BỘ
QUỐC PHÒNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/2006/QĐ-BQP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2006 |
SỐ 209/2006/QĐ-BQP CỦA BỘ QUỐC PHÒNG VỀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ CƠ QUAN, TỔ CHỨC
BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; đã sửa đổi, bổ sung một số điều
ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Dân quân tự vệ ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy
định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về
công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các
địa phương;
Căn cứ Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định nguyên tắc hoạt động; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chế độ công tác và mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).
2. Quyết định này chỉ thực hiện trong thời bình. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, Bộ Quốc phòng có quy định riêng.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
1. Hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng cùng cấp; sự chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ đạo, chỉ huy về công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan quân sự có thẩm quyền.
2. Mọi hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phải tuân thủ theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương, Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ và các quy định của pháp luật về quốc phòng.
Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Điều 12 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cấp trên; chủ trì soạn thảo, trình cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo và kế hoạch thực hiện công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Chủ trì đề xuất với cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia đề xuất với cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức về việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong quy hoạch, kế hoạch phát triển thuộc các lĩnh vực của cơ quan, tổ chức quản lý; phối hợp với địa phương nơi đặt trụ sở xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; chủ trì hoặc tham gia xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch B, kế hoạch phòng thủ dân sự theo sự phân công của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức, huấn luyện, hoạt động của lực luợng tự vệ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiện toàn về số lượng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ban Chỉ huy quân sự, chỉ huy tự vệ.
5. Chủ trì giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện lệnh gọi công dân nhập ngũ; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi tự vệ, công dân nam trong độ tuổi nhập ngũ, quân nhân dự bị, chấp hành lệnh động viên quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật cho quân đội theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
6. Chủ trì giúp cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị trong xây dựng, hoạt động của lực lượng tự vệ, dự bị động viên và trong thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức.
7. Tổ chức thực hiện các quy định về sẵn sàng chiến đấu, quản lý vũ khí trong bị, tham gia diễn tập theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền; chỉ đạo, chỉ huy lực lượng tự vệ phối hợp với các lực lượng trên địa bàn tham gia bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự trị an, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng, chống cháy, nổ trong cơ quan, tổ chức và địa phương nơi đặt trụ sở.
8. Hàng năm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chỉ đạo, thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng tự vệ, quân nhân dự bị và chính sách hậu phương quân đội.
10. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự.
11. Thực hiện chế độ báo cáo, giao ban, kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng, quân sự theo quy định.
12. Phát động, duy trì phong trào thi đua quyết thắng trong lực lượng tự vệ và dự bị động viên; đề xuất với cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức.
Điều 4. Chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác theo quy định tại Quyết định số 189/2006/QĐ-BQP ngày 11 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc quy định chức trách, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; cán bộ Xã đội và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ; các nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác có liên quan tại Quyết định này.
1. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phải tổ chức, phân công người trực tiếp nắm tình hình thực hiện công tác quốc phòng của cơ quan, tổ chức; tổng hợp, báo cáo cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan quân sự cấp trên theo quy định.
2. Thường xuyên nắm chắc tổ chức, biên chế, trang bị và khả năng thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tự vệ và lực lượng dự bị động viên, báo cáo cấp trên theo quy định.
Điều 6. Chế độ xây dựng văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện về công tác quốc phòng
1. Hàng năm, căn cứ vào chỉ thị, mệnh lệnh, kế hoạch công tác quốc phòng của cơ quan quân sự cấp trên, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tham mưu cho cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành các nghị quyết, chỉ thị về công tác quốc phòng hoặc đưa nội dung thực hiện công tác quốc phòng, quân sự vào Nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm của cơ quan, tổ chức. Đồng thời trực tiếp xây dựng kế hoạch công tác quốc phòng hàng năm của cơ quan, tổ chức, trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt trong quý I của năm.
2. Hàng năm và từng thời kỳ, căn cứ chỉ đạo của cơ quan quân sự có thẩm quyền và sự phân công của người đứng đầu cơ quan, tổ chức Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chủ trì hoặc tham gia xây dựng các kế hoạch như sau:
a) Đối với Ban Chỉ huy quân sự các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; cơ quan Trung ương các đoàn thể, các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước chiếm cổ phần chi phối do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức khác do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương):
- Kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
- Kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;
- Kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng và các hoạt động của xã hội;
- Kế hoạch chuyển cơ quan, tổ chức vào các trạng thái quốc phòng.
b) Đối với Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh); các Ban Đảng và cơ quan tương đương thuộc Tỉnh ủy; các tổ chức sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần mà nhà nước chiếm cổ phẩn chi phối thuộc tỉnh có tổ chức tự vệ từ cấp trung đội trở lên; các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương và Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức khác do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quyết định thành lập và trực tiếp quản lý (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh):
- Kế hoạch xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;
- Kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh;
- Kế hoạch chuyển cơ quan, tổ chức vào các trạng thái quốc phòng;
- Kế hoạch xây dựng, huấn luyện hoạt động của lực lượng tự vệ;
- Kế hoạch bảo vệ cơ quan;
- Kế hoạch phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai;
- Kế hoạch phòng không nhân dân;
c) Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện):
- Kế hoạch xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ;
- Kế hoạch bảo vệ cơ quan;
- Kế hoạch phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai;
- Kế hoạch phòng không nhân dân;
d) Việc xây dựng hoặc bổ sung, điều chỉnh các kế hoạch tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này và các kế hoạch khác (nếu có), thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
Điều 7. Chế độ đăng ký, quản lý lực lượng tự vệ, lực lượng dự bị động viên và vũ khí trang bị kỹ thuật
1. Tháng tư hàng năm, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phối hợp với cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở thực hiện đăng ký công dân trong độ tuổi dân quân tự vệ theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phối hợp với cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở thực hiện việc đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên theo quy định của Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên.
3. Vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và các trang bị kỹ thuật khác để bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của cơ quan, tổ chức phải được đăng ký đầy đủ số lượng, chất lượng, số hiệu, chủng loại, để tập trung ở nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự và được kiểm tra, lau chùi, bảo quản theo quy định.
Điều 8. Chế độ tập huấn, bồi dưỡng về công tác quốc phòng
1. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Thời gian: mỗi năm 7 ngày;
b) Địa điểm: Học viện Quốc phòng hoặc các đơn vị quân đội;
c) Nội dung, chương trình: thực hiện theo Quyết định số 3309/2004/QĐ-BQP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành chương trình huấn luyện dân quân tự vệ (sau đây gọi là Quyết định 3309/2004/QĐ-BQP).
2. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh:
a) Thời gian: mỗi năm 7 ngày;
b) Địa điểm: tại trường Quân sự quân khu hoặc trường quân sự tỉnh;
c) Nội dung, chương trình: thực hiện theo Quyết định 3309/2004/QĐ-BQP.
3. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc huyện:
a) Thời gian: mỗi năm 07 ngày;
b) Địa điểm: tại trường Quân sự cấp tỉnh hoặc Ban Chỉ huy quân sự huyện;
c) Nội dung: thực hiện theo Quyết định 3309/2004/QĐ-BQP.
4. Đối với cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý, thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều này;
b) Cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý, thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều này.
Điều 9. Chế độ giao ban công tác quốc phòng
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ giao ban công tác quốc phòng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BQP ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế giao ban, báo cáo, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng (sau đây gọi là Quyết định 38/2005/QĐ-BQP) và các quy định cụ thể sau đây:
1. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Khi dự giao ban với Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phải cử cán bộ đúng thành phần triệu tập của Bộ Quốc phòng, nếu cử cán bộ đi thay phải được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Bộ Quốc phòng;
b) Khi tổ chức giao ban cấp mình, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương chủ trì giao ban mỗi quý một lần; riêng với Ban Chỉ huy quân sự có nhiều cơ quan, tổ chức thành viên đóng tại nhiều địa phương có thể giao ban ít hơn nếu được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ quan Thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng, nhưng nhất thiết phải thực hiện giao ban 6 tháng và năm.
- Thành phần giao ban bồm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức thành viên thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực; cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng thuộc cơ quan, tổ chức. Trường hợp đặc biệt, nếu được người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhất trí thì các đồng chí trong thành phần giao ban nêu trên có thể vắng mặt nhưng phải có văn bản báo cáo theo yêu cầu của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức. Khi cần thiết mời đại diện Bộ Quốc phòng; Bộ Tư lệnh Quân khu; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi đặt trụ sở và các đơn vị có liên quan dự giao ban.
- Địa điểm giao ban do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự quy định;
c) Khi dự giao ban với cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự căn cứ tính chất, nội dung giao ban, cử cán bộ dự.
2. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh:
a) Khi dự giao ban với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phải cử cán bộ đúng thành phần triệu tập của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, nếu cử cán bộ đi thay phải được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
b) Khi tổ chức giao ban cấp mình, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chủ trì giao ban mỗi quý một lần; trường hợp đặc biệt có thể giao ban ít hơn nếu được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, nhưng nhất thiết phải thực hiện giao ban 6 tháng và năm.
- Thành phần giao ban gồm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức thành viên thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực; cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng thuộc cơ quan, tổ chức.
Mời đại diện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có); Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi đặt trụ sở và các đơn vị có liên quan dự giao ban.
- Địa điểm giao ban do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự quy định;
c) Khi dự giao ban với cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự căn cứ tính chất, nội dung giao ban để cử cán bộ dự.
3. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc huyện:
a) Việc dự giao ban của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có) thì thực hiện theo triệu tập của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên;
b) Khi dự giao ban với Ban Chỉ huy quân sự huyện, thì thực hiện theo triệu tập của Ban Chỉ huy quân sự huyện;
c) Khi tổ chức giao ban cấp mình, thì thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ huy quân sự huyện hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có).
4. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Việc dự giao ban của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cấp trên thì thực hiện theo triệu tập của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cấp trên;
b) Dự giao ban với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hoặc Ban Chỉ huy quân sự huyện, khi được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh xác định là thuộc quyền quản lý của Ban Chỉ huy quân sự huyện.
c) Khi tổ chức giao ban cấp mình, thì thực hiện theo chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên.
5. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức các cấp thực hiện giao ban thường xuyên theo quy định tại các khoản: 1, 2, 3, 4 của Điều này, đồng thời thực hiện giao ban theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người chỉ huy cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp khi có nhiệm vụ đột xuất.
Điều 10. Chế độ báo cáo công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng.
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng theo Quyết định 38/2005/QĐ-BQP và những quy định cụ thể sau đây:
1. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo bằng văn bản với người đứng đầu cơ quan, tổ chức; Bộ Quốc phòng (qua Cơ quan thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng); riêng báo cáo 6 tháng, năm gửi Bộ Quốc phòng phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức duyệt ký;
b) Hàng năm có báo cáo bằng văn bản với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở về công tác xây dựng lực lượng tự vệ, công tác dự bị động viên và tuyển quân, về hoạt động chiến đấu - trị an trong khu vực phòng thủ của địa phương;
c) Việc báo cáo độ xuất thực hiện theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi có nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng, an ninh và theo yêu cầu của cơ quan quân sự địa phương nơi đặt trụ sở về các nội dung quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.
2. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh:
a) Hàng quý, 6 tháng, năm Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có) và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
b) Hàng năm có báo cáo bằng văn bản với Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở về công tác xây dựng lực lượng tự vệ, công tác dự bị động viên và tuyển quân, về hoạt động chiến đấu - trị an trong khu vực phòng thủ của địa phương;
c) Việc báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên khi có nhiệm vụ đột xuất về quốc phòng, an ninh và theo yêu cầu của Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi đặt trụ sở về nội dung quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.
3. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc huyện:
a) Hàng quý, 6 tháng, năm báo cáo bằng văn bản với Ban Chỉ huy quân sự huyện và Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có);
b) Báo cáo tháng hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Chỉ huy quân sự huyện hoặc Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có).
4. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc các cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 11. Chế độ kiểm tra công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng theo Quyết định 38/2005/QĐ-BQP và những quy định cụ thể sau đây:
1. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Chịu sự kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và cơ quan thường trực công tác quốc phòng của Bộ Quốc phòng khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền;
b) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc trực tiếp tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền;
c) Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra; tổ chức, cơ cấu, thành phần đoàn kiểm tra công tác quốc phòng của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương phải được đưa vào kế hoạch công tác quốc phòng hàng năm của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Khi kiểm tra cần thông báo cho địa phương và mời đại biểu cơ quan quân sự địa phương nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở tham gia và phối hợp thực hiện. Số lượng cơ quan, tổ chức được kiểm tra hàng năm theo quy định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc Bộ Quốc phòng.
2. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh:
a) Chịu sự kiểm tra thực hiện công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có); Bộ Tư lệnh quân khu, Bộ Quốc phòng (trong trường hợp đặc biệt);
b) Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc trực tiếp tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức ủy quyền;
c) Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra; tổ chức, cơ cấu, thành phần đoàn kiểm tra công tác quốc phòng của các cơ quan, tổ chức phải được đưa vào kế hoạch công tác quốc phòng hàng năm của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan quân sự có thẩm quyền.
Khi kiểm tra cần thông báo cho địa phương và mời đại biểu cơ quan quân sự địa phương nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở tham gia và phối hợp thực hiện. Số lượng cơ quan, tổ chức được kiểm tra hàng năm theo quy định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
3. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc huyện và Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương:
a) Chịu sự kiểm tra của cơ quan quân sự có thẩm quyền và Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cấp trên (nếu có);
b) Tổ chức kiểm tra lực lượng tự vệ thuộc quyền và cơ quan, tổ chức cấp dưới (nếu có).
Điều 12. Chế độ sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng theo Quyết định 38/2005/QĐ-BQP và những quy định cụ thể sau đây:
1. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng.
2. Sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, gồm:
a) Sơ kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng 6 tháng đầu năm có thể kết hợp với giao ban quý II và kết hợp với sơ kết thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan, tổ chức;
b) Tổng kết công tác quốc phòng, dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng hàng năm, có thể kết hợp với giao ban quý IV, thời gian ít nhất là 1/2 ngày và có thể kết hợp với tổng kết thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan, tổ chức nếu được sự nhất trí của cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp.
Điều 13. Chế độ lập dự toán và quyết toán ngân sách
1. Hàng năm, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức căn cứ vào nhiệm vụ chi cho công tác quốc phòng, quân sự để lập dự toán bảo đảm ngân sách cho công tác quốc phòng, quân sự theo Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật hiện hành; trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt, chấp hành và quyết toán ngân sách chi cho công tác quốc phòng, quân sự theo phê duyệt.
2. Nhiệm vụ chi cho công tác quốc phòng của cơ quan, tổ chức thực hiện theo mục 3 Điều 5 Chương II, Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Điều 30 Chương III Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ và các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 14. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương
1. Với cấp ủy Đảng cùng cấp là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Ban Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết về công tác quốc phòng, quân sự và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự với cấp ủy cùng cấp theo quy định.
2. Với người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở Trung ương là quan hệ giữa chỉ đạo, điều hành và chịu sự chỉ đạo, điều hành. Ban Chỉ huy quân sự chấp hành sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đồng thời, đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự được giao.
3. Với Bộ Quốc phòng: Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương chịu sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng, quân sự theo quy định của Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ; chịu sự chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với lực lượng tự vệ, dự bị động viên thuộc cơ quan, tổ chức thông qua sự chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương các cấp; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trong phạm vi chức năng, quyền hạn của Bộ Tổng tham mưu và các Tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Với Quân khu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương phối hợp với cơ quan quân sự địa phương chỉ đạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện công tác quốc phòng nói chung, công tác tự vệ nói riêng của Ban Chỉ huy quân sự, lực lượng tự vệ của các đơn vị thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương.
5. Với Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi đặt trụ sở: Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương chịu sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban Chỉ huy quân sự huyện về công tác xây dựng lực lượng tự vệ, công tác dự bị động viên và tuyển quân, về hoạt động chiến đấu - trị an khối cơ quan của cơ quan, tổ chức.
6. Với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương là quan hệ cấp trên với cấp dưới về công tác quốc phòng, quân sự; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự đối với các cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương.
Điều 15. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh
1. Với cấp ủy Đảng cùng cấp là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo; dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Ban Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết về công tác quốc phòng, quân sự và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự với cấp ủy Đảng theo quy định.
2. Với người đứng đầu cơ quan, tổ chức là quan hệ giữa chỉ đạo, điều hành và chịu sự chỉ đạo, điều hành. Ban Chỉ huy quân sự nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thực hiện công tác quốc phòng, quân sự thuộc đơn vị mình; đồng thời đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự được giao.
3. Với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh: Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chịu sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh về công tác quốc phòng, quân sự địa phương thuộc các lĩnh vực của cơ quan, tổ chức mình quản lý; đồng thời có mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng về một số mặt công tác thuộc chức năng của cơ quan, tổ chức mình liên quan đến công tác quốc phòng như: Giáo dục quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự; xây dựng tiềm lực chính trị, tiềm lực kinh tế, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
4. Đối với Ban Chỉ huy quân sự huyện nơi đặt trụ sở: Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chịu sự chỉ đạo, chỉ huy của Ban Chỉ huy quân sự huyện về công tác xây dựng lực lượng tự vệ, công tác dự bị động viên và tuyển quân, về hoạt động chiến đấu - trị an khối cơ quan của cơ quan, tổ chức.
5. Với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ngành dọc cấp trên (nếu có) là quan hệ cấp dưới với cấp trên, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
6. Với đơn vị tự vệ thuộc quyền là quan hệ giữa chỉ đạo, chỉ huy và phục tùng chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ.
Điều 16. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc huyện
1. Với cấp ủy Đảng cùng cấp là quan hệ giữa lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo; dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, Ban Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghị quyết về công tác quốc phòng, quân sự và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự với cấp ủy Đảng theo quy định.
2. Với người đứng đầu cơ quan, tổ chức là quan hệ giữa chỉ đạo, điều hành và chịu sự chỉ đạo, điều hành.
Ban Chỉ huy quân sự nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về thực hiện công tác quốc phòng, quân sự thuộc đơn vị mình; đồng thời đề xuất những biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự được giao.
3. Với Ban Chỉ huy quân sự huyện là quan hệ cấp dưới với cấp trên về thực hiện công tác quốc phòng, quân sự.
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức chịu sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban Chỉ huy quân sự huyện về công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
4. Với Ban Chỉ huy quân sự ngành dọc cấp trên (nếu có) là quan hệ cấp dưới với cấp trên, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác quốc phòng, quân sự và có trách nhiệm báo cáo công tác quốc phòng, quân sự theo quy định.
5. Với đơn vị tự vệ là quan hệ giữa chỉ đạo, chỉ huy và phục tùng chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ.
Điều 17. Mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương
1. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý; thực hiện theo Điều 15 của Quy chế này.
2. Đối với Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thành viên thuộc cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Ban Chỉ huy quân sự huyện quản lý; thực hiện theo Điều 16 của Quy chế này.
1. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các Tổng cục, Tư lệnh các quân khu, Quân chủng Hải quân, Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
2. Căn cứ đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ công tác quốc phòng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức ban hành quyết định về quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cấp mình, phù hợp với quy định tại Quyết định này./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Quyết định 209/2006/QĐ-BQP về quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu: | 209/2006/QĐ-BQP |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng |
Người ký: | Phùng Quang Thanh |
Ngày ban hành: | 18/12/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 209/2006/QĐ-BQP về quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Chưa có Video