THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP
ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại văn bản số 87/BXD-KTQH ngày 12 tháng
01 năm 2007 và của Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y tại văn
bản số 05/TTr-BQLKKT ngày 16 tháng 01 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đắk Glei;
- Phía Nam giáp huyện Sa Thầy;
- Phía Đông giáp huyện Đắk Tô;
- Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
- Năm 2015 khoảng 150.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 100.000 người;
- Năm 2025 khoảng 293.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 220.000 người.
4. Quy mô sử dụng đất: tổng diện tích đất tự nhiên 70.438 ha, trong đó:
- Đất phát triển đô thị khoảng 18.704 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 4.948 ha;
- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn khoảng 3.377 ha;
- Đất phát triển du lịch khoảng 18.836 ha;
- Đất xây dựng sân bay thương mại quốc tế khoảng 700 ha.
5. Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan:
a) Hướng phát triển không gian: từ đô thị trung tâm là thị trấn Plei Kần hiện nay, phát triển theo 4 hướng chính như sau:
- Phía Bắc: là đô thị Bắc Bờ Y, phát triển dọc quốc lộ 14, đoạn từ thị trấn Plei Kần đi Đà Nẵng đến thôn Nông Nhảy, xã Đắk Dục; diện tích tự nhiên khoảng 3.300 ha;
- Phía Nam: là đô thị Nam Bờ Y, phát triển dọc quốc lộ 14C, đoạn từ thị trấn Plei Kần đi huyện Sa Thầy đến xã Sa Loong và nông trường 732; diện tích tự nhiên khoảng 1.600 ha;
- Phía Tây: là đô thị Tây Bờ Y, phát triển dọc quốc lộ 40, đoạn từ thị trấn Plei Kần về cửa khẩu Bờ Y đến giáp biên giới Lào và Campuchia; diện tích tự nhiên khoảng 1.200 ha;
- Phía Đông: là đô thị Đông Bờ Y, phát triển dọc theo quốc lộ 14, đoạn từ thị trấn Plei Kần đi Kon Tum đến giáp sông Pô Kô; diện tích tự nhiên khoảng 2.700 ha.
b) Tổ chức không gian và hệ thống trung tâm
- Trung tâm tổng hợp:
+ Giai đoạn 2006 - 2015: thị trấn Plei Kần là đô thị trung tâm hành chính, thương mại, công nghiệp, dịch vụ và du lịch phục vụ phát triển Khu kinh tế; đồng thời là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum; quy mô dân số khoảng 10 vạn người;
Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Plei Kần được giữ nguyên theo Quyết định phê duyệt số 1577/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
+ Giai đoạn 2015 - 2025: hình thành đô thị trung tâm kinh tế tổng hợp thương mại, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và nông lâm nghiệp tại Nam Bờ Y, phát triển thành đô thị tổng hợp của khu vực biên giới; quy mô dân số khoảng 22 vạn người.
- Các trung tâm chuyên ngành:
+ Trung tâm thương mại - tài chính: tại phía Nam của khu đô thị Bắc Bờ Y, bao gồm khu trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm tài chính và các công trình công cộng khác;
+ Trung tâm giáo dục: tại đô thị Bắc Bờ Y, bao gồm các trường đại học, trung học dạy nghề, trường dân tộc nội trú;
+ Trung tâm y tế, văn hoá, thể dục thể thao: tại đô thị Tây Bờ Y, bao gồm bệnh viện, khu liên hợp thể dục thể thao, cung văn hoá;
+ Trung tâm khoa học: tại đô thị Nam Bờ Y, bao gồm các khu công nghệ cao, khu vườn ươm, vườn giống, trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Tổng hợp Bờ Y;
+ Trung tâm dịch vụ mậu biên và kiểm soát cửa khẩu: bố trí tại đô thị Tây Bờ Y, bao gồm tổ hợp các công trình của khu kiểm soát cửa khẩu và các công trình thương mại, dịch vụ, kho bãi, phục vụ các hoạt động của cửa khẩu;
+ Trung tâm du lịch, dịch vụ: là các khu du lịch tổng hợp hoặc chuyên đề, bao gồm 05 trung tâm du lịch, dịch vụ tại các hồ Đắk Sú, Đắk Nông, Sa Loong, hồ trung tâm và núi Kem Put;
+ Trung tâm giao lưu văn hoá các dân tộc Tây Nguyên, văn hoá nghề, văn hoá truyền thống: tại đô thị Bắc Bờ Y.
a) Các công trình công cộng:
- Trụ sở cơ quan:
+ Trụ sở cơ quan quản lý hành chính của Khu kinh tế và cơ quan trung ương đóng trên địa bàn Khu kinh tế được bố trí tập trung trong khu trung tâm hành chính tại thôn Quang Nông, xã Đắk Sú, phía Nam của đô thị Bắc Bờ Y;
+ Trụ sở cơ quan, văn phòng đại diện của các cơ sở kinh doanh bố trí tại các trung tâm chính, trung tâm khu vực và một số trung tâm chuyên ngành;
+ Trụ sở cơ quan hành chính của huyện Ngọc Hồi: giữ nguyên vị trí đã xác định trong Quy hoạch chung thị trấn Plây Kần.
- Công trình y tế:
+ Tuyến trung ương và tuyến phục vụ Khu kinh tế: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa được bố trí thành khu trung tâm y tế (diện tích khoảng 39 ha) tại thôn Ngọc Tiền, xã Đắk Sú, thuộc đô thị Tây Bờ Y;
+ Các công trình y tế cấp 2: ngoài bệnh viện huyện Ngọc Hồi đã có, bố trí thêm 3 bệnh viện đa khoa khu vực tại 3 trung tâm đô thị còn lại, mỗi bệnh viện khoảng 3 ha;
+ Công trình y tế cấp cơ sở: bố trí các trạm y tế cơ sở, quy mô mỗi trạm khoảng 10 - 20 giường tại trung tâm các khu dân cư.
- Công trình giáo dục:
+ Trường Đại học Tổng hợp Bờ Y tại phía Nam đô thị Bắc Bờ Y, bao gồm hệ đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề, phục vụ công tác đào tạo cho khu vực biên giới 3 nước; quy mô khoảng 7.000 - 10.000 sinh viên; diện tích khoảng 100 ha;
+ Hai trường phổ thông dân tộc nội trú vừa học vừa làm cho con em người dân tộc trong vùng có quy mô từ 1.000 - 2.000 học sinh tại đô thị Bắc và đô thị Nam Bờ Y. Hệ thống các trường trung học, tiểu học và mầm non đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia phù hợp với quy mô dân số và tình hình phát triển của Khu kinh tế trong từng thời kỳ.
- Công trình văn hoá:
+ Trung tâm văn hoá đô thị Nam Bờ Y (khoảng 14 ha) bao gồm trung tâm hội nghị quốc tế, trung tâm chiếu phim quốc gia, cung văn hoá thanh, thiếu nhi, trung tâm triển lãm hội trợ, bảo tàng tổng hợp;
+ Tại trung tâm mỗi đô thị còn lại: bố trí một nhà văn hóa tổng hợp, tổng diện tích khoảng 15 ha;
+ Tại mỗi trung tâm khu ở bố trí một nhà văn hóa với quy mô khoảng 200 chỗ; mỗi cụm điểm dân cư (dân số khoảng 5.000 dân) bố trí một công trình sinh hoạt cộng đồng.
- Công trình thể dục thể thao:
+ Khu liên hợp thể dục thể thao (khoảng 66 ha) tại thôn Xuân Tân, xã Đắk Sú thuộc đô thị Tây Bờ Y;
+ Tại mỗi đô thị còn lại bố trí một khu trung tâm thể dục thể thao cấp khu vực, phục vụ khoảng 10 vạn dân, diện tích khoảng 15 ha;
+ Bố trí sân bãi thể dục thể thao quy mô nhỏ tại các trung tâm chuyên ngành, khu dân cư để đáp ứng phong trào thể dục thể thao cấp cơ sở.
- Công trình thương mại - dịch vụ:
+ Khu phi thuế quan: tại trung tâm đô thị Nam Bờ Y;
+ Khu thương mại quốc tế (dịch vụ cửa khẩu, khoảng 251 ha), bao gồm các công trình phục vụ cho giao dịch, kiểm soát cửa khẩu, quốc môn, bố trí giáp biên giới, cuối quốc lộ 40; là khu buôn bán phi thuế quan được áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt của Khu kinh tế;
- Hệ thống chợ:
+ Chợ biên giới được bố trí giáp biên giới Việt Nam - Lào, diện tích khoảng 10 ha;
+ Các chợ đầu mối bao gồm: chợ đầu mối phía Bắc đô thị Bắc Bờ Y, sát quốc lộ 14 hướng đi Đà Nẵng tại các hướng vào đô thị; chợ đầu mối phía Đông Nam giáp quốc lộ 14 hướng đi Kon Tum; chợ đầu mối phía Tây giáp quốc lộ 40 hướng đi cửa khẩu;
+ Chợ trung tâm Khu kinh tế bố trí tại đô thị Nam Bờ Y;
+ Bố trí 3 chợ khu vực tại 3 đô thị còn lại;
+ Tại các khu, cụm, điểm dân cư có quy mô dân số khoảng 5.000 người bố trí một chợ nhỏ, bán kính phục vụ khoảng 2 km phục vụ các hoạt động mua bán thường kỳ của dân cư;
+ Bố trí 5 trạm bán lẻ xăng, dầu với cự ly khoảng 5 - 7 km tại các đô thị và thị trấn Plei Kần, kết hợp với các bãi xe, bến xe và trạm trung chuyển kho vận khác;
+ Trạm giao dịch (khoảng 5 ha) phục vụ kinh doanh, giao dịch, buôn bán và thu mua nông, lâm, sản, giáp bến xe trên quốc lộ 14, hướng đi Kon Tum.
- Công trình phục vụ du lịch:
+ Hình thành hệ thống khách sạn tại các khu đô thị, du lịch, dịch vụ;
+ Tổ hợp giải trí tập trung (khoảng 143 ha) và 2 khu liên hợp giải trí khu vực (khoảng 70 - 100 ha mỗi khu) tại các đô thị Bắc Bờ Y và Tây Bờ Y.
- Sân golf 36 lỗ tại phía Nam đô thị Nam Bờ Y (khoảng 272 ha).
- Các khu, cụm điểm du lịch:
+ Điểm du lịch gần khu dịch vụ cửa khẩu, phía Tây Khu kinh tế (diện tích cả phần mặt nước khoảng 339 ha), sản phẩm chính là du lịch tham quan, vui chơi giải trí tổng hợp;
+ Khu du lịch Hồ Sa Loong: phía Nam khu kinh tế (diện tích cả mặt nước khoảng 956 ha), kết hợp với trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ; sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí;
+ Rừng quốc gia Chư Mon Ray: phía Nam Khu kinh tế; sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, trong đó bố trí một điểm trung tâm điều hành và dịch vụ với quy mô nhỏ, mật độ xây dựng thấp;
+ Các khu du lịch hồ Đắk Sú, hồ Đắk Dục ở phía Tây Khu kinh tế, sau dãy Kem Put; sản phẩm chính là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tổng hợp và du lịch chuyên đề khác;
+ Điểm du lịch núi Kem Put, núi Bia: phía Bắc Khu kinh tế theo đường quốc lộ 14 đi Đà Nẵng, có độ cao 1.250 m; sản phẩm chính là du lịch leo núi, vọng cảnh;
+ Các điểm du lịch tại các đô thị trong Khu kinh tế: tại các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử, di tích chiến tranh, hồ chứa nước, làng nghề, làng văn hoá các dân tộc Tây Nguyên và các khu giải trí tập trung khác; sản phẩm chính là vui chơi giải trí tổng hợp, du lịch lịch sử, nghiên cứu, nhân văn.
b) Các khu dân cư đô thị: mỗi khu dân cư đô thị có quy mô khoảng 2.000 - 5.000 dân, diện tích khoảng 30 - 50 ha, được bố trí như sau:
- Các khu dân cư đô thị mật độ cao: trên các khu đất tương đối bằng phẳng phía Nam trung tâm đô thị Bắc Bờ Y và ở khu trung tâm đô thị Nam Bờ Y;
- Các khu dân cư đô thị mật độ thấp: trên các khu đất dốc tại phía Bắc, phía Tây của đô thị Bắc Bờ Y; phía Tây Nam của đô thị Nam Bờ Y và phía Tây Nam của đô thị Tây Bờ Y;
- Khu ở dành riêng cho người nước ngoài: phía Tây Nam đô thị Nam Bờ Y, giáp với khu trung tâm thương mại quốc tế, diện tích khoảng 182 ha.
c) Các khu dân cư nông thôn được phân bố tập trung xung quanh trung tâm xã hoặc trên các khu đất thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Xã Đắk Dục bố trí 2 khu: khu I giáp với đô thị Bắc Bờ Y, khoảng 220 ha, quy mô dân số khoảng 6.200 người; khu II xung quanh khu du lịch hồ Đắk Dục, diện tích khoảng 210 ha, dân số khoảng 5.800 người;
- Xã Đắk Nông: tại phía Bắc khu du lịch hồ Đắk Sú, diện tích khoảng 350 ha, dân số khoảng 13.000 người;
- Xã Đắk Sú bố trí 2 khu: khu I phía Đông Nam hồ Đắk Sú, diện tích khoảng 245 ha, dân số khoảng 8.600 người; khu II phía Tây Nam hồ Đắk Sú, diện tích khoảng 180 ha, dân số khoảng 6.400 người;
- Xã Bờ Y bố trí 2 khu: khu I giáp phía Bắc, Đông Bắc của khu du lịch cửa khẩu, diện tích khoảng 275 ha, dân số khoảng 7.000 người; khu II phía Tây Nam khu dịch vụ mậu biên, diện tích khoảng 135 ha, dân số khoảng 3.500 người;
- Xã Sa Loong bố trí 2 khu: khu I giáp phía Đông Bắc khu du lịch Hồ Sa Loong, diện tích khoảng 485 ha, dân số khoảng 11.500 người; khu II phía Tây Nam khu du lịch Hồ Sa Loong, diện tích khoảng 105 ha, dân số khoảng 2.500 người;
- Xã Đắk Kan: phía Nam đô thị Nam Bờ Y, cách quốc lộ 14 khoảng 1 km, diện tích khoảng 490 ha, dân số khoảng 12.000 người.
d) Mạng lưới công viên cây xanh, quảng trường:
- Công viên:
+ Công viên rừng diện tích khoảng 1.248 ha tại phía Tây của đô thị Tây Bờ Y, kết hợp cách ly giữa khu dân dụng và khu công nghiệp, phục vụ cho nhân dân trong vùng, đồng thời là khu bảo tàng động thực vật;
+ Công viên xung quanh hồ trung tâm diện tích khoảng 724 ha, là nơi vui chơi giải trí, văn hoá, giáo dục; đồng thời là nơi trưng bày, gìn giữ các giống hoa trong vùng;
+ Công viên văn hoá lịch sử Tây Nguyên diện tích khoảng 536 ha tại phía Tây khu trung tâm hành chính, phục vụ vui chơi, giải trí; đồng thời là bảo tàng ngoài trời trưng bày các hiện vật văn hóa, lịch sử của các dân tộc Tây Nguyên;
+ Một số công viên kết hợp với mặt nước diện tích từ 100 ha đến 120 ha tại trung tâm các đô thị, phục vụ giải trí, đồng thời là vườn ươm hoa, cây cảnh phục vụ cho đô thị.
- Quảng trường: mỗi đô thị bố trí một quảng trường trung tâm, trong quảng trường có tượng đài hoặc các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật mang sắc thái Tây Nguyên.
- Hệ thống cây xanh trong đô thị : ngoài cây xanh đường phố, cây xanh công viên, quảng trường, các khoảng đất không xây dựng công trình được trồng cây xanh, hoa, thảm cỏ.
đ) Các khu khác:
- Làng văn hoá ASEAN diện tích khoảng 230 ha tại phía Nam thị trấn Plei Kần;
- Làng văn hoá văn hoá các dân tộc Tây Nguyên diện tích khoảng 127 ha tại đô thị Bắc Bờ Y để giao lưu văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, phục vụ cho việc bảo tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc và du lịch;
- Khu bảo tồn di tích chiến thắng Plei Kần diện tích khoảng 366 ha tại phía Tây Bắc thị trấn Plei Kần để bảo tồn và khai thác giá trị di tích.
e) Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kho tàng:
- Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+ Khu công nghiệp tập trung (khoảng 1.566 ha) tại phía Bắc đô thị Tây Bờ Y. Đây là khu công nghiệp chủ đạo, tạo động lực phát triển Khu kinh tế;
+ Các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ: khu I (khoảng 217 ha) tại phía Tây Nam đô thị Bắc Bờ Y; khu II (khoảng 278 ha) tại phía Nam của đô thị Nam Bờ Y để xây dựng các cơ sở công nghiệp nhẹ, sạch;
+ Xây dựng làng nghề tại đô thị Bắc Bờ Y (khoảng 140 ha), là hình ảnh thu nhỏ của các làng nghề truyền thống Việt Nam.
- Kho tàng:
+ Tổng kho (khoảng 278 ha) tại phía Bắc, giáp khu công nghiệp tập trung, là tổng kho lớn nhất của khu kinh tế, bao gồm kho nguyên liệu, kho nhiên liệu, kho dự trữ và các loại kho khác;
+ Bố trí 4 Kho ngoại quan kiêm cảng cạn nội địa, bao gồm: khu kho giáp khu dịch vụ cửa khẩu (khoảng 151 ha); khu kho giáp quốc lộ 14 hướng đi Kon Tum, phía Đông Nam thị trấn Plei Kần (khoảng 55 ha); khu kho giáp quốc lộ 14 hướng đi Đà Nẵng thuộc đô thị Bắc Bờ Y (khoảng 30 ha) và khu kho giáp quốc lộ 14 C phía Nam Khu kinh tế (khoảng 30 ha);
+ Kho trung chuyển: bố trí gắn với bến xe tải, xe quá khổ;
+ Ngoài ra, tại các điểm dịch vụ thương mại bố trí hệ thống kho trung chuyển và phân phối xăng dầu kiêm kho bán lẻ.
g) Khu nghiên cứu khoa học và công nghệ (khoảng 750 ha) tại phía Nam đô thị Nam Bờ Y, bao gồm khu nghiên cứu thực nghiệm công nghệ cao, vườn ươm, vườn thực nghiệm, khu bảo tồn gen động thực vật và trung tâm nghiên cứu thực nghiệm của trường Đại học Tổng hợp Bờ Y.
h) Giữ nguyên các vị trí quân sự hiện tại và bố trí đất quân sự theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng.
i) Khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp:
Tiêu chuẩn diện tích đất nông - lâm nghiệp bố trí trong quy hoạch theo yêu cầu về định mức sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổng diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp đến năm 2015 khoảng 43.786 ha; đến năm khoảng 27.788 ha.
- Các khu nuôi trồng thuỷ sản: trong các hồ theo quy hoạch, khoảng 718 ha.
k) Các khu rừng cần quản lý nghiêm ngặt:
- Rừng phòng hộ (khoảng 6.211 ha) giáp biên giới Việt - Lào, được bảo vệ và khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Rừng quốc gia Chư Mon Ray (khoảng 8.640 ha) phía Đông Nam Khu kinh tế, giáp huyện Sa Thầy và biên giới Việt Nam - Lào, được bảo vệ nghiêm ngặt, việc khai thác phục vụ du lịch sinh thái phải theo quy chế quản lý rừng quốc gia.
7. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a) Về giao thông
- Giao thông đường bộ:
+ Giao thông đối ngoại: đến năm 2015 nâng cấp và mở rộng các quốc lộ 14, 40, 14C đối với các đoạn qua đô thị. Đến năm 2025 tổ chức các đường vành đai tránh các trung tâm đô thị, gồm các tuyến: vành đai phía Tây Nam, phía Đông và Đông Nam có mặt cắt ngang đường từ 24 m đến 36 m; cải tạo các tuyến đường liên huyện từ Khu kinh tế đi các huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Sa Thầy đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi;
+ Giao thông nội đô: tổ chức mạng lưới giao thông nội thị, quảng trường đảm bảo tiêu chuẩn giao thông đô thị loại 2;
+ Hệ thống giao thông nông thôn được kết nối với giao thông đô thị và các tuyến giao thông liên vùng, đảm bảo xe cơ giới có thể đi đến tất cả các điểm dân cư tập trung theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi;
+ Các công trình giao thông đầu mối: bố trí một bến xe tổng hợp trung tâm và 4 bến xe ngoại thị; các bến, bãi xe hàng hóa, xe buýt được bố trí tại các cửa ngõ và trong các trung tâm đô thị;
+ Xây dựng một số cầu qua sông Pô Kô, qua suối Đắk Long và các nút giao thông lập thể tại nơi giao cắt giữa đường chính đô thị với quốc lộ 14.
- Đường hàng không: nghiên cứu đề án xây dựng sân bay thương mại quốc tế tại xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum (đối diện sân bay Phượng Hoàng cũ), diện tích khoảng 700 ha.
b) Chuẩn bị kỹ thuật đất đai: tận dụng địa hình tự nhiên, chọn giải pháp san nền cục bộ khi cần thiết. Tận dụng triệt để sông, suối, hồ nước để tiêu thoát nước mưa.
c) Cấp nước :
- Chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngày-đêm đối với khu vực đô thị; 60 lít/người/ngày-đêm đối với khu vực nông thôn.
- Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015 khoảng 18.000 m3/ngày- đêm; đến năm 2025 khoảng 47.000 m3/ngày-đêm.
- Nguồn nước: sử dụng nguồn nước mặt của hồ Sa Loong, hồ trung tâm và nước mặt sông Pô Kô; kết hợp bổ xung nguồn nước ngầm trong những tháng mùa khô theo phương án cấp nước tập trung.
d) Cấp điện:
- Chỉ tiêu sử dụng điện: điện sinh hoạt đô thị đến năm 2015 là 0,17 Kw/người, đến năm 2025 là 0,34 Kw/người; điện sinh hoạt nông thôn đến năm 2015 là 0,04 Kw/người, đến năm 2025 là 0,12 Kw/người; điện phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 100 Kw/ha.
- Tổng nhu cầu điện đến năm 2015 khoảng 45 MW; đến năm 2025 khoảng 130 MW.
- Nguồn điện : trước mắt sử dụng nguồn điện từ trạm 110 KV Đắk Tô. Tương lai sử dụng nguồn điện từ nhà máy thủy điện Plei Krông hòa lưới điện quốc gia và bổ sung thêm nguồn điện thương phẩm từ thủy điện Xê Ca Man của Lào.
đ) Thoát nước và vệ sinh môi trường:
- Nước mưa và nước bẩn được thiết kế theo cống thoát riêng và được xử lý trước khi thoát ra môi trường.
- Xử lý chất thải rắn: đến năm 2015 thu gom và xử lý khoảng 180 đến 200 tấn/ngày-đêm; đến năm 2025 khoảng 400 - 440 tấn/ngày-đêm.
Bố trí 4 khu xử lý chất thải rắn:
+ Khu phía Bắc thuộc địa phận xã Đắk Dục (khoảng 122 ha) phục vụ cho đô thị Bắc Bờ Y và xã Đắk Dục;
+ Khu phía Tây Bắc thuộc địa phận xã Đắk Sú (khoảng 115 ha) phục vụ một phần đô thị Nam Bờ Y và Tây Bờ Y, xã Đắk Sú và xã Đắk Nông;
+ Khu phía Tây Nam thuộc địa phận xã Bờ Y (khoảng 107 ha) phục vụ phần còn lại của đô thị Nam Bờ Y, Tây Bờ Y và dân cư xã Bờ Y;
+ Khu phía Đông Nam thuộc địa phận xã Đắk Kan (khoảng 144 ha) phục vụ cho thị trấn Plei Kần, đô thị Đông Bờ Y và dân cư xã Đắk Kan.
- Các khu nghĩa trang bố trí gần khu vực xử lý rác thải.
e) Hệ thống tuy nen kỹ thuật ngầm để các loại đường dây và đường ống trong đô thị như cáp điện cao thế, trung và hạ thế, cấp nước, thông tin liên lạc và các loại cáp đặc dụng khác cùng đi qua, được xây dựng dưới các trục đường chính đô thị.
g) Hệ thống thông tin liên lạc: bao gồm hệ thống điện thoại, hệ thống cáp truyền tin kỹ thuật số dùng cho thông tin liên lạc đa phương tiện, bưu chính, phát thanh truyền hình, thiết kế theo tiêu chuẩn đô thị loại II.
8. Các dự án đầu tư giai đoạn 2006 - 2015:
a) Lập, phê duyệt và thực hiện dự án tái định cư để chủ động tạo mặt bằng kêu gọi đầu tư xây dựng khu kinh tế.
b) Tổ chức lập và phê duyệt các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng các khu chức năng sau:
- Đô thị Bắc Bờ Y (khoảng 1.444 ha);
- Đô thị Nam Bờ Y (khoảng 970 ha);
- Đô thị Tây Bờ Y (khoảng 1.240 ha);
- Khu thương mại quốc tế (khoảng 375 ha);
- Khu dịch vụ mậu biên và kiểm soát cửa khẩu (khoảng 139 ha);
- Khu chợ biên giới, kho bãi chờ thủ tục xuất, nhập cảnh, quốc môn (khoảng 112 ha);
- Hạ tầng kỹ thuật khu quản lý hành chính Khu kinh tế (khoảng 450 ha);
- Khu công nghiệp (khoảng 750 ha), kho tàng (khoảng 463 ha);
- Khu du lịch cửa khẩu (khoảng 120 ha), du lịch rừng Chư Mo Ray (khoảng 20 ha);
- Các khu dân cư nông thôn của 6 xã (tổng diện tích khoảng 1.887 ha);
- Khu nghĩa trang và bãi rác thuộc địa phận xã Bờ Y, Đắk Sú;
- Xây dựng các công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ, thông tin liên lạc có quy mô phù hợp với từng giai đoạn phát triển của khu kinh tế.
1. Giao Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y:
- Công bố Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến năm 2025 để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện;
- Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch và ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế đã được phê duyệt;
- Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trong Khu kinh tế theo quy định hiện hành;
- Lập dự án tổng thể xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu trong Khu kinh tế, trình duyệt theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức nghiên cứu đề án xây dựng sân bay thương mại quốc tế tại xã Tân Cảnh, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum, trình Thủ tướng Chính phủ;
- Sử dụng quỹ đất để tạo vốn, khai thác có hiệu quả các nguồn vốn theo Quyết định số 217/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Được phép kêu gọi các nguồn vốn thực hiện dự án theo hình thức BT, BOT... của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển Khu kinh tế;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan bố trí dân cư, đất ở, đất sản xuất và ổn định đời sống nhân dân trong Khu kinh tế theo Quy hoạch chung được duyệt.
2. Giao các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các ngành, các cấp có liên quan sớm tổ chức thực hiện việc giao toàn bộ diện tích đất, mặt nước một lần cho Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y quản lý theo Quy hoạch chung xây dựng được duyệt để triển khai thực hiện các bước tiếp theo;
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các cơ quan liên quan sớm hoàn thiện bộ máy tổ chức của Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y để đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành phát triển Khu kinh tế;
- Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Tổng cục Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, các địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đẩy nhanh tiến độ phát triển Khu kinh tế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, các Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 225/QD-TTg |
Hanoi,
February 08, 2007 |
APPROVING THE ADJUSTED MASTER PLAN
ON CONSTRUCTION OF BO Y INTERNATIONAL BORDER-GATE ECONOMIC ZONE
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law and the Government's Decree No.
08/2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
At the proposal of the Construction Minister in Document No. 87/BXD-KTQH of
January 12, 2007, and the head of the management board of Bo Y international
border-gate economic zone in Document No. 05/TTr-BQLKKT of January 16, 2007,
DECIDES:
1.
Bo Y international border-gate economic zone (hereinafter referred to as the economic zone) is planned to cover an area of 70,438
hectares, embracing Sa Loong, Bo Y, Dak Su, Dak Duc, Dak Nong and Dak Kan
communes and Plei Kan township of Ngoc Hoi district, Kon Tum province, and:
- To the north, it borders
on Dak Glei district;
...
...
...
- To the east, it
borders on Dak To district; and
- To the west, it
borders on Laos and Cambodia.
2.
Characteristics: It is a dynamic
economic zone and the center of the
development triangle of Vietnam, Laos and Cambodia, and has its own operation
regulation. In this economic zone, modern and synch-ronous technical and social
infrastructures will be built. It will develop into a grade-II border city
connected with the region's east-west economic corridor, with a view to
efficiently exploiting geographical, political, economic and social conditions.
It has an important position in terms of defense and security.
- By 2015, its
population will be around 150,000, including 100,000 urban inhabitants;
- By 2025, its
population will be around 293,000, including 220,000 urban inhabitants.
4.
Land area to be used: Total natural land area of the economic zone is 70,438
hectares, including:
- 18,704 hectares for
urban development, of which 4,948 hectares will be used for civil works;
- 3,377 hectares for
construction of rural residential areas;
...
...
...
- 700 hectares for
building an international commercial airport.
5.
Orientations for spatial and landscape architecture development:
a/ Directions of
spatial development: From its existing central urban area being Plei Kan
township, the economic zone will develop in the following four directions:
- In the north: The
northern Bo Y urban center will develop along national highway 14's section
from Plei Kan township to Nong Nhay village, Dak Duc commune in the direction
to Da Nang city. The land area of this urban center will be 3,300 hectares;
- In the south: The southern
Bo Y urban center will develop along national highway 14 C's section from Plei
Kan township to Sa Loong commune and agricultural farm 732 in the direction to
Sa Thay district. The land area of this urban center will be 1,600 hectares;
- In the west: The
western Bo Y urban center will develop along national highway 40's section from
Plei Kan township to Bo Y border gate at the border with Laos and Cambodia. The
land area of this urban center will be 1,200 hectares;
- In the east: The
eastern Bo Y urban center will develop along national highway 14's section from
Plei Kan township to Po Ko river bank in the direction to Kon Tum. The land
area of this urban center will be 2,700 hectares.
b/ Spatial
organization and central system
- The general center:
...
...
...
The master plan on
construction of Plei Kan township under Decision No. 1577/QD-UBND of December
20, 2005, of the president of the People's Committee of Kon Tum province is
kept unchanged.
+ In the 2015-2025
period: To establish an urban area as a general economic, commercial,
industrial, tourist, service, agricultural and forestry center in southern Bo
Y, which will develop into a general urban center of the border region with a
population of around 220,000.
- Specialized centers:
+ Commercial-financial
center: This center will be built to the south of the northern Bo Y urban
center and have an international commercial center, a financial center and
other public works;
+ Educational center: This
center will be built in the northern Bo Y urban center and have universities,
vocational secondary schools and boarding schools for ethnic minority people;
+ Health, cultural,
physical training and sport center: This center will be built in the western Bo
Y urban center and have a hospital, a physical training and sport complex and a
cultural palace;
+ Scientific center:
This center will be built in the southern Bo Y urban center and have hi-tech
parks, scientific nurseries and a scientific research center of Bo Y University;
+ Border trade service
and border-gate control center: This center will be located in the western Bo Y
urban center and have a complex of facilities of the border-gate control area
and commercial, service works, warehouses and storing yards in service of the
border gate's activities;
+ Five tourist and
service centers, including general or theme tourist resorts, which will be
built in Dak Su, Dak Nong, Sa Loong, at the central lake and Kem Put mountain;
...
...
...
a/ Public works:
- Working offices:
+ Offices of the
administrative authority of the economic zone and central agencies located in
the economic zone will be built within the administrative center in Quang Nong
village, Dak Su commune, to the south of the northern Bo Y urban center;
+ Offices of business
establishments or their representative offices will be built in major centers,
regional centers and some specialized centers;
+ The office of the
administration of Ngoc Hoi district will be located as indicated in the master
plan on Plei Kan township.
- Health works:
+ Central-level health
works and works in service of the economic zone, including general hospitals
and specialized hospitals, will be located in the health center (around 39
hectares) in Ngoc Tien village, Dak Su commune, in the western Bo Y urban
center;
+ Secondary health
works: In addition to the existing Ngoc Hoi hospital, to build three more
regional general hospitals each on 3 hectares in other three urban centers;
...
...
...
- Educational works:
+ To build Bo Y
University to the south of the northern Bo Y urban center on an area of around
100 hectares, which will provide tertiary, college and intermediate education
and vocational training in the border region of the three countries and will
enroll between 7,000 and 10,000 students;
+ To build two
boarding schools to provide general and vocational education for ethnic
minority people in the region, each capable of enrolling between 1,000 and
2,000 students, in the northern and southern Bo Y urban centers. To build a
system of secondary and primary schools and pre-schools up to national
standards and suitable to the population size and development of the economic
zone in each period.
- Cultural works:
+ The southern Bo Y
urban cultural center (around 14 hectares) will have an international
convention center, a national cinema center, a cultural palace for youth and
children, an exhibition and trade fair center and a general museum;
+ At the center of
each of other urban centers: To build a general cultural house on an area of
around 15 hectares;
+ At the center of
each residential area: To build a 200-seat cultural house. In each residential
cluster (with around 5,000 inhabitants), to build a work for community activities.
- Physical training
and sport facilities:
+ To build a physical
training and sport complex (around 66 hectares) in Tan Xuan village, Dak Su
commune in the western Bo Y urban center;
...
...
...
+ To build small
physical training and sport fields and grounds in the specialized centers and
residential areas to facilitate grassroots physical training and sport movements.
- Commercial and
service works:
+ The non-tariff area
will be located at the center of the southern Bo Y urban center;
+ The international
commercial area (covering around 251 hectares to provide border-gate services)
with facilities in service of transactions at and control of the border gate
and national gateway will be located at the end of national highway 40 near the
border. This area is a non-tariff trade area in which the particularly
preferential policies applicable to the economic zone will be applied;
- Market system:
+ A border market of
around 10 hectares will be located near the Vietnam-Laos border;
+ Wholesale markets
include a wholesale market north of the northern Bo Y urban center and adjacent
to national highway 14 in the direction to Da Nang city; a southeastern
wholesale market adjacent to national highway 14 in the direction to Kon Tum;
and a western wholesale market adjacent to national highway 40 in the direction
to the border gate;
+ The central market
of the economic zone will be located in the southern Bo Y urban center;
+ Three regional
markets will be located in three other urban centers;
...
...
...
+ To build five gas
stations located between 5 and 7 km from one another, in the urban centers and
Plei Kan township together with car parks and terminals and other transshipment
depots;
+ To build an exchange
office (around 5 hectares) for agricultural and forest product collection and
trading, which is adjacent to the car terminal on national highway 14 in the
direction to Kon Tum.
- Works in service of
tourism:
+ To form a system of hotels
in urban, tourist and service centers;
+ To build a central
entertainment complex (around 143 hectares) and two regional entertainment
complexes (between 70 and 100 hectares each) in the northern Bo Y and western
Bo Y urban centers.
- To build a 36-hole
golf course to the south of the southern Bo Y urban center (around 272
hectares).
- Tourist resorts,
clusters and sites:
+ A tourist site near
the border-gate service area to the west of the economic zone (around 339
hectares, including water surface area), where sight-seeing tours and a variety
of entertainment and recreation services will be provided;
+ A tourist resort at
Sa Loong lake to the south of the economic zone (around 956 hectares, including
water surface area) and adjacent to the scientific and technological research
center. In this resort, forest eco-tourism, resort, entertainment and
recreation services will be provided;
...
...
...
+ Tourist resorts at
Dak Su and Dak Duc lakes to the west of the economic zone and behind Kem Put
mountain range. In these resorts, forest eco-tourism, resort, entertainment and
recreation and other tourist services will be provided;
+ Tourist sites in Kem
Put and Bia mountains to the north of the economic zone, which are situated
along national highway 14 in the direction to Da Nang and 1,250 m above sea
level. In these tourist sites, mountain-climbing and sight-seeing tours will be
provided;
+ Tourist spots in the
urban centers in the economic zone: These are cultural heritages, historical
relics, war vestiges, reservoirs, craft villages, village of cultures of
Central Highlands ethnic groups and other entertainment centers. In these
spots, a variety of entertainment and recreation services, historical tours and
tours for research and humanities study will be provided.
b/ Urban residential
areas: Each urban residential area accommodating between 2,000 and 5,000
inhabitants will be built on an area of between 30 and 50 hectares and located
as follows:
- Highly populated
urban residential areas will be built on comparably flat land lots to the south
of the northern Bo Y urban center and at the center of the southern Bo Y urban
center;
- Low-populated urban
residential areas will be built on sloping land lots to the north and the west
of the northern Bo Y urban center; to the southwest of the southern Bo Y urban
center; and to the southwest of the western Bo Y urban center;
- Residential quarters
for foreigners will be built on an area of around 182 hectares to the southwest
of the southern Bo Y urban center and adjacent to the international commercial
center.
c/ Rural residential
areas will be located surrounding commune centers or in places convenient for
daily life and agricultural and forestry production activities:
- Two residential
areas in Dak Duc commune: Area I will be built adjacent to the northern Bo Y
urban center on an area of around 220 hectares for around 6,200 inhabitants;
Area II will be built surrounding Dak Duc lake's tourist resort on an area of
around 210 hectares for around 5,800 inhabitants;
...
...
...
- Two residential
areas in Dak Su commune: Area I will be built to the southeast of Dak Su lake
on an area of around 245 hectares for around 8,600 inhabitants; Area II will be
built to the southwest of Dak Su lake on an area of around 180 hectares for
around 6,400 inhabitants;
- Two residential
areas in Bo Y commune: Area I will be built adjacent to the northern and
northeastern areas of the border-gate tourist site on an area of around 275
hectares for around 7,000 inhabitants; Area II will be built to the southwest
of the border-gate trade service area on an area of around 135 hectares for
around 3,500 inhabitants;
- Two residential
areas in Sa Loong commune: Area I will be built adjacent to the northeastern
area of Sa Loong lake's tourist site on an area of around 485 hectares for
around 11,500 inhabitants; Area II will be built to the southwest of Sa Loong
lake's tourist site on an area of around 105 hectares for around 2,500
inhabitants;
- The residential area
of Dak Kan commune will be built to the south of southern Bo Y urban center and
one km from national highway 14 on an area of around 490 hectares for around
12,000 inhabitants.
d/ Network of parks,
green trees and squares:
- Parks:
+ A forest park of
around 1,248 hectares will be built to the west of the western Bo Y urban
center to separate residential areas from industrial zones. This park will be
also a flora and fauna museum to serve local inhabitants;
+ A park of around 724
hectares surrounding the central lake will be built for entertainment,
recreation, cultural and educational activities and exhibition and conservation
of local flower varieties;
+ The Central
Highlands cultural and historical park of around 536 hectares will be built to
the west of the administrative center for entertainment and recreation
activities and outdoor exhibition of cultural and historical pieces of Central
Highlands ethnic groups;
...
...
...
- Squares: Each urban
center will have a central square with a monument or an architecture bearing
the artistic traits of the Central Highlands.
- Urban trees: Trees
will be planted along streets and in parks and squares. Besides, trees, flowers
and lawns will be planted in land areas where no construction exists.
e/ Other quarters:
- The ASEAN culture
village will be built on an area of around 230 hectares to the south of Plei
Kan township;
- The culture village
of Central Highlands ethnic groups will be built on an area of around 127
hectares in the northern Bo Y urban center for exchange of traditional cultures
of Central Highlands ethnic groups, conservation and maintenance of national
identity, and tourism;
- The zone for
conservation of Plei Kan victory relic will be built on an area of around 366
hectares to the northwest of Plei Kan township for conservation and
exploitation of the relic's value.
e/ Industrial zones,
cottage industry and handicraft zones and warehouses:
- Industrial zones,
cottage industry and handicraft zones:
+ A key industrial
park will be built on an area of around 1,566 hectares to the north of the
western Bo Y urban center to create a driving force for development of the
economic zone;
...
...
...
+ To build a craft
village (around 140 hectares) as a miniature of Vietnam's traditional craft
villages, in the northern Bo Y urban center.
- Warehouses:
+ The general depot
(around 278 hectares) will be built to the north of the economic zone and
adjacent to the industrial park. As the biggest general depot of the economic
zone, it will have raw-material storehouses, fuel depots, reserves and other
warehouses;
+ To build four bonded
warehouses-cum-inland container depots, including a warehouse area (around 151
hectares) adjacent to the border-gate service area; a warehouse area (around 55
hectares) adjacent to national highway 14 in the direction to Kon Tum to the
southeast of Plei Kan township; a warehouse area (around 30 hectares) in the
northern Bo Y urban center adjacent to national highway 14 in the direction to
Da Nang; and a warehouse area (around 30 hectares) adjacent to national highway
14 C to the south of the economic zone;
+ Transshipment
warehouses will be located near truck and oversized vehicle terminals;
+ Besides, petrol and
oil transshipment and distribution warehouses-cum-retail warehouses will be
built at service and trading points.
g/ The scientific and
technological research area (around 750 hectares) will be built to the south of
the southern Bo Y urban center and consist of a hi-tech research and
experimentation zone, a nursery, an experimentation garden, a zone for plant
and animal gene conservation and a research and experimentation center of Bo Y
University.
h/ To maintain
existing military positions and allocate land for military purposes at the
request of the Defense Ministry.
i/ Areas for
agricultural production, forestry and fishery:
...
...
...
- Total agricultural
and forestry production land area will be around 43,786 hectares by 2015 and
around 27,788 hectares by 2025.
- Total planned area
for aquaculture in lakes is around 718 hectares.
j/ Forests to be
strictly managed:
- Protection forests (around
6,211 hectares) near the Vietnam-Laos border are protected and exploited
according to legal provisions.
- Chu Mon Ray national
park (around 8,640 hectares) to the southeast of the economic zone, adjacent to
Sa Thay district and the Vietnam-Laos border is strictly protected and
exploited for eco-tourism according to the Regulation on management of national
parks.
7.
Orientations for development of technical infrastructures
a/ Transport
infrastructures:
- Road transport:
+ Outbound transport:
By 2015, to upgrade and expand urban sections of national highways 14, 40 and
14 C. By 2025, to build belt roads bypassing urban centers, including:
southwestern, eastern and southeastern belt roads with a cross section width of
between 24 and 36 meters. To renovate inter-district roads from the economic
zone to Dak Glei, Dak To and Sa Thay districts into grade-III mountain roads;
...
...
...
+ The rural traffic
system will be connected to urban and inter-regional roads, ensuring that all
concentrated residential areas are accessible by motor vehicles by grade-IV
mountain roads;
+ Major traffic works:
To build a central car terminal and four suburban car terminals, and cargo
truck and bus terminals at gateways and in urban centers;
+ To build a number of
bridges spanning Po Ko and Dak Long rivers and interchanges at the junctions of
urban thoroughfares and national highway 14.
- Air transport: To
study a scheme on building an international commercial airport of around 700
hectares in Tan Canh commune, Dak To district, Kon Tum province (opposite to
the old Phuong Hoang airport).
b/ Technical
preparation of land: To take advantage of the natural terrain and select the
solution of localized ground levelling when necessary. To make the full use of
rivers, streams and lakes to drain rainwater.
c/ Water supply:
- The daily-life water
consumption norm is 120 liters/person/day and night for urban areas and 60
liters/person/day and night for rural areas.
- Total water demand
will be 18,000 m3/day and night by 2015 and 47,000 m3/day and night by 2025.
- Water sources: To
use surface water of Sa Loong lake, the central lake and Po Ko river, which is
added with underground water in dry season months by mode of concentrated water
supply.
...
...
...
- Electricity
consumption norms: For urban daily life, the per-capita electricity consumption
norm will be 0.17 kW by 2015 and 0.34 kW by 2025; for rural daily life, the per-capita
electricity consumption norm will be 0.04 kW by 2015 and 0.12 kW by 2025; for
industrial production, cottage industry and handicraft, the electricity
consumption norm will be 100 kW/ha.
- Total electricity
demand will be 45 MW by 2015 and 130 MW by 2025.
- Electricity source:
For the near future, electricity will be transmitted from Dak To 110 kV
station. In the future, electricity for the economic zone will be supplied from
Plei Krong hydroelectric plant through the national power grid, which will be
added with the commercial electricity source from Xe Ca Man hydroelectric plant
of Laos.
e/ Water drainage and
environmental sanitation:
- Rainwater and
wastewater will be drained through separate sewers and treated before being
discharged into the environment.
- Treatment of solid
waste: To collect and treat around 180 ' 200 tons of waste per day by 2015
and around 400 ' 440 tons per day by 2025.
To build four solid
waste treatment facilities, including:
+ The northern facility
in Dak Duc commune (around 122 hectares) to serve the northern Bo Y urban
center and Dak Duc commune;
+ The northwestern
facility in Bo Y commune (around 115 hectares) to serve part of the southern Bo
Y urban center, western Bo Y urban center, Dak Su and Dak Nong communes;
...
...
...
+ The southwestern
facility in Dak Kan commune (around 144 hectares) to serve Plei Kan township,
the eastern Bo Y urban center and Dak Kan commune.
- Graveyards will be
located near the waste treatment areas.
f/ The system of
underground technical tunnels for such urban transmission lines and ducts as
high-, medium- and low-voltage power cables, water pipelines, communication
cables and other special-use cables will be built beneath urban trunk roads.
g/ The information and
communication system, which consists of the telephone line system and the
digital communication cable system for multi-media information and
communication, post, radio and television broadcasting, will be designed
according to grade-II urban standards.
8.
Investment projects in the 2006-2015 period:
a/ To formulate,
approve and implement resettlement projects in order to take the initiative in
preparing grounds for calling for investment in building the economic zone.
b/ To organize the
elaboration and approval of detailed plans and investment projects to build the
following functional areas:
- Northern Bo Y urban
center (around 1,444 hectares);
- Southern Bo Y urban
center (around 970 hectares);
...
...
...
- The international
commercial area (around 375 hectares);
- The border trade
service and border-gate control area (around 139 hectares);
- The border market,
bonded warehouse and national gateway area (around 112 hectares);
- Technical
infrastructures of the administrative authority of the economic zone (around
450 hectares);
- The industrial park
(around 750 hectares) and warehouses (around 463 hectares);
- The border-gate
tourist resort (around 120 hectares) and Chu Mo Ray forest tourist resort
(around 20 hectares);
- Rural residential
areas of 6 communes (a total of around 1,887 hectares);
- The graveyard and
garbage dumpsite in Bo Y and Dak Su communes;
- Social
infrastructures, including administrative, educational, health, cultural,
physical training and sport, commercial and service, information and
communication works of sizes suitable to each development stage of the economic
zone.
...
...
...
1. To assign the
management board of Bo Y international border-gate economic zone to:
- Publicize the master
plan on construction of Bo Y international border-gate economic zone;
- Organize the
management of the implementation of the master plan and promulgate a Regulation
on management of construction under the approved master plan on construction of
the economic zone;
- Organize the
elaboration, evaluation and approval of detailed plans and investment projects
in the economic zone according to current regulations;
- Formulate an overall
project on building of essential technical and social infrastructures in the
economic zone, and submit it for approval according to regulations;
- Assume the prime
responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and
localities in, studying the scheme on building of an international commercial
airport in Tan Canh commune, Dak To district, Kon Tum province, and submit it
to the Prime Minister;
- Use existing land
areas to raise funds and efficiently use funding sources under the Prime
Minister's Decision No. 217/QD-TTg of September 5, 2005;
- Call for capital for
the implementation of projects in form of BT, BOT, etc, from domestic and
foreign investors, in order to accelerate the development investment in the
economic zone;
- Assume the prime
responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and
localities in, distributing population, residential and production land and
stabilizing the life of people in the economic zone according to the approved
master plan.
...
...
...
- The Natural
Resources and Environment Ministry shall assume the prime responsibility for,
and coordinate with the People's Committee of Kon Tum province, the management
board of Bo Y international border-gate economic zone, concerned branches and
authorities in, organizing soon the allocation of all land and water surface
areas to the management board of Bo Y international border-gate economic zone
according to the approved master plan for management and implementation;
- The Home Affairs
Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
management board of Bo Y international border-gate economic zone and concerned
agencies in, perfecting soon the organizational apparatus of the management
board of Bo Y international border-gate economic zone in order to satisfy
requirements for management and administration of the economic zone's
development;
- The Government
Office, the Planning and Investment Ministry, the Public Security Ministry, the
Finance Ministry, the Border Guard Command, the Administration of Tourism, the
People's Committee of Kon Tum province and concerned localities shall, within
the ambit of their functions and tasks, coordinate with the management board of
Bo Y international border-gate economic zone in accelerating the development of
the economic zone.
Article
3.- This Decision takes effect 15 days
after its publication in "CONG BAO."
The
Construction Minister, the head of the management board of Bo Y international
border-gate economic zone, the president of the People's Committee of Kon Tum
province, heads of concerned agencies and organizations, and concerned
individuals shall implement this Decision.
THE
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 225/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/02/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2007 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video