ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 294/QĐ-UBND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 24 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỔ SUNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh tại công văn số 1223/VPCP-TCCV ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ;
Theo văn bản số 280/CCTTHC ngày 08 tháng 9 năm 2009 của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ về việc thống kê và công bố bổ sung những thủ tục hành chính còn thiếu;
Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố bổ sung kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày phát hiện thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Phần I
BỔ SUNG DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
STT |
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH |
Áp dụng tại |
|
Huyện |
TP |
||
I |
Lĩnh vực bảo trợ xã hội |
|
|
1 |
Cấp sổ hộ nghèo. |
x |
x |
2 |
Cấp lại sổ hộ nghèo. |
x |
x |
3 |
Cấp thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo. |
x |
x |
4 |
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo. |
x |
x |
5 |
Giải quyết chế độ đối tượng nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội. |
x |
x |
6 |
Tiếp nhận đối tượng ở nhà xã hội. |
x |
x |
7 |
Nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. |
x |
x |
II |
Lĩnh vực hành chính tư pháp |
|
|
1 |
Chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở. |
x |
x |
2 |
Chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở. |
x |
x |
3 |
Chứng thực hợp đồng tặng cho nhà ở. |
x |
x |
4 |
Chứng thực hợp đồng thế chấp. |
x |
x |
5 |
Chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản. |
x |
x |
6 |
Chứng thực hợp đồng ủy quyền. |
x |
x |
7 |
Chứng thực hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở. |
x |
x |
8 |
Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu. |
x |
x |
9 |
Chứng thực văn bản thoả thuận khai nhận di sản. |
x |
x |
10 |
Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản. |
x |
x |
III |
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo |
|
|
1 |
Cấp giấp phép dạy thêm ngoài nhà trường. |
x |
x |
IV |
Lĩnh vực người có công |
|
|
1 |
Cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công. |
x |
x |
2 |
Cấp lại sổ lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi hằng tháng cho người có công cách mạng. |
x |
x |
3 |
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người có công cách mạng. |
x |
x |
4 |
Cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh. |
x |
x |
5 |
Di chuyển hồ sơ, chế độ người có công cách mạng. |
x |
x |
6 |
Giải quyết chế độ 1 lần đối với dân quân tập trung ở miền Bắc, du kích tập trung ở miền Nam đã về gia đình. |
x |
x |
7 |
Hỗ trợ kinh phí cho người có công đi làm dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng. |
x |
x |
V |
Lĩnh vực tài sản công |
|
|
1 |
Bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước. |
x |
x |
VI |
Lĩnh vực tổ chức phi chính phủ |
|
|
1 |
Công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã. |
x |
x |
VII |
Lĩnh vực văn hoá |
|
|
1 |
Cấp giấy giới thiệu biểu diễn hoạt động nghệ thuật. |
x |
x |
2 |
Công nhận, công nhận lại thôn, khu phố văn hoá. |
x |
x |
VIII |
Lĩnh vực xây dựng |
|
|
1 |
Cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa công trình xây dựng. |
x |
x |
2 |
Cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa xây dựng nhà ở. |
x |
x |
3 |
Cấp giấy phép xây dựng tạm công trình. |
x |
x |
4 |
Cấp giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ trong đô thị. |
x |
x |
5 |
Điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình. |
x |
x |
6 |
Gia hạn giấy phép xây dựng công trình. |
x |
x |
7 |
Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500. |
x |
x |
8 |
Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500. |
x |
x |
9 |
Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500. |
x |
x |
10 |
Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500. |
x |
x |
11 |
Thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình. |
x |
x |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
I. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
1. Thủ tục cấp sổ hộ nghèo
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm: danh sách công nhận hộ nghèo mới của xã đã được xét duyệt.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;(Trang 01)
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: sổ hộ nghèo;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hằng năm.
2. Thủ tục cấp lại sổ hộ nghèo
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Danh sách đề nghị cấp lại sổ hộ nghèo.
- Công văn đề nghị của xã.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;(Trang 01)
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: sổ hộ nghèo;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hằng năm.
3. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm xã hội hộ nghèo.
- Công văn đề nghị của xã.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bảo hiểm xã hội;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;(Trang 01)
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ bảo hiểm y tế;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Thông tư liên tịch số 14/2002/TTLT-BYT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2002 về việc hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002.
4. Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng.
- Danh sách đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm xã hội hộ nghèo.
- Công văn đề nghị của xã.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bảo hiểm xã hội;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;(Trang 01)
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ bảo hiểm y tế;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Thông tư liên tịch số 14/2002/TTLT-BYT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2002 về việc hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002.
5. Thủ tục giải quyết chế độ đối tượng nuôi dưỡng ở cơ sở bảo trợ xã hội
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của địa phương.
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.
- Biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xã.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
6. Thủ tục tiếp nhận đối tượng ở nhà xã hội
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của địa phương.
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế của người nhiễm HIV/AIDS.
- Biên bản họp xét duyệt của Hội đồng xã.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
7. Thủ tục nhận nuôi trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn của người nhận nuôi có ý kiến đồng ý của người giám hộ hoặc đang nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
- Văn bản xác nhận và đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ em.
- Bản sao giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch của trẻ em.
- Sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người nhận nuôi.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 50 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố; Ủy ban nhân dân cấp xã;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
II. LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP
1. Thủ tục chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng cho thuê nhà ở đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; trừ trường hợp cá nhân cho thuê nhà dưới 06 tháng; bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở, thuê mua nhà ở xã hội.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 50.000 đồng/1 trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Bên thuê nhà nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
2. Thủ tục chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng mua bán nhà ở đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: tính trên giá trị tài sản:
- Dưới 20.000.000 đồng: 10.000 đồng/trường hợp.
- Từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: 20.000 đồng/trường hợp.
- Từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng: 100.000 đồng/trường hợp.
- Từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng: 200.000 đồng/trường hợp.
- Từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng: 500.000 đồng/trường hợp.
- Từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng: 1.000.000 đồng/trường hợp.
- Từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng: 1.500.000 đồng/trường hợp.
- Từ trên 5.000.000.000 đồng trở lên: 2.000.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành Luật Nhà ở.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
3. Thủ tục chứng thực hợp đồng tặng cho nhà ở
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng tặng cho nhà ở đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; trừ trường hợp bên tặng cho nhà ở là tổ chức.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 20.000 đồng/1 trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Bên nhận tặng cho nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành Luật Nhà ở.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
4. Thủ tục chứng thực hợp đồng thế chấp
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng tặng cho nhà ở đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: tính trên giá trị tài sản:
- Dưới 20.000.000 đồng: 10.000 đồng/trường hợp.
- Từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: 20.000 đồng/trường hợp.
- Từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: 50.000 đồng/trường hợp.
- Từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng: 100.000 đồng/trường hợp.
- Từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng: 200.000 đồng/trường hợp.
- Từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng: 500.000 đồng/trường hợp.
- Từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng: 1.000.000 đồng/trường hợp.
- Từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng: 1.500.000 đồng/trường hợp.
- Từ 5.000.000.000 đồng trở lên: 2.000.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Bên nhận tặng cho nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành Luật Nhà ở.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Thủ tục chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng thế chấp tài sản.
- Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, người yêu cầu chứng thực phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc. Nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau 3 (ba) giờ chiều việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thời hạn chứng thực không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: tính trên giá trị tài sản:
- Dưới 20.000.000 đồng: 10.000 đồng/trường hợp.
- Từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: 20.000 đồng/trường hợp.
- Từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng: 50.000 đồng/trường hợp.
- Từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng: 100.000 đồng/trường hợp.
- Từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng: 200.000 đồng/trường hợp.
- Từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng: 500.000 đồng/trường hợp.
- Từ 2.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng: 1.000.000 đồng/trường hợp.
- Từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng: 1.500.000 đồng/trường hợp.
- Từ 5.000.000.000 đồng trở lên: 2.000.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
6. Thủ tục chứng thực hợp đồng ủy quyền
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Văn bản ủy quyền.
- Hợp đồng ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, người yêu cầu chứng thực phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc. Nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau 3 (ba) giờ chiều việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thời hạn chứng thực không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 20.000 đồng/1 trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Các bên đổi nhà ở nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là người Việt nam định cư ở nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
7. Thủ tục chứng thực hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 03 ngày làm việc đối với hợp đồng đơn giản, không quá 10 ngày làm việc đối với hợp đồng phức tạp, không quá 30 ngày đối với hợp đồng đặc biệt phức tạp kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chínhh: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 20.000 đồng/1 trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Bên được ủy quyền quản lý nhà ở nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẩn thi hành Luật Nhà ở.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
8. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Hợp đồng giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50.000.000 đồng đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, người yêu cầu chứng thực phải có đầy đủ giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc. Nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau 3 (ba) giờ chiều việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thời hạn chứng thực không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chínhh: phòng Tư pháp huyện /thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 20.000 đồng/ trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
9. Thủ tục chứng thực văn bản thoả thuận khai nhận di sản
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Văn bản khai nhận di sản.
- Bản sao chứng minh nhân dân của người lập văn bản.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản.
- Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế, có cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót quyền thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp không thể biết có người khác được thừa kế theo pháp luật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: người thực hiện chứng thực phải niêm yết thoả thuận phân chia di sản đó tại nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn hoặc nơi có bất động sản của người để lại di sản trong thời hạn 33 ngày;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2001.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
10. Thủ tục chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tư pháp huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu chứng thực.
- Văn bản thoả thuận phân chia di sản.
- Bản sao chứng minh nhân dân của người lập văn bản.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản.
- Bản sao di chúc (nếu có).
- Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản với những người thoả thuận phân chia di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế, có sự cam đoan và chịu trách nhiệm về việc không bỏ sót người thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp không thể biết có người khác được hưởng thừa kế theo pháp luật.
- Văn bản từ chối nhận tài sản (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: trong ngày làm việc. Nếu nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực sau 3 (ba) giờ chiều việc chứng thực được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thời hạn chứng thực không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tư pháp huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tư pháp huyện, thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 50.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng thực;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu, không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự và có năng lực hành vi dân sự.
- Các bên đổi nhà ở nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2001.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 93/2001/BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001 về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý phí, lệ phí công chứng, chứng thực.
- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất.
III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1. Thủ tục cấp giấp phép dạy thêm ngoài nhà trường
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/thành phố xử lý; chuyển Sở Giáo dục và Đào tạo giải quyết.
- Trả kết quả cho cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện /thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin mở lớp dạy thêm ngoài nhà trường.
- Đơn học thêm (có ý kiến của phụ huynh học sinh).
- Danh sách học thêm ngoài nhà trường.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 212/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về sửa đổi bổ sung Điều 10 Quyết định số 265/2007/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2009.
- Quyết định số 265/2007/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy chế quản lý, tổ chức thực hiện dạy thêm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
IV. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Thủ tục cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công.
- Bằng Tổ quốc ghi công đã bị hư hỏng, rách nát.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày làm việc;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng Tổ quốc ghi công;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng.
2. Thủ tục cấp lại sổ lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho người có công cách mạng
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng có xác nhận của xã.
- Danh sách đề nghị của xã.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: sổ lĩnh tiền trợ cấp ưu đãi;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng.
3. Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người có công cách mạng
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; chuyển bảo hiểm xã hội giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm: đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: bảo hiểm xã hội huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ bảo hiểm y tế;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng.
4. Thủ tục cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; chuyển Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh.
- 2 hình thẻ 2x3.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng;
5. Thủ tục di chuyển hồ sơ, chế độ người có công cách mạng
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin chuyển hồ sơ, chế độ có xác nhận của địa phương đang ở và nơi chuyển đến.
- Sổ hộ khẩu thường trú của nơi chuyển đến.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy giới thiệu;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng.
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
6. Thủ tục giải quyết chế độ 1 lần đối với dân quân tập trung ở miền Bắc, du kích tập trung ở miền Nam đã về gia đình
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý; chuyển Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai cá nhân (mẫu 3A) hoặc của thân nhân (mẫu 3B).
- Giấy ủy quyền của thân nhân chủ yếu.
- Bản sao một trong các giấy tờ liên quan.
- Biên bản họp xét của thôn, xóm, tổ.
- Biên bản xác nhận của Hội Cựu chiến binh xã.
- Công văn đề nghị của xã.
- Danh sách đối tượng.
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 03 tháng;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: bản khai cá nhân (bản khai thân nhân);
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy giới thiệu;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG ngày 08 tháng 11 năm 2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.
7. Thủ tục hỗ trợ kinh phí cho người có công đi làm dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố xử lý.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Vé tàu, xe theo giá thông thường.
- Xác nhận của cơ sở cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng vào sổ.
- Giấy ra viện.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kinh phí thực tế;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 về hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công cách mạng.
- Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng.
V. LĨNH VỰC TÀI SẢN CÔNG
1. Thủ tục bán đấu giá tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân/tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn mua tài sản đấu giá.
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Tài chính - Kế hoạch huyện /thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Tài chính - Kế hoạch huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin mua tài sản đấu giá;
h) Phí, lệ phí: 20.000đồng/1 hồ sơ;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 về bán đấu giá tài sản.
- Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 04 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ.
- Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2007 về việc điều chỉnh mức thu phí đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
VI. LĨNH VỰC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1. Thủ tục công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã
a) Trình tự thực hiện:
- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Nội vụ huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin phép thành lập hội.
- Dự thảo điều lệ.
- Dự kiến phương hướng hoạt động.
- Danh sách những người trong Ban vận động thành lập Hội được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu Ban vận động thành lập Hội có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Các văn bản xác định về trụ sở, tài sản của Hội và giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Nội vụ huyện, thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lắp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
- Có đủ số hội viên đăng ký tham gia;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
- Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ.
VII. LĨNH VỰC VĂN HOÁ
1. Thủ tục cấp giấy giới thiệu biểu diễn hoạt động nghệ thuật
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Văn hoá và Thông tin huyện/thành phố xử lý; trình lãnh đạo phòng quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy phép biểu diễn nghệ thuật do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp (bản sao).
- Chương trình biểu diễn nghệ thuật.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: ngay trong ngày;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: phòng Văn hoá và Thông tin huyện, thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Văn hoá và Thông tin huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy giới thiệu;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
2. Thủ tục công nhận, công nhận lại thôn, khu phố văn hoá
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp xã nộp tại phòng Văn hoá và Thông tin huyện/thành phố.
- Phòng Văn hoá và Thông tin tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và xử lý.
- Chuyển Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trình ký.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện duyệt hồ sơ và ra quyết định công nhận, công nhận lại thôn, khu phố văn hoá.
- Trả kết quả cho tổ chức;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Báo cáo thành tích 3 năm xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu “Thôn văn hoá” (bản sao).
- Công văn đề nghị công nhận, công nhận lại thôn, khu phố văn hoá của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
- Biên bản kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng hoặc giữ vững danh hiệu “Thôn văn hoá” hằng năm của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hoá” xã.
- Biên bản phúc tra của Ban chỉ đạo phong trào“Toàn dân đăng ký xây dựng đời sống văn hoá” huyện (vào năm thứ ba).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Văn hoá và Thông tin huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận, quyết định hành chính;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003.
- Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ban hành quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”.
VIII. LĨNH VỰC XÂY DỰNG
1. Thủ tục cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa công trình xây dựng
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện /thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin phép cải tạo, sửa chữa xây dựng công trình.
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Kết quả tham gia ý kiến thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập 03 bộ giống nhau, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế gồm:
+ Ảnh chụp hiện trạng công trình (03 bản).
+ Các bản vẽ thể hiện được hiện trạng công trình kèm theo biện pháp tháo dỡ (nếu có).
+ Mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí công trình định vị trên lô đất.
+ Mặt bằng các tầng, mặt cắt chủ yếu của công trình, mặt đứng chính công trình.
+ Mặt bằng và mặt cắt móng công trình.
+ Sơ đồ vị trí tuyến, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước công trình.
- Ngoài ra còn phải tuân thủ quy định sau:
+ Hồ sơ thiết kế phải do tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thhực hiện và được tổ chức tư vấn khác có đủ năng lực hành nghề thẩm định về độ an toàn kết cấu công trình.
+ Đối với công trình tôn giáo phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo; tranh hoành tráng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/ phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Thủ tục cấp giấy phép cải tạo, sửa chữa xây dựng nhà ở
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin phép cải tạo, sửa chữa xây dựng nhà ở.
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập 03 bộ giống nhau, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế gồm:
+ Ảnh chụp hiện trạng nhà ở (03 bản).
+ Các bản vẽ thể hiện được hiện trạng nhà ở kèm theo biện pháp tháo dỡ (nếu có).
+ Mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí công trình định vị trên lô đất.
+ Mặt bằng các tầng, mặt cắt chủ yếu của công trình, mặt đứng chính công trình.
+ Mặt bằng và mặt cắt móng công trình.
+ Sơ đồ vị trí tuyến, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước công trình.
* Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì ngoài những quy định trên thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng hoặc năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/ phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
3. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tạm công trình
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm.
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Riêng đối với các loại giấy tờ về đất không cần xác định rõ mục đích sử dụng đất.
- Quy mô công trình xây dựng bán kiên cố, chiều cao không quá 1 tầng; hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập 03 bộ giống nhau, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế gồm:
+ Mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí công trình định vị trên lô đất.
+ Mặt bằng các tầng, mặt cắt chủ yếu của công trình, mặt đứng chính công trình.
+ Mặt bằng và mặt cắt móng công trình.
+ Sơ đồ vị trí tuyến, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước công trình.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/ phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm;
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
4. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tạm nhà ở riêng lẻ trong đô thị
a) Trình tự thực hiện:
- Hồ sơ của cá nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố giải quyết.
- Trả kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố. Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho cá nhân;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm.
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Riêng đối với các loại giấy tờ về đất không cần xác định rõ mục đích sử dụng đất.
- Quy mô công trình xây dựng bán kiên cố, chiều cao không quá 1 tầng; hồ sơ thiết kế kỹ thuật được lập 03 bộ giống nhau, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế gồm:
+ Mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí công trình định vị trên lô đất.
+ Mặt bằng các tầng, mặt cắt chủ yếu của công trình, mặt đứng chính công trình.
+ Mặt bằng và mặt cắt móng công trình.
+ Sơ đồ vị trí tuyến, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước công trình.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/ phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm;
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
5. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện /thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
- Bản vẽ thiết kế điều chỉnh 03 bộ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/ phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
6. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng công trình
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng công trình.
- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/ phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/trường hợp;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
7. Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện /thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500 (03 bản chính).
- Thuyết minh tổng hợp nội dung đồ án do đơn vị tư vấn lập (03 bộ chính).
- Các bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan (03 bộ).
- 1 đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 386/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
8. Thủ tục thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 (03 bản chính).
- Thuyết minh tổng hợp nội dung đồ án do đơn vị tư vấn lập (03 bộ chính).
- Các bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan (03 bộ).
- 1 đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 386/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
9. Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/500 (03 bản chính).
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ do đơn vị tư vấn lập (03 bộ chính).
- Các bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan (03 bộ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 386/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
10. Thủ tục thẩm định nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/ thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 (03 bản chính).
- Thuyết minh nội dung nhiệm vụ do đơn vị tư vấn lập (03 bộ chính).
- Các bản vẽ theo quy định và các văn bản pháp lý có liên quan (03 bộ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 386/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
11. Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả; chuyển hồ sơ đến phòng Công Thương/phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố xử lý; trình Ủy ban nhân dân huyện/thành phố quyết định.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện/thành phố;
b) Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước;
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình (03 bản chính).
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán do đơn vị tư vấn lập (03 bộ chính).
- Báo cáo kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn (03 bộ).
- Báo cáo kết quả thẩm định của chủ đầu tư (03 bộ).
- Các văn bản pháp lý có liên quan (03 bộ).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ;
d) Thời hạn giải quyết: không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: phòng Công Thương /phòng Quản lý đô thị huyện/thành phố;
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không có;
h) Phí, lệ phí: không thu;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định;
j) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có;
k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 04/2008 ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
........................ , ngày.......... tháng năm 200
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)................................................................
- Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố).................................
- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
Tên tôi là:...................................................... Nam, nữ............................................
Sinh ngày.......................... tháng............................ năm........................................
Trú quán tại thôn...................................... xã (phường, thị trấn).............................
huyện (quận, thị xã, thành phố)................................................ tỉnh.......................
hiện nay, tôi............................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét cho tôi được vào sống tại..................................
..................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội quy, quy định của cơ sở bảo trợ xã hội và luật pháp của Nhà nước./.
Xác nhận của Trưởng thôn: xác nhận trường hợp ông (bà).............................. hiện cư trú tại thôn........................... (ký, ghi rõ họ tên) |
Người viết đơn (ký, ghi rõ họ tên) |
Đề nghị của UBND cấp xã
UBND xã..................................................................................................
đề nghị Ủy ban nhân dân huyện xem xét, giải quyết
CHỦ TỊCH UBND xã
Mẫu số 1b
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ngày......... tháng....... năm 200............
ĐƠN NHẬN NUÔI TRẺ EM MỒ CÔI, BỊ BỎ RƠI
Kính gửi: - Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).............................................
- Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)............................
Tỉnh, thành phố....................................................................................
Tên tôi là:................................................................................... Nam, nữ................
Hiện có hộ khẩu thường trú tại.................................................................................
Xã (phường, thị trấn)............................... huyện (quận, thị xã, thành phố)...............
Tỉnh..........................................................................................................................
Giấy CMND số................ do CA................ cấp ngày.......... tháng........ năm...........
xin đề nghị UBND xã............................................................... UBND huyện............
cho phép tôi được nhận nuôi cháu:..........................................................................
hiện ở:......................................................................................................................
sinh ngày........ tháng......... năm 200.................. là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ (hoặc bị bỏ rơi).
Tôi xin cam đoan sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và đảm bảo cho cháu được thực hiện quyền của trẻ em.
Ý kiến của người giám hộ và trẻ em được nhận nuôi (trường hợp trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên) ...................................................................... ...................................................................... (ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI VIẾT ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên) |
Ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã
UBND xã:.............................................................................................
đồng ý để ông bà:.................................................... nhận nuôi
cháu........................................................ theo đơn đề nghị trên
CHỦ TỊCH UBND XÃ
(ký tên, đóng dấu)
Xác nhận của Trưởng thôn:
xác nhận trường hợp...........................................................
hiện cư trú tại thôn...............................................................
(ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 3A
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Ngày tháng năm 200
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
(đối tượng dân quân, du kích tập trung, lực lượng mật)
Họ và tên:......................................... Bí danh:................. Nam, nữ:..........................
Ngày, tháng, năm sinh:..............................................................................................
Quê quán:..................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:...............................................................................
Vào Đảng:.......................................................................... Chính thức:....................
Thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung, lực lượng mật:..............................
Được vào đơn vị (b, c dân quân, du kích):...............................................................
Do cấp nào quản lý (ghi rõ):......................................................................................
Về gia đình từ ngày......... tháng............... năm.........................................................
Đơn vị trước khi về gia đình (b, c, d):........................................................................
Lý do khi về gia đình:.................................................................................................
Nghề nghiệp sau khi về gia đình:......................... hiện nay:......................................
Đã được khen thưởng tổng kết kháng chiến chống Mỹ:............................................
Đã được hưởng chế độ, chính sách gì?....................................................................
Các giấy tờ liên quan đến tham gia kháng chiến chống Mỹ còn lưu giữ:...................
BẢNG KÊ THỜI GIAN THỰC TẾ THAM GIA DÂN QUÂN, DU KÍCH TẬP TRUNG, LỰC LƯỢNG LÀM NHIỆM VỤ MẬT
Từ tháng, năm |
Đến tháng, năm |
Số tháng |
Cấp bậc, chức vụ |
Đơn vị (c, d, e, f) |
Cấp quản lý |
Địa bàn hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng thời gian được tính hường chế độ một lần:........ năm............ tháng |
Những người biết được quá trình tham gia dân quân, du kích tập trung, làm nhiệm vụ mật:
1. Họ, tên:.................................................. Nơi ở hiện nay.........................................
Lý do biết:....................................................................................................................
2. Họ, tên:......................................................................... Nơi ở hiện nay..................
Lý do biết:...................................................................................................................
Khai tại........................................................................................................................
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường) (ký tên và đóng dấu) |
Người khai (ký, ghi rõ họ, tên) |
Mẫu 3B
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
Ngày tháng năm 200
BẢN KHAI THÂN NHÂN
Đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
(đối tượng dân quân, du kích tập trung, lực lượng mật)
1. Phần khai về thân nhân:
Họ và tên:................................................................... Nam, nữ:................................
Ngày, tháng, năm sinh:..............................................................................................
Quê quán:...................................................................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:.................................................................................
Đơn vị, cơ quan công tác hiện nay:............................................................................
Quan hệ với đối tượng khai dưới đây là:....................................................................
Những người cùng hàng thừa kế gồm:......................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
(kèm theo giấy tờ ủy quyền của các thân nhân cùng hàng thừa kế)
2. Phần khai về đối tượng:
Họ và tên:.......................................... Bí danh:.................................. Nam, nữ:.........
Năm sinh:............................................. từ trần...........................................................
Quê quán:...................................................................................................................
Vào Đảng:.......................................................................... Chính thức:.....................
Thời gian tham gia dân quân, du kích tập trung, lực lượng mật:...............................
Được vào đơn vị.........................................................................................................
Do cấp nào quản lý (ghi rõ)........................................................................................
Về gia đình từ ngày........... tháng................ năm.......................................................
Đơn vị trước khi về gia đình (b, c, d):........................................................................
Nghề nghiệp sau khi về gia đình:...................................................... hiện nay:.........
Đã được khen thưởng tổng kết kháng chiến chống Mỹ:...........................................
Đã được hưởng chế độ, chính sách gì?...................................................................
Các giấy tờ liên quan đến tham gia dân quân, du kích tập trung, làm nhiệm vụ mật còn lưu giữ được:.............................................................................................................
BẢNG KÊ THỜI GIAN THỰC TẾ THAM GIA DÂN QUÂN, DU KÍCH TẬP TRUNG, LỰC LƯỢNG LÀM NHIỆM VỤ MẬT
Từ tháng, năm |
Đến tháng, năm |
Số tháng |
Cấp bậc, chức vụ |
Đơn vị (c, d, e, f) |
Cấp quản lý |
Địa bàn hoạt động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng thời gian được tính hường chế độ một lần:........ năm............ tháng |
Những người biết được quá trình tham gia dân quân, du kích tập trung, làm nhiệm vụ mật:
1. Họ, tên:......................................................................... Nơi ở hiện nay................
Lý do biết:..................................................................................................................
2. Họ, tên:......................................................................... Nơi ở hiện nay................
Lý do biết:..................................................................................................................
Khai tại.......................................................................................................................
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã (phường) (ký tên và đóng dấu) |
Người khai (ký, ghi rõ họ, tên) |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN XIN MUA TÀI SẢN ĐẤU GIÁ
Kính gửi: Hội đồng bán đấu giá tài sản
Tôi tên:.......................................................... Sinh năm:..........................................
Nghề nghiệp:............................................................................................................
Nơi thường trú:.........................................................................................................
Chứng minh nhân dân số:........................................................................................
Nơi cấp:....................................................................................................................
Sau khi xem xét tài sản và tham khảo hồ sơ về tài sản bán đấu giá. Tôi xin đăng ký tham gia dự đấu giá để mua tài sản sau:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tôi cam kết chấp hành theo đúng các quy định của pháp luât về tham dự tài sản bán đấu giá.
|
Ninh Hải, ngày........ tháng......... năm 2007 Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM
Kính gửi:....................................................................................
1. Tên chủ đầu tư:......................................................................................................
- Người đại diện:......................................................... Chức vụ:................................
- Địa chỉ liên hệ:..........................................................................................................
- Số nhà:..................................................... Đường....................................................
- Phường (xã):............................................................................................................
- Tỉnh, thành phố:........................................................................................................
- Số điện thoại:...........................................................................................................
2. Địa điểm xây dựng:
- Lô đất số:...................................................... Diện tích....................................... m2.
- Tại:.......................................................... đường.....................................................
- Phường (xã)................................................................ Quận (huyện)......................
- Tỉnh, thành phố........................................................................................................
- Nguồn gốc đất:.........................................................................................................
3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:..........................................................................
- Loại công trình:.................................................................... Cấp công trình:...........
- Diện tích xây dựng tầng 1:........................ m2. Tổng diện tích sàn:................... m2.
- Chiều cao công trình:................................................................. m. Số tầng:...........
4. Đơn vị hoặc người thiết kế:....................................................................................
- Địa chỉ:......................................................................................................................
- Điện thoại:.................................................................................................................
5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có):........................................................
- Địa chỉ:............................................................................... Điện thoại:......................
- Giấy phép hành nghề (nếu có):.............................................. Cấp ngày:.................
6. Phương án phá dỡ (nếu có):...................................................................................
7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:................... tháng.
8. Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
|
.................. , ngày......... tháng........... năm.......... Người làm đơn (ký tên, đóng dấu nếu có) |
Quyết định 294/QĐ-UBND năm 2009 công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 294/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 24/09/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 294/QĐ-UBND năm 2009 công bố bổ sung bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video