ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2565/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 24 tháng 8 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 3229/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số CCHC cấp sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”
Căn cứ Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3818/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch CCHC năm 2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 984/TTr-SNV ngày 10 tháng 8 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, với các nội dung sau:
1. Mục tiêu
- Xây dựng được thang điểm, phương pháp đánh giá chính xác, khoa học, khách quan, phù hợp với đặc điểm, tính chất quản lý nhà nước của từng cấp.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính (CCHC), tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước; đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC.
- Tăng cường việc tham gia giám sát của tổ chức, công dân đối với nhiệm vụ CCHC cũng như việc quản lý chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức (CBCC), góp phần cải thiện chỉ số cạnh tranh (PCI) của tỉnh.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng, hiệu quả hoạt động, tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức công vụ của đội ngũ CBCC, nhất là những người trực tiếp đảm nhiệm công tác CCHC và bộ phận một cửa, một cửa liên thông các cấp.
- Hàng năm, công bố Chỉ số CCHC làm cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp và là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm cho tập thể, cá nhân.
2. Yêu cầu
- Bộ chỉ số phải bám sát nội dung Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1319/QĐ-UBND ngày 06/5/2016 của UBND tỉnh; Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất, từng bước ổn định trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh tới cơ sở.
- Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai CCHC theo chu kỳ hàng năm ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Các tiêu chí trong Chỉ số CCHC phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của công tác CCHC, phản ánh được những việc làm được, và chưa làm được, tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC. Tránh tình trạng thành tích trong tự chấm điểm Chỉ số CCHC.
- Đảm bảo có sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai CCHC của các cấp.
II. Nội dung sửa đổi, bổ sung bộ Chỉ số cải cách hành chính
1. Cấu trúc, kết cấu của Bộ chỉ số
Cấu trúc, kết cấu của Bộ chỉ số các cấp gồm 3 phần chính, cụ thể:
1.1. Phần I: Nhóm tiêu chí đánh giá theo lĩnh vực:
a) Chỉ số CCHC các sở, ban, ngành: Được xác định trên 08 lĩnh vực, 38 tiêu chí và 91 tiêu chí thành phần, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: 08 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 05 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
- Cải cách thủ tục hành chính: 04 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 07 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 05 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập: 02 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần;
- Hiện đại hóa hành chính: 03 tiêu chí và 08 tiêu chí thành phần;
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: 04 tiêu chí và 08 tiêu chí thành phần.
b) Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện: Được xác định trên 08 lĩnh vực, 38 tiêu chí và 104 tiêu chí thành phần, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: 08 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 05 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;
- Cải cách thủ tục hành chính: 03 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 07 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 06 tiêu chí và 20 tiêu chí thành phần;
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập: 02 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phần;
- Hiện đại hóa hành chính: 03 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần;
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: 04 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần.
c) Chỉ số cải cách hành chính cấp xã: Được xác định trên 8 lĩnh vực, 32 tiêu chí và 70 tiêu chí thành phần, cụ thể:
- Công tác chỉ đạo, điều hành: 06 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật: 04 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
- Cải cách thủ tục hành chính: 03 tiêu chí và 10 tiêu chí thành phần;
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: 03 tiêu chí, 02 tiêu chí thành phần;
- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 06 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập: 03 tiêu chí;
- Hiện đại hóa hành chính: 02 tiêu chí và 07 tiêu chí thành phần;
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông: 05 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần.
1.2. Phần II: Nhóm tiêu chí điểm thưởng. Đối với cấp sở, ban, ngành và cấp huyện có 5 tiêu chí điểm thưởng; cấp xã có 4 tiêu chí điểm thưởng.
1.3. Phần III: Nhóm tiêu chí điểm trừ. Tất cả các cấp đều có 5 tiêu chí điểm trừ.
2. Về điểm số
Tổng số điểm của mỗi Bộ chỉ số là 100 điểm, được phân bổ cho 3 phần:
2.1. Phần I: Nhóm tiêu chí đánh giá theo lĩnh vực phân bổ 95 điểm, gồm có điểm tự đánh giá và điểm điều tra xã hội học:
a) Đối với cấp sở, ban, ngành:
- Điểm tự đánh giá: 77;
- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học: 18.
b) Đối với cấp huyện:
- Điểm tự đánh giá: 75;
- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học: 20.
c) Đối với cấp xã:
- Điểm tự đánh giá: 77;
- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học: 18.
2.2. Phần II: Nhóm tiêu chí điểm thưởng được phân bổ 5 điểm.
2.3. Phần III: Nhóm tiêu chí điểm trừ được phân bổ 5 điểm.
(Kèm theo Bộ chỉ số đánh giá CCHC các cấp tại Phụ lục 1, 2, 3)
3. Phương pháp xác định Chỉ số cải cách hành chính
3.1. Phương pháp, quy trình đánh giá
a) Điểm tự đánh giá: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã hàng năm thành lập Tổ tự đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC đối với Phần I: “Nhóm tiêu chí đánh giá theo lĩnh vực”, được quy định trong Chỉ số CCHC của từng cấp (Phụ lục 1,2,3 kèm theo). Sau đó, xây dựng báo cáo trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương gửi cơ quan có thẩm quyền thẩm định (báo cáo phải kèm theo các tài liệu kiểm chứng, đối với những tiêu chí không có tài liệu kiểm chứng thì phải giải trình cụ thể).
b) Điểm thẩm định: Trên cơ sở báo cáo tự đánh giá và tài liệu kiểm chứng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hội đồng thẩm định của tỉnh sẽ đánh giá lại điểm thực hiện công tác CCHC đảm bảo đúng quy định.
c) Điểm thưởng, điểm trừ: Hội đồng thẩm định sẽ đánh giá cho điểm thưởng, điểm trừ đối với từng cơ quan, đơn vị, địa phương theo các tiêu chí.
d) Điểm điều tra xã hội học: Sở Nội vụ chủ trì thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá cho các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá cho UBND cấp xã theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần đã quy định tại Phụ lục 1,2,3. Đối tượng điều tra xã hội học gồm:
+ Đối với cấp sở, ban, ngành, sẽ điều tra qua 8 đối tượng sau: Lãnh đạo cấp sở; Trưởng, phó đơn vị thuộc và trực thuộc cấp sở; công chức, viên chức thuộc sở, ban, ngành; Lãnh đạo UBND cấp huyện; Trưởng, phó phòng cấp huyện; Công chức phòng, ban đơn vị cấp huyện đánh giá cho sở, ban, ngành chuyên môn; Doanh nghiệp, tổ chức có liên quan; Người dân có liên quan giao dịch.
+ Đối với cấp huyện, sẽ điều tra qua 8 đối tượng sau: Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; Lãnh đạo UBND cấp huyện; Trưởng, phó đơn vị thuộc và trực thuộc cấp huyện; Công chức, viên chức thuộc UBND cấp huyện; Lãnh đạo UBND cấp xã; Công chức UBND cấp xã; Doanh nghiệp, tổ chức có liên quan; Người dân có liên quan giao dịch.
+ Đối với cấp xã, sẽ điều tra qua 5 đối tượng sau: Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; Lãnh đạo UBND cấp xã; Công chức UBND cấp xã; Doanh nghiệp, tổ chức có liên quan; Người dân có liên quan giao dịch.
- Cách tính điểm điều tra xã hội học: Theo phương pháp tính bình quân gia quyền.
3.2. Phương pháp xác định Chỉ số CCHC
“Điểm đánh giá” = “Tổng điểm thẩm định” + “Tổng điểm điều tra xã hội học” + “Tổng điểm thưởng” - “Tổng điểm trừ”.
Chỉ số đánh giá CCHC = |
Điểm đánh giá |
x 100 |
Điểm tối đa |
3.3. Xếp hạng Chỉ số CCHC
Việc xếp hạng Chỉ số CCHC các cơ quan, đơn vị, địa phương được xếp thứ tự từ cao xuống thấp và được phân loại như sau:
- Đối với sở, ban, ngành: Đạt từ 85 điểm trở lên, xếp loại Tốt; Từ 75 điểm đến dưới 85 điểm, xếp loại Khá; Từ 65 điểm đến dưới 75 điểm, xếp loại Trung Bình; Đạt dưới 65 điểm, xếp loại Yếu.
- Đối với cấp huyện: Đạt từ 80 điểm trở lên, xếp loại Tốt; Từ 70 điểm đến dưới 80 điểm, xếp loại Khá; Từ 60 điểm đến dưới 70 điểm, xếp loại Trung Bình; đạt dưới 60 điểm, xếp loại Yếu.
- Đối với cấp xã: Từ 80 điểm trở lên, xếp loại Tốt; Từ 65 điểm đến dưới 80 điểm, xếp loại Khá; Từ 50 điểm đến dưới 65 điểm, xếp loại Trung bình; Đạt dưới 50 điểm, xếp loại Yếu.
3.4. Công bố Chỉ số CCHC
- Chỉ số CCHC của sở, ban, ngành và UBND cấp huyện hàng năm do Chủ tịch UBND tỉnh công bố sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp điểm đánh giá chung toàn tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì, thực hiện và các tài liệu kiểm chứng kèm theo.
- Chỉ số CCHC của UBND cấp xã hàng năm do Chủ tịch UBND cấp huyện công bố sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định cấp huyện trên cơ sở tổng hợp điểm đánh giá chung toàn huyện do Phòng Nội vụ chủ trì, thực hiện và các tài liệu kiểm chứng kèm theo.
4. Tiến độ thực hiện xác định Chỉ số CCHC
Ðể ðảm bảo công bố Chỉ số CCHC hàng nãm ðýợc sớm và theo ðúng quy ðịnh, ðồng thời có kết quả phục vụ cho công tác ðánh giá tổ chức, cá nhân, công tác thi ðua khen thýởng theo quy ðịnh tại Quyết ðịnh số 40/2015/QÐ-UBND ngày 20/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, tiến ðộ thực hiện xác ðịnh chỉ số CCHC nhý sau:
- Các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo tự đánh giá và tất cả tài liệu kiểm chứng (bằng bản phô-tô hoặc bằng bản scan):
+ UBND cấp xã gửi về UBND cấp huyện trước ngày 15/12 hàng năm.
+ Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện gửi về Sở Nội vụ trước ngày 30/12 hàng năm;
- Tổ chức thẩm định và điều tra xã hội học:
+ UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định, tổ chức thẩm định và tổ chức điều tra xã hội học xong trước ngày 20/01 của năm sau liền kề;
+ Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, tổ chức thẩm định và tổ chức điều tra xã hội học xong trước ngày 30/01 của năm sau liền kề;
- Chậm nhất sau 15 ngày thẩm định, tổng hợp kết quả điều tra xã hội học, Sở Nội vụ hoàn chỉnh báo cáo trình Chủ tịch UBND tỉnhcông bố Chỉ số CCHC của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; Phòng Nội vụ hoàn chỉnh báo cáo trình Chủ tịch UBND cấp huyện công bố Chỉ số CCHC của UBND cấp xã.
1. Trách nhiệm chung
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Tổ chức tuyên truyền, quán triệt Bộ Chỉ số CCHC được phê duyệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, để tổ chức theo dõi, đánh giá cải cách hành chính hàng năm theo chỉ đạo chung của tỉnh.
- Chủ động bố trí nguồn lực, kinh phí đảm bảo thực hiện công tác xác định Chỉ số CCHC. Chỉ đạo việc thực hiện các nội dung cải cách hành chính tương ứng theo Chỉ số CCHC một cách nghiêm túc, có hiệu quả với kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính bảo đảm thường xuyên, liên tục, trung thực, khách quan trong việc tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo các kết quả cải cách hành chính; Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định Chỉ số CCHC của cơ quan, đơn vị.
2. Trách nhiệm cụ thể
2.1. Sở Nội vụ:
- Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã triển khai xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm được giao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng cho công chức chuyên trách cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã về công tác theo dõi, đánh giá và xác định Chỉ số CCHC;
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra xã hội học các cấp, xác định nhóm đối tượng được lấy ý kiến.Chủ trì tổ chức điều tra xã hội học cấp sở, ban, ngành và UBND cấp huyện;
- Trình UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC hàng năm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; tổng hợp trình UBND tỉnh công bố Chỉ số CCHC cấp sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; đề xuất, xem xét, điều chỉnh Chỉ số và các nội dung liên quan khi cần thiết.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán sử dụng kinh phí cho việc triển khai xác định Chỉ số CCHC; chủ trì tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch, dự toán được phê duyệt.
2.2. Các Sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư với vai trò chủ trì, tham mưu các kế hoạch chuyên ngành trong Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ trong quá trình triển khai, thực hiện, thẩm định đánh giá Chỉ số CCHC đối với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.
2.3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ thẩm định dự toán kinh phí thực hiện công tác xác định Chỉ số CCHC trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
2.4. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức, thẩm định Chỉ số CCHC đối với UBND cấp xã;
-Tổ chức điều tra xã hội học, tổng hợp kết quả, duyệt và công bố Chỉ số CCHC đối với cấp xã;
- Bố trí kinh phí thực hiện xác định Chỉ số CCHC cấp huyện, cấp xã đảm bảo quy định.
2.5. Các cơ quan: Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường đưa tin, thời lượng phát sóng, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về Chỉ số CCHC.
3. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC được đảm bảo bằng ngân sách của nhà nước.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai xác định Chỉ số CCHC theo quy định và hướng dẫn của Sở Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
Quyết định 2565/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình"
Số hiệu: | 2565/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Nguyễn Hữu Hoài |
Ngày ban hành: | 24/08/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2565/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình"
Chưa có Video