THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 225/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn II (2016 - 2020). Trong đó, tập trung thực hiện các trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ.
- Gắn kết công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành và địa phương; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020.
2. Yêu cầu
- Nâng cao chất lượng toàn diện triển khai cải cách hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ Trung ương tới địa phương đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
- Gắn kết chặt chẽ việc triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án cải cách hành chính; tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trên cơ sở thực hiện đầy đủ các nhóm giải pháp quy định tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.
- Đôn đốc triển khai có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ, ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn cải cách hành chính với cải cách lập pháp, tư pháp; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nước tại các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt trong cải cách hành chính ở trong nước giai đoạn vừa qua, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam.
II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1. Cải cách thể chế
a) Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ cải cách hành chính, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, vận hành một cách hiệu lực và hiệu quả, thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và xây dựng xã hội dân chủ.
b) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tuân theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
c) Hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật của nền hành chính phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
d) Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013 và các chuẩn mực quốc tế, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
đ) Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, với chi phí tuân thủ thấp, dựa trên hệ thống chính sách đã được hoạch định trong từng lĩnh vực phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
e) Thể chế hóa nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước; phòng, chống tham nhũng; tăng cường hiệu quả quản trị nhà nước; tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, các thiết chế trong hệ thống chính trị.
g) Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế về sở hữu, doanh nghiệp nhà nước; xác định rõ vai trò quản lý của Nhà nước đối với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước.
h) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
i) Thực hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính liên thông, gắn kết mật thiết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
k) Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình tham mưu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm loại bỏ tình trạng lợi ích cục bộ trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Cải cách thủ tục hành chính
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính ngay từ khâu dự thảo; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính theo đúng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; ưu tiên các thủ tục hành chính phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu; nhập khẩu; y tế; tiếp cận điện năng; quản lý thị trường, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80% vào năm 2020.
c) Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các hình thức công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính; chú trọng việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa phương; công khai thủ tục hành, chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và trên trang thông tin điện tử; niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.
d) Triển khai thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền.
đ) Xây dựng Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; nghiên cứu, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên phạm vi toàn quốc.
g) Tập trung cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, dịch vụ công và các thủ tục hành chính liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
a) Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập), sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển.
b) Phân loại các cơ quan hành chính làm cơ sở xác định tổ chức, bộ máy phù hợp với yêu cầu quản lý và nâng cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu phục vụ nhân dân. Những nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không cần thiết phải trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả thì chuyển sang các tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận.
c) Nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng mô hình đánh giá tổ chức.
d) Hoàn thiện các quy định về phân cấp quản lý Trung ương - địa phương trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo nguyên tắc cơ quan hành chính nhà nước cấp trên thực hiện những việc mà cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới làm không hiệu quả. Xác định rõ ràng, minh bạch các mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc, điều kiện và chế tài các quy định phân cấp.
đ) Tiếp tục cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; bảo đảm sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trong các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào năm 2020.
e) Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp (hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, cổ phần hóa, hợp tác công tư...). Đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, cơ sở dạy nghề, bệnh viện...) theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và nhân dân đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
g) Quy định chặt chẽ điều kiện, tiêu chí thành lập, giải thể, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp theo hướng khuyến khích sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm cơ bản không tăng số lượng đơn vị hành chính ở địa phương.
4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
a) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.
b) Đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
c) Bổ sung và hoàn thiện các chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức, viên chức.
d) Đổi mới phương thức tuyển dụng công chức, viên chức về quy trình, thẩm quyền, trách nhiệm và có quy định về xử lý các vi phạm; tổ chức thí điểm đổi mới phương thức tuyển chọn lãnh đạo, quản lý.
đ) Đổi mới công tác thống kê, báo cáo và quản lý hồ sơ công chức, viên chức.
e) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
g) Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát lại các chương trình đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, loại bỏ những nội dung đào tạo trùng lắp, để công tác đào tạo, bồi dưỡng mang lại lợi ích thiết thực, không lãng phí. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế. Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; có hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học, không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất trong đào tạo, bồi dưỡng.
h) Tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo các quy định của pháp luật, gắn với các nội dung khác của công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
i) Áp dụng công nghệ thông tin, các mô hình, phương pháp, công nghệ hiện đại trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
k) Tập trung nguồn lực ưu tiên cho cải cách chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được cải cách cơ bản, bảo đảm được cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức và gia đình ở mức trung bình khá trong xã hội.
5. Cải cách tài chính công
a) Kiểm soát chặt chẽ ngân sách nhà nước chi thường xuyên và đầu tư công.
b) Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị hành chính và sự nghiệp.
c) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn.
d) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu. Phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ.
đ) Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện có hiệu quả cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
e) Đẩy mạnh xã hội hóa, hoàn thiện thể chế và tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư theo hình thức công - tư (PPP) đối với việc cung cấp dịch vụ công trong y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng.
g) Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
6. Hiện đại hóa hành chính
a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ; xây dựng Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương.
b) Triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ và Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân. Phát triển, tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin quy mô quốc gia, tạo lập môi trường mạng, chia sẻ thông tin rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.
c) Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia; thống nhất ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả, toàn diện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng.
d) Nâng cao chất lượng phục vụ và tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức; cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ cá nhân và tổ chức mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, số lần trong một năm cá nhân, tổ chức phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020: 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội; tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.
đ) Kết hợp chặt chẽ với triển khai các nội dung cải cách hành chính để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước có tác dụng thực sự thúc đẩy cải cách hành chính. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.
e) Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính thông qua việc sử dụng hiệu quả mạng thông tin điện tử hành chính.
- 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dưới dạng điện tử;
- 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử.
g) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, ưu tiên triển khai ISO điện tử.
h) Tổng kết, đánh giá hoạt động của Trung tâm hành chính tập trung, mô hình trung tâm hành chính công của một số địa phương. Tiếp tục đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, đặc biệt là trụ sở cấp xã.
7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
a) Tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành gắn với đẩy mạnh tham mưu, tổng hợp, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 07/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực trọng tâm.
b) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, lấy ý kiến của người dân, tổ chức về kết quả cải cách hành chính. Triển khai xác định và công bố Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai xác định và công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính; Chỉ số hài lòng về chất lượng y tế công; Chỉ số hài lòng về chất lượng giáo dục công lập.
c) Tăng cường năng lực công chức chuyên trách cải cách hành chính.
d) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra cải cách hành chính.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Trên cơ sở Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm để triển khai thực hiện phù hợp yêu cầu thực tế của các bộ, ngành, địa phương; định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
- Chủ động chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của Bộ, ngành, địa phương.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành mình. Chủ động đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và Bộ Nội vụ về những nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành cần có sự phối hợp, đôn đốc, chỉ đạo liên ngành.
2. Các bộ, cơ quan chủ trì các đề án, dự án có quy mô quốc gia được nêu trong Phụ lục kèm theo Quyết định này có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách.
3. Bộ Nội vụ:
Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, giúp Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, đánh giá, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 bảo đảm chất lượng, hiệu quả và yêu cầu, tiến độ quy định;
- Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ triển khai kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo quy định. Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ xử lý những khó khăn, vướng mắc của các bộ, ngành, địa phương trong quá trình thực hiện kế hoạch cải cách hành chính. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch;
- Chủ trì triển khai các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách công chức, công vụ và cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cải cách chính sách tiền lương cho lực lượng vũ trang nhân dân;
- Chủ trì triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước;
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh triển khai công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính;
- Phối hợp với Bộ Tài chính để lập, thẩm định và phân bổ kinh phí hoạt động triển khai các đề án, dự án, nhiệm vụ của kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế;
b) Chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
c) Chủ trì triển khai nội dung cải cách thủ tục hành chính;
d) Chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện phương pháp tính chi phí thực hiện thủ tục hành chính;
đ) Chủ trì việc hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc cải cách quy định hành chính.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ và Cổng dịch vụ công Quốc gia.
6. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước dựa trên kết quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước;
b) Chủ trì đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ thẩm định kinh phí thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan trung ương và địa phương, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định; chủ trì hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ;
b) Tiếp tục chủ trì và triển khai có hiệu quả Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí từ ngân sách trung ương cho các đề án, dự án trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm về cải cách hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước;
d) Chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để thực hiện kế hoạch.
8. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;
b) Phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 với kế hoạch;
c) Phối hợp với Bộ Nội vụ thực hiện Đề án tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
9. Bộ Y tế:
Chủ trì xây dựng và hướng dẫn việc thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công;
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì xây dựng và hướng dẫn việc thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.
11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì cải cách chính sách tiền lương đối với người lao động trong các loại hình doanh nghiệp, chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai cải cách chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức.
12. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đổi mới, quản lý và triển khai thực hiện có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đổi mới cơ chế, chính sách xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
14. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các bộ, ngành và địa phương:
Chủ trì lồng ghép các nội dung cải cách hành chính vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức.
15. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương và địa phương:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ )
TT |
TÊN NHIỆM VỤ, ĐỀ ÁN |
CƠ QUAN CHỦ TRÌ |
CƠ QUAN PHỐI HỢP |
THỜI GIAN |
1. |
Đề án "Đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" |
Bộ Tư pháp |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
2. |
Đề án "Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức" |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
3. |
Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2016 - 2025 |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
4. |
Đề án "Xây dựng phương pháp đánh giá tổ chức" |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
5. |
Đề án "Tăng cường năng lực đội ngũ công chức thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020" |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
6. |
Đề án "Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020" |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí |
Giai đoạn 2016-2020 |
7. |
Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Giai đoạn 2016-2020 |
8. |
Đề án "Đo lường hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước” |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
9. |
Đề án "Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công giai đoạn 2016-2020" |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
10. |
Đề án "Đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công" |
Bộ Y tế |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
11. |
Đề án đo lường sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp |
Bộ Tư pháp |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
12. |
Đề án "Cơ sở dữ liệu về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông" |
Bộ Nội vụ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
13. |
Đề án "Mở rộng, nâng cấp Cổng Thông tin điện tử Chính phủ giai đoạn 2016-2020" |
Văn phòng Chính phủ |
Các bộ, ngành và địa phương |
Giai đoạn 2016-2020 |
THE PRIME
MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM |
No.: 225/QD-TTg |
Hanoi, 04 February 2016 |
APPROVING THE STATE ADMINISTRATIVE REFORM FOR THE PERIOD 2016-2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on organization of Government dated 19/6/2015;
Pursuant to the Resolution No. 30c/NQ-CP dated 08/11/2011 of the Government promulgating the overall Program of state administrative reform for the period 2011-2020; the Resolution No. 76 / NQ-CP dated 13/06/2013 of the Government amending and supplementing some articles of Resolution 30C / NQ-CP dated 08/11/ 2011 of the Government promulgating the overall Program of state administrative reform for the period 2011-2020;
Pursuant to the Resolution No. 36a /NQ-CP dated 14/10/2015 of the Government on e-Government;
Considering the request of the Minister of Home Affairs,
DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS
1. Objectives
- Continue promoting the implementation of the overall Program of state administrative reform for the period 2011-2020 under Resolution No. 30c / NQ-CP of the Government; ensure the completion of the objectives and tasks of state administrative reform in the second phase (2016-2020) particularly focus on implementation of key administrative reforms for the period 2016 - 2020 as: Institutional reform; development and improvement of quality of contingent of cadres, civil servants and officials, focus on reform of salary policy in order to create real motivation so that the cadres, civil servants and officials can perform their duties with high quality and efficiency; improvement of quality of administrative services and the quality of public services.
- Overcome the shortcomings and limitations and inadequacies in the process of implementing the phase 2011 - 2015 of the overall Program of state administrative reform for the period 2011-2020 under the Resolution No. 30c / NQ-CP dated 8/11/2011 of the Government.
- Link the administrative reform of Ministries, sectors and localities; strengthen the responsibility of individuals, bodies, units and heads of state administrative bodies at all levels in the implementation of administrative reform tasks; improve the quality and efficiency of administrative reform to serve the objectives of social - economic development of the country by 2020.
2. Requirements
- Improve the comprehensive quality to implement the administratiive reform in state administrative bodies at all levels from the central to local levels to meet the requirements of the new era.
- Closely link the implementation of duties, schemes and projects of administrative reform; enhance the steering and coordination between Ministries, sectors and localities in implementing the administrative reform tasks for the period 2016 – 2020; ensure the quality and efficiency on the basis of full implementation of groups of solution specified in the Resolution No. 30c / NQ-CP dated 08/11/2011 of the Government.
- Urge the effective implementation of key tasks in administrative reform for the period 2016 – 2020; ensure the improvement of capacity and skills of duty performance, sense of responsibility, duty ethics and occupational ethics; link the administrative reform with the legislative and judicial reform; improve the investment and business environment.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Inherit and promote good experiences in administrative reform in the country of the past period, and actively study the advanced experiences of other countries to appropriately apply in practice in Vietnam.
II. DUTIES OF STATE ADMINISTRATIIVE REFORM FOR THE PERIOD 2016 – 2020
1. Institutional reform
a) Continue promoting and synchronously implementing the administrative reform, legislative reform and judicial reform, building the real socialist rule of law of people, by people and for people, operating effectively and efficiently, properly implementing the building and development functions in the context of developing the market economy and building a democratic society.
b) Continue improving the institutional system of socialist-oriented market economy, ensuring the compliance with general standards of modern market economy and international integration.
c) Complete the institutional and legal system of the administration in line with the Constitution of 2013.
d) Promote the completion of law on human right protection, basic rights and obligations of citizens under the Constitution of 2013 and international standards; expand and develop socialist democracy.
dd) By 2020, basically complete the duties of Vietnam legal system synchronously, uniformly, viably, openly, transparently, stable, accessibly, with low compliance costs, based on the system of policies which have been planned in each field in line with the social - economic development goals.
e) Institutionalize the principle of assignment, coordination and control of state power; prevent and control the corruption; enhance the effectiveness of state governance; enhance the openness, transparency and accountability within the organization and activities of state bodies, institutions of the political system.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
h) Continue building and completing the regulations of law on the relationship between the State and people, the focus is to ensure and promote the ownership of people, take people's opinion before deciding on the important guidelines and policies and the people's monitoring right over the activities of state administrative bodies.
i) Perform the step of strategic direction shift from focusing on building and completing the law into completing and enforcing the law, ensure the strictness of law, the close interoperability and linking between the formulation and law enforcement.
k) Reform the inspection, examination and monitoring in the process of advising and promulgation of legal normative documents in order to eliminate the local interests in the process of promulgation of legal normative documents.
2. Reform of administrative procedures
a) Efficiently implement the Law on promulgation of legal normative documents of 2015; closely control the regulation on administrative procedures right from the drafting phase; strictly implement the responsibility of the head in the reform of administrative procedures in accordance with Directive No. 13 / CT-TTg dated 10/06/ 2015 by the Prime Minister.
b) Promote the simplification of administrative procedures, reduce the compliance costs of administrative procedures in all areas of economy, culture and society; give the priority to administrative procedures in service of international economic integration and administrative procedures in a number of core areas: Investment; land, construction, house ownership, tax, customs, export, import, health, power access, market management; ensure the favorable conditions for the development of the economic sectors in the open and equal business environment; contribute to the liberation of social resources, improve the national competitiveness. The satisfaction level of people and enterprises on administrative procedure settlement shall reach over 80% by 2020.
c) Strengthen the building and completion of forms of openness and transparency of all administrative procedures; focus on the publication of administrative procedures under the management or settlement authority of Ministries, branches and localities, openness of administrative procedures on the national database of administrative procedures and on websites; list the administrative procedures in the offices or units where the administrative procedures are directly settled.
d) Implement the establishment and put into operation the information system to receive, handle the feedback and proposals on administrative regulations and the reality and result of administrative procedures settlement at all government levels.
dd) Formulate the Scheme to simplify the reporting regulation in activities of state administrative bodies; study and replicate the model or new ways of implementation of reform of administrative procedures nationwide.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
g) Focus on the reform of administrative procedures within the state bodies, public non-business organizations, public services and administrative procedures connected between the state administrative bodies at all levels; synchronously and efficiently implement the one-stop mechanism and connected one-stop mechanism in the state administrative bodies at localities.
3. Reform of state administrative apparatus organization.
a) Study, review and adjust the functions, duties, power and organizational apparatus of bodies, organizations and units (including the administrative bodies and public non-business units), re-organize the bodies and organizations to ensure the streamline, effectiveness, efficiency to meet the development requirements.
b) Classify the administrative bodies as a basis for identification of organization and apparatus in accordance with management requirements and improvement of quality of provision of essential basic needs to serve people. The duties that the state bodies do not necessarily implement or implemented inefficiently shall be transferred to the non-state organizations to undertake.
c) Study the building and put into application the model of organization assessment.
d) Complete the regulations on central-local management decentralization in the state management areas on the principle the superior state administrative bodies shall perform the work which the inferior state administrative bodies performed inefficiently; clearly and transparently define the objectives, requirements, principles, conditions and sanctions of decentralized regulations.
dd) Continue the reform and deploy on a large scale the mechanism of autonomy and self-responsibility of the non-business and public service units; ensure the personal satisfaction for services provided by the public non-business units in the areas of education and health care shall reach over 80% by 2020.
e) Complete the network planning of public non-business units under sectors and areas. Classify the non-business units to perform the appropriate conversion forms (operating under the model of enterprise, equitization, public-private partnership ...). Step up the socialization of public non-business units which are able to cover all operating costs (universities, institutes, research institutes, vocational training establishments, hospitals ...) in the direction to further promote the autonomy, self-responsibility for task performance, finance, personnel and encourage the establishment of organizations providing public services of the non-state sectors, especially in education and training, health, science and technology; strengthen inspection and supervision from the state bodies over the operation of non-business units.
g) Strictly regulate the conditions and criteria for the establishment, dissolution or merger of administrative units at all levels in the direction to encourage the merger of commune-level administrative units, basically ensure no increase in number of local administrative units.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Continue to step up the reform of regulation on public duty and public servant; develop the contingent of cadres, public servants and officials with reasonable number and structure, qualification and competence for duty and in service of people and the development of the country. By 2020, the contingent of cadres, public servants and officials has the reasonable number and structure, qualification and competence for duty and in service of people and the development of the country; 100% of state administrative bodies have the structure of public servants and officials according to job placement.
b) Dignify the responsibility and public duty ethics, social responsibility; tighten the discipline and regulations in steering and administration and enforcement of the public duty of cadres and civil servants.
c) Add and complete the professional titles and standards of public servants and officials.
d) Reform the mode of recruitment of public servants and officials concerning the procedure, authority, responsibility and regulate the handling of violation; organize the pilot reform of mode of selection of leadership and management.
dd) Reform the statistics, reporting and management of dossier of public servants and officials.
e) Efficiently implement the Resolution No. 39-NQ/TW dated 17/4/2015 of the Politbureau on downsizing and restructuring of staff and re-structuring of contigent of public servants and officials and Decree No. 108/2014 / ND-CP dated 20/11/ 2014 of the Government on staff downsizing policy.
g) Improve the quality of training and retraining of cadres, public servants and officials; review the training programs for cadres, public servants and officials, eliminate the duplication of training contents so that the training and retraining could bring the practical and unwasteful benefits; create strong changes in quality and effectiveness of training and retraining; contribute to building a contingent of cadres, public servants and officials that are qualified and virtuous and meet the requirements to serve people and the country's development and international integration; amend and improve the mechanism of training and retraining of cadres, public servants and officials in accordance with the conditions of Vietnam and international integration requirements; have the policy system of encouraging the cadres, public servants and officials to learn and learn by themselves and constantly improve the qualifications and capacity to perform their assigned tasks and public duties; organize the management system and training and retraining facilities for cadres, public servants and officials which are compact, scientific and consistent with the objectives and requirements for training and retraining tasks to ensure the centralized and unified management in training and retraining.
h) Organize the assessment and classification of cadres, public servants and officials in accordance with regulations of law associated with other contents of management of cadres, public servants and officials.
i) Apply the modern information technology, models, methods and technologies in recruitment, scale and grade rise and assessment towards cadres, public servants and officials.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Reform of public finance
a) Closely control the state budget, regular expenditure and public investment.
b) Continue the reform of financial mechanism towards the administrative units.
c) Continue the reform of financial mechanism and policies towards state-owned enterprises, especially the economic groups and corporations; closely manage the foreign loan and loan repayment; maintain the Government debts, national debts and public debts within safe limit.
d) Basically reform the using mechanism of state fund and mechanism of formulation and implementation of scientific and technological duties in the direction to take the objectives and application efficiency as the leading standards; develop the technological and scientific enterprises; synchronously develop the policy on training, attraction, assignment of important role and deserved compensation to the technological and scientific talents.
dd) Continue the reform of mechanism of budget allocation to the state administrative bodies; efficiently implement the mechanism of budget allocation based on the result and quality of operation; aim at the output control and expenditure quality by the objectives and tasks of the state administrative bodies.
e) Step up the socialization, improve the institution and strengthen the solution to investment encouragement in the form of public - private partnership (PPP) for the provision of public services in health, education - training, culture, sports and infrastructure works and projects.
g) Standardize the quality of education, training, health care services; review, amend, supplement or promulgate new criteria, quality standards, monitoring mechanism, assessment and inspection of quality of public non-business services and the performance of the public non-business units.
6. Administrative modernization
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Implement the development of e-Government and e-Administration under the Resolution No. 36a/NQ-CP dated 14/10/2015 of the Government and Decision No. 1819/QD-TTg dated 26/10/2015 of the Prime Minister approving the national Program on application of information technology in activities of state bodies for the period 2016-2020; step up the application of information technology and communication in work processing procedure of each state administrative body; between the state administrative bodies and in transaction with organizations and individuals; develop, integrate and connect the national-scale information systems, create network environment and implement the widespread sharing of information between the stat bodies.
c) Develop the essential information systems for application of information technology in service of people and enterprises; ensure the synchronous implementation with the development of systems of information and database on national scale; uniformly apply the information technology efficiently and comprehensively at the division of reception and return of result according to the one-stop mechanism or connected one-stop mechanism; strengthen the connection and sharing of information, online discussion and handling of dossiers.
d) Improve the quality of service and the openness and transparency in the operation of state administrative bodies through promoting the supply of online public services to the citizens and organizations; provide online basic public services at level 4 to meet the actual needs and serve the individuals and organizations anytime and anywhere based on many different means; apply the information technology to reduce the time and number of times in a year the individuals and organizations have to come to the state bodies directly to go through the administrative procedures.
The specific objectives for the period 2016 - 2020: 30% of administrative documents and procedures are handled online at level 4; 95% of tax declaration documents of the enterprises shall be submitted online; 90% of enterprises make payment of tax online; 90% of bodies and organizations shall implement the electronic transactions in the implementation of procedures for participation in social insurance; the proportion of issue of business registration certificate online shall reach by 20%; the proportion of issue of investment certificates online shall reach by 10%.
đdd) Closely cooperate with the implementation of reformatory contents to apply the information technology in operation of state bodies really works to promote the administrative reform; efficiently apply the information technology in operation of state bodies to speed up work processing and reduce the operating costs.
e) Improve the quality of direction and operation of administrative bodies through the effective use of administrative electronic information network.
- 100% of non-confidential documents which shall be submitted to the People’s Committee of provinces and centrally-run cities, the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies and the Prime Minister in the electronic form;
- 80% of documents exchanged between the state bodies in the electronic form;
g) Develop and apply the quality management system in the administrative bodies according to the national standard TCVN ISO 9001:2008; give priority to the implementation of electronic ISO.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Direction and operation of administrative reform
a) Strengthen the capacity of direction and operation associated with stepping up the advice, aggregation and implementation of contents and duties of the administrative reform steering Committee of the Government; strictly comply with the Directive No. 07/CT-TTg dated 22/05/2013 of the Prime Minister on stepping up the implementation of overall Program of state administrative reform for the period 2011 – 2020 and the Directives of the Prime Minister on stepping up the reform of administrative reform in some key areas.
b) Strengthen the monitoring, assessment and consultation from people and organizations on result of administrative reform; define and announce the Indicator of administrative reform annually of the Ministries and ministerial-level bodies and People’s Committee of provinces and centrally-run cities; define and announce the satisfaction indicator on administrative service; the satisfaction indicator on quality of public health and the satisfaction indicator on quality of public education.
c) Strengthen the capacity of public servants in charge of administrative reform.
d) Strengthen the communication, propagation and inspection of administrative reform.
III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The Ministries and ministerial-level bodies, governmental bodies and People’s Committee of provinces and centrally-run cities:
- Based on the state administrative reform Plan for the period 2016-2020, the Ministers and Heads of ministerial-level bodies, Heads of governmental bodies, Chairmen of People’s Committee of provinces and centrally-run cities and the relevant bodies shall concretize the duties in the annual work plan for implementation in accordance with the practical requirements of Ministries, sectors and localities; make periodical preliminary and final reports as guided by the Ministry of Home Affairs.
- Proactively direct and urge the attached bodies and units to implement the administrative reform plan for the period 2016 – 2020 and the annual administrative reform plan of Ministries, sectors and localities;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The Ministries and bodies assuming the prime responsibility for schemes and projects with national scale mentioned in the Appendix attached to this Decision must coordinate with the relevant Ministries and bodies to develop and submit them to the competent authorities for approval and implementation in accordance with current regulations on budget management.
3. Ministry of Home Affairs:
As the standing body of the administrative reform steering Committee of the Government, assisting the Government to implement the overall Program of state administrative reform for the period 2011-2020, it shall
- Coordinate with the relevant bodies in guiding, urging, monitoring, assessing and inspecting the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies, provinces and centrally-run cities in implementation of state administrative reform Plan for the period 2011-2020 to ensure the prescribed quality, efficiency, requirements and progress;
- Urges the members of administrative reform steering Committee of the Government to implement the state administrative reform Plan for the period 2011-2020;
- Aggregate and report on the reality of implementation of plan in accordance with regulation; study and make recommendations to the Government and the Prime Minister and the administrative reform steering Committee of the Government to handle the difficulties and problems of Ministries, sectors and localities during the course of implementation of administrative reform plan; strengthen the inspection, monitoring, assessment and recommendation of solutions to stepping up the implementation of duties in the Plan;
- Implement the contents of Reform of state administrative apparatus organization, reform of public servants and public duties and reform of salary policy for cadres, public servants and officials; coordinate with the Ministry of Defense and Ministry of Public Security to reform the salary policy for the people’s armed forces;
- Define the administrative reform Indicator of the Ministries, ministerial-level bodies and People’s Committees of provinces and centrally-run cities and the satisfaction indicator of organizations and individuals towards the service of the state administrative organs;
- Organize the training and practice for full-time cadres and public servants to perform the administrative reform in the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies and People’s Committees of provinces and centrally-run cities;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Coordinate with the Ministry of Finance to prepare, assess and allocate the operating fund for implementing the schemes, projects and duties of administrative reform plan for the period 2016 – 2020 of the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies and People’s Committees of provinces and centrally-run cities.
4. Ministry of Justice:
a) Monitors and aggregates the implementation of duties of institutional reform;
b) Implement the reformatory duties and improvement of quality of development and promulgation of legal normative documents;
c) Implement the contents of reform of administrative procedures;
d) Develop and guide the implementation of method of calculating the costs of implementation of administrative procedures;
dd) Assume the prime responsibility for cooperation with international cooperation in reform of administrative regulations.
5. Government Office:
Coordinates with the relevant bodies to develop and operate the electronic administrative information Network of the Government and the national public service Portal.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Assume the prime responsibility for reform of mechanism of budget allocation to the state administrative bodies based on the operation result of the state administrative bodies;
b) Assume the prime responsibility for reform of self-autonomy and self-responsibility of non-business and public service units;
c) Coordinate with the Ministry of Home Affairs to assess the funds for implementation of annual administrative reform plans of central and local bodies; aggregate and submit them to the competent level for decision; guide the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies, provinces and centrally-run cities to prepare the estimates; manage, use and finalize the funds for implementation of Program.
7. Ministry of Planning and Investment:
a) Monitors and urges the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies, provinces and centrally-run cities to implement the Government’s action Program in implementation of Resolution of the 6th Conference of the 10th Party Central Executive Committee on continued completion of institution of socialist-oriented market economy issued with Resolution No. 22/2008/NQ-CP dated 23/9/2008 of the Government;
b) Efficiently implements the combined mechanism reform Scheme in management and operation of macroeconomy;
c) Coordinates with the Ministry of Home Affairs to aggregate and request the competent level to allocate funds from the central budget for schemes and projects in the annual state budget estimate on administrative reform of the state administrative bodies;
d) Aggregates and request the competent level to decide the official develop assistance (ODA) for plan implementation.
8. Ministry of Information and Communications:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Coordinates with the Ministry of Home Affairs and the Government Office to closely coordinate the implementation of national Program on application of information technology in activities of state bodies for the period 2016-2020 with the Plan;
c) Coordinates with the Ministry of Home Affairs to implement the Scheme of strengthened communication and propagation on state administrative reform for the period 2016-2020.
9. Ministry of Health:
Develop and guide the implementation of method of satisfaction measurement of people towards the public medical services;
10. Ministry of Education and Training:
Develop and guide the implementation of method of satisfaction measurement of people towards the public educational services;
11. Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs:
Assume the prime responsibility for salary policy for the workers in types of enterprise, policy on social insurance and incentives to the revolutionary contributors; coordinate with the Ministry of Home Affairs to implement reform the salary policy for cadres, public servants and officials.
12. Ministry of Science and Technology:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Coordinates with the Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies and People’s Committees of provinces and centrally-run cities to study, reform, manage and implement the quality management system according to the national standard TCVN ISO 9001:2008 in the activities of bodies and organizations of state administrative system.
13. Ministry of Culture, Sports and Tourism:
Coordinate with the Ministry of Finance to reform the mechanism and policy on socialization in activities of culture, sports and tourism.
14. The Ho Chi Minh National Academy of Politics and the system of training and retraining facilities for cadres and public servants of the Ministries, sector and localities:
Integrate the contents of administrative reform into the training and retraining programs for cadres, public servants and officials.
15. The Vietnam News Agency, Voice of Vietnam, Vietnam Television, Electronic Portal of the Government, central and local media and newspapers bodies:
Develop the special columns and special pages on administrative reform to propagate the plan and give the feedback of people, enterprises, bodies and organizations on administrative reform of Ministries, ministerial-level bodies, governmental bodies and People’s Committees at all levels.
Article 2. This Decision takes effect from its date of signing for promulgation.
Article 3. The administrative reform steering Committee of the Government shall assist the Prime Minister to monitor, urge and inspect the implementation of this Plan.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF DUTIES AND SCHEMES FOR ADMINISTRATIVE REFORM
FOR THE PERIOD 2016-2020
(Issued with Decision No. 225/QD-TTg dated 04/02/2016 of the Prime Minister)
No.
NAME OF DUTY AND SCHEME
RESPONSIBLE BODY
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TIME
1.
Scheme “Simplification of reporting regulation in operation of state administrative bodies”
Ministry of Justice
Ministries, sector and localities
Period 2016-2020
2.
Scheme “ National database on cadres, public servants and officials”
Ministry of Home Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Period 2016-2020
3.
Scheme for training and retraining of public servants for the period 2016-2020
Ministry of Home Affairs
Ministries, sector and localities
Period 2016-2020
4.
Scheme “Development of method of assessment and organization”
Ministry of Home Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Period 2016-2020
5.
Scheme “Strengthening the capacity of contingent of public servants to implement the administrative reform for the period 2016-2020
Ministry of Home Affairs
Ministries, sector and localities
Period 2016-2020
6.
Scheme “Strengthening the communication and propagation of administrative reform for the period 2016-2020”
Ministry of Home Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Period 2016-2020
7.
Scheme “Defining the administrative reform indicators of the Ministries and ministerial-level bodies and People’s Committee of provinces and centrally-run cities
Ministry of Home Affairs
Ministries and ministerial-level bodies and People’s Committee of provinces and centrally-run cities
Period 2016-2020
8.
Scheme “Satisfaction measurement of people and organizations towards the service of state administrative bodies”
Ministry of Home Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Period 2016-2020
9.
Scheme “Satisfaction measurement of people towards the public education services”
Ministry of Education and Training
Ministries, sector and localities
Period 2016-2020
10.
Scheme “Satisfaction measurement of people towards the public medical services”
Ministry of Health
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Period 2016-2020
11.
Scheme “Satisfaction measurement of people towards the public services under the management of the Ministry of Justice
Ministry of Justice
Ministries, sector and localities
Period 2016-2020
12.
Scheme “Database on implementation of one-stop and connected mechanism
Ministry of Home Affairs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Period 2016-2020
13.
Scheme “Expansion and upgrading of Government electronic Portal for the period 2016-2020"
Government Office
Ministries, sector and localities
Period 2016-2020
;Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 225/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/02/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 225/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video