ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2265/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 9 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 09 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2265/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Thủ tục Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện (BTM-TTH-265086)
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị sửa đổi, thống nhất liên quan đến trình tự, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai.
1.2. Lý do: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 106, Luật đất đai 2013 và Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định: “Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai”. Có nghĩa, việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng quy định thì phải có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp.
Đồng thời tại Điểm b, Khoản 2 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ còn quy định rõ: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp”;
Tuy nhiên tại Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP lại quy định: “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì kiểm tra lại, thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định”. Áp dụng theo điều này thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi chỉ kiểm tra lại rồi thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định mà không cần phải có văn bản của Cơ quan thanh tra kết luận Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa tại Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP không quy định rõ thời gian ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi.
Như vậy, theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 và Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự chồng chéo, không thống nhất về trình tự thủ tục thực hiện, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện.
1.3. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi Điểm b, Khoản 56, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ phù hợp với quy định của tại Khoản 3, Điều 106 Luật Đất đai 2013. Đồng thời quy định rõ thời gian ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi nhằm thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện.
1.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa: Tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. Quy định rõ thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhằm đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2. Thủ tục Đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (đóng cửa một phần diện tích khai thác khoáng sản) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh (B-BTM-265002-TT)
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Lý do: Trong quá trình giải quyết Hồ sơ phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có lưu 01 bộ hồ sơ Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3. Kiến nghị thực thi: Tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.4. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi lần thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 771.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 230.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 541.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 70.13%.
1. Thủ tục:
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Thủ tục thu hồi đất trong khu vực ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thời gian giải quyết đối với hai thủ tục hành chính trên.
Lý do: Do chưa có quy định thời gian giải quyết.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị bổ sung thêm “điểm c” vào Khoản 1 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ như sau:
“c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là không quá 20 ngày làm việc và không quá 30 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.”
2. Thủ tục Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định.
Lý do: Trong thành phần hồ sơ của thủ tục “Phê duyệt trữ lượng khoáng sản” đã có yêu cầu nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực “Giấy phép thăm dò khoáng sản”, mà khi có Giấy phép thăm dò khoáng sản tức là đã thực hiện việc thẩm định Đề án thăm dò khoáng sản mới cấp Giấy phép. Do đó trong thành phần hồ sơ của thủ tục “Phê duyệt trữ lượng khoáng sản” không cần thiết phải có Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định nữa.
Kiến nghị thực thi:
- Đề nghị sửa đổi Khoản 2 Điều 50 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ như sau:
“2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu: Giấy phép thăm dò khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực được phép khai thác”.
Lợi ích phương án đơn giản hóa:
Số liệu tính toán chi phí cho mỗi làn thực hiện thủ tục là:
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 500.000 đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 400.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 100.000 đồng/năm.
- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 20%.
3. Thủ tục Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bổ sung thêm Mẫu đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước và Mẫu báo cáo kết quả khai thác tài nguyên nước và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước.
Lý do:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất về biểu mẫu trong cả nước.
- Đảm bảo công tác quản lý nhà nước, lưu trữ, thống kê hồ sơ thực hiện một cách khoa học.
Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất hoặc trang bổ sung do bị mất.
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị thống nhất về thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã tại Khoản 2 Điều 77 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT về quy định hồ sơ địa chính.
Lý do:
Thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân giữa Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có sự chồng chéo không thống nhất.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, thống nhất về thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã tại Khoản 2 Điều 77 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ và Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Theo đó, đề nghị rút lại thời gian niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã từ 30 ngày xuống còn 15 ngày theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất hoặc trang bổ sung do bị mất.
Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
5. Thủ tục Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền vơi đất phát hiện.
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị sửa đổi, thống nhất liên quan đến trình tự, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai.
Lý do:
Quy định tại Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 và Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm b và Điểm c Khoản 4 Điều 87 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có sự chồng chéo, không thống nhất về trình tự thủ tục thực hiện, cơ quan thực hiện, thời gian thực hiện.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 56 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 106 Luật Đất đai 2013. Đồng thời quy định rõ thời gian ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp sai quy định sau khi có thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do thu hồi nhằm thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật.
Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính về thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. Quy định rõ thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhằm bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
6. Thủ tục Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng
Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Lý do:
Thời gian thực hiện thủ tục hành chính theo Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh quy định dài hơn 05 ngày so với quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ.
Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi thời gian thực hiện thủ tục hành chính Điểm b Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 20 ngày xuống còn 15 ngày./.
Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 2265/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Phan Thiên Định |
Ngày ban hành: | 17/09/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế
Chưa có Video