Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2741/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 24 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ IN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH TÂY NINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và đánh giá, rà soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định s 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 54/TTr-STTTT ngày 16 tháng 9 năm 2016 và Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1594/TTr-STP ngày 20 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến hoạt động của các cơ sở in thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tây Ninh (Có Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:

1. Gửi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh cho các bộ ngành Trung ương xem xét, quyết định sau khi được UBND tỉnh thông qua.

2. Trình Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời công b, công khai ngay các thủ tục hành chính sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đơn giản hóa.

Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông. Giám đốc Sở Tư pháp. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Bộ: TTTT, TP, TNMT;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- LĐVP; PNC;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Tân

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ IN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2741/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

1. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện

Bổ sung cách thức nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc qua mạng Internet.

Lý do: Chưa quy định cách thức nộp hồ sơ, đồng thời tăng cường dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Về thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Thống nhất hình thức bản sao đối với các loại giấy tờ của thành phần hồ sơ trong TTHC là: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

Lý do: Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ: “Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp”

Lý do: Đưa thành một mục “Cam kết” trong đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in, người đứng đầu cơ sở in phải nộp bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp cho cơ quan cấp giấy phép. Mục đích tạo sự thông thoáng trong việc thực hiện thủ tục hành chính để phát triển hoạt động in, đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chuyển đổi hình thức thực hiện này là điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động in khi chưa có đủ điều kiện tại thời điểm thành lập.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ “Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm”.

Lý do: Đưa thông tin thành phần hồ sơ trên vào nội dung kê khai trong mẫu đơn, do tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở in tự kê khai và chịu trách nhiệm về nội dung này.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp”

Lý do: Tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay vẫn chưa ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về loại giấy tờ này, do đó việc thực hiện trong các tỉnh, thành cả nước hiện chưa thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình xin cấp “giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường” để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở in.

+ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: Bổ sung các thông tin liên quan đến Bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in; Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in; trường hợp chưa có thiết bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.

Lý do: Đơn giản hóa TTHC theo các nội dung đã nêu trên.

+ Nội dung 6: Bổ sung số lượng hồ sơ là 01 bộ.

1.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật xuất bản số 19/2012/QH13.

- Bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

- Bỏ Điểm đ, Khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13; sửa đổi, bổ sung Điểm a Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

- Sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm e Khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 32 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13.

- Sửa đổi, bổ sung Mẫu 1, Phụ lục II kèm theo Thông tư số 23/2014/TT-BTTTT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 870.250 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 415.642 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 454.608 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,24 %.

2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động in

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện

Bổ sung cách thức nộp hồ sơ qua hệ thống Internet.

Lý do: Tăng cường dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Về thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Thống nhất hình thức bản sao đối với các loại giấy tờ của thành phần hồ sơ trong TTHC là: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

Lý do: Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ: “Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”.

Lý do: Đưa thành một mục “Cam kết” trong đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in, người đứng đầu cơ sở in phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điểm e Điều 11 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và phải nộp bản sao cho cơ quan cấp giấy phép.Tạo sự thông thoáng trong việc thực hiện thủ tục hành chính để phát triển hoạt động in, đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chuyển đổi hình thức thực hiện này là điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào hoạt động in khi chưa có đủ điều kiện tại thời điểm thành lập.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in; trường hợp chưa có thiết bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư”.

Lý do: Đưa thông tin thành phần hồ sơ trên vào nội dung kê khai trong mẫu đơn, do tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở in tự kê khai và chịu trách nhiệm về nội dung này.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ “Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in”.

Lý do: Đưa thông tin thành phần hồ sơ trên vào nội dung kê khai trong mẫu đơn, do tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở in tự kê khai và chịu trách nhiệm về nội dung này.

+ Cắt giảm thành phần hồ sơ “giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường”

Lý do: Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay vẫn chưa ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về loại giấy tờ này, do đó việc thực hiện trong các tỉnh, thành cả nước hiện chưa thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình xin cấp “giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường” để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp, cơ sở in.

+ Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in: Bổ sung các thông tin liên quan đến Bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in; Giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị in; trường hợp chưa có thiết bị in phải kèm theo danh mục thiết bị in dự kiến đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.

Lý do: Đơn giản hóa TTHC theo các nội dung 2, 3 và 4.

+ Bổ sung số lượng hồ sơ là 01 bộ

2.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Bỏ Điểm d Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014-/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Sửa đổi, bổ sung Mẫu 1, Phụ lục kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.065.082 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 415.642 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 649.440 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 60,98 %.

3. Thủ tục đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện

Bổ sung cách thức nộp hồ sơ qua hệ thống Internet.

Lý do: Tăng cường dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Về thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai

+ Thay thành phần hồ sơ “Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông nơi đã đăng ký máy đó” bằng bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Hợp đồng chuyển nhượng.

Lý do: Cơ quan quản lý nhà nước chỉ quản lý về hoạt động của máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu chứ không có thẩm quyền chấp thuận hay không chấp thuận việc chuyển nhượng thiết bị. Do đó, khi đăng ký sử dụng thiết bị này, cơ sở in không cần nộp thành phần hồ sơ là “Đơn đề nghị chuyển nhượng”, thay vào đó là nộp “Hợp đồng chuyển nhượng”. Hợp đồng chuyển nhượng là loại giấy tờ có đầy đủ thông tin về giao dịch giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Mặt khác, cơ quan quản lý đã nắm được thông tin về việc chuyển nhượng máy giữa các bên, vì trước khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng phải thông báo cho cơ quan quản lý nơi đăng ký sử dụng máy, nếu cần, các cơ quan này có thể trao đổi thông tin với nhau.

+ Bổ sung số lượng hồ sơ là 01 bộ.

3.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

- Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 740.362 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 285.754 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 454.608 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 61,4 %.

4. Thủ tục Chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu

4.1. Nội dung đơn giản hóa

Bãi bỏ thủ tục hành chính Chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu, thay thế bằng hình thức thông báo chuyển nhượng cho Sở Thông tin và Truyền thông nơi đăng ký sử dụng máy (do bên chuyển nhượng thực hiện).

Lý do: TTHC này là không cần thiết, vì việc chuyển nhượng tài sản là quyền của mỗi doanh nghiệp; sau khi nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng vẫn phải làm thủ tục đăng ký sử dụng tại Sở Thông tin và Truyền thông nơi họ hoạt động.

Như vậy, công tác quản lý đối với thiết bị này vẫn được đảm bảo.

4.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 116.899 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 116.899 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.

5. Thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở in

5.1. Nội dung đơn giản hóa

+ Mẫu tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in: Bổ sung Giấy chứng nhận tham gia lớp tập huấn kiến thức pháp luật trong hoạt động in do Sở Thông tin và Truyền thông cấp (đối với các cơ sở in là hộ gia đình).

Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở in là hộ gia đình hoạt động ổn định. Các cơ sở in là hộ gia đình chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ, chỉ in lưới, in lụa theo thời vụ và có lợi nhuận thấp. Do đó, việc theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sẽ gây lãng phí và khó khăn về kinh tế. Hàng năm các cơ sở in này chỉ cần tham gia các lớp tập huấn kiến thức pháp luật trong hoạt động in do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.

+ Mẫu tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in: Cắt giảm Giấy đảm bảo về môi trường

Lý do: Bộ Tài nguyên và Môi trường đến nay vẫn chưa ban hành đầy đủ văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về loại giấy tờ này, do đó việc thực hiện trong các tỉnh, thành cả nước hiện chưa thống nhất, gây khó khăn cho các cơ sở in trong quá trình xin cấp giấy tờ thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện về bảo vệ môi trường để hoàn thiện hồ sơ đăng ký hoạt động cơ sở in.

5.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Mẫu 14, Phụ lục kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in.

5.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 277.094 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 190.502 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 86.154 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,25 %.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2741/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến hoạt động của cơ sở in thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tây Ninh

Số hiệu: 2741/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
Người ký: Phạm Văn Tân
Ngày ban hành: 24/10/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2741/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính quy định liên quan đến hoạt động của cơ sở in thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tây Ninh

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…