BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2903/QĐ-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 về công tác văn thư; số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 110/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Thông báo Nghị quyết số 302-TB/BCSĐ.m ngày 27/6/2017 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân cấp cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Tổng cục, Cục như sau:
1. Tổng cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ trưởng.
2. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ trưởng.
Điều 2. Nguyên tắc xác định, quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
1. Về chức năng, nhiệm vụ:
a) Chức năng, nhiệm vụ phải đảm bảo tính kế thừa, bao quát, không bỏ trống, không chồng chéo; phù hợp với phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục, Cục được giao và quy định của pháp luật.
b) Về phạm vi hoạt động:
- Đối với tổ chức hành chính: Quy định cụ thể địa bàn hoạt động và xác định rõ phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
- Đối với đơn vị sự nghiệp: Phân vùng hoạt động theo lãnh thổ. Trường hợp hoạt động ngoài vùng thì có sự phân công của Thủ trưởng các Tổng cục, Cục hoặc phối hợp với các đơn vị trong vùng.
2. Về cơ cấu tổ chức:
a) Đảm bảo không tăng số lượng tổ chức, không thành lập tổ chức mới, sắp xếp tinh gọn bộ máy.
b) Về tên gọi tổ chức: Không gắn địa danh cụ thể (tên của tỉnh, thành phố) vào tên gọi các tổ chức thuộc Tổng cục, Cục.
c) Đề xuất sắp xếp các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương tự nhau hoặc không đủ biên chế công chức, viên chức để tổ chức thành phòng, trung tâm.
3. Số lượng cấp Phó:
a) Quy định số lượng cấp phó các đơn vị trực thuộc Tổng cục, Cục không quá 02 người.
b) Đối với cấp Phòng hoặc tương đương quy định có 01 cấp Phó. Đối với Phòng có khối lượng công việc lớn, phức tạp; có ít nhất 02 lĩnh vực công tác trở lên hoặc biên chế công chức hoặc viên chức từ 10 người trở lên thì được bổ nhiệm nhiều nhất là 02 cấp phó trưởng phòng.
c) Đối với cấp phòng đã bổ nhiệm cấp phó không đúng quy định tại điểm b Khoản 3 yêu cầu sắp xếp lại trong phạm vi 03 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành.
4. Bố trí nhân sự, biên chế:
a) Biên chế, số lượng người làm việc của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục, Cục do Tổng cục trưởng, Cục trưởng bố trí trong tổng số biên chế, số lượng người làm việc Bộ trưởng giao.
b) Trong khi chờ Bộ Nội vụ hướng dẫn về biên chế cấu thành trong 01 Phòng để thực hiện các quy định của Đảng, Chính phủ (Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định của Chính phủ số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế) trước mắt mỗi phòng và tương đương phải bố trí tối thiểu có 05 công chức hoặc viên chức, trường hợp phòng có ít hơn 05 công chức hoặc viên chức thì nghiên cứu hợp nhất, tổ chức lại.
1. Tổng cục trưởng, Cục trưởng có trách nhiệm:
a) Trình Bộ trưởng Dự thảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục, Cục.
b) Đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, rà soát, sắp xếp tổ chức, nhân sự cấp phòng đảm bảo hợp lý, tinh gọn, hiệu quả theo quy định.
c) Nghiên cứu, đề xuất báo cáo Bộ trưởng mạng lưới cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được phân công theo quy định pháp luật.
d) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
đ) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về quyết định được Bộ trưởng phân cấp.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:
a) Thẩm định, trình Bộ trưởng văn bản chấp thuận về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục, Cục.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các Tổng cục, Cục và tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG
|
Quyết định 2903/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 về phân cấp cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Tổng cục, Cục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 2903/QĐ-BNN-TCCB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Nguyễn Xuân Cường |
Ngày ban hành: | 04/07/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2903/QĐ-BNN-TCCB năm 2017 về phân cấp cho Tổng cục trưởng, Cục trưởng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc các Tổng cục, Cục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video