THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2070/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động chuyên ngành trong lĩnh vực tư pháp thuộc Bộ Tư pháp thực hiện theo Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động chuyên ngành trong lĩnh vực tư pháp thuộc Sở Tư pháp do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
1. Quy hoạch định hướng mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị quyết số 19-NQ/TW).
2. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với kiện toàn tổng thể các đơn vị thuộc ngành Tư pháp, kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới để giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp, đồng thời có lộ trình và bước đi phù hợp.
3. Tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp để cung ứng những dịch vụ công cơ bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng lớp nhân dân. Giữ vững, phát huy tốt hơn nữa vai trò chủ đạo trong việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
4. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động; sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công tại các địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt, thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công.
5. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, cơ cấu lại đội ngũ viên chức bảo đảm chất lượng và xác định vị trí việc làm phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động; đảm bảo tính đặc thù của từng lĩnh vực, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.
1. Mục tiêu chung
a) Bố trí hợp lý nguồn lực ngân sách nhà nước dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tạo đột phá trong quản lý, từng bước giảm dần sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp.
b) Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu thị trường và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.
c) Nâng cao chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân. Đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: Thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và đồng bộ, thống nhất, đảm bảo cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc ngành Tư pháp. Trong quá trình sắp xếp, đến năm 2025, phấn đấu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% đơn vị sự nghiệp công lập (không bao gồm các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
- Về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Các đơn vị tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Phấn đấu đến hết năm 2025, có tối thiểu 20% số đơn vị tự chủ tài chính. Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Tiếp tục thực hiện việc giảm đầu mối, phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
- Đến năm 2030, giảm bình quân cả nước ít nhất 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025 và 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu so với giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
1. Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực công chứng
a) Giai đoạn 2021-2025
- Duy trì các Phòng công chứng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và tại những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ công chứng; không thành lập mới Phòng công chứng đối với những nơi đã xã hội hóa được hoạt động công chứng.
- Tiếp tục chuyển đổi hoạt động của các Phòng công chứng sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; các Phòng công chứng tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho Phòng công chứng so với giai đoạn 2016-2020; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
- Duy trì Trung tâm thông tin và tư vấn công chứng thuộc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên.
b) Giai đoạn 2026-2030
Tiếp tục duy trì các Phòng công chứng hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ công chứng; đẩy mạnh mức độ tự chủ tài chính hàng năm.
2. Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực đấu giá tài sản
a) Giai đoạn 2021-2025
- Duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản; những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản thì duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hiện có; không thành lập mới Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
- Đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động của các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản sang cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tăng dần mức độ tự chủ hàng năm theo lộ trình quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP; giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản so với giai đoạn 2016-2020; giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
b) Giai đoạn 2026-2030
Tiếp tục duy trì các Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản; đẩy mạnh mức độ tự chủ tài chính hàng năm, phấn đấu chỉ còn Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước.
3. Các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý
a) Giai đoạn 2021-2025
- Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 01 Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để cung ứng dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý;
- Các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
b) Giai đoạn 2026-2030: Thực hiện như giai đoạn 2021-2025.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước
a) Ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách đồng bộ để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập, tạo động lực phát triển cho các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức.
b) Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị; gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và bảo đảm các điều kiện vật chất khác; quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong việc thực hiện thẩm quyền.
c) Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí phân loại, xếp hạng, đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập ngành Tư pháp, làm cơ sở cho việc ưu tiên đầu tư đối với tổ chức hoạt động hiệu quả, sáp nhập, giải thể tổ chức hoạt động kém hiệu quả.
d) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp; phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ sự nghiệp công.
2. Nhóm giải pháp về tài chính
a) Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cho các dịch vụ theo danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; hướng dẫn chế độ tài chính nhằm giải quyết một số bất cập về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm các đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW.
c) Đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành các dự án đang triển khai từ nguồn ngân sách nhà nước; tập trung đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên, cấp thiết.
d) Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Thay đổi cơ bản phương thức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, gắn việc giao dự toán ngân sách hàng năm cho các đơn vị sự nghiệp với việc thực hiện nhiệm vụ, tiến tới thực hiện phương thức về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nhàm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các đơn vị phát triển.
3. Nhóm giải pháp về nhân lực
a) Quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; tổ chức phân loại viên chức và sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm.
b) Có cơ chế phân bổ biên chế sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đảm bảo số lượng biên chế sự nghiệp cho các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và đảm bảo tỷ lệ giảm biên chế theo mục tiêu, lộ trình của Nghị quyết số 19-NQ/TW.
c) Đẩy mạnh việc phát triển, thu hút đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong nước, chuyên gia nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án nghiên cứu, nâng cao chất lượng dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập; có chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức để đáp ứng tốt yêu cầu công việc thực tiễn.
4. Nhóm giải pháp về tổ chức
a) Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, cơ cấu lại mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
b) Thực hiện đổi mới mô hình hoạt động sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công, đặc biệt khuyến khích thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực có khả năng, điều kiện thực hiện xã hội hóa.
1. Bộ Tư pháp
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.
b) Chủ động xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền, phù hợp với thực tiễn và quy định của Quy hoạch này.
b) Đẩy mạnh giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập; đảm bảo kinh phí hoạt động và có cơ chế phân bổ số lượng người làm việc cho các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 2070/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2070/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 08/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2070/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video