ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2084/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 28 tháng 9 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 13/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2021;
Theo Tờ trình của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 18 (mười tám) thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh Trà Vinh (kèm theo Phụ lục).
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn bản thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC, sáng kiến cải cách TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh sau khi được Chính phủ thông qua.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TÀI TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
(Kèm theo Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 65 ngày xuống còn 43 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại Điều 35 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, với tổng thời gian là 43 ngày[1] , cụ thể như sau:
“Điều 35. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 02 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm 01 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 05 ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy trình.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.575.543.600 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.106.251.920 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 469.291.680 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20,79%.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 65 ngày xuống còn 43 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Tương tự tại điểm b[2] khoản 1.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 273.840.600 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 195.625.320 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 78.215.280 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,56%.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 55 ngày xuống còn 37 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, với tổng thời gian là 37 ngày[3], cụ thể như sau:
“Điều 36. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nộp 02 bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm 01 bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
2. Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:
a) Trong thời hạn 24 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 05 ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ”
3. Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
………………………………………………………………………………………...
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 704.294.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 490.979.600 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 213.314.400 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,29%.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 55 ngày xuống còn 37 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Tương tự tại điểm b[4] khoản 3.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 72.304.400 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 50.972.960 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 21.331.440 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,50%.
5. Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thủ tục giữ nguyên (thủ tục đảm bảo thời gian thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo theo quy định, thành phần hồ sơ đảm bảo tính pháp lý).
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC 55 ngày xuống còn 32 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 và điểm c, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, với tổng thời gian là 32 ngày[5] cụ thể như sau:
“Điều 5. Thẩm định phương án, phương án bổ sung
2. Đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, việc thẩm định phương án, phương án bổ sung được thực hiện theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP. Hoạt động của hội đồng thẩm định phương án, phương án bổ sung (sau đây gọi tắt là hội đồng thẩm định) quy định tại Mục 2 Chương này. Trình tự thẩm định như sau:
a) Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực thẩm định phương án có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định. Quyết định thành lập hội đồng thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5A ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc cơ quan thường trực thẩm định thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày thành lập hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án tiến hành các hoạt động: kiểm tra thực địa, kiểm chứng các thông tin, số liệu; lấy mẫu phân tích kiểm chứng tại địa điểm thực hiện phương án, phương án bổ sung và khu vực kế cận; tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thuê các chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp phản biện các nội dung của phương án, phương án bổ sung;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan thường trực thẩm định phương án tổ chức họp hội đồng thẩm định. Biên bản họp hội đồng thẩm định, bản nhận xét phương án, phương án bổ sung, phiếu đánh giá phương án, phương án bổ sung được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6A, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hội đồng thẩm định, cơ quan thường trực thẩm định phương án thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức, cá nhân;
Điều 6. Phê duyệt phương án, phương án bổ sung
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này:
c) Trong thời hạn không quá 13 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt, cơ quan phê duyệt ban hành quyết định phê duyệt và xác nhận vào mặt sau trang phụ bìa của phương án, phương án bổ sung. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản nêu rõ lý do. Quyết định phê duyệt phương án, quyết định phê duyệt phương án bổ sung và mẫu xác nhận vào mặt sau phụ bìa theo mẫu quy định tại Phụ lục số 9A, Phụ lục số 9C, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy trình.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.035.880 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.584.512 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 5.451.368 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 41,82%.
7. Thủ tục Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày xuống còn 07 ngày và 30 ngày xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, với tổng thời gian là 07 ngày[6] và 15 ngày[7], cụ thể như sau:
“Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại thuộc đối tượng tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại thì thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cụ thể như sau:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra cơ sở trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại đầy đủ, hợp lệ. Thời gian kiểm tra đối với một cơ sở không quá 02 ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra cơ sở, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (B) ban hành kèm theo Thông tư này với 01 mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại sửa đổi, bổ sung và nộp lại hồ sơ theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ không tính vào thời hạn xem xét, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại”.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy trình.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 103.019.840 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 46.827.200 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 56.192.640 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54,55%.
8. Thủ tục Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày xuống còn 07 ngày và 30 ngày xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: Giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Tương tự tại điểm b[8] khoản 7.
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy trình.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 103.019.840 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 46.827.200 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 56.192.640 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 54,55%.
9. Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống còn 24 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm a khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 24 ngày[9], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 24 ngày''
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục của tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy trình.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.962.700 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.844.192 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 118.500 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,00%.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày xuống còn 09 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm i khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 09 ngày[10], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
i) Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 09 ngày”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 32.890.710.320 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 27.545.969.893 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 5.344.740.427 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày xuống còn 04 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm h khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai. với tổng thời gian là 04 ngày[11], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
h) Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 04 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 50.958.440 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 40.766.752 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 10.191.688 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20 %.
12. Tách thửa hoặc hợp thửa đất.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày xuống còn 13 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm đ khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 13 ngày[12], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 13 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 45.234.859.124 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 40.127.697.610 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 5.107.161.514 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống còn 24 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm a khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 24 ngày[13], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 24 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 4.912.156.600 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.715.670.336 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 196.486.264 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 30 ngày xuống còn 24 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm a khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 24 ngày[14], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 24 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 39.400.927.296 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 35.752.737.774 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 3.648.189.522 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9 %.
15. Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm c khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 10 ngày[15], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.057.091.360 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.004.236.792 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 52.854.568 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 17 ngày (đối với trường hợp có khảo sát, đo đạc) xuống còn 14 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm l, điểm p khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 14 ngày[16], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 08 ngày;
p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 06 ngày; trường hợp….;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.983.861.864 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.851.603.588 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 132.258.276 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,67 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 10 ngày xuống còn 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm l khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 08 ngày[17], cụ thể như sau:
"2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 08 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 231.904.749.960 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 214.852.930.110 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 17.051.819.850 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 45 ngày xuống còn 24 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại tại điểm a, b khoản 1 và điểm l khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 24 ngày[18], cụ thể như sau:
“1. Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
a) Giao đất, cho thuê đất là không quá 05 ngày không kể thời gian thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;
b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 11 ngày.
2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 08 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 59.254.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 57.476.380 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 1.777.620 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3 %.
a) Nội dung đơn giản hóa:
- Rút ngắn thời gian giải quyết từ 25 ngày xuống còn 21 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Lý do: giảm chi phí và thời gian cho cá nhân, tổ chức.
b) Kiến nghị thực thi: Điều chỉnh lại thời gian thực hiện TTHC tại điểm đ, l khoản 2 Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 40, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai, với tổng thời gian là 21 ngày[19], cụ thể như sau:
''2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:
đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 13 ngày;
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 08 ngày;”
c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 591.591.936 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 542.292.608 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 49.299.328 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8 %./.
[1] Theo quy định Nghị định số 201/2013/NĐ-CP là 65 ngày
[2]Theo quy định Nghị định số 201/2013/NĐ-CP là 65 ngày
[3] Theo quy định Nghị định số 201/2013/NĐ-CP là 55 ngày
[4] Theo quy định Nghị định số 201/2013/NĐ-CP là 55 ngày
[5] Theo quy định Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT là 55 ngày
[6] Theo quy định Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT là 15 ngày
[7] Theo quy định Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT là 30 ngày
[8] Theo quy định Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT là 15 ngày
[8] Theo quy định Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT là 30 ngày
[9] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP CP là 30 ngày
[10] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 10 ngày
[11] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 10 ngày
[12] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 15 ngày
[13] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 30 ngày
[14] Theo quy Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 30 ngày
[15] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 15 ngày
[16] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 17 ngày
[17] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 10 ngày
[18] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 45 ngày
[19] Theo quy định Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là 25 ngày
Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
Số hiệu: | 2084/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Trà Vinh |
Người ký: | Lê Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 28/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2084/QĐ-UBND năm 2021 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
Chưa có Video