ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2718/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 06 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 , được sửa đổi, bổ sung năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;
Căn cứ Công văn số 1108/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 22/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại các văn bản: Tờ trình số 2987/TTr-SGDĐT ngày 11/11/2021; Công văn số 3176/SGDĐT-TCCB ngày 29/11/2021 và ý kiến của các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua để xác định nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn lực triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả.
2. Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học, nhận định ưu điểm, tồn tại, hạn chế về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ hiện có, đối chiếu với yêu cầu cần phải đảm bảo về số lượng, cơ cấu và chất lượng để triển khai Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình.
3. Lồng ghép, tích hợp các chương trình, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đã được cấp thẩm quyền phê duyệt để triển khai Đề án có hiệu quả.
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo đủ về số lượng cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV) đồng bộ về cơ cấu môn học; chuẩn bị nguồn nhân lực để tuyển dụng; chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đảm bảo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 là trọng tâm.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu về đảm bảo đủ số lượng CBQL, GV, NV để triển khai Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình
a) Cấp Tiểu học: Dự kiến số lượng cần bổ sung
- Năm học 2021 - 2022: 497 người.
- Năm học 2022 - 2023: 301 người.
- Năm học 2023 - 2024: 92 người.
- Năm học 2024 - 2025: 76 người.
b) Cấp Trung học cơ sở (THCS): Dự kiến số lượng cần bổ sung
- Năm học 2021 - 2022: 387 người.
- Năm học 2022 - 2023: 44 người.
- Năm học 2023 - 2024: 34 người.
- Năm học 2024 - 2025: 27 người.
c) Cấp Trung học phổ thông (THPT): Dự kiến số lượng cần bổ sung
- Năm học 2021 - 2022: 154 người.
- Năm học 2022 - 2023: 127 người.
- Năm học 2023 - 2024: 23 người.
- Năm học 2024 - 2025: 18 người.
2.2. Mục tiêu về chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018 đến năm 2025
a) Mục tiêu chất lượng đội ngũ CBQL:
- 100% CBQL đạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ.
- 100% CBQL đạt từ mức khá trở lên theo chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
- 98% CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý theo Chương trình GDPT 2018.
- 100% hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
b) Mục tiêu chất lượng đội ngũ giáo viên:
- 95% trở lên giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn theo Luật Giáo dục.
- 100% giáo viên phải được đánh giá xếp loại đạt trở lên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
- 100% giáo viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- 100% giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
c) Mục tiêu chất lượng đội ngũ nhân viên:
100% nhân viên có trình độ đạt chuẩn theo chức danh nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu vị trí công tác.
1. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch biên chế hằng năm, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, điều chỉnh số lượng người làm việc được giao (CBQL, GV, NV) theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giáo viên kịp thời, đáp ứng yêu cầu giảng dạy.
2. Thực hiện đặt hàng đào tạo đối với những vị trí còn thiếu, môn học mới, đặc biệt là giáo viên dạy các môn Tin học, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ 2 để có nguồn tuyển dụng hoặc xem xét thực hiện hợp đồng giáo viên theo quy định Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.
3. Chuyển giáo viên dôi dư ở một số môn học sang đào tạo văn bằng 2, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để chuyển sang làm nhân viên theo yêu cầu vị trí việc làm còn thiếu. Thực hiện đào tạo liên thông trên chuẩn đối với cán bộ quản lý và giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tại địa phương; đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng cho giáo viên, nhân viên đảm bảo trình độ đạt chuẩn theo quy định.
Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án sắp xếp, phát triển mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày 30/10/2020).
Triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 18/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh sắp xếp trường, lớp học, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 giai đoạn 2021 - 2025.
a) Cấp tiểu học:
- Dự kiến đào tạo giáo viên giai đoạn 2021 - 2025:
+ Tiếng Anh: 105 GV.
+ Tin học: 144 GV.
+ Giáo dục thể chất: 72 GV.
+ Âm nhạc: 26 GV.
+ Mỹ thuật: 24 GV.
+ Giáo viên tiểu học (môn chung): 131 GV.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định Thông tư số 11/2021/TT- BGDĐT ngày 05/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học: dự kiến khoảng 78 người.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên thư viện, thiết bị thí nghiệm; văn thư, y tế, thủ quỹ; giáo vụ, nhân viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật theo vị trí việc làm: dự kiến khoảng 134 người.
b) Cấp Trung học cơ sở:
- Dự kiến đào tạo giáo viên giai đoạn 2021 - 2025:
+ Tiếng Anh: 18 GV.
+ Tin học: 14 GV.
+ Giáo dục thể chất: 11 GV.
+ Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, Hàn, Nhật): 17 GV.
+ Đào tạo văn bằng 2 đối với Ngoại ngữ 2: 08 GV; nhóm môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật): 05 GV; nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học): 29 GV.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên thư viện, thiết bị thí nghiệm; văn thư, y tế, thủ quỹ; giáo vụ, nhân viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật theo vị trí việc làm: dự kiến khoảng 65 người.
c) Cấp Trung học phổ thông:
- Dự kiến đào tạo giáo viên môn học còn thiếu, môn học mới theo khung Chương trình GDPT 2018:
+ Tiếng Anh: 08 GV.
+ Tin học: 07 GV.
+ Âm nhạc: 28 GV.
+ Mỹ thuật: 27 GV.
+ Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, Hàn, Nhật): 43 GV.
+ Giáo dục thể chất: 10 GV.
+ Giáo dục quốc phòng an ninh: 19 GV.
+ Đào tạo văn bằng 2 đối với Ngoại ngữ 2: 09 GV, Giáo dục quốc phòng an ninh: 09 GV, nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật: 05 GV (Âm nhạc 01, Mỹ thuật 01, Tin học 01, Công nghệ 02).
- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT ngày 05/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông: dự kiến khoảng 08 GV.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên thư viện, thiết bị thí nghiệm; văn thư, y tế, thủ quỹ; giáo vụ, nhân viên hỗ trợ giáo dục khuyết tật theo vị trí việc làm: dự kiến khoảng 18 người.
- Thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.
+ Triển khai thực hiện Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 19/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện lộ trình đào tạo nâng trình độ chuẩn và bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025.
+ Thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với nhân viên chưa đạt chuẩn theo quy định chức danh nghề nghiệp theo hình thức xã hội hóa đảm bảo đến năm 2025 có 100% nhân viên đạt chuẩn theo quy định.
- Triển khai bồi dưỡng giáo viên về chương trình sách giáo khoa theo các mô đun và lộ trình thực hiện bồi dưỡng Chương trình GDPT 2018: Thực hiện theo Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22/02/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai bồi dưỡng đại trà giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp phổ thông thực hiện Chương trình GDPT 2018.
- Triển khai bồi dưỡng thường xuyên đối với cán bộ quản lý, giáo viên: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.
5. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về đổi mới Chương trình GDPT 2018
Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, yêu cầu, kế hoạch, nhiệm vụ, lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông mới, để tuyên truyền đến nhân dân, học sinh, góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Tích cực tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chuẩn bị điều kiện cần thiết thực hiện Chương trình GDPT 2018.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
Cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án; đề xuất khi có khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
V. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí triển khai thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.
2. Dự kiến lộ trình thực hiện Đề án
a) Năm 2021
- Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo Thông tư số 11/2021/TT- BGDĐT và Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Ngoại ngữ.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên theo vị trí việc làm.
b) Năm 2022
Đào tạo giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Ngoại ngữ 2 (Tiếng Pháp, Hàn, Nhật).
c) Năm 2023
Đào tạo giáo viên tiểu học, văn bằng 2 các môn học Ngoại ngữ 2, Giáo dục quốc phòng an ninh, nhóm môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ), Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học).
d) Từ năm 2024 đến năm 2026
Tiếp tục thực hiện việc đào tạo đối với các lớp, đến năm 2026 hoàn thành.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện Đề án hiệu quả. Hằng năm, căn cứ tình hình thực tế và quy định hiện hành, rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo quy định.
- Phối hợp rà soát, bổ sung, điều chỉnh Đề án phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên theo quy định.
- Làm đầu mối, tiếp nhận thông tin về công tác đào tạo giáo viên, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ đặt hàng theo quy định.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau tham mưu cấp thẩm quyền giao số lượng người làm việc cho ngành giáo dục đủ theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hướng dẫn thực hiện việc tuyển dụng, bố trí sử dụng sinh viên sư phạm tốt nghiệp thuộc đối tượng được đào tạo theo Đề án, theo quy định hiện hành về phân cấp tuyển dụng, sử dụng viên chức.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương đối với các nội dung, nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp cấp tỉnh quản lý theo phân cấp ngân sách hiện hành.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo lộ trình; căn cứ thực trạng thừa, thiếu giáo viên xác định nhu cầu đào tạo, chịu trách nhiệm đề xuất việc đặt hàng đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Xây dựng phương án triển khai thực hiện việc rà soát sắp xếp trường, lớp, điều động giáo viên, xây dựng kế hoạch tuyển dụng và bố trí phân công đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp với vị trí việc làm, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực được đào tạo.
- Phối hợp rà soát, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo tiến độ triển khai thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 2718/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
Số hiệu: | 2718/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau |
Người ký: | Nguyễn Minh Luân |
Ngày ban hành: | 06/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2718/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Cà Mau ban hành
Chưa có Video