ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2230/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 11 tháng 11 năm 2024 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 856/QĐ-BKHCN, ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố TTHC nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 52/TTr-SKHCN ngày 11 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI
QUẢN LÝ CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2230/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2024 của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả. |
Khoa học và công nghệ - Sở hữu trí tuệ |
Sở Khoa học và Công nghệ |
2 |
Thành lập sàn giao dịch công nghệ vùng |
Khoa học và công nghệ |
- Chủ tịch UBND tỉnh; - Sở Khoa học và Công nghệ; - Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh. |
3 |
Bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công |
Khoa học và công nghệ |
- Chủ tịch UBND tỉnh; - Sở Khoa học và Công nghệ; - Sở Tư pháp. |
4 |
Miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cấp tỉnh. |
Khoa học và công nghệ |
- Chủ tịch UBND tỉnh; - Sở Khoa học và Công nghệ; - Sở Tư pháp |
5 |
Giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư |
Khoa học và công nghệ |
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; - Sở Khoa học và Công nghệ. |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nhóm đồng tác giả, tác giả, chủ trì thực hiện sáng kiến, đề tài, dự án chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả.
+ Hồ sơ đối với ngành giáo dục và đào tạo, An ninh Quốc phòng nộp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm;
+ Hồ sơ đối với các lĩnh vực khác nộp trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
- Bước 2:
Nhóm đồng tác giả, tác giả nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái số 729 đường Yên Ninh, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần:
Sáng : 7h30 đến 11h30.
Chiều: 13h30 đến 17h00.
- Bước 3: Phòng Quản lý Công nghệ chuyên ngành xử lý hồ sơ và tổ chức Hội đồng.
Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ tại phòng Quản lý Công nghệ và chuyên ngành. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thông báo các nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ hoặc văn bản từ chối nếu không đủ điều kiện. Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, phòng Quản lý Công nghệ chuyên ngành xem xét hồ sơ và thực hiện tham mưu lãnh đạo để tổ chức Hội đồng xét duyệt Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả,cụ thể:
+ Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, phòng Quản lý Công nghệ và chuyên ngành tham mưu lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành tổ chức thành lập Hội đồng đánh giá, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì phòng Quản lý Công nghệ chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp không chấp thuận, Sở Khoa học và Công nghệ có công văn trả lời và nêu rõ lý do hồ sơ không đạt cho tổ chức cá nhân chủ trì.
- Bước 5: Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh các sáng kiến, đề tài được Hội đồng nhất trí Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả..
- Bước 6: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái số 729 đường Yên Ninh, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hoặc nhận kết quả qua hệ thống liên thông của hệ điều hành quản lý văn bản tỉnh Yên Bái hoặc dịch vụ bưu chính.
b) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Qua dịch vụ bưu chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Bước 1: Nhóm đồng tác giả, tác giả, chủ trì thực hiện sáng kiến, đề tài, dự án chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả.
+ Hồ sơ đối với ngành giáo dục và đào tạo, An ninh Quốc phòng nộp trước ngày 01 tháng 3 hàng năm;
+ Hồ sơ đối với các lĩnh vực khác nộp trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
- Bước 2:
Nhóm đồng tác giả, tác giả nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính đến địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái - 729 đường Yên Ninh, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Thời gian: Giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần:
Sáng : 7h30 đến 11h30.
Chiều: 13h30 đến 17h00.
- Bước 3: Phòng Quản lý Công nghệ chuyên ngành xử lý hồ sơ và tổ chức Hội đồng.
Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ tại phòng Quản lý Công nghệ và chuyên ngành. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thông báo các nội dung sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hồ sơ hoặc văn bản từ chối nếu không đủ điều kiện. Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, phòng Quản lý Công nghệ chuyên ngành xem xét hồ sơ và thực hiện tham mưu lãnh đạo để tổ chức Hội đồng xét duyệt Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả,cụ thể:
+ Đối với hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, phòng Quản lý Công nghệ và chuyên ngành tham mưu lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành tổ chức thành lập Hội đồng đánh giá, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả.
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì phòng Quản lý Công nghệ chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn bổ sung bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp không chấp thuận, Sở Khoa học và Công nghệ có công văn trả lời và nêu rõ lý do hồ sơ không đạt cho tổ chức cá nhân chủ trì.
- Bước 5: Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh các sáng kiến, đề tài được Hội đồng nhất trí Công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng phạm vi ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh của sáng kiến, đề tài, đề án khoa học và công nghệ do cán bộ, công chức viên chức là tác giả..
- Bước 6: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Văn thư Sở Khoa học và Công nghệ địa chỉ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái - 729 đường Yên Ninh, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hoặc nhận kết quả qua hệ thống liên thông của hệ điều hành quản lý văn bản tỉnh Yên Bái hoặc dịch vụ bưu chính.
d) Thời hạn giải quyết:
Không quá 90 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Cơ quan thường trực của Hội đồng công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng sáng kiến; công nhận hiệu quả, phạm vi áp dụng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái tiếp nhận hồ sơ làm 02 đợt;
+ Đợt 1: trước 01 tháng 03 hằng năm đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và quốc phòng an ninh
+ Đợt 2: trước ngày 01 tháng 10 hằng năm đối với các lĩnh vực còn lại
- Quá thời gian quy định nêu trên, cơ quan thường trực Hội đồng sẽ không tiếp nhận hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cá nhân và tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ tỉnh Yên Bái của Chủ tịch UBND tỉnh.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022;
- Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;
- Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP;
- Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN; CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC, ĐỀ ÁN KHOA HỌC; CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH YÊN BÁI
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG CỦA SÁNG KIẾN; CÔNG NHẬN HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỂ TÀI KHOA HỌC, ĐỀ ÁN KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH YÊN BÁI
Kính gửi: …………………………………………………
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) |
Chức danh |
Trình độ chuyên môn |
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến hoặc các nội dung tham gia đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến/công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học; công trình khoa học và công nghệ……………………………………………………………………..:
- Tên sáng kiến. đề tài………………………………………………………..
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến/đề tài………………………………………….
- Số Quyết định công nhận sáng
kiến số:…….. …..do Hội đồng sáng kiến ………. ngày ký
…/ …/….. (hoặc số Quyết định công nhận kết quả nghiệm thu đề tài/đề án/công
trình….)
- Danh sách các cơ quan, đơn vị,
cá nhân đã triển khai, áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và
công nghệ có hiệu quả:
……………………………………………………………………………………
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan nội dung thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật (kèm theo đơn là Báo cáo phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng của sáng kiến/ Báo cáo công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học; công trình khoa học và công nghệ và các tài liệu minh chứng khác)
Đồng tác giả sáng kiến/Thành viên tham gia (nếu có) |
....., ngày..........tháng..........năm.......... |
PHỤ LỤC II
MẪU BÁO CÁO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG CỦA SÁNG KIẾN; HIỆU QUẢ ÁP DỤNG, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỀ TÀI KHOA HỌC, ĐỀ ÁN KHOA HỌC, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO
Hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến/ đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ:………..
………………………………………………………………………………….…...
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ:…………………………………………….
3. Số Quyết định công nhận sáng kiến…….. ngày …/ …/…..(kèm theo Giấy chứng nhận sáng kiến số:……); hoặc Quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ
4. Tác giả:
- Họ và tên:…………………..Nam (nữ)………………………….
- Năm sinh:……………………………………………………….
- Trình độ chuyên môn:…… - Điện thoại:……………..Email….
- Chức vụ, đơn vị công tác:………………………………………
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …..% (hoặc các nội dung thực hiện khi tham gia đề tài/đề án/công trình…)
5. Đồng tác giả/thành viên tham gia đề tài, đề án, công trình (nếu có)
- Họ và tên:…………………..Nam (nữ)………………………….
- Năm sinh:………………………………………………………..
- Trình độ chuyên môn:…… - Điện thoại:……………..Email…..
- Chức vụ, đơn vị công tác:………………………………………..
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: ………% (hoặc các nội dung thực hiện khi tham gia đề tài/đề án/công trình…)
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng của giải pháp/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ đã biết (nêu hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới; phân tích ưu nhược điểm của giải pháp cũ để cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp cũ)
……………………………………………,,,,,,,,,,,,,,,……………………………….
2. Nội dung sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ đề nghị công nhận phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng
2.1 Mục đích của sáng kiến, đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ (Nêu vấn đề cần giải quyết)
………………………………………,,,,,,,,,,,,,,,,,,,……………………………………
2.2. Nội dung sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ (nêu cách thức thực hiện, nêu rõ số giải pháp có cải tiến mới, các bước thực hiện của giái pháp mới một cách cụ thể, rõ ràng cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp và những ưu, nhược điểm của giải pháp mới (nếu có))…………………………………………………………………..................
3. Trình bày kết quả của sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ
3.1. Về tính mới, tính sáng tạo
- Mô tả những điểm mới cơ bản của giải pháp mới (chỉ rõ có bao nhiêu điểm mới, tính mới), tính ưu việt hơn so với giải pháp sẵn có; khẳng định tính sáng tạo về mặt khoa học và thực tiễn (tác giả tự nghiên cứu, chưa được công bố, phổ biến, áp dụng chính thống).
3.2. Về hiệu quả, lợi ích kinh tế - xã hội
a) Hiệu quả, lợi ích kinh tế:
+ Nêu rõ và đánh giá hiệu quả kinh tế của sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ đạt được, lợi ích về kinh tế (tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lợi ích về thời gian,…)
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế có thể đạt được của sáng kiến/ đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ khi áp dụng với quy mô lớn hơn (ngành, đơn vị, toàn tỉnh, toàn quốc)
- Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.
b) Hiệu quả, lợi ích xã hội:
+ Đánh giá hiệu quả xã hội của việc áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ: Là những tác động từ việc áp dụng sáng kiến/ đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ đến việc tăng năng suất, hiệu quả công tác, nâng cao điều kiện an toàn lao động, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, cung cấp thông tin khoa học và công nghệ, góp phần đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người, cộng đồng, tạo ra hướng mới cho tương lai…
+ Đánh giá hiệu quả xã hội có thể đạt được của sáng kiến/ đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ khi áp dụng với quy mô lớn hơn (ngành, đơn vị, toàn tỉnh, toàn quốc).
3.3. Về phạm vi ảnh hưởng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ
- Sáng kiến/ đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ này đã được áp dụng/hoặc áp dụng thử ở phạm vi nào? Đã nhân rộng ở quy mô đơn vị? trong toàn ngành? trong toàn tỉnh/toàn quốc? (ghi rõ số lượng địa phương, đơn vị áp dụng và có số liệu dẫn chứng phân tích cụ thể)
- Đánh giá phạm vi ảnh hưởng, khả năng nhân rộng của sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ đối với tỉnh (hoặc toàn quốc) khi đưa vào áp dụng sáng kiến
- Cung cấp tài liệu minh chứng có xác nhận của lãnh đạo đơn vị cơ sở đã ứng dụng kết quả của sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ
4. Các tài liệu, hình ảnh liên quan (nếu có):
- Đính kèm các tài liệu, văn bản, hình ảnh minh chứng thể hiện việc áp dụng, hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ
- Có thể kèm theo các bản vẽ, phần mềm máy tính, phim, mô hình,….để minh họa sáng kiến; hình ảnh trước và sau khi áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ…
5. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ. Thủ trưởng đơn vị nơi tác giả sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ công tác hoặc đang áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ cam kết nhưng thông tin nêu theo báo cáo này là sự thật.
|
Yên Bái, ngày…tháng…năm….. |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY XÁC NHẬN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN/ĐỀ TÀI
.......................(Tên đơn vị áp dụng sáng kiến/đề tài) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY XÁC NHẬN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN; ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ….
- Họ và tên người áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ:...............................................................................................................
........................................................................................................................
- Chức vụ:........................................................................................................
- Đơn vị công tác:.............................................................................................
- Tên sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ áp dụng: ........................................................................................................................
- Tên tác giả sáng kiến/ Chủ nhiệm đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ: ..........................................................................................................................
- Thời gian áp dụng sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ: .............................................................................................................................
- Đánh giá về khả năng nhân rộng
sáng kiến/đề tài, đề án, công trình khoa học và công nghệ; hiệu quả, lợi ích
thu được do áp dụng sáng kiến/đề tài mang lại (có minh chứng và gửi kèm theo
các tài liệu, văn bản,… trong quá trình thực hiện việc áp dụng, nhân rộng sáng
kiến/đề tài, đánh giá hiệu quả, lợi ích về kinh tế - xã hội cả định tính, định
lượng):……………………
…..…………………………………………………….……………................................
.................................................................................................................................
...........................................................................................
NGƯỜI ÁP DỤNG |
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ |
2. Thủ tục: Thành lập sàn giao dịch công nghệ vùng a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập sàn giao dịch công nghệ vùng lập 02 (hai) bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến UBND tỉnh (qua Sở Khoa học và Công nghệ) nơi sàn giao dịch công nghệ vùng đặt trụ sở chính.
- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản cho tổ chức lập hồ sơ biết để sửa đổi, bổ sung.
- Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ phải có ý kiến thẩm định.
- Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có ý kiến thẩm định, UBND tỉnh xem xét và ra quyết định thành lập. Trường hợp không chấp thuận thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng, UBND tỉnh gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến UBND tỉnh (qua Sở Khoa học và Công nghệ) nơi sàn giao dịch công nghệ vùng đặt trụ sở chính.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ gồm: Tờ trình về việc thành lập; đề án thành lập; dự thảo quyết định thành lập; dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động; văn bản chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Kết quả thực hiện Thủ tục hành chính: Quyết định thành lập Sàn giao dịch công nghệ vùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính
a) Điều kiện về nhân lực
- Có ít nhất 05 người có trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất 40% làm việc chính thức, 30% có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về: Tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ; quản trị tài sản trí tuệ; đánh giá, định giá công nghệ; định giá tài sản trí tuệ;
- Người đứng đầu phải có trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về một trong các kỹ năng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến thương mại hóa công nghệ, tài sản trí tuệ.
b) Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với sàn giao dịch công nghệ quốc gia
- Có quyền sử dụng mặt bằng diện tích tối thiểu 500 m2 trong thời hạn từ 05 năm trở lên cho các mục đích: Giới thiệu, tư vấn, đàm phán chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ và các hoạt động khác phục vụ chức năng của sàn giao dịch công nghệ;
- Có cơ sở dữ liệu hoặc có quyền sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu về nguồn cung và cầu công nghệ, tài sản trí tuệ; về tổ chức, cá nhân môi giới công nghệ; tổ chức, chuyên gia đánh giá, định giá công nghệ, tài sản trí tuệ; tổ chức, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
- Có quy trình kỹ thuật, quy trình quản lý giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ bảo đảm quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ;
- Có Trang tin điện tử riêng hoặc có quyền sử dụng Trang tin điện tử chung về giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ;
- Có bảng giao dịch điện tử và biện pháp kỹ thuật bảo đảm cho các bên thực hiện giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ và cập nhật thông tin về giao dịch công nghệ, tài sản trí tuệ.
l) Căn cứ pháp lý của Thủ tục hành chính
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 /01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học công nghệ.
- Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ.
3. Thủ tục: Bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện
- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật Giám định tư pháp, tổng hợp và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở tỉnh Yên Bái.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm lập danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN do Chủ tịch UBND tỉnh tỉnh bổ nhiệm.
Danh sách giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN tại tỉnh Yên Bái được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Yên Bái, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ
+ Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị hoặc đơn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp của cá nhân đã là giám định viên tư pháp nhưng bị miễn nhiệm do nghỉ hưu hoặc thôi việc để thành lập Văn phòng giám định tư pháp;
+ Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;
+ Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
+ Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ.
e) Cơ quan giải quyết TTHC
- Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.
g) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN:
+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 (năm) năm trở lên.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 03/2022/TT- BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử, sở hữu công nghiệp (đối với các đối tượng sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên thuộc các ngành sau:
+ Ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc;
+ Một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
+ Một trong các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học vật lý, hóa học hoặc sinh học đối với giám định tư pháp đối tượng sở hữu công nghiệp là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật Giám định tư pháp năm 2012;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Thông tư số 03/2022/TT-BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Thủ tục: Miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ cấp tỉnh
a) Trình tự thực hiện
Bước 1: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở tỉnh Yên Bái;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.
b) Cách thức thực hiện: Không quy định.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
+ Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ
e) Cơ quan giải quyết TTHC:
- Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp.
g) Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Giám định tư pháp;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật Giám định tư pháp;
- Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Giám định tư pháp năm 2012;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, số 56/2020/QH14 ngày 10/6/2020;
- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;
- Thông tư số 03/2022/TT-BKHCN ngày 20/4/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ.
a) Trình tự thực hiện
- Cơ quan yêu cầu giám định (là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN) gửi văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục của Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, kèm theo các tài liệu cung cấp thông tin về dấu hiệu vi phạm trong dự án đầu tư không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đến Sở Khoa học và Công nghệ nơi thực hiện dự án đầu tư.
Trường hợp Sở Khoa học và Công nghệ đồng thời là cơ quan yêu cầu giám định thì bỏ qua bước yêu cầu tổ chức việc giám định.
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét các căn cứ để thực hiện giám định và sự cần thiết của việc tổ chức giám định.
Trường hợp không đủ căn cứ để thực hiện giám định hoặc không cần thiết tổ chức việc giám định, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản gửi cơ quan yêu cầu giám định, nêu rõ lý do không tổ chức việc giám định.
Trường hợp có đủ căn cứ và cần thiết phải tổ chức việc giám định, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản (theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục của Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg) gửi nhà đầu tư đề nghị báo cáo và cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ của dự án.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ, nhà đầu tư cung cấp 01 bản báo cáo kèm theo bản sao có chứng thực (hoặc có xác nhận sao y bản chính của nhà đầu tư) các hồ sơ, tài liệu liên quan đến chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư cho Sở Khoa học và Công nghệ.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được báo cáo và các hồ sơ, tài liệu của nhà đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ và tổ chức họp Hội đồng để xem xét, cho ý kiến về chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư.
Trường hợp phiên họp Hội đồng chưa đủ căn cứ để cho ý kiến về chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hoặc có nhiều ý kiến không thống nhất, Hội đồng xem xét, tư vấn thực hiện giám định thông qua tổ chức giám định được chỉ định và các nội dung cần giám định.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được kiến nghị của Hội đồng về việc thực hiện giám định thông qua tổ chức giám định được chỉ định, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức lựa chọn, ban hành văn bản đề nghị giám định và cấp chứng thư giám định (theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục của Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg), tiến hành thỏa thuận, ký hợp đồng giám định với tổ chức giám định được chỉ định. Nội dung, thời gian và kinh phí thực hiện giám định quy định tại Hợp đồng giám định.
Trường hợp phải đấu thầu lựa chọn tổ chức giám định, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đấu thầu, thời gian và trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được chứng thư giám định do tổ chức giám định được chỉ định cấp, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ lần thứ hai, cho ý kiến về chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được ý kiến của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ về chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét các nội dung kiến nghị của Hội đồng để kết luận về chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư, gửi cơ quan yêu cầu giám định và các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cần thiết, Sở Khoa học và Công nghệ lấy thêm ý kiến của chuyên gia độc lập để xem xét, kết luận.
b) Cách thức thực hiện: Cơ quan yêu cầu giám định gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Khoa học và Công nghệ; hoặc gửi hồ sơ trực tuyến (thực hiện sau khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ).
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ: Văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định kèm theo các tài liệu cung cấp thông tin về dấu hiệu vi phạm trong dự án đầu tư.
- Số lượng: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trường hợp không thông qua tổ chức giám định được chỉ định: 65 ngày;
- Trường hợp phải thực hiện giám định thông qua tổ chức giám định được chỉ định: 110 ngày;
- Trường hợp phải đấu thầu lựa chọn tổ chức giám định được chỉ định, thời gian có thể kéo dài thêm. Thời gian thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
đ) Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN.
e) Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Khoa học và Công nghệ.
g) Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản kết luận về chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư.
h) Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản yêu cầu tổ chức việc giám định (Mẫu số 01 Phụ lục của Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có căn cứ xác định nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Đầu tư năm 2020;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Quyết định số 33/2023/QĐ-TTg ngày 19/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện giám định chất lượng và giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ trong dự án đầu tư.
Quyết định 2230/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái
Số hiệu: | 2230/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái |
Người ký: | Ngô Hạnh Phúc |
Ngày ban hành: | 11/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2230/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái
Chưa có Video