ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2025/QĐ-UBND |
Đắk Nông, ngày 30 tháng 11 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 75/TTr-STP ngày 18 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 17/10/2011 về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đắk Nông.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP
PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC SỞ TƯ PHÁP TỈNH ĐẮK NÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chủ
tịch UBND tỉnh Đắk Nông)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức hoạt động của Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giải quyết các vướng mắc, tranh chấp pháp luật, bảo vệ công lý, đảm bảo công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn và hằng năm ở địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, bao gồm:
a) Thực hiện tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện truyền thông về trợ giúp pháp lý, chịu trách nhiệm vả phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho Nhân dân;
c) Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng về trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm, cộng tác viên trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ khác;
d) Tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
e) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
g) Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
3. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư vấn viên pháp luật thực hiện trợ giúp pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
5. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
6. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền;
7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý;
8. Thực hiện sơ kết, tổng kết, chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý;
9. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tư pháp giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC
1. Lãnh đạo Trung tâm:
a) Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là Trợ giúp viên pháp lý.
Số lượng các Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
b) Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm và là người đại diện theo pháp luật của Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tư pháp và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm.
c) Phó Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do Giám đốc Trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Trung tâm vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành mọi hoạt động của Trung tâm.
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ và tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước gồm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý, viên chức và người lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật, gồm 02 phòng:
- Phòng Hành chính - Tổng hợp;
- Phòng Nghiệp vụ.
Điều 4. Số lượng người làm việc
Số lượng người làm việc tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế số lượng người làm việc của tỉnh do cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Kinh phí giao hàng năm theo chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện Quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm đề xuất Giám đốc Sở Tư pháp xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy định cho phù hợp./.
Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2022 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông
Số hiệu: | 2025/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Nông |
Người ký: | Hồ Văn Mười |
Ngày ban hành: | 30/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2025/QĐ-UBND năm 2022 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông
Chưa có Video