ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2023/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 11 tháng 8 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Quy định hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất từ các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 8 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hậu Giang; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ
CƠ CHẾ QUAY VÒNG MỘT PHẦN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG THUỘC CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chu kỳ sản xuất: Là thời gian tính từ khi gieo trồng cho đến khi thu hoạch, từ thời điểm thả giống đến khi xuất bán hoặc số ngày trung bình từ lứa đẻ lần này đến lứa đẻ lần kế tiếp của nái sinh sản bao gồm thời gian mang thai, thời gian nái nuôi con và thời gian lên giống sau cai sữa.
2. Vốn quay vòng: Là việc sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ để luân chuyển cho các hộ tham gia dự án trong cùng dự án sau mỗi chu kỳ sản xuất hoặc chuyển sang hỗ trợ thực hiện dự án mới theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Tỷ lệ quay vòng: Là tỷ lệ phần trăm (%) vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước mà đối tượng được hỗ trợ phải hoàn trả sau một chu kỳ sản xuất để thực hiện cơ chế quay vòng.
4. Thu hồi vốn quay vòng: Là việc thu hồi số vốn quay vòng nộp vào Quỹ quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước khi dự án kết thúc, để sử dụng hỗ trợ thực hiện dự án mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Cộng đồng dân cư: Là toàn thể nhũng người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
1. Tỷ lệ quay vòng cụ thể được thống nhất và cam kết thực hiện ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, phương án sản xuất, đảm bảo phù hợp với ngành nghề sản xuất, điều kiện thực tế tại địa phương và từng hộ hoặc nhóm hộ tham gia dự án. Tỷ lệ quay vòng, thời gian quay vòng được quy định cụ thể theo quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.
2. Vốn quay vòng được sử dụng để luân chuyển cho các hộ tham gia trong cùng dự án. Trong trường hợp không đủ điều kiện luân chuyển cho các hộ tham gia trong cùng dự án thì thu hồi để quay vòng cho các dự án mới thuộc hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Vốn quay vòng bằng tiền được nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan, đơn vị được giao vốn tại Kho bạc Nhà nước; quá trình thu, chi quay vòng thực hiện dự án được theo dõi, quản lý hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.
4. Đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, có sự tham gia và cam kết của hộ tham gia trong việc xây dựng, thực hiện dự án và thu hồi phần vốn quay vòng.
5. Phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện cơ chế quay vòng.
6. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước.
Điều 4. Hình thức, tỷ lệ, thời gian quay vòng
1. Hình thức quay vòng: Bằng tiền (Tiền mặt hoặc chuyển khoản).
2. Tỷ lệ quay vòng: Xây dựng riêng cho từng dự án và đảm bảo phù hợp.
a) Đối với dự án thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn: Tỷ lệ quay vòng 10% tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ tham gia dự án.
b) Đối với dự án thực hiện trên địa bàn khó khăn: Tỷ lệ quay vòng 15% tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ tham gia dự án.
c) Đối với dự án thực hiện trên các địa bàn còn lại: Tỷ lệ quay vòng 20% tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ tham gia dự án.
d) Việc xác định địa bàn để áp dụng tỷ lệ quay vòng thực hiện theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định hiện hành.
3. Thời gian quay vòng: Bao gồm thời gian thực hiện thu hồi một phần vốn hỗ trợ và sử dụng phần vốn thu hồi đó để quay vòng hỗ trợ cho hộ cùng tham gia dự án hoặc nộp vào Quỹ quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng do cấp huyện quản lý để quay vòng thực hiện dự án mới, cụ thể:
a) Quay vòng trong cùng dự án: Tối đa không quá 03 tháng kể từ khi kết thúc chu kỳ sản xuất.
b) Quay vòng thực hiện dự án mới: Tối đa không quá 03 tháng kể từ khi dự án kết thúc (hết thời gian thực hiện dự án và các nội dung hoạt động của dự án đã hoàn thành, được nghiệm thu theo quy định).
4. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và từng dự án hỗ trợ thì việc có thu hồi vốn quay vòng hoặc không thu hồi vốn quay vòng do cấp thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định.
Điều 5. Trình tự luân chuyển vốn quay vòng
Sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất (được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn), căn cứ Quyết định phê duyệt dự án và các tài liệu liên quan, cơ quan, đơn vị được giao vốn phối hợp với đại diện tổ nhóm cộng đồng tham gia dự án tổ chức thực hiện luân chuyển vốn quay vòng theo nội dung sau:
1. Thông báo cho các hộ tham gia dự án ngay sau khi kết thúc chu kỳ sản xuất về việc thu hồi một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo tỷ lệ quy định trong quyết định phê duyệt dự án; các hộ tham gia dự án có trách nhiệm nộp đủ phần vốn quay vòng theo tỷ lệ quy định.
2. Tổ chức luân chuyển vốn quay vòng: Thu hồi một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ các hộ tham gia dự án; lập chứng từ thu tiền và nộp tiền vào Quỹ quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng của cơ quan, đơn vị tại Kho bạc Nhà nước; đồng thời, mở số theo dõi và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định; thực hiện hỗ trợ cho các hộ tham gia dự án từ nguồn vốn quay vòng với nội dung, mức hỗ trợ theo quyết định phê duyệt dự án.
3. Trường hợp hỗ trợ vốn cho hộ mới (ngoài danh sách hộ tham gia dự án ban đầu) để mở rộng quy mô sản xuất, tiến hành bình chọn hộ đủ điều kiện tham gia dự án (theo quy định về đối tượng hỗ trợ của từng Chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể), thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án trước khi thực hiện hỗ trợ vốn.
Điều 6. Quản lý, sử dụng phần vốn quay vòng
1. Cộng đồng tự quản lý, tổ chức thực hiện việc quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng. Trường hợp cộng đồng không đủ năng lực quản lý, cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cử cán bộ hỗ trợ cộng đồng quản lý, tổ chức quay vòng luân chuyển. Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ mở sổ theo dõi riêng các khoản quay vòng, luân chuyển.
2. Đối với phần vốn quay vòng trong dự án
a) Mở tài khoản tiền gửi
Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện dự án mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước để thu hồi một phần vốn hỗ trợ thực hiện quay vòng trong dự án:
- Tên tài khoản: Quỹ quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
- Chủ tài khoản: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao vốn.
- Nơi mở tài khoản: Kho bạc Nhà nước.
b) Quản lý, sử dụng vốn quay vòng
Cơ quan, đơn vị dược giao vốn thực hiện dự án có trách nhiệm quản lý và sử dụng phần vốn quay vòng để luân chuyển cho các hộ tham gia dự án theo nội dung và mức hỗ trợ tại quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền; đồng thời, có trách nhiệm thu hồi số vốn quay vòng khi dự án kết thúc và nộp toàn bộ số vốn quay vòng phái thu cho đơn vị quản lý Quỹ quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp tục triển khai theo trình tự thủ tục thực hiện hỗ trợ dự án mới. Mở sổ theo dõi số thu, chi vốn quay vòng từng dự án; thực hiện hạch toán kế toán, quản lý trên hệ thống kế toán và báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ kế toán hiện hành.
3. Đối với phần vốn thu hồi để quay vòng thực hiện dự án mới
a) Mở tài khoản tiền gửi
Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ quản lý phần vốn thu hồi, thực hiện mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để thu hồi vốn quay vòng từ dự án thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cấp huyện:
- Tên tài khoản: Quỹ quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
- Chủ tài khoản: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao vốn.
- Nơi mở tài khoản: Kho bạc Nhà nước.
b) Quản lý và sử dụng phần vốn thu hồi
Phòng Kinh tế/Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ quản lý vốn quay vòng có trách nhiệm: Mở sổ theo dõi số thu, chi kinh phí thu hồi từng xã, phường, thị trấn và chi tiết đến dự án; thực hiện hạch toán kế toán, quản lý kinh phí trên hệ thống kế toán và báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ kế toán hiện hành.
1. Trường hợp dự án không thể tiếp tục triển khai do các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân bất khả kháng khác) dẫn đến không có kết quả đầu ra theo kế hoạch; căn cứ biên bản xác định mức độ thiệt hại của Tổ thẩm định (do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập), hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị được giao vốn và các tài liệu khác có liên quan gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét, điều chỉnh cơ chế quay vòng, cụ thể như sau:
a) Dự án bị thiệt hại từ 30% đến dưới 50%, do các nguyên nhân khách quan theo biên bản xác nhận của Tổ thẩm định thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thời gian thu hồi kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng kể từ khi kết thúc chu kỳ sản xuất và tỷ lệ thu hồi bằng 50% tỷ lệ thu hồi vốn còn lại của dự án (sau khi đã tính kinh phí thiệt hại của dự án) nêu tại khoản 2 Điều 4 Quy định này.
b) Dự án bị thiệt hại từ 50% đến 70%, do các nguyên nhân khách quan nêu tại khoản 1 Điều này theo biên bản xác nhận của Tổ thẩm định thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thời gian thu hồi kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 06 tháng kể từ khi kết thúc chu kỳ sản xuất và tỷ lệ thu hồi bằng 30% tỷ lệ thu hồi vốn còn lại của dự án (sau khi đã tính kinh phí thiệt hại của dự án) nêu tại khoản 2 Điều 4 Quy định này.
c) Dự án bị thiệt hại trên 70%, do các nguyên nhân khách quan theo biên bản xác nhận của Tổ thẩm định thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định không thu hồi vốn đã hỗ trợ.
2. Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và các văn bản có liên quan.
Điều 8. Quy trình theo dõi, kiểm tra, giám sát
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan, đơn vị được giao vốn và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng của từng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia được then khai trên địa bàn.
2. Cơ quan, đơn vị được giao vốn thông báo nội dung của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến cộng đồng dân cư thực hiện dự án, bao gồm cả tỷ lệ quay vòng, kế hoạch quay vòng, luân chuyển vốn và thời gian thu hồi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, trả lời các kiến nghị, đề xuất của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và nhân dân theo thẩm quyền; theo dõi, đánh giá việc thực hiện dự án trên địa bàn; kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện các nội dung vướng mắc liên quan; công khai tài chính thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có việc thu hồi, quản lý và sử dụng phần vốn thu hồi để quay vòng theo quy định của pháp luật.
3. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
a) Theo dõi, kiểm tra việc chủ đầu tư tổ chức triển khai, tiến độ thực hiện hoạt động quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng của từng dự án trên địa bàn và chấp hành các quy định khác của pháp luật hiện hành.
b) Theo dõi, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dự án có liên quan đến hoạt động quản lý, tổ chức quay vòng, luân chuyển vốn trong cộng đồng.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện:
a) Kiểm tra, thanh tra tình hình quản lý, sử dụng phần vốn thực hiện cơ chế quay vòng; hướng dẫn các đơn vị, địa phương giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế quay vòng trong quá trình lập, phê duyệt và thực hiện dự án.
b) Tổng hợp báo cáo theo định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện cơ chế quay vòng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
2. Các cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh
a) Phối hợp thực hiện kiểm tra, thanh tra tình hình quản lý, sử dụng phần vốn thực hiện cơ chế quay vòng; giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế quay vòng.
b) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện cơ chế quay vòng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình quay vòng vốn hỗ trợ theo yêu cầu.
3. Sở Tài chính
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Quy định này theo đúng quy định.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn quay vòng, thực hiện thu hồi vốn quay vòng định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản Chương trình mục tiêu quốc gia để tổng hợp, báo cáo.
b) Kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế quay vòng vốn trong cộng đồng; chỉ đạo tổ chức thu hồi toàn bộ vốn quay vòng nộp ngân sách nhà nước khi kết thúc Chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tổ chức thu hồi vốn quay vòng kịp thời để luân chuyển cho hộ kế tiếp đảm bảo thời gian triển khai kế hoạch sản xuất của dự án; quản lý, sử dụng phần vốn quay vòng thực hiện dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo đúng quy định.
b) Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp báo cáo đơn vị quản lý cấp huyện về tình hình triển khai thực hiện cơ chế quay vòng tại các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Đối với các dự án phải tạm dừng hoặc hủy bỏ, sau 03 tháng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi kinh phí hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo kết quả và số tiền đã nộp vào tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước.
6. Đối với cộng đồng dân cư được tham gia dự án phát triển sản xuất
Thực hiện quản lý, tổ chức việc quay vòng luân chuyển vốn trong cộng đồng theo đúng quy định hiện hành. Báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ 06 tháng, hàng năm và khi kết thúc dự án, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 22/2023/QĐ-UBND quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu: | 22/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký: | Trương Cảnh Tuyên |
Ngày ban hành: | 11/08/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 22/2023/QĐ-UBND quy định về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Chưa có Video