ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2135/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 27 tháng 11 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Tiếp theo Kế hoạch số 3521/KH-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 05 thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên (có Phụ lục kèm theo).
|
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC
TƯ PHÁP
(Kèm theo Quyết định số 2135/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THỰC HIỆN TẠI CẤP TỈNH
1. Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: ban hành Biểu mẫu văn bản đề nghị công nhận Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh
- Lý do: hiện nay các cơ quan thực hiện thủ tục này đang soạn thảo văn bản đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh không theo một mẫu chung đồng nhất.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tư pháp Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc ban hành mẫu Công văn giúp các cơ quan, đơn vị có nhu cầu phát sinh hồ sơ giúp giảm thời gian soạn thảo văn bản, từ đó giúp Sở Tư pháp trong quá trình tổng hợp, xử lý hồ sơ các thành phần hồ sơ cũng được đồng bộ và thống nhất.
2. Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật (cấp tỉnh)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: ban hành Biểu mẫu văn bản đề nghị miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh
- Lý do: hiện nay các cơ quan thực hiện thủ tục này đang soạn thảo văn bản đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh không theo một mẫu chung đồng nhất.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Bộ Tư pháp Quy định về báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc ban hành mẫu Công văn giúp các cơ quan, đơn vị có nhu cầu phát sinh hồ sơ giúp giảm thời gian soạn thảo văn bản, từ đó giúp Sở Tư pháp trong quá trình tổng hợp, xử lý hồ sơ các thành phần hồ sơ cũng được đồng bộ và thống nhất.
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: ban hành mẫu “Quyết định Ban hành Danh mục Quyết định quy định chi tiết Luật và chấp thuận đề nghị xây dựng Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh năm”
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 127 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Điều 28 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc ban hành mẫu Quyết định giúp chuyên viên tham mưu nội dung Quyết định của UBND tỉnh giảm thời gian soạn thảo văn bản và các Quyết định được ban hành đồng bộ, thống nhất theo một mẫu chung.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ THỰC HIỆN TẠI CẤP HUYỆN
1. Kiểm tra văn bản QPPL, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật theo thẩm quyền (cấp huyện)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời gian đề nghị giảm thời gian từ 30 ngày xuống còn 25 ngày kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải tổ chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho Sở Tư pháp
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 125 Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Việc giảm thời gian giúp cơ quan thực hiện TTHC nội bộ được nhận kết quả sớm hơn dự kiến, từ đó tạo thuận lợi trong việc thực hiện công tác chuyên môn của đơn vị
2. Hệ thống hoá, công bố kết quả hệ thống hoá văn bản QPPL theo thẩm quyền (cấp huyện)
a) Nội dung đơn giản hóa
- Về thời hạn giải quyết: giảm thời gian từ 60 ngày xuống còn 50 ngày kể từ thời điểm hệ thống hóa.
b) Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi điểm d khoản 6 Điều 167 Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Giảm thời gian giúp việc hệ thống hóa, công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL được sớm hơn dự kiến, từ đó tạo thuận lợi trong việc thực hiện công tác chuyên môn của các đơn vị./.
Quyết định 2135/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên
Số hiệu: | 2135/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Điện Biên |
Người ký: | Lê Thành Đô |
Ngày ban hành: | 27/11/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2135/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Tư pháp thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên
Chưa có Video