Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 297/2009/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 05 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN HẬU CẦN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Nghị quyết số: 28-NQ/TW ngày 22/9/2008 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới”;

Căn cứ Nghị định số: 152/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ;

Căn cứ Nghị quyết số: 02-NQ/TU ngày 20/01/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng địa phương giai đoạn 2006-2010;

Xét báo cáo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số: 228/BCH-HC ngày 03/02/2009.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Hậu cần địa phương tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Giao Ban Hậu cần địa phương tỉnh hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thực hiện.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các thành viên Ban Hậu cần địa phương tỉnh căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH




Vũ Đức Đam

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN HẬU CẦN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 297/2009/QĐ-UBND ngày 05/02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Điều 1. Nhiệm vụ chung:

1. Ban Hậu cần địa phương tỉnh có chức năng làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác hậu cần địa phương, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về mọi mặt; phối hợp với các ngành chức năng, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng hậu cần tại chỗ trên địa bàn, đáp ứng mọi yêu cầu bảo đảm của khu vực phòng thủ tỉnh, đồng thời sẵn sàng chi viện về hậu cần cho bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương theo yêu cầu của Trung ương.

2. Tổ chức bảo đảm hậu cần kịp thời, đầy đủ cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh: Huấn luyện, xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) giữ gìn an ninh chính trị, tham gia cứu hộ, cứu nạn phòng chống và khắc phục thiên tai và tác chiến khu vực phòng thủ (KVPT) trong mọi tình huống, phòng thủ dân sự và phục vụ chiến đấu của nhân dân trong năm đầu chiến tranh.

3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, vận động các ban, ngành, đoàn thể tổ chức xã hội và nhân dân trong tỉnh xã hội hóa việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách thương binh, gia đình liệt sỹ, chính sách người có công với cách mạng, xây dựng quỹ tình nghĩa, hỗ trợ những người nhiễm chất độc da cam...

4. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Hậu cần địa phương các huyện, thị xã thành phố và Ban Hậu cần nhân dân cơ sở đảm bảo nề nếp và hiệu quả.

Điều 2: Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên:

1. Trưởng ban (là Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và huy động nhân lực, vật lực, ngân sách bảo đảm cho các hoạt động theo nhiệm vụ, chức năng của hậu cần địa phương trong cả thời bình, khi có tình huống khẩn cấp và chuyển sang thời chiến.

- Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Hậu cần địa phương, trực tiếp ký các văn bản sơ, tổng kết, báo cáo lên cấp trên và các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn cấp dưới.

- Chủ trì các hội nghị của Ban Hậu cần địa phương theo chế độ hội họp, sinh hoạt quy định trong quy chế này.

2. Phó trưởng Ban Thường trực (là Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư):

- Giúp Trưởng ban điều hành các công việc thường xuyên của Ban Hậu cần địa phương tỉnh và thay mặt Trưởng ban khi Trưởng ban đi vắng.

- Có trách nhiệm tham mưu cho Ban Hậu cần địa phương và Ủy ban nhân dân tỉnh về:

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với Quốc phòng - An ninh.

+ Kế hoạch bảo đảm nhu cầu vật chất, ngân sách cho năm đầu chiến tranh (kế hoạch B của tỉnh).

+ Kế hoạch xây dựng lực lượng và động viên thời chiến.

+ Kế hoạch phòng tránh sơ tán.

+ Kế hoạch chuyển nền kinh tế - xã hội sang phục vụ thời chiến.

- Tổng hợp tình hình kết quả các mặt hoạt động của Ban Hậu cần địa phương tỉnh báo cáo Trưởng ban theo qui định.

3. Phó Trưởng Ban (là Phó Chỉ huy trưởng phụ trách công tác Hậu cần Kỹ thuật Bộ chỉ huy quân sự tỉnh).

- Giúp trưởng ban điều hành các công việc khi được Trưởng Ban phân công.

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh về việc đề xuất kế hoạch xây dựng tiềm lực hậu cần KVPT tỉnh, dự kiến kế hoạch tổ chức khu vực hậu phương của tỉnh ngay từ thời bình và triển khai thực hiện khi chiến tranh xảy ra. Trực tiếp chỉ đạo và phối hợp hoạt động của các lực lượng hậu cần trong KVPT tỉnh đáp ứng các tình huống khẩn cấp trong thời bình và khi tác chiến xảy ra.

- Trực tiếp chỉ đạo ngành Hậu cần Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện theo nhiệm vụ và kế hoạch chung của Ban Hậu cần địa phương tỉnh đề ra.

4. Ủy viên (là Chủ nhiệm hậu cần Bộ chỉ huy quân sự tỉnh).

- Chịu trách nhiệm trước Ban Hậu cần địa phương tỉnh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về công tác hậu cần quân sự địa phương.

- Giúp Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh làm tham mưu và đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Hậu cần địa phương tỉnh về phối hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với Quốc phòng - An ninh của tỉnh; tổ chức bảo đảm hậu cần cho các lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ tỉnh.

- Trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo diễn tập Quốc phòng - An ninh về mặt hậu cần cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp theo đề mục quân sự và kế hoạch diễn tập Quốc phòng - An ninh đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Thường xuyên và định kỳ tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện công tác hậu cần quân sự địa phương báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh theo quy định.

5. Ủy viên (là Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách công tác Xây dựng lực lượng).

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh và trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo ngành Hậu cần của Công an tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác hậu cần của Công an tỉnh theo yêu cầu của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

- Phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng hậu cần: Quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh và hậu cần các lực lượng vũ trang khác đứng chân trên địa bàn Khu vực phòng thủ tỉnh trong thời bình, khi có tình huống khẩn cấp và thời chiến.

- Định kỳ chỉ đạo ngành Hậu cần Công an tỉnh tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác hậu cần Công an tỉnh báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

6. Ủy viên (là phó Giám đốc Sở Tài chính).

- Hướng dẫn các ngành, các địa phương lập và phân bổ dự toán chi ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ Quốc phòng - An ninh hàng năm theo qui định Luật Ngân sách Nhà nước.

- Phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tham gia trình cấp có thẩm quyền ban hành các chế độ, định mức tiêu chuẩn chi ngân sách liên quan đến nhiệm vụ chi cho Quốc phòng - An ninh do ngân sách địa phương bảo đảm theo đúng quy định.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về công tác tài chính ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

7. Ủy viên (là Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải).

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh và Sở Giao thông Vận tải về kế hoạch tổ chức các đơn vị sửa chữa cầu, đường, các đơn vị vận tải đường thủy, đường bộ sẵn sàng phục vụ quốc phòng khi có tình huống khẩn cấp và thời chiến.

- Đề xuất xây dựng quy hoạch về các bến cảng vận tải thủy nội địa, đường vòng tránh, đường nội bộ trong khu vực căn cứ chiến đấu và khu căn cứ hậu phương của KVPT tỉnh, đường ra, vào các khu sơ tán của địa phương theo phương án phòng thủ của tỉnh ngay từ thời bình và triển khai khi tình huống thời chiến xảy ra.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về công tác giao thông vận tải ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

8. Ủy viên (là Phó Giám đốc Sở Công Thương).

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh và Sở Công Thương về xây dựng kế hoạch tổ chức và bảo đảm sản xuất, chế biến, hệ thống kho tàng, cửa hàng dự trữ và cung ứng các loại lương thực, thực phẩm (LTTP), xăng dầu, vật tư và các nhu yếu phẩm khác; Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp của địa phương để phục vụ quốc phòng khi có tình huống khẩn cấp và thời chiến.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về công tác Công nghiệp và Thương mại ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

9. Ủy viên (là Giám đốc Sở Y tế).

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh và Sở Y tế về việc điều hành mọi hoạt động của Ban Quân - dân y của tỉnh cả trong thời bình, khi có tình huống khẩn cấp và thời chiến.

- Trực tiếp chỉ đạo xây dựng, củng cố các đơn vị, phân đội như: Bệnh viện dã chiến, các đội điều trị, các đội phẫu thuật cơ động, đội vệ sinh phòng dịch, đội chuyển thương, kho dự trữ thuốc và dụng cụ y tế cho lực lượng vũ trang và nhân dân trong mọi tình huống. Có kế hoạch bảo đảm số giường điều trị cho lực lượng vũ trang khi có tác chiến trong Khu vực phòng thủ.

- Chỉ đạo, tổ chức tốt việc khám tuyển công dân nhập ngũ.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về công tác bảo đảm y tế ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

10. Ủy viên (là phó Chỉ huy trưởng phụ trách công tác Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh).

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh và trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo ngành Hậu cần của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác hậu cần của Biên phòng tỉnh theo yêu cầu của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

- Phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng hậu cần: Quân sự tỉnh Công an tỉnh và hậu cần các lực lượng vũ trang khác trên địa bàn khu vực phòng thủ tỉnh trong thời bình, khi có tình huống khẩn cấp và thời chiến.

- Định kỳ chỉ đạo ngành Hậu cần Biên phòng tỉnh tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác hậu cần biên phòng tỉnh báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

11. Ủy viên (là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Có trách nhiệm làm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh về chương trình phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với Quốc phòng - An ninh. Đề xuất phương án phòng chống bão lụt, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiệp đồng tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả khi có tình huống xảy ra.

- Nắm chắc khả năng có thể huy động lương thực, thực phẩm của các vùng nông nghiệp, nông thôn cho nhu cầu quốc phòng.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

12. Ủy viên (là Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh nắm chắc tình hình lực lượng lao động của tỉnh, nhất là lực lượng trong diện có khả năng huy động cho nhu cầu quốc phòng.

- Đề xuất chủ trương, biện pháp xã hội hóa các chính sách về hậu phương quân đội, chính sách thương binh gia đình liệt sỹ, chính sách người có công với cách mạng, xây dựng quỹ tình nghĩa và người nhiễm chất độc da cam...

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về thực hiện công tác Lao động, Thương binh và Xã hội ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

13. Ủy viên (là Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông).

Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Hậu cần địa phương tỉnh và Sở Thông tin - Truyền thông về xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc trong mọi tình huống. Tổ chức mạng thông tin liên lạc trên các địa bàn gắn với hoạt động tác chiến Khu vực phòng thủ tỉnh bảo đảm liên tục, kịp thời, chính xác.

- Xây dựng phương án bảo đảm thông tin liên lạc cho lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở ban ngành, các địa phương theo phương án phòng thủ.

- Có kế hoạch phòng chống, chế áp điện tử của địch và dự trữ đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc (dây, máy, tổng đài...) trong mọi tình huống.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Ban Hậu cần địa phương tỉnh về công tác Thông tin - Truyền thông ở góc độ thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

Điều 3. Tổ chức và hoạt động:

A- Tổ chức:

Hậu cần địa phương, hậu cần nhân dân của tỉnh được tổ chức ở 3 cấp:

- Ban Hậu cần địa phương cấp tỉnh (theo Quyết định kiện toàn Ban Hậu cần địa phương số: 296/QĐ-UBND ngày 05/02/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

- Ban Hậu cần địa phương cấp huyện, thị xã, thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập và ra quy chế hoạt động.

- Ban hậu cần nhân dân cơ sở (được thành lập tại doanh nghiệp và các phường, xã, thị trấn) do thủ trưởng các cơ sở quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động.

B- Nguyên tắc chung:

1. Phải quán triệt và thực hiện sáng tạo quan điểm chiến tranh nhân dân, hậu cần nhân dân, quan điểm cần kiệm, tự lực, tự chủ, tự cường của Đảng trong mọi hoạt động của hậu cần địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể quần chúng tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho các lực lượng vũ trang và nhân dân chiến đấu bảo vệ vững chắc KVPT tỉnh trong mọi tình huống.

2. Ban Hậu cần địa phương tỉnh Quảng Ninh hoạt động theo nguyên tắc “Tập trung, dân chủ”, mọi chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động đều được tập thể bàn bạc thống nhất. Từng thành viên phải đề cao trách nhiệm, chủ động phối hợp trong mọi hoạt động được tham gia, trình bày đầy đủ ý kiến của mình trên cơ sở nghiêm túc chấp hành nghị quyết của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

3. Điều hành tập trung, thống nhất, hiệp đồng phối hợp chặt chẽ, phân công phân cấp hợp lý. Cơ chế và phương thức bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng tình huống, từng nhiệm vụ, lấy hiệu quả bảo đảm tốt nhất là mục tiêu hoạt động của Ban Hậu cần địa phương.

C- Mối quan hệ của Ban Hậu cần địa phương tỉnh:

1. Ban Hậu cần địa phương tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ, các ngành Trung ương và Bộ Tư lệnh Quân khu 3.

2. Mối quan hệ giữa Trưởng ban và các thành viên trong Ban Hậu cần địa phương tỉnh là mối quan hệ giữa chỉ đạo và chịu sự chỉ đạo; giữa các thành viên trong Ban Hậu cần địa phương là mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng theo chức năng nhiệm vụ được phân công của Trưởng ban.

3. Quan hệ giữa Ban Hậu cần địa phương tỉnh với các tổ chức đoàn thể là mối quan hệ phối hợp nhằm tạo sức mạnh tổng hợp bảo đảm hậu cần cả trong thời bình, khi có tình huống đột xuất và thời chiến.

4. Quan hệ giữa Ban Hậu cần địa phương tỉnh với Ban Hậu cần địa phương các huyện, thị xã, thành phố và Ban Hậu cần nhân dân cơ sở là quan hệ giữa chỉ đạo và chịu sự chỉ đạo về công tác hậu cần nhân dân, hậu cần địa phương.

D- Chế độ công tác:

1. Chế độ sinh hoạt, hội nghị.

- Các thành viên trong Ban Hậu cần địa phương có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp và hoạt động của Ban Hậu cần địa phương tỉnh.

- Sinh hoạt toàn thể Ban Hậu cần địa phương của tỉnh 1 năm một lần vào tuần cuối của tháng 12 hàng năm. Khi có công việc đột xuất, bất thường (do đồng chí Trưởng Ban triệu tập).

- 5 năm tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả hoạt động và đề ra kế hoạch hoạt động của kỳ sau.

2. Chế độ thông tin báo cáo:

- Các thành viên trong Ban được thông tin mọi mặt hoạt động của Ban và những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ hậu cần địa phương của Khu vực phòng thủ qua các kỳ họp, các văn bản, tài liệu khác có liên quan.

- Các thành viên có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành có liên quan đến công tác hậu cần về Ban Hậu cần địa phương tỉnh và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ 6 tháng và 1 năm.

- Nội dung báo cáo phải kịp thời, chính xác, cụ thể và có tính khả thi.

Điều 4. Điều khoản thi hành:

Các thành viên của Ban Hậu cần địa phương tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế này.

Quy chế này thay thế cho Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 22/6/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Quy chế này được phổ biến đến các cấp, các ngành, các địa phương để triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề chưa hợp lý hoặc cần bổ sung, Ban hậu cần địa phương tỉnh có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét Quyết định điều chỉnh cho phù hợp./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 297/2009/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Hậu cần địa phương tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu: 297/2009/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 05/02/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 297/2009/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động của Ban Hậu cần địa phương tỉnh Quảng Ninh

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…