THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 258-TTg |
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1995 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÂN BAN VIỆT NAM TRONG UỶ BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ HỢP TÁC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI, KHOA HỌC - KỸ THUẬT VÀ VĂN HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thúc đẩy việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác, triển khai thực hiện Hiệp định và Thoả thuận với các nước;
Để bảo đảm cho các Uỷ ban liên Chính phủ giữa nước ta với các nước hoạt động có hiệu quả;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân ban Việt Nam trong các Uỷ ban liên Chính phủ (dưới đây gọi tắt là Phân ban Việt Nam) giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ điều phối các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá với các nước và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Phân ban Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
1/ Đề xuất, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá với các nước có quan hệ hợp tác.
2/ Theo uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, trong phạm vi hoạt động của uỷ ban liên Chính phủ, phân ban Việt Nam có nhiệm vụ đôn đốc các cơ quan chuẩn bị nội dung, đàm phán, ký kết các văn bản thoả thuận với nước có quan hệ hợp tác thuộc cấp Nhà nước quản lý phù hợp với chức năng đã được giao của từng cơ quan.
3/ Theo dõi, đôn đốc, tổ chức phối hợp giữa các Bộ, Ngành và địa phương thực hiện các thoả thuận, nghĩa vụ đã cam kết về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá; đồng thời trao đổi ý kiến với bên nước ngoài nhằm tìm các biện pháp tạo điều kiện cho cả hai bên hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình. Định kỳ tổ chức các cuộc họp của Phân ban Việt Nam để đánh giá kết quả thực hiện và bàn các biện pháp triển khai các thoả thuận với nước ngoài.
4/ Tổ chức các cuộc họp của Uỷ ban liên Chính phủ với nội dung kiểm điểm tình hình thực hiện các thoả thuận tại khoá họp trước, đề ra phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác cho thời kỳ giữa hai kỳ họp. Trước khi tiến hành khoá họp Uỷ ban, Chủ tịch Phân ban báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan đến nội dung khoá họp.
Điều 3. Thành phần thường trực của Phân ban Việt Nam gồm có:
- Chủ tịch Phân ban là cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng của các Bộ, Ngành kinh tế, đối ngoại tổng hợp. Trong trường hợp thoả thuận với nước có quan hệ hợp tác cần cử cấp cao hơn hoặc thấp hơn thì sẽ quyết định phù hợp với thoả thuận đó.
- Phó Chủ tịch Phân ban là cấp Thứ trưởng hoặc tương đương (trong trường hợp được hai bên thoả thuận có thể không cử Phó Chủ tịch Phân ban).
- Thư ký thường trực Phân ban là cán bộ cấp vụ hoặc chuyên viên của Văn phòng Chính phủ.
- Khi cần thiết có thể cử thêm một số uỷ viên vào thành phần thường trực của Phân ban và hoặc thành lập các Tiểu ban, nhóm công tác tuỳ theo nhu cầu hoạt động của Uỷ ban và phù hợp với thoả thuận của hai bên.
Căn cứ vào các nguyên tắc trên, Văn phòng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ cấu và thành phần cụ thể của Phân ban Việt Nam.
Điều 4. Phân ban Việt Nam làm việc theo những nguyên tắc sau đây:
1/ Phân ban chỉ bàn và thoả thuận với bên nước ngoài những nguyên tắc ở cấp Chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá nhằm tạo ra các khuôn khổ pháp lý, môi trường hợp tác thuận lợi cho các đối tác. Các vấn đề hợp tác sản xuất và kinh doanh cụ thể do các tổ chức sản xuất và kinh doanh của hai nước trực tiếp ký kết với nhau.
2/ Các Bộ, Ngành, địa phương có những kiến nghị về hợp tác với nước ngoài thuộc phạm vi nói trong điều 4.1 cần gửi đến Chủ tịch Phân ban (qua thư ký thường trực Phân ban) để xử lý hoặc trình Thủ tướng Chính phủ trước khi làm việc với bên nước ngoài. Phân ban có thể đề xuất những vấn đề cần giải quyết hoặc hợp tác với bên nước ngoài lên Thủ tướng Chính phủ.
3/ Các văn kiện ký kết với bên nước ngoài trong khuôn khổ Uỷ ban liên Chính phủ thực hiện theo đúng Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế. Sau khi ký kết và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Phân ban sẽ tổ chức triển khai và thông báo cho các Bộ, Ngành, địa phương có liên quan thực hiện.
4/ Các Bộ, Ngành, địa phương ít nhất 6 tháng một lần thông báo cho Phân ban thông qua Văn phòng Chính phủ tình hình thực hiện các thoả thuận với nước ngoài trong khuôn khổ hợp tác của Uỷ ban liên Chính phủ.
5/ Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký thường trực Phân ban được quyền quan hệ trực tiếp với đại diện của bên nước ngoài để trao đổi và giải quyết những vấn đề liên quan đến hợp tác.
6/ Chủ tịch Phân ban có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện những thảo thuận, các nghĩa vụ đã ký kết với nước ngoài. Khi cần thiết, Chủ tịch Phân ban có quyền triệu tập đại diện các Bộ, Ngành, địa phương để họp bàn giải quyết những vấn đề nảy sinh. Phó Chủ tịch (nếu có) và thư ký thường trực giúp Chủ tịch Phân ban thực hiện nhiệm vụ nói trên.
7/ Chủ tịch Phân ban chủ trì việc tham dự các khoá họp Uỷ ban liên Chính phủ. Các khoá họp của Uỷ ban liên Chính phủ được tiến hành ở trong nước và nước ngoài căn cứ theo điều lệ hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ. Ngoài các cuộc họp định kỳ, khi có công việc đột xuất, Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc thư ký thường trực Phân ban hai bên có thể gặp nhau để bàn biện pháp giải quyết.
8/ Thư ký thường trực Phân ban chịu trách nhiệm thường trực giúp Chủ tịch Phân ban nắm tình hình, số liệu, trao đổi với các cơ quan hữu quan, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để xử lý kịp thời các công việc hàng ngày của Phân ban. Thư ký thường trực được quyền mời các chuyên viên của các Bộ,
Ngành, địa phương bàn chuẩn bị cho các cuộc họp của Uỷ ban liên Chính phủ.
Thư ký thường trực Phân ban chịu trách nhiệm quản lý các tài liệu, số liệu của Phân ban ở trong nước cũng như khi đi công tác nước ngoài và được sử dụng hộ chiếu ngoại giao.
Điều 5. Quyết định này thay thế quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 291-CT ngày 21 tháng 10 năm 1989.
Các Chủ tịch Phân ban Việt Nam, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 258-TTg |
Hanoi, April 29, 1995 |
DECISION
ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF THE VIETNAM SUB-COMMITTEE IN INTER-GOVERNMENTAL COMMITTEES FOR COOPERATION IN ECONOMY, TRADE, SCIENCE-TECHNOLOGY AND CULTURE WITH FOREIGN COUNTRIES
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on
Organization of the Government on the 30th on September 1992;
With a view to promoting and strengthening the development of external
cooperative relations, and to implementing Treaties and Agreements with foreign
countries;
In order to ensure the efficient operation of the Inter-Governmental Committees
set up between Vietnam and other countries;
At the proposals of the Minister for Foreign Affairs and the Minister-Chairman
of the Office of the Government,
Article 1.- The Vietnam Sub-Committee in Inter-Governmental Committees (hereafter referred to as the Vietnam Sub-Committee) shall assist the Government and the Prime Minister in coordinating the country's cooperative relations in economy, trade, science-technology and culture with foreign countries and shall be placed directly under the direction of the Prime Minister.
Article 2.- The Vietnam Sub-Committee has the following tasks:
1. To put forth proposals on and, together with Ministries, Services and localities, to study possibilities for, broadening the country's economic, trade, scientific-technological and cultural cooperation with countries with which it has cooperative relations.
...
...
...
3. To monitor, prompt and coordinate the implementation by Ministries, Services and localities of the agreements and committed obligations in economic, trade, scientific-technological and cultural cooperation; and, at the same time, to exchange opinion with the concerned foreign country with a view to seeking measures to help both parties to fulfill successfully their respective obligations. Periodically to hold meetings of the Vietnam Sub-Committee to review the implementation of, and discuss measures to realize, agreements signed with the foreign country.
4. To organize meetings of the Inter-Governmental Committee to review the implementation of the agreements reached at the previous meeting, and to work out orientations and measures for strengthening the cooperation for the period between two meetings. Prior to each meeting of the Committee, the Chairman of the Sub-Committee shall report to the Prime Minister for his advice on issues related to the content of the meeting.
Article 3.- The standing members of the Vietnam Sub-Committee include:
- The Chairman of the Sub-Committee is a person of ministerial or vice-ministerial level of a Ministry or a Service in external economic relations. In the event that the agreement with the concerned foreign country calls for a person of higher or lower level, the appointed person must have the position required by the agreement.
- The Vice Chairman of the Sub-Committee is a person of vice-ministerial or equivalent level. (If the two parties agree, this post of Sub-Committee Vice-Chairmanship may not be appointed).
- The Executive Secretary of the Sub-Committee is a person of departmental or specialist capacity of the Office of the Government.
- In case of necessity, a number of members may be appointed to the standing staff of the Sub-Committee, or various sections or working groups may be formed, depending on the operating needs of the Committee and in conformity with the bilateral agreements.
Based on the above-described principles, the Office of the Government shall propose to the Prime Minister for approval the apparatus and composition of the Vietnam Sub-Committee.
Article 4.- The Vietnam Sub-Committee shall only operate according to the following principles:
...
...
...
2. The Ministries, Services and localities which have their own proposals for cooperation with the foreign country within the framework of Article 41 should submit them to the Chairman of the Sub-Committee (via the Executive Secretary of the Sub-Committee) for processing, or for submission to the Prime Minister, before discussing them with the foreign party. The Sub-Committee may recommend issues, which need to be solved or put into cooperation with the foreign party, to the Prime Minister.
3. The documents signed with the foreign party within the framework of the Inter-Governmental Committee shall conform with the Ordinance on the Signing and Implementation of International Agreements. After the signing and ratification of the documents by the authorized level, the Sub-Committee shall organize their implementation and notify them to the concerned Ministries, Services and localities for implementation..
4. The concerned Ministries, Services and localities shall, at least once every six months and through the Office of the Government, inform the Sub-Committee of the situation of the implementation of the agreements with the foreign country within the cooperative framework of the Inter-Governmental Committee.
5. The Chairman, the Vice-Chairman and the Executive Secretary of the Sub-Committee are authorized to work directly with representatives of the foreign party to exchange views on and solve problems related to the cooperative relations.
6. The Chairman of the Sub-Committee is responsible for monitoring the implementation of the signed agreements and commitments toward the foreign party. In case of necessity, the Chairman of the Sub-Committee is authorized to convene representatives of the concerned Ministries, Services and localities to work out solutions to newly emerging problems. The Vice Chairman (if any) and the Executive Secretary shall assist the Chairman in the above-described duty.
7. The Chairman of the Sub-Committee shall take charge of the Vietnamese participation in the meetings of the Inter-Governmental Committee. The meetings of the Inter-Governmental Committee, either at home or abroad, shall be based on the Committee's operating regulation. Beside the regular meetings, when the need arises, the Chairmen or Vice Chairmen or Executive Secretaries of both parties may meet to discuss measures to solve it.
8. The Executive Secretary of the Sub-Committee is responsible for regularly monitoring in order to update the Chairman on the situation and data, comparing notes with the concerned agencies and seeking instructions from higher levels on matters related to the daily affairs of the Sub-Committee. The Executive Secretary is authorized to convene specialists from Ministries, Services and localities to prepare for meetings of the Inter-Governmental Committee. The Executive Secretary is responsible for keeping the documents and data and statistics of the Sub-Committee in the country as well as on foreign travels and is authorized to bear diplomatic passport.
Article 5.- This Decision replaces Decision No.291-CT on the 21st of October 1989 of the Chairman of the Council of Ministers.
The Chairmen of the Vietnam Sub-Committees, the Ministers, the Heads of the Agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for implementing this Decision.
...
...
...
FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Quyết định 258-TTg năm 1995 về việc tổ chức và hoạt đông của phân ban Việt Nam trong ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hóa với người nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 258-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/04/1995 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 258-TTg năm 1995 về việc tổ chức và hoạt đông của phân ban Việt Nam trong ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hóa với người nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video