BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2399/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2024 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2399/QĐ-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2024 của Bộ Tài
chính)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI CHÍNH
Điều 1. Chức năng của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KHCN) ngành Tài chính là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập và chỉ định về nhân sự, có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về KHCN ngành Tài chính.
Điều 2. Nhiệm vụ của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
Hội đồng KHCN ngành Tài chính có nhiệm vụ tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về:
1. Định hướng nghiên cứu KHCN ngành Tài chính 3 năm, cập nhật hàng năm (nếu có).
2. Triển khai nhiệm vụ nghiên cứu KHCN được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Thực hiện tư vấn theo chủ đề, nhiệm vụ đột xuất và các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
4. Triển khai chương trình hợp tác nghiên cứu KHCN và đúc kết, phổ biến kinh nghiệm nghiên cứu KHCN ngành Tài chính.
5. Công nhận đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình KHCN cấp Bộ có hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, trong toàn quốc.
6. Đề nghị khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích trong nghiên cứu KHCN ngành Tài chính.
Điều 3. Quyền hạn của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Được thừa ủy nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính mời các nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm tham gia hoạt động của Hội đồng KHCN ngành Tài chính.
2. Được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính, của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (CLTC) trong các văn bản hành chính liên quan.
3. Được nhận các hồ sơ làm việc có liên quan theo quy chế Hội đồng.
4. Được đảm bảo kinh phí hoạt động theo chế độ quy định.
TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI CHÍNH
Điều 4. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Thành viên Hội đồng KHCN ngành Tài chính phải đáp ứng các quy định về phẩm chất đạo đức, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hành án hình sự; không vi phạm các quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động KHCN.
2. Đối với các nhà khoa học chuyên ngành kinh tế, tài chính, phải có học vị từ Tiến sỹ trở lên, có năng lực và uy tín, có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, có điều kiện đóng góp và tham gia vào hoạt động của Hội đồng KHCN ngành Tài chính, đã chủ nhiệm ít nhất 01 công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc tương đương trở lên được nghiệm thu xếp loại “Đạt”.
3. Đối với lãnh đạo các đơn vị chủ chốt của ngành Tài chính, phải có năng lực, uy tín và điều kiện tham gia hoạt động của Hội đồng KHCN ngành Tài chính.
Điều 5. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng là 3 năm, trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động nhưng thời gian kéo dài không quá 1/2 thời gian quy định của nhiệm kỳ.
Điều 6. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Hội đồng có ít nhất 20 thành viên, bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng có thể thay đổi theo từng nhiệm kỳ và do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
2. Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng chỉ đạo trực tiếp công tác nghiên cứu KHCN ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính phân công nhiệm vụ.
3. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là Viện trưởng Viện CLTC. Thư ký Hội đồng được cử trong số cán bộ khoa học của Viện CLTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Chủ tịch Hội đồng:
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng.
b) Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3 Quy chế này; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
c) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng hoặc của Thường trực Hội đồng.
d) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thay đổi các Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng, hoặc bổ sung các Ủy viên Hội đồng khi số lượng ủy viên Hội đồng giảm quá 1/3 so với tổng số thành viên của Hội đồng.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
2. Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong công tác chung của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công việc được phân công phụ trách.
b) Chỉ đạo chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận ở Hội đồng.
c) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
3. Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc thuộc phạm vi quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.
4. Thư ký Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và tổ chức các hoạt động chung của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về các công việc được Chủ tịch Hội đồng giao.
b) Giúp Chủ tịch Hội đồng và các Phó Chủ tịch Hội đồng trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Hội đồng.
c) Giúp Chủ tịch Hội đồng và các Phó Chủ tịch Hội đồng tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu KHCN ngành Tài chính.
5. Các ủy viên Hội đồng:
a) Có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng; đóng góp ý kiến trực tiếp tại phiên họp Hội đồng hoặc trả lời các văn bản lấy ý kiến do Hội đồng yêu cầu.
b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng phân công; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng giao.
Điều 8. Thường trực Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Thường trực Hội đồng bao gồm Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
2. Thường trực Hội đồng họp định kỳ 6 tháng 1 lần, có thể họp bất thường hoặc mở rộng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng.
3. Thường trực Hội đồng điều hành hoạt động chung của Hội đồng giữa hai kỳ họp của Hội đồng; giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài chương trình, kế hoạch và nội dung công tác của Hội đồng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thường trực Hội đồng phối hợp với các Hội đồng KHCN của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính trong tư vấn KHCN và các nhiệm vụ KHCN.
Điều 9. Cơ quan thường trực của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
Cơ quan thường trực của Hội đồng KHCN ngành Tài chính là Viện CLTC, thực hiện chức năng, nhiệm vụ hành chính khoa học của Hội đồng; tổ chức các phiên họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng; bảo quản hồ sơ, tài liệu của Hội đồng theo quy định; thực hiện các công việc thường xuyên và đột xuất do Hội đồng và Thường trực Hội đồng giao.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH TÀI CHÍNH
Điều 10. Phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính
1. Hội đồng họp định kỳ 6 tháng 1 lần, có thể họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng.
2. Hội đồng làm việc tập thể, giải quyết những vấn đề theo nguyên tắc lấy biểu quyết theo đa số kèm theo số phiếu tán thành và những ý kiến là thiểu số được ghi nhận để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, chỉ đạo.
Các phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số số thành viên của Hội đồng tham dự hợp. Các ý kiến đưa ra Hội đồng chỉ được ghi thành Nghị quyết, kiến nghị chính thức với Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực trong nội bộ Hội đồng khi có hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng có mặt biểu quyết đồng ý.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể mời các nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài ngành tham gia phiên họp của Hội đồng, số lượng đại biểu khách mời không vượt quá 1/3 số lượng Ủy viên Hội đồng KHCN ngành Tài chính. Các đại biểu khách mời không tham gia biểu quyết công việc của Hội đồng; ý kiến của các đại biểu khách mời được Hội đồng tham khảo khi báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Chương trình, nội dung, tài liệu các cuộc họp định kỳ được gửi trước 5 ngày cho các thành viên Hội đồng để nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến đóng góp.
4. Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng thời gian hành chính để tổ chức các phiên họp và các hoạt động của Hội đồng.
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng, Thường trực Hội đồng, hoạt động quản lý khoa học ngành do Viện CLTC lập trong dự toán kinh phí KHCN hàng năm theo các quy định hiện hành.
2. Các khoản chi phí tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo chế độ hiện hành.
Điều 12. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng KHCN ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 816/QĐ-BTC ngày 05/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Viện CLTC, Thường trực Hội đồng KHCN ngành Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này; đề xuất sửa đổi và bổ sung, hoàn thiện Quy chế, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định./.
Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 2399/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Bùi Văn Khắng |
Ngày ban hành: | 09/10/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video