM VIỆC CỦA ĐOÀN ĐÀM PHÁN CHÍNH PHỦ VỀ KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2003/QĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Chức năng của Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế
Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế (dưới đây gọi tắt là Đoàn đàm phán Chính phủ) có chức năng chuẩn bị và tiến hành các cuộc đàm phán để Việt Nam gia nhập hoặc ký kết các điều ước quốc tế về thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với trọng tâm trước mắt là đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Điều 2. Nhiệm vụ của Đoàn đàm phán Chính phủ
Đoàn đàm phán Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tham gia chuẩn bị và đóng góp ý kiến cho các phương án đàm phán tổng thể để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành đàm phán chính thức;
2. Chuẩn bị và tiến hành các cuộc đàm phán trong khuôn khổ phương án đàm phán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
3. Báo cáo tổng hợp về kết quả các cuộc đàm phán được thực hiện và kiến nghị các công việc tiếp theo cần triển khai;
4. Phối hợp các Bộ, ngành để điều phối các phương án chuyên ngành phục vụ cho công tác đàm phán và triển khai kết quả đàm phán sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
5. Chuẩn bị các văn kiện ghi nhận các kết quả đàm phán;
6. Thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (sau đây gọi tắt là ủy ban).
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Đoàn đàm phán Chính phủ
Đoàn đàm phán Chính phủ bao gồm: Trưởng đoàn, các Phó Trưởng đoàn, các thành viên, Nhóm hỗ trợ kỹ thuật và bộ phận thư ký.
Điều 4. Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ
Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ là Thứ trưởng Bộ Thương mại kiêm Tổng thư ký ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc chuẩn bị và tiến hành đàm phán.
Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch công tác hàng năm của Đoàn đàm phán Chính phủ;
2. Tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ trình Chủ tịch ủy ban duyệt;
3. Tổng hợp các phương án, chỉ đạo phương thức đàm phán trên cơ sở phương án đàm phán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
4. Điều hành đàm phán, là người phát ngôn chính thức của Đoàn đàm phán, chịu trách nhiệm về công tác đàm phán;
5. Yêu cầu các Bộ, ngành và cơ quan liên quan chuẩn bị và cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ đàm phán theo đúng tiến độ;
6. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch ủy ban về kết quả các phiên đàm phán và kiến nghị các công việc tiếp theo cần triển khai;
7. Nhận xét về kết quả công việc của các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ.
Điều 5. Các Phó Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ
Các Phó Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ là cán bộ cấp Vụ của các Bộ, ngành liên quan do Chủ tịch ủy ban bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Trưởng đoàn, Tổng thư ký ủy ban.
Phó Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ có các nhiệm vụ sau:
1. Phụ trách một số công việc chuyên môn của Đoàn đàm phán Chính phủ theo sự phân công của Trưởng đoàn;
2. Chủ trì các cuộc đàm phán riêng lẻ theo sự phân công của Trưởng đoàn;
3. Giúp Trưởng đoàn thực hiện một số nhiệm vụ nêu tại Điều 4 của Quy chế này khi được Trưởng đoàn ủy quyền.
Điều 6. Các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ
1. Các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ là cán bộ cấp Vụ đại diện của các Bộ, ngành liên quan đến đàm phán, do các Bộ, ngành đề cử để đảm nhiệm chuyên trách công tác trong Đoàn đàm phán Chính phủ và được Chủ tịch ủy ban chấp thuận;
2. Các Bộ, ngành cử cán bộ tham gia Đoàn đàm phán có trách nhiệm tạo mọi thuận lợi cho cán bộ tham gia chuẩn bị và tiến hành đàm phán: dành thời gian thoả đáng, cung cấp tài liệu và hướng dẫn cần thiết, duy trì sự tham gia Đoàn đàm phán của cán bộ đó trên cơ sở ổn định, trong trường hợp cần điều chuyển sang việc khác thì phải được phép của Thủ tướng Chính phủ và phải có người thay thế thoả đáng.
3. Thành viên Đoàn đàm phán làm đầu mối trong vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành mình và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị chủ quản và Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về nội dung đàm phán liên quan đến lĩnh vực chuyên môn đó;
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến đàm phán do Trưởng đoàn phân công.
Thành viên Nhóm hỗ trợ kỹ thuật là chuyên viên của một số Bộ, ngành liên quan do các Bộ, ngành cử theo đề nghị của Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ.
Thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật có nhiệm vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật và chuyên môn cho Đoàn đàm phán Chính phủ theo sự phân công của Trưởng đoàn.
Các Bộ, ngành hữu quan cùng có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc cho các thành viên Nhóm hỗ trợ kỹ thuật như đối với đoàn viên đoàn đàm phán.
Điều 8. Bộ phận Thư ký của Đoàn đàm phán Chính phủ
Bộ phận thư ký là một bộ phận chuyên trách giúp việc cho Đoàn đàm phán Chính phủ thuộc Văn phòng ủy ban.
Bộ phận Thư ký có các nhiệm vụ sau:
1. Giúp Trưởng đoàn chuẩn bị kế hoạch công tác của Đoàn đàm phán Chính phủ và đôn đốc các thành viên Đoàn đàm phán thực hiện các công việc được phân công theo đúng tiến độ;
2. Dự trù và quản lý kinh phí hoạt động của Đoàn đàm phán Chính phủ; thu xếp hậu cần cho các phiên đàm phán trong và ngoài nước;
3. Lưu giữ các tài liệu đàm phán; ghi biên bản và lập báo cáo trình các cấp có thẩm quyền về kết quả các phiên đàm phán; chuẩn bị các văn kiện liên quan;
4. Phối hợp hoạt động với Nhóm hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn.
Điều 9. Cơ chế phối hợp công tác
1. Chuẩn bị đàm phán:
a) Các Bộ, ngành được giao làm đầu mối về thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực khác chủ trì xây dựng phương án cam kết cuối cùng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
b) Đối với từng vòng đàm phán cụ thể:
- Các Bộ, ngành theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ gửi tới Bộ Thương mại phương án đàm phán thuộc lĩnh vực Bộ, ngành mình phụ trách để tổng hợp thành phương án chung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Chủ tịch ủy ban có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét các phương án đó;
- Căn cứ phương án đã được phê duyệt, Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ xây dựng kế hoạch đàm phán với từng đối tác. Đối với những vấn đề vượt quá phạm vi đã được phê duyệt, Trưởng đoàn thống nhất ý kiến với Bộ, ngành liên quan và báo cáo Chủ tịch ủy ban để nếu cần thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Các Bộ, ngành có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan cho Đoàn đàm phán Chính phủ khi được yêu cầu.
2. Trong quá trình đàm phán:
a) Trưởng đoàn chủ trì đàm phán, là người phát ngôn chính thức của Đoàn. Các thành viên chỉ được quyền phát biểu khi được Trưởng đoàn chỉ định hoặc ủy quyền;
b) Trong khi đàm phán với các đối tác, trừ Trưởng đoàn, các thành viên khác không được tự ý phát biểu và quyết định đối với bất kỳ đề nghị nào của đối tác đàm phán, chỉ được giải thích về mặt kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách theo sự phân công của Trưởng đoàn;
c) Đối với những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa Trưởng đoàn và thành viên là đại diện các Bộ, ngành thì Trưởng đoàn có quyền quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về các quyết định của mình. Các thành viên đại diện các Bộ, ngành liên quan có quyền bảo lưu ý kiến và thông báo rõ cho Trưởng đoàn biết trong cuộc họp nội bộ Đoàn gần nhất, không tranh luận với Trưởng đoàn hoặc với thành viên khác trong quá trình đàm phán. Các ý kiến bảo lưu này phải được báo cáo cho lãnh đạo cơ quan chủ quản vào thời hạn sớm nhất để giải quyết. Trong trường hợp lãnh đạo cơ quan chủ quản vẫn có ý kiến khác với Trưởng đoàn thì Thủ trưởng cơ quan đó trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Trưởng đoàn phải bảo đảm thông tin nhanh nhất đến các thành viên về mọi vấn đề liên quan đến đàm phán.
3. Sau từng phiên đàm phán:
a) Đoàn đàm phán họp tổng kết và đánh giá kết quả, nêu rõ những chuyển biến và những vấn đề còn vướng mắc trong cuộc đàm phán, mức thực hiện nhiệm vụ được giao, triển vọng, kiến nghị các biện pháp tiếp tục triển khai đàm phán khắc phục các vấn đề còn vướng mắc để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Các Bộ, ngành đầu mối căn cứ vào kết quả đàm phán và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch ủy ban tiến hành điều chỉnh, sửa đổi phương án đàm phán và bản chào gửi tới Bộ Thương mại để tổng hợp thành phương án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
c) Bộ đầu mối tập hợp và gửi ngay các yêu cầu chính thức của các nước cho các thành viên liên quan, kể cả các thành viên không trực tiếp tham gia phiên đàm phán đó;
d) Các tài liệu khác nhận được trong quá trình đàm phán, nếu không cần thiết thông báo trong quá trình diễn ra đàm phán thì phải được sao gửi cho các thành viên biết ngay sau khi kết thúc đàm phán;
đ) Các thành viên Đoàn đàm phán có trách nhiệm tuyệt đối bảo mật những thông tin, tài liệu liên quan đến đàm phán.
Điều 10. Chế độ công tác của các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ
1. Các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuyệt đối tuân thủ sự phân công của Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ, thực hiện các công việc chuyên môn theo sự phân công của Trưởng Đoàn;
2. Thành viên tham gia các phiên đàm phán được hưởng các chế độ bồi dưỡng trong thời gian chuẩn bị và tiến hành các phiên đàm phán trong và ngoài nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của ủy ban;
3. Các thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ và Nhóm hỗ trợ kỹ thuật được ưu tiên tham gia các khoá đào tạo, các đề tài nghiên cứu, các hội thảo trong và ngoài nước.
Kinh phí hoạt động của Đoàn đàm phán Chính phủ được cấp từ ngân sách Nhà nước và được tổng hợp chung vào tổng kinh phí hoạt động của Uỷ ban.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 30/2003/QD-TTg |
Hanoi,
February 21, 2003 |
DECISION
PROMULGATING THE
WORKING REGULATION OF THE GOVERNMENT DELEGATION FOR INTERNATIONAL
ECONOMIC-TRADE NEGOTIATIONS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 116/1998/QD-TTg of July 8, 1998 on
the establishment of the Government Delegation for International Economic-Trade
Negotiations;
At the proposals of the chairman of the National Committee for International
Economic Cooperation, the Minister of Trade and the head of the Government
Delegation for Economic-Trade Negotiations,
DECIDES:
Article 1.- To promulgate together with this Decision the Working Regulation of the Government Delegation for International Economic-Trade Negotiations.
Article 2.- This Decision takes effect 15 days after it is published on the Official Gazette.
Article 3.- The chairman of the National Committee for International Economic Cooperation, the ministers and the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the head and members of the Government Delegation for International Economic-Trade Negotiations shall have to implement this Decision.
...
...
...
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
WORKING REGULATION
OF THE GOVERNMENT
DELEGATION FOR INTERNATIONAL ECONOMIC-TRADE NEGOTIATIONS
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 30/2003/QD-TTg
of February 21, 2003)
Article 1.- Functions of the Government Delegation for International Economic-Trade Negotiations
The Government Delegation for International Economic-Trade Negotiations (hereinafter referred to as the Government Negotiation Delegation for short) has the function of preparing for and conducting negotiations for Vietnam’s accession to or signing of international treaties on trade under the Prime Minister’s decisions, focussing in the immediate future on negotiations for Vietnam’s admission to the World Trade Organization (WTO).
Article 2.- Tasks of the Government Negotiation Delegation
The Government Negotiation Delegation shall perform the following tasks:
...
...
...
2. To prepare for and conduct negotiations within the framework of negotiation plans already approved by the Prime Minister;
3. To make sum-up reports on results of the already conducted negotiations and to propose subsequent works to be done;
4. To coordinate with the ministries and branches in coordinating specialized plans in service of the work of negotiation and realization of negotiation results after such plans are considered and decided by the Prime Minister;
5. To prepare documents on recognizing negotiation results;
6. To carry out other works under the direction of the Prime Minister and the chairman of the National Committee for International Economic Cooperation (hereinafter referred to as the Committee for short).
Article 3.- The organizational structure of the Government Negotiation Delegation
The Government Negotiation Delegation is composed of: The head, deputy heads, members, technical assistance group and secretariat.
Article 4.- The head of the Government Negotiation Delegation
The head of the Government Negotiation Delegation, who is a Vice Minister of Trade, and concurrently the general secretary of the Committee, shall be appointed by the Prime Minister and answerable to the Prime Minister for preparing for and conducting negotiations.
...
...
...
1. To direct the formulation and organize the implementation of annual working plans of the Government Negotiation Delegation;
2. To organize and assign tasks to the members of the Government Negotiation Delegation, then submit them to the Committee’s chairman for approval;
3. To sum up plans and direct negotiation modes on the basis of negotiation plans already approved by the Prime Minister;
4. To administer the negotiation, act as the official spokesman of the Negotiation Delegation and take responsibility for the negotiation work;
5. To request the concerned ministries, branches and/or agencies to prepare and supply necessary documents in service of the negotiations according to the schedule;
6. To report to the Prime Minister and the Committee’s chairman on the results of negotiation sessions, and suggest subsequent works to be implemented;
7. To comment on the work performance by the members of the Government Negotiation Delegation.
Article 5.- The deputy-heads of the Government Negotiation Delegation
The deputy-heads of the Government Negotiation Delegation, who are departmental-level officials of the concerned ministries and branches, shall be appointed and removed from office by the Committee’s chairman at the proposals of the Delegation’s head- cum-the Committee’s general secretary.
...
...
...
1. To take charge of a number of specialized works of the Government Negotiation Delegation under the assignment by the Delegation’s head;
2. To chair separate negotiations under the assignment by the Delegation’s head;
3. To assist the Delegation’s head in performing a number of tasks prescribed in Article 4 of this Regulation when being authorized by the head.
Article 6.- The members of the Government Negotiation Delegation
1. The members of the Government Negotiation Delegation, who are departmental-level officials, represent the ministries and branches involved in the negotiations and are nominated by such ministries and branches to assume the specialized tasks in the Government Negotiation Delegation and approved by the Committee’s chairman;
2. The ministries and branches nominating their officials to participate in the Negotiation Delegation shall have to create all favorable conditions for such officials to participate in preparing for and conducting the negotiations: Sparing adequate time, supply necessary materials and guidance, maintaining such officials’ regular participation in the Delegation. If, in case of necessity, they are transferred to other jobs, the Prime Minister’s permission therefor is required and there must be satisfactory substitutes;
3. The members of the Negotiation Delegation shall act as coordinators in specialized domains under the management of their respective ministries and branches and be answerable to the heads of their managing units and the head of the Government Negotiation Delegation for negotiation contents related to such specialized domains.
4. To perform other tasks related to the negotiations under the assignment by the Delegation’s head.
Article 7.- The technical assistance group
...
...
...
The members of the technical assistance group are tasked to render technical and professional assistance to the Government Negotiation Delegation under the assignment by the Delegation’s head.
The concerned ministries and branches shall have to ensure working conditions for the members of the technical assistance group as for the members of the Negotiation Delegation.
Article 8.- The secretariat of the Government Negotiation Delegation
The secretariat is a specialized section to assist the Government Negotiation Delegation and attached to the Committee’s Office.
The secretariat has the following tasks:
1. To assist the Delegation’s head in preparing working plans of the Government Negotiation Delegation and urge the members of the Negotiation Delegation to perform their assigned tasks according to the set schedule;
2. To estimate and manage the operation funding of the Government Negotiation Delegation; provide logistics for negotiations at home and abroad;
3. To keep negotiation documents; make minutes and submit reports on results of negotiation sessions to the competent authorities; prepare relevant documents;
4. To coordinate with the technical assistance group in performing tasks assigned by the Delegation’s head.
...
...
...
1. Preparation for negotiations:
a/ The ministries and branches assigned to act as main coordinators in fields of tariff, non-tariff, services, industrial property and other fields, shall assume the prime responsibility for elaborating and submitting the final committed schemes to the Prime Minister for consideration and decision;
b/ For each specific negotiation round:
- The ministries and branches shall, under the Prime Minister’s assignment, send to the Ministry of Trade negotiation plans regarding the domains under their management for being synthesized into a general plan to be submitted to the Prime Minister for consideration and decision. The Committee’s chairman shall have to assist the Prime Minister in examining such plans;
- Basing himself/herself on the already approved plan, the Government Negotiation Delegation’s head shall work out plans for negotiation with each partner. For matters falling beyond the approved scope, the Delegation’s head shall consult with the concerned ministries’ and branches and report such to the Committee’s chairman for their subsequent submission, if necessary, to the Prime Minister for decision.
c/ The ministries and branches shall have to supply sufficient relevant information to the Government Negotiation Delegation when so requested.
2. In the negotiation process:
a/ The Delegation’s head shall assume the prime responsibility for negotiation and act as the Delegation’s official spokesman. The Delegation’s members shall voice their opinions only when so appointed or authorized by the Delegation’s head;
b/ During the negotiations with partners, except for the Delegation’s head, other members shall not be allowed to speak out their opinions and decide on any proposals of negotiation partners. They may only give technical explanations of matters in specialized fields they are in charge of, under the assignment by the Delegation’s head;
...
...
...
d/ The Delegation’s head must ensure the quickest communication of information on all matters related to the negotiation to the members.
3. After each negotiation session:
a/ The Negotiation Delegation shall meet to review and appraise the negotiation results, clearly state the developments and remaining problems in the negotiation, the extent of performance of assigned tasks, prospects and propose measures to continue the negotiation for overcoming such remaining problems for reporting to the Prime Minister;
b/ The coordinating ministries and branches shall base themselves on the negotiation results and directions of the Committee’s chairman to make adjustments and/or amendments to their negotiation plans and send the finalized version thereof to the Ministry of Trade for synthesization into a general plan to be submitted to the Prime Minister for consideration and decision;
c/ The coordinating ministries shall gather and promptly send official requests of the countries to the concerned members, including those not directly participating in such negotiation session;
d/ Other documents received during the negotiation, if unnecessary to be notified during the negotiation process, shall be copied and sent to the members right after the negotiation concludes;
e/ The Delegation’s members shall have to keep the absolute confidentiality of information and documents related to the negotiations.
Article 10.- The working regime of the Government Negotiation Delegation’s members
1. The Government Negotiation Delegation’s members shall work on a part-time basis, absolutely abide by the assignment the Government Negotiation Delegation’s head and perform the specialized works according to the latter’s assignment.
...
...
...
3. The members of the Government Negotiation Delegation and the technical assistance group are given priority to participate in training courses, research projects and/or workshops at home and abroad.
Article 11.- Operation funding
The operation funding of the Government Negotiation Delegation shall be allocated from the State budget and incorporated in the general operation funding of the Committee.
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 30/2003/QĐ-TTg quy chế làm việc của Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 30/2003/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/02/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 30/2003/QĐ-TTg quy chế làm việc của Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video