ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2013/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 11 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về Quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BXD ngày 23/4/2013 của Bộ Xây dựng về ban hành mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 923/TTr-SXD ngày 04/10/2013 và ý kiến thẩm định văn bản của Sở Tư pháp tại Văn bản số 352/STP-XDVB ngày 30/8/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận Tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Công ty Điện lực Thái Nguyên, Công ty Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Thái
Nguyên)
1. Việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo khung pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật; đồng thời góp phần khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
2. Quy định này cụ thể hóa và hướng dẫn một số nội dung về việc quản lý, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật được quy định tại Nghị định số 72/2012/NĐ- CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật để phù hợp với tình hình phát triển đô thị cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Các nội dung không nêu trong quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 72/2012/NĐ-CP và các văn bản pháp luật về xây dựng, quy hoạch đô thị hiện hành.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi tham gia các hoạt động liên quan đến xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ nội dung của Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật là việc các tổ chức, cá nhân bố trí, lắp đặt đường dây, cáp viễn thông, điện lực và chiếu sáng công cộng (gọi chung là đường dây, đường cáp); đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng (gọi chung là đường ống) vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
2. Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là các công trình được xây dựng để bố trí, lắp đặt đường dây, cáp và đường ống, bao gồm: Cột ăng ten; cột treo cáp (dây dẫn); cống cáp; hào và tuy nen kỹ thuật.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo tuyến bao gồm: Đường giao thông, đường ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng; đường dây, đường cáp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc; hào, tuy nen kỹ thuật.
4. Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị không theo tuyến bao gồm: Cột ăng ten, trạm BTS; biển báo, biển chỉ dẫn; công trình trạm cấp xăng dầu và khí đốt; công trình thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và vệ sinh công cộng.
5. Cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bao gồm thuyết minh, bản vẽ hoàn công; các dữ liệu về trang thiết bị, các thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia quản lý sử dụng chung.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Theo khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3 của Nghị định 72/2012/NĐ-CP.
2. Việc quản lý, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; các quy định về kỹ thuật; bảo đảm an toàn, mỹ quan đô thị và được thực hiện thông qua Hợp đồng quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định 72/2012/NĐ-CP và Thông tư số 03/2013/TT-BXD ngày 02/4/2013 của Bộ Xây dựng về Ban hành mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 5. Lưu trữ hồ sơ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
Việc lưu trữ hồ sơ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được thực hiện theo quy định hiện hành về lưu trữ cơ sở dữ liệu công trình hạ tầng kỹ thuật.
1. Các quy định tại Điều 6 của Nghị định 72/2012/NĐ-CP.
2. Tự ý lắp đặt, đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu công trình.
Điều 7. Quy định về công tác quy hoạch
1. Theo các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8 Điều 7 của Nghị định 72/2012/NĐ-CP.
2. Đối với các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có quy hoạch xây dựng được phê duyệt nhưng chưa có các nội dung quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 7 của Nghị định số 72/2012/NĐ-CP thì phải bổ sung ngay khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch.
3. Trường hợp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung chưa có trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được phê duyệt thì khi đầu tư xây dựng các công trình này phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Xây dựng.
Điều 8. Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Đối với khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và cụm công nghiệp xây dựng mới thì chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng đồng bộ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu thì các cơ quan được phân công có trách nhiệm đề xuất với UBND tỉnh kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, phân cấp như sau:
a) Đối với thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công thì UBND thành phố, thị xã có trách nhiệm đề xuất. Đối với các đô thị còn lại thì UBND các huyện nơi có đô thị có trách nhiệm đề xuất;
b) Đối với các khu công nghiệp thì Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm đề xuất. Đối với các cụm công nghiệp thì Chủ đầu tư cụm công nghiệp có trách nhiệm đề xuất với Sở Công thương là đầu mối tổng hợp đề xuất;
c) Đối với các khu vực ngoài đô thị thì theo phân công chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành mà chủ động đề xuất.
3. UBND tỉnh khuyến khích việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bằng các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Chủ đầu tư các công trình này được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. UBND các huyện, thành phố, thị xã là chủ sở hữu các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn của mình được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
2. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh là chủ sở hữu các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong khu công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
3. Các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung là chủ sở hữu công trình đến khi bàn giao theo quy định hoặc theo thỏa thuận đầu tư.
4. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách Trung ương, vốn tài trợ và các nguồn vốn hỗ trợ khác nhưng đã được bàn giao lại cho địa phương quản lý thì đơn vị nhận bàn giao là chủ sở hữu công trình.
5. Các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp là chủ sở hữu, quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đến khi bàn giao theo quy định hoặc theo thỏa thuận đầu tư.
Điều 10. Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo tuyến
1. Các công trình hạ tầng kỹ thuật theo tuyến bắt buộc phải sử dụng chung bao gồm: Đường dây, đường cáp viễn thông, cáp điện lực, chiếu sáng công cộng; đường ống cấp nước, thoát nước.
2. Các đường dây, đường cáp nếu được phép đi nổi phải lắp đặt chung trên một hệ thống cột, có văn bản chấp thuận tuyến hoặc giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được sự đồng ý của đơn vị chủ sở hữu hệ thống cột dùng chung. Cột lắp đặt cáp, dây dẫn phải đảm bảo chịu lực, an toàn, mỹ quan đô thị.
3. Đối với công trình đường dây, đường cáp được phép đi nổi theo tuyến tại các trục đường, phố chính của đô thị không được bố trí quá một cột tại một vị trí (trừ trường hợp phải bố trí cột kép theo yêu cầu kỹ thuật). Khoảng cách giữa các cột phải đảm bảo mỹ quan đô thị và phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành.
4. Các đường dây, cáp, thiết bị phải lắp đặt đúng vị trí, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, mỹ quan và có dấu hiệu nhận biết theo quy định.
Điều 11. Sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị không theo tuyến
1. Công trình cột ăng ten, trạm BTS trong đô thị phải thực hiện dùng chung. Công trình dùng chung sẽ do một đơn vị, tổ chức có năng lực đầu tư và cho các đơn vị khác lắp đặt thiết bị để kinh doanh. Việc lựa chọn đơn vị đầu tư công trình sử dụng chung sẽ do UBND tỉnh quyết định.
2. Công trình biển báo giao thông, biển chỉ dẫn trong đô thị ở cùng một vị trí thì phải lắp đặt chung trên một kết cấu chịu lực như: cột, giá đỡ ... đảm bảo thuận tiện quan sát, phù hợp với quy định về an toàn giao thông đường bộ.
3. Việc sử dụng chung cột ăng ten, trạm BTS, biển báo, biển chỉ dẫn phải đảm bảo chịu lực, an toàn và mỹ quan đô thị.
Điều 12. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thì đơn vị sở hữu công trình được lựa chọn đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật, nhân sự theo quy định của pháp luật.
2. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư từ các nguồn vốn khác thì chủ đầu tư được trực tiếp quản lý, vận hành hoặc thuê đơn vị quản lý vận hành có đủ năng lực trong thời gian sở hữu công trình.
Hai loại hợp đồng này được thực hiện theo Quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 72/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng về ban hành mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 14. Giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Căn cứ vào nguyên tắc xác định giá thuê tại Điều 18 Nghị định 72/2012/NĐ-CP và phương pháp xác định giá thuê theo hướng dẫn của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính thì UBND tỉnh ban hành giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân có công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho thuê do mình bỏ vốn đầu tư (ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước) thì xây dựng biểu giá thuê dựa trên nguyên tắc xác định giá thuê tại Điều 18 Nghị định 72/2012/NĐ-CP và phương pháp xác định giá thuê theo hướng dẫn của Liên Bộ Xây dựng - Tài chính. Giá cho thuê phải được thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đồng thời phải thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được giá thuê thì sẽ áp dụng theo giá quy định của UBND tỉnh như đối với các công trình tương đương được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Việc quản lý giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý giá.
1. Thống nhất quản lý nhà nước về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
2. Phê duyệt kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung trên địa bàn tỉnh.
3. Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
4. Huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
Điều 16. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành
1. Sở Xây dựng
a) Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc đưa các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung vào nội dung các đồ án quy hoạch trong quá trình kiểm tra, thẩm định, giám sát công tác lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;
b) Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã cũng như các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư trong việc đề xuất với UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh;
c) Tổng hợp, lưu trữ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật; báo cáo tình hình quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật với UBND tỉnh và Bộ Xây dựng;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý và đề nghị xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về quản lý, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh;
đ) Tiếp nhận thông tin phản ánh về các trường hợp vi phạm quy định đối với việc quản lý, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật để kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan khắc phục và xử lý theo quy định;
e) Phối hợp với Sở Tài chính, các đơn vị chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong việc lập biểu giá thuê sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn ngân sách;
i) Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính
a) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan lập biểu giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đối với các công trình có vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để trình UBND tỉnh ban hành;
b) Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện việc quản lý giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định của pháp luật về quản lý giá.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, ngành có liên quan trình UBND tỉnh Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Ưu tiên trước mắt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công để đảm bảo các tiêu chí phân loại đô thị;
b) Đề xuất những ưu đãi đầu tư cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung Quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện;
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra việc tuân thủ theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn chuyên ngành của các tổ chức, cá nhân có công trình viễn thông lắp đặt trên các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
c) Là đầu mối quản lý nhà nước trong việc dùng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành viễn thông trên địa bàn tỉnh;
d) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông:
- Đăng tải, phổ biến nội dung của Quy định này trên các phương tiện thông tin cho các tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân dân biết để thực hiện.
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về tầm quan trọng của việc sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và những ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh cho việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đến các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
5. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật ngành điện lực, cấp năng lượng và việc dùng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Giao thông Vận tải
a) Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh về đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung dọc các tuyến giao thông ngoài đô thị;
b) Cung cấp thông tin và các tài liệu có liên quan đến lộ giới, hiện trạng các tuyến đường cho các tổ chức, cá nhân khi triển khai đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung dọc các tuyến đường do Sở quản lý;
c) Khi triển khai cải tạo, nâng cấp các tuyến đường thì thông báo cho các tổ chức, đơn vị có công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung dọc tuyến biết để có biện pháp di chuyển;
d) Thỏa thuận phương án thiết kế kỹ thuật và cấp phép thi công các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong phạm vi đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ theo thẩm quyền.
7. Công an tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng công an phối hợp với các ngành chức năng và UBND các cấp kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định.
8. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
a) Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh việc đầu tư xây dựng, cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
b) Cấp phép và thỏa thuận tuyến cho các hoạt động thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các khu công nghiệp theo thẩm quyền.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, thị xã
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng đề xuất việc đầu tư xây dựng, cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung tại các đô thị trên địa bàn mình quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động xây dựng, khai thác, quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn theo phân cấp;
c) Tổng hợp, báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và Sở Xây dựng về hiện trạng cũng như việc quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn mình quản lý.
Điều 18. Trách nhiệm của UBND phường, xã, thị trấn
a) Phối hợp với cơ quan có chức năng quản lý đô thị, trật tự xây dựng kiểm tra các hoạt động xây dựng và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn mình quản lý;
b) Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung không đúng quy định, gây mất an toàn, mất mỹ quan đô thị thì báo cáo kịp thời với chính quyền đô thị và các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý, giải quyết theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung
1. Có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có công trình hạ tầng kỹ thuật được bố trí vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung của mình theo quy định.
2. Tổ chức, lựa chọn đơn vị quản lý vận hành và ký hợp đồng quản lý vận hành theo quy định tại Nghị định 72/2012/NĐ-CP và Thông tư 03/2013/TT-BXD.
3. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho đơn vị quản lý vận hành ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật.
4. Thực hiện quyền và trách nhiệm đối với đơn vị quản lý vận hành; với các tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật theo hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng sử dụng đã ký kết.
5. Lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cấp định kỳ công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành, đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường. Kế hoạch sau khi lập gửi cho Sở Xây dựng và UBND cấp huyện nơi có công trình để theo dõi, quản lý, giám sát.
6. Yêu cầu đơn vị quản lý vận hành xây dựng, quản lý dữ liệu công trình và cung cấp thông tin về công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy định.
7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
8. Định kỳ 6 tháng báo cáo cho Sở Xây dựng và UBND cấp huyện nơi có công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do mình sở hữu về tình hình khai thác, sử dụng công trình bao gồm: Số lượng các công trình đang lắp đặt vào công trình sử dụng chung, đơn vị lắp đặt; việc đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn và an toàn, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường.
Điều 20. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý vận hành
Thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 72/2012/NĐ-CP.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng chung
Thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 72/2012/NĐ-CP.
THANH, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành: Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã, Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về Quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật bị xử lý theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở cùng các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, phạm vi và mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Sau khi Quy định này có hiệu lực, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã lập kế hoạch cụ thể trình UBND tỉnh ban hành để từng bước thực hiện việc dùng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
3. UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo phòng Quản lý đô thị, phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì cùng các cơ quan chức năng lập kế hoạch, biện pháp cụ thể triển khai xây dựng từng tuyến; thông báo cho các chủ đầu tư có tài sản là công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến tự tháo dỡ để tập trung chuyển sang công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, có nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung thay thế hay kiến nghị khác thì các Sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến đóng góp về Sở Xây dựng để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh để xem xét, điều chỉnh./.
Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 25/2013/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký: | Đặng Viết Thuần |
Ngày ban hành: | 01/11/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 25/2013/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật tại đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chưa có Video