Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2007/QĐ-UBND

Phan Thiết, ngày 31 tháng 5 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU, THĂM BỆNH, VIẾNG CÁN BỘ KHI TỪ TRẦN, TẶNG QUÀ NHÂN DỊP LỄ, TẾT CHO CÁN BỘ TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quy định số 492-QĐ/TU ngày 28/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận về chế độ trợ cấp ốm đau, thăm bệnh, viếng cán bộ khi từ trần, tặng quà nhân dịp lễ, tết từ Quỹ chính sách cán bộ của tỉnh;

Căn cứ Công văn số 272/HĐND-TH ngày 23/5/2007 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc tham gia ý kiến đối với Tờ trình số 1879/TTr-UBND ngày 03/5/2007 của UBND tỉnh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2021/STC-HCSN ngày 19/4/2007 về việc ban hành quy định về chế độ trợ cấp ốm đau, thăm bệnh, viếng cán bộ từ trần, tặng quà nhân dịp lễ tết từ Quỹ chính sách cán bộ tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ trợ cấp ốm đau, thăm bệnh, viếng cán bộ khi từ trần, tặng quà nhân dịp lễ, tết cho cán bộ tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU, THĂM BỆNH, VIẾNG CÁN BỘ KHI TỪ TRẦN, TẶNG QUÀ NHÂN DỊP LỄ, TẾT CHO CÁN BỘ TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Chương I

CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP ỐM ĐAU

Điều 1. Đối tượng được trợ cấp

1. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Khu ủy viên; Trưởng ban, ngành, đoàn thể khu.

3. Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Tỉnh ủy viên; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Trưởng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; sĩ quan quân đội và công an nhân dân có quân hàm từ đại tá trở lên; Bí thư, Phó Bí thư huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

4. Cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945; cán bộ tiền khởi nghĩa; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; nhà giáo, nghệ sĩ, thầy thuốc nhân dân; đảng viên có huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên; chuyên viên cao cấp bậc 2 trở lên; chuyên viên chính bậc 8.

Điều 2. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ mổ tim:

Các đối tượng nêu tại Điều 1, nếu mắc bệnh tim cần phải phẫu thuật để điều trị theo quyết định của cơ quan y tế có thẩm quyền thì được hỗ trợ như sau:

a) Chi phí cho một lần mổ tim từ 50.000.000 đồng trở lên được hỗ trợ 20.000.000 đồng;

b) Chi phí cho một lần mổ tim từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng được hỗ trợ 10.000.000 đồng;

c) Chi phí cho một lần mổ tim từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng được hỗ trợ 5.000.000 đồng;

Chi phí cho một lần mổ tim bao gồm: chi phí xét nghiệm; chiếu, chụp phim (kể cả Scanerciti); chi phí hội chẩn, chẩn đoán bệnh và chi phí phẫu thuật của cơ sở y tế... (không bao gồm chi phí thuốc điều trị, viện phí) nơi tiến hành mổ tim.

2. Hỗ trợ bệnh hiểm nghèo:

Các đối tượng nêu tại Điều 1, nếu mắc bệnh hiểm nghèo phải phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị phải điều trị dài ngày theo yêu cầu của bệnh viện, ngoài chi phí được Bảo hiểm y tế thanh toán, được xem xét, hỗ trợ như sau:

a) Chi phí 30.000.000 đồng trở lên được hỗ trợ 10.000.000 đồng;

b) Chi phí từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng được hỗ trợ 8.000.000 đồng;

c) Chi phí từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng được hỗ trợ 6.000.000 đồng;

d) Chi phí dưới 10.000.000 đồng được hỗ trợ 3.000.000 đồng.

Điều 3. Số lần hỗ trợ

Mỗi đối tượng nêu tại Điều 1 chỉ được hỗ trợ một lần duy nhất.

Điều 4. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền xét hỗ trợ mổ tim và bệnh hiểm nghèo

1. Hồ sơ, thủ tục:

- Đơn đề nghị của bệnh nhân (hoặc vợ, chồng, con của bệnh nhân hoặc người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân), có ý kiến xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nếu đương chức) hoặc đảng ủy, chi ủy xã, phường, thị trấn nơi cư trú (nếu là cán bộ hưu trí, đảng viên có huy hiệu đảng). Trong đó, nêu rõ tổng chi phí điều trị và mức đề nghị hỗ trợ;

- Hóa đơn, chứng từ thu tiền các khoản chi phí khám chữa bệnh của cơ sở y tế nơi phẩu thuật tim, phẩu thuật bệnh hiểm nghèo, vô hóa chất hoặc xạ trị cho bệnh nhân (bản chính hoặc bản photo có công chứng)...

2. Thẩm quyền:

Ban Tổ chức Tỉnh ủy là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin hỗ trợ của các đối tượng. Căn cứ vào hồ sơ của người xin trợ cấp, Ban Tổ chức Tỉnh ủy báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xét, trợ cấp cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 5. Chế độ thanh toán

1. Các đối tượng nêu tại Điều 1, sau khi được cấp có thẩm quyền xét đủ điều kiện hưởng trợ cấp, thì các đối tượng được hưởng trợ cấp có trách nhiệm cung cấp quyết định được hưởng trợ cấp của Tỉnh ủy (hoặc hồ sơ xin trợ cấp có ý kiến phê duyệt của Thường trực Tỉnh ủy) cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy để làm thủ tục chi trợ cấp. Đối tượng đến nhận trợ cấp phải mang theo chứng minh nhân dân để kiểm tra đối chiếu, trường hợp đối tượng không trực tiếp đi nhận phải có giấy ủy quyền kèm theo giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền nhận thay.

2. Nguồn kinh phí chi trả:

Hàng quý Ban Tổ chức Tỉnh ủy lập dự toán nhu cầu kinh phí chi trả cho đối tượng chuyển về Văn phòng Tỉnh ủy để tổng hợp và gửi đến Sở Tài chính. Sở Tài chính sẽ cấp kinh phí cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy (thông qua Văn phòng Tỉnh ủy) từ nguồn kinh phí khối Đảng được ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm. Cuối năm báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, quản lý.

Chương II

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH THĂM BỆNH

Điều 6. Đối tượng (cả đương chức và nguyên chức)

1. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2. Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Khu ủy viên; Trưởng ban, ngành, đoàn thể khu.

3. Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Tỉnh ủy viên; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Trưởng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; sĩ quan quân đội và công an nhân dân có quân hàm từ đại tá trở lên; Bí thư, Phó bí thư huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc tỉnh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

4. Cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945; cán bộ tiền khởi nghĩa; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; nhà giáo, nghệ sĩ, thầy thuốc nhân dân; đảng viên có huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên; chuyên viên cao cấp bậc 2 trở lên; chuyên viên chính bậc 8.

Điều 7. Mức thăm hỏi

1. Bệnh nặng: 500.000 đồng.

2. Phẩu thuật (trung phẩu trở lên): 1.000.000 đồng.

Điều 8. Về phân công, ủy nhiệm đi thăm bệnh

Thực hiện theo khoản 3, mục II Quy định số 492-QĐ/TU ngày 28/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.

Điều 9. Chế độ thanh toán

1. Kinh phí chi trả cho chế độ, chính sách thăm bệnh do ngân sách nhà nước cấp. Đơn vị được ủy quyền cử người đi thăm bệnh lập dự trù trình người có thẩm quyền chuẩn chi, kế toán căn cứ lập phiếu chi tiền và thanh toán theo quy định, cuối năm báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, quản lý.

2. Nguồn kinh phí chi trả:

a) Kinh phí thăm hỏi các đối tượng do Thường trực Tỉnh ủy đi thăm hoặc ủy nhiệm cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy đi thăm: Sở Tài chính sẽ cấp kinh phí cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy (thông qua Văn phòng Tỉnh ủy) từ nguồn kinh phí khối Đảng được ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm;

b) Kinh phí thăm hỏi các đối tượng do Thường trực Tỉnh ủy ủy nhiệm cho Thường trực các huyện, thị, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành đi thăm: thường trực các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh và các sở, ban, ngành chi trong kinh phí hoạt động thường xuyên của địa phương, sở, ban, ngành.

Chương III

CHẾ ĐỘ THĂM VIẾNG KHI CÁN BỘ TỪ TRẦN

Điều 10. Mức viếng và đối tượng

1. Mức viếng: 1.000.000 đồng (kèm vòng hoa) đối với các đồng chí đương chức hoặc nguyên chức khi từ trần đã kinh qua các chức vụ:

a) Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

b) Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Khu ủy viên; Trưởng ban, ngành, đoàn thể khu;

c) Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Trưởng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; sĩ quan quân đội và công an nhân dân có quân hàm từ Thiếu tướng trở lên; các đồng chí được tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng nhất; cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945; cán bộ tiền khởi nghĩa; nghệ sĩ nhân dân, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân.

2. Mức viếng: 1.000.000 đồng (không kèm vòng hoa) đối với các đồng chí đương chức hoặc nguyên chức khi từ trần đã kinh qua các chức vụ:

a) Tỉnh ủy viên; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các đồng chí được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì và hạng ba;

b) Bí thư, Phó bí thư các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; chuyên viên cao cấp từ bậc 2 trở lên.

3. Mức viếng: 500.000 đồng đối với các đối tượng khi từ trần, gồm:

a) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, đảng viên có huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên đang sinh hoạt ở các đảng bộ;

b) Các nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ ưu tú, thầy thuốc ưu tú đã nghỉ hưu hoặc đang công tác tại các đơn vị thuộc sở, ngành, địa phương quản lý.

Điều 11. Về phân công, ủy quyền đi viếng

Thực hiện theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 mục III Quy định số 492-QĐ/TU ngày 28/11/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.

Điều 12. Chế độ thanh toán

1. Kinh phí chi đi viếng khi cán bộ từ trần do ngân sách nhà nước cấp. Đơn vị được ủy quyền cử người đi viếng lập dự trù trình người có thẩm quyền chuẩn chi, kế toán căn cứ lập phiếu chi tiền và thanh toán theo quy định, cuối năm báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, quản lý.

2. Nguồn kinh phí chi trả:

a) Kinh phí thực hiện khoản 1, khoản 2 Điều 10: Sở Tài chính sẽ cấp kinh phí cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy (cấp thông qua Văn phòng Tỉnh ủy) từ nguồn kinh phí khối Đảng được ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm;

b) Kinh phí thực hiện khoản 3 Điều 10: thường trực các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh; Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Y tế chi trong kinh phí hoạt động thường xuyên của địa phương và của các sở.

Chương IV

QUÀ TẶNG NHÂN DỊP LỄ, TẾT, TẶNG HUY HIỆU ĐẢNG

Điều 13.

1. Đối tượng:

Cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, cán bộ tiền khởi nghĩa; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Khu ủy viên, Trưởng ban, ngành, đoàn thể Khu; Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy các khóa; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; đảng viên có huy hiệu 40, 50, 60, 70 năm tuổi Đảng trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; thân nhân cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 đã hy sinh, từ trần hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

2. Mức chi quà tặng nhân dịp lễ, tết:

a) Mức chi 250.000 đồng cho các đối tượng sau: cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, cán bộ tiền khởi nghĩa; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy, Khu ủy viên, Trưởng ban, ngành, đoàn thể khu; Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy các khóa; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; đảng viên 60, 70 năm tuổi Đảng;

b) Mức chi 200.000 đồng cho các đối tượng sau: đảng viên 40, 50 năm tuổi Đảng; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; thân nhân cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 đã từ trần.

3. Quà tặng của Tỉnh ủy cho đảng viên được tặng huy hiệu 60, 70 năm tuổi Đảng:

Ngoài mức chi quy định tại Quyết định số 84-QĐ/TW ngày 01/10/2003 của Ban Chấp hành Trung ương về ban hành quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức đảng các cấp và Thông báo số 51-TB/TW ngày 25/12/2006 của Ban Chấp hành Trung ương Thông báo kết luận của Ban Bí thư về một số vấn đề xét tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên, các đảng viên được tặng huy hiệu 60, 70 năm tuổi Đảng được quà tặng (bằng hiện vật) của Tỉnh ủy:

- Được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng: 1.000.000 đồng;

- Được tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng: 2.000.000 đồng.

Điều 14. Chế độ thanh toán

1. Kinh phí quà tặng nhân dịp lễ, tết, tặng huy hiệu Đảng: Sở Tài chính sẽ cấp kinh phí cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy (cấp thông qua Văn phòng Tỉnh ủy) từ nguồn kinh phí khối Đảng được ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm và thanh toán theo quy định. Cuối năm, báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, quản lý.

2. Chứng từ thanh quyết toán:

Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp danh sách và đồng thời lập dự toán nhu cầu kinh phí quà tặng nhân dịp lễ, tết, tặng huy hiệu Đảng, trình Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt. Sau khi có ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, tổng hợp danh sách chuyển bảng dự trù kinh phí (đã có ý kiến phê duyệt của Thường trực Tỉnh ủy) cho kế toán để làm thủ tục xuất chi kinh phí. Trong quá trình chi tiền phải có chữ ký xác nhận của đối tượng được trợ cấp. Trường hợp đối tượng không trực tiếp đi nhận phải có giấy ủy quyền kèm theo giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền nhận thay.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Những đối tượng có nhiều chức danh, chức vụ, danh hiệu khác nhau thì được thực hiện chế độ hỗ trợ theo chức danh, chức vụ, danh hiệu có mức hỗ trợ cao nhất.

Điều 16. Thủ trưởng các sơ, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Quy định này để nghiên cứu, triển khai trong phạm vi ngành, đơn vị và địa phương mình. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì có báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để xem xét, sửa đổi. Khi chưa có quyết định bổ sung, sửa đổi của UBND tỉnh, các ngành, đơn vị và địa phương không được làm trái với Quy định này./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 27/2007/QĐ-UBND về Quy định chế độ trợ cấp ốm đau, thăm bệnh, viếng cán bộ khi từ trần, tặng quà nhân dịp lễ, tết cho cán bộ tỉnh Bình Thuận

Số hiệu: 27/2007/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Huỳnh Tấn Thành
Ngày ban hành: 31/05/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 27/2007/QĐ-UBND về Quy định chế độ trợ cấp ốm đau, thăm bệnh, viếng cán bộ khi từ trần, tặng quà nhân dịp lễ, tết cho cán bộ tỉnh Bình Thuận

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [10]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…