ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/2003/QĐ-UB |
Bình Dương, ngày 20 tháng 8 năm 2003 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994.
- Căn cứ vào Khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước được ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2000.
- Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương.
QUYẾT ĐỊNH:
ĐIỀU 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bảo mật Nhà nước.
ĐIỀU 2: Giao cho Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này trên phạm vi tỉnh Bình Dương.
ĐIỀU 3: Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 210/2003/QĐ-UB ngày 20 tháng 8 năm
2003 của UBND tỉnh Bình Dương)
1./ Lập danh mục bí mật Nhà nước:
Căn cứ vào phạm vi bí mật Nhà nước quy định tại các Điều 5,6,7 (Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000, cụm từ Bí mật Nhà nước sau đây gọi tắt là BMNN), Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, ban, ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể... có trách nhiệm:
- Lập danh mục BMNN theo từng độ "tuyệt mật", "tối mật", "mật" báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Vào quý I hàng năm, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung danh mục BMNN của cơ quan, đoàn thể, địa phương mình báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động nếu phát sinh BMNN (ngoài danh mục đã lập) hoặc có thay đổi độ mật phải báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tất cả các danh mục, báo cáo, đề xuất về BMNN của các cơ quan, đơn vị khi trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh đều phải đồng gởi Công an tỉnh.
2./ Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích thuộc phạm vi BMNN:
- Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân có các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích (thuộc phạm vi BMNN) phải đăng ký tại Sở Khoa học công nghệ - môi trường.
- Sở Khoa học công nghệ - môi trường có trách nhiệm xem xét, xác định độ mật trinhg lên Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gởi Công an tỉnh, nếu có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng phải có ý kiến của Ban chỉ huy quân sự tỉnh. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, phê duyệt thì thông báo cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện.
3./ Soạn thảo, in ấn, sao chụp tài liệu bí mật:
Việc soạn thảo in ấn sao chụp tài liệu BMNN phải thực hiện đúng các quy định sau:
- Phải tổ chức thực hiện ở nơi bảo đảm an toàn, do người đứng đầu cơ quan quy định.
- Người thực hiện phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định đối với người làm công tác bảo về BMNN.
- Không được đánh máy, in sao, chụp thừa số bản đã được quy định. Sau khi đánh máy, in sao, chụp xong phải kiểm tra lại và hủy ngay bản thảo (nếu không cần lưu), những bản đánh máy, in thử, hỏng, thừa, giấy than, giấy nến, bản in có sự chứng kiến của cán bộ bảo mật.
- Tài liệu đánh máy, in sao, chụp ra phải đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (nếu cần), đánh số trang, số bản, số lượng in ấn, phạm vi lưu hành, nơi nhận, tên người đánh máy, in soát tài liệu.
- Việc sao chụp hoặc chuyển sang dạng tin khác phải được nơi ban hành tài liệu gốc đồng ý bằng văn bản ghi cụ thể số lượng được thực hiện đối với tài liệu "tuyệt mật"", "tối mật"; đối với tài liệu độ "mật" phải do người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý tài liệu đó quyết định.
4./ Địa điểm, phương tiện, vật thuộc phạm vi bí mật:
Đối với những địa điểm phương tiện, vật được xác định phạm vi BMNN phải:
- Đánh số.
- Đặc bí danh, bí số hoặc ký hiệu mật.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, bảo vệ theo quy định.
5./ Phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng BMNN:
Việc phổ biến, lưu hành, tìm hiểu, sử dụng BMNN phải thực hiện theo nguyên tắc:
- Đúng phạm vi đối tượng quy định.
- Tổ chức ở nơi đảm bảo an toàn, do người dứng đầu cơ quan quy định.
- Chỉ được phép ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim khi được phép của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật đó, phải ghi vào sổ công tác mật (sổ công tác mật do bộ phận bảo mật cơ quan cấp phát và quy định việc quản lý, bảo về như tài liệu gốc).
Người được giao nhiệm vụ tìm hiểu những nội dung BMNN phải có giấy chứng minh nhân dân kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan, ghi rõ nội dung, yêu cầu tìm hiểu và phải được người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật đó đồng ý.
Người được phổ biến, sử dụng BMNN phải triệt để tuân thủ các quy định về quản lý, bảo vệ BMNN.
6./ Vận chuyển, giao nhận BMNN:
Mọi BMNN khi vận chuyển, giao nhận phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Vận chuyển, giao nhận bí mật trong nước, trong tỉnh do cán bộ làm công tác bảo mật lực lượng giao thông của các ngành hoặc lực lượng giao thông thuộc tổ chức Bưu điện đặc biệt thực hiện.
- Vận chuyển, giao nhận giữa các cơ quan, tổ chức trong tỉnh với các cơ quan tổ chức nhà nước ở nước ngoài (nếu có) do lực giao thông ngoại giao thực hiện.
- Mọi trường hợp vận chuyển, giao nhận BMNN phải thực hiện theo nguyên tắc: gởi kín, niêm phong cẩn mật.
- Khi vận chuyển phỉa có đủ phương tiện và lực lượng bảo quản, bảo vệ an toàn.
- Nơi gởi và nơi nhận phải tổ chức kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót, mất mát để xử lý kịp thời.
-Cán bộ đi công tác chỉ được mang những tài liệu, vật thuộc phạm vi BMNN có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải được thủ trưởng cơ quan duyệt và cấp giấy đăng ký với bộ phận bảo mật của cơ quan có kế hoạch bảo vệ trong thời gian mang đi và khi hoàn thành nhiệm vụ phải cùng bộ phận bảo mật kiểm tra và nộp lại cơ quan.
7./ Thống kê, cất giữ bảo quản BMNN:
- Các tài liệu BMNN của từng cơ quan, đoàn thể, tổ chức phải thống kê theo trình tự thời gian và theo từng độ mật, bao gồm: những bí mật hiện có, mới phát sinh và được tiếp nhận.
- Mọi BMNN phải được cất giữ bảo quản nghiêm ngặt.
- Tài liệu, mẫu vật bí mật được tổ chức cất giữ riêng có đủ điều kiện, phương tiện bảo quản, bảo về an toàn. Nơi cất giữ do người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức quy định.
8./ Thanh lý, tiêu hủy các BMNN:
Việc thanh lý, tiêu hủy các BMNN do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Mọi trường hợp thanh lý, tiêu hủy các bí mật phải do Hội đồng gồm: Thủ trưởng cơ quan đơn vị người trực tiếp quản lý các bí mật được thanh lý hoặc tiêu hủy và cán bộ bảo mật thực hiện.
Hội đồng thanh lý, tiêu hủy các bí mật phải lập biên bản thanh lý tiêu hủy, biên bản phải thống kê đầy đủ bí mật tiêu hủy thanh lý, nói rõ phương thức tiến hành thanh lý tiêu hủy và người thực hiện.
Quá trình thực hiện phải tuyệt đối đảm bảo yêu cầu không làm lộ, không để lọt ra ngoài các BMNN. Nếu thanh lý phương tiện và vật thì phải thay đổi hình dạng tính năng tác dụng. Nếu tiêu hủy thì phải đốt, xé hoặc nghiền nhỏ không để chấp vá được.
Biên bản thanh lý, tiêu hủy được lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan.
Trong trường hợp không có đủ điều kiện tổ chức tiêu hủy theo quy định như trên, nếu không tiêu hủy ngay BMNN sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, quốc phòng hoặc các lợi ích khác của đất nước, của tỉnh thì người nắm giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy nhưng phải báo cáo bằng văn bản ngay sau khi tiêu hủy với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ quan công an có trách nhiệm cùng cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tiêu hủy không có lý do chính đáng.
9./ Bảo vệ khu vực cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN:
- Các khu vực cấm, nơi cất giữ, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN phải bảo đảm an toàn, có chế độ nội quy bảo về, người không có sự không được tiếp cận.
- Cán bộ công nhân làm việc ở những nơi này phải đảm bảo tin cậy về chính trị, do người đứng đầu cơ quan tuyển chọn.
10./ Bảo vệ bí mât mật mã quốc gia:
Mật mã là ngành cơ mật đặc biệt thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia (việc quản lý bảo vệ bí mật kỹ thuật nghiệp vụ mật mã và chế độ sử dụng điện mật có quy định riêng).
11./ Bảo vệ bí mật trong thông tin liên lạc:
Tin tức BMNN chuyển đi bằng phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến hoặc bằng bất cứ phương tiện kỹ thuật nào đều phải mã hóa theo quy định của Nhà nước về công tác cơ yếu.
Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, xã hội và công dân nếu sản xuất, mua bán, lắp đặt sử dụng phương tiện phát sóng phải đăng ký và chịu sự quản lý của ngành chức năng (Công an, Quân sự, Giao thông vận tải, Bưu điện) theo quy định của pháp luật.
12./ Bảo vệ bí mật trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài:
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong quan hệ tiếp xúc với tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không được tiết lộ bí mật BMNN.
13./ Việc cung cấp những thông tin có liên quan đến BMNN cho tổ chức quốc tế, nước ngoài:
- Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong việc thực hiện chương trình hợp tác quốc tế khi có yêu cầu phải cung cấp những thông tin có liên quan đến BMNN cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải được xem xét cân nhắc theo nguyên tắc:
- Đảm bảo lợi ích đất nước.
- Chỉ cung cấp những bí mật được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt, cấm không được tiết lộ cho bên thứ ba.
14./ Thực hiện cam kết bảo vệ BMNN:
Những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc BMNN dưới hình thức phải nắm chắc quy chế bảo vệ BMNN và cam kết bảo vệ BMNN.
Người tổ chức, người trực tiếp giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức thực hiện bằng cách hướng dẫn, yêu cầu người được giao nhiệm vụ nghiên cứu nắm chắc quy chế bảo vệ BMNN và ký vào cam kết (do cơ quan chức năng bảo vệ BMNN in sẵn) và nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan lưu giữ, theo dõi việc thực hiện.
15./ Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ BMNN:
Việc xây dựng dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ BMNN do thủ trưởng các cơ quan đơn vị lập trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
16./ Thanh tra, kiểm tra về công tác bảo vệ BMNN:
Thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ BMNN được tiến hành đối với từng việc, một số việc hoặc toàn diện đối với từng cá nhân, từng khâu công tác, từng cơ quan, tổ chức.
- Công an tỉnh có nhiệm vụ thực hiện thanh tra Nhà nước về công tác bảo vệ BMNN đối với các cơ quan, đơn vị trong phạm vi tỉnh.
Người đứng đầu cơ quan, đoàn thể, tổ chức thực hiện việc kiểm tra về công tác bảo vệ BMNN trong cơ quan mình quản lý.
- Thanh tra kiểm tra về công tác bảo vệ BMNN phải thực hiện yêu cầu đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát hiện những thiếu sót, sơ hở và kiến nghị các biện pháp khắc phục.
Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra có biên bản lưu và gởi cho cơ quan cấp trên theo hệ thống dọc, đồng thời gởi cho cơ quan cung cấp để theo dõi.
17./ Báo cáo về công tác bảo vệ BMNN:
Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ BMNN:
- Phải báo có kịp thời, đầy đủ, cụ thể từng tình tiết sự việc những vụ việc đột xuất xảy ra gây hại đến BMNN. Đồng thời, phải tiến hành ngay những biện pháp xác minh, truy xét, thu hồi, ngăn chặn những tác hại có thể xảy ra.
- Báo cáo toàn diện về công tác bảo vệ BMNN trong năm (mỗi năm 1 lần), thời gian từ 1/11 năm trước đến 31/10 năm sau (theo mẫu).
Các báo cáo trên gởi theo quy định sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Công an tỉnh.
18./ Hệ thống chuyên trách bảo vệ BMNN:
Công an tỉnh có các bộ phận trực thuộc Giám đốc, các cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành tùy theo tính chất, đặc điểm, nội dung công việc mà bố trí cán bộ làm công tác bảo mật chuyên trách hoặc bán chuyên trách.
19./ Tiêu chuẩn cán bộ làm công tác bảo vệ BMNN:
Cán bộ làm công tác BMNN phải:
- Có phẩm chất trung thành với với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỹ luật, ý thức cảnh giác giữ gìn bí mật.
- Có trình độ chyên môn nghiệp vụ.
- Có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khi tuyển dụng và chuyển làm công tác khác phải có sự trao đổi với cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm.
Cơ quan, tổ chức công dân có thành tích sau sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước:
- Hoàn thành xuất sắc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BMNN theo chức trách được giao.
Gặp khó khăn không sợ nguy hiểm, bảo vệ BMNN.
- Tìm được tài liệu, vật thuộc BMNN bị mất, ngăn chặn hoặc hạn chế được hậu quả tác hại do việc lộ, làm mất BMNN mà người khác gây ra.
- Phát hiện tố giác kịp thời hành vi dò xét, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép BMNN.
Người nào vi phạm một trong những tội làm lộ BMNN, chiếm đoạt, mua bán, làm mất tài liệu BMNN để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, tiêu hủy trái phép BMNN gây ảnh hưởng có hại dến công cuộc bảo vệ an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội của quốc gia, của tỉnh thì tùy theo mức độ phải xử lý kỹ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy tố theo quy định của Bộ luật hình sự.
Quyết đinh 210/2003/QĐ-UB ban hành Quy định Bảo vệ bí mật Nhà nước do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 210/2003/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Hồ Minh Phương |
Ngày ban hành: | 20/08/2003 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết đinh 210/2003/QĐ-UB ban hành Quy định Bảo vệ bí mật Nhà nước do tỉnh Bình Dương ban hành
Chưa có Video