Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 202-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 1981

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 202-CP NGÀY 26-5-1981 VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC VIỆC LÀM CỦA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH VÀ THỊ XÃ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ điều 107 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ nghị quyết của Quốc hội ngày 18-12-1980 quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng chính phủ trong cuộc họp của thường vụ Hội đồng chính phủ ngày 29-4-1981,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. - Thành phố thuộc tỉnh, thị xã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học - kỹ thuật, an ninh quốc phòng của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; là cấp có kế hoạch và ngân sách.

Chức năng của bộ máy chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh và cấp thị xã là quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, trật tự trị an.

Điều 2. - Những nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền thành phố thuộc tỉnh, thị xã là:

1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, chú trọng các mặt phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và dịch vụ, phát triển cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế, v.v... để xây dựng trung tâm của tỉnh hoặc của vùng.

2. Quản lý tài chính, xây dựng ngân sách theo quy định của Nhà nước;

3. Quản lý các xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã và các ngành nghề khác của thành phố, thị xã, hoặc các cơ sở được tỉnh phân cấp;

4. Tổ chức công tác phân phối lưu thông, dịch vụ theo chức trách được giao;

5. Quản lý nhà ở, đất xây dựng, công trình công cộng, giao thông vận tải, theo sự phân cấp của tỉnh;

6. Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa, quản lý thị trường, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế ở thành phố, thị xã;

7. Quản lý dân cư; tổ chức và quản lý hộ khẩu; ngoại kiều; lao động; xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, xây dựng đời sống mới;

8. Bảo vệ chính trị, giữ gìn trật tự an ninh; bài trừ tệ nạn xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực; bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của nhân dân. Xây dựng, quản lý lực lượng quân sự, dân quân, tự vệ, hoàn thành chỉ tiêu nghĩa vụ quân sự, thực hiện công tác hậu phương quân đội;

9. Tổ chức thực hiện công tác văn hoá, thông tin, truyền thanh, giáo dục, nhà trẻ, y tế, vệ sinh, thể dục, thể thao, thương binh, xã hội và quản lý các cơ sở nói trên;

10. Trực tiếp chỉ đạo cấp phương, cấp xã và các đơn vị kinh tế, sự nghiệp, các ban chuyên môn thuộc thành phố, thị xã quản lý;

11. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, chế dộ, thể lệ của Nhà nước và các nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương đối với các cơ sở kinh tế, sự nghiệp, cơ quan và tổ chức văn hoá - xã hội của tỉnh và của trung ương hoạt động ở địa phương;

12. Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công nhân, viên chức đã được tỉnh phân cấp.

Điều 3. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ nói trên Uỷ ban nhân dân các tỉnh phân cấp quản lý cho các thành phố thuộc tỉnh, thị xã theo sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý ngành ở trung ương.

Điều 4. - Số lượng uỷ viên Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã:

- Nơi có 20 vạn dân trở lên thì Uỷ ban nhân dân có 15 uỷ viên.

- Nơi có từ 8 vạn đến 19 vạn dân thì Uỷ ban nhân dân có từ 11 đến 13 uỷ viên.

- Nơi có 7 vạn dân trở xuống thì Uỷ ban nhân dân có từ 9 đến 11 uỷ viên.

- Bộ phận thường trực Uỷ ban nhân dân nhiều nhất là 5 người gồm Chủ tịch, 3 phó chủ tịch, uỷ viên thư ký.

Điều 5. - Tổ chức các ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã:

a) Nơi có 8 vạn dân trở lên thì được thành lập các ban như sau:

1. Ban Kế hoạch, phụ trách các mặt công tác:

- Quy hoạch,

- Kế hoạch,

- Thống kê.

2. Ban công trình công cộng, phụ trách các mặt công tác:

- Công trình công cộng,

- Xây dựng cơ bản,

- Nhà, đất,

- Giao thông vận tải.

3. Ban công nghiệp, phụ trách các mặt công tác:

- Công nghiệp,

- Tiểu công nghiệp,

- Thủ công nghiệp.

4. Ban thương nghiệp, phụ trách các mặt công tác:

- Vật tư,

- Thương nghiệp,

- Lương thực,

- Dịch vụ,

- Quản lý thị trường,

- Hợp tác xã mua bán,

- Hợp tác xã tiêu thụ.

5. Ban tài chính, giá cả, phụ trách các mặt công tác:

- Tài chính,

- Giá cả,

- Thuế.

6. Ban văn hoá và thông tin, phụ trách các mặt công tác:

- Văn hoá,

- Thông tin,

- Truyền thanh,

- Truyền hình.

7. Ban giáo dục, phụ trách các mặt công tác:

- Giáo dục phổ thông,

- Bổ túc văn hoá,

- Mẫu giáo,

- Nhà trẻ.

8. Ban Y tế - thể dục, thể thao, phụ trách các mặt công tác:

- Y tế,

- Thể dục thể thao.

9. Ban tổ chức - lao động - xã hội , phụ trách các mặt công tác:

- Tổ chức và cán bộ,

- Lao động, tuyển sinh, dạy nghề,

- Thương binh và xã hội.

10. Ban thanh tra.

11. Ban (hoặc tổ) nông nghiệp và thuỷ lợi (hoặc nông - lâm - ngư nghiệp).

12. Văn phòng Uỷ ban nhân dân , phụ trách các mặt công tác:

- Tổng hợp, pháp chế,

- Thi đua, khen thưởng

- Hành chính, quản trị.

13. Ban chỉ huy quân sự.

14. Ban công an.

15. Ngân hàng.

16. Bưu điện.

b) Nơi có dưới 8 vạn dân thì nhập một số ban như sau:

- Ban công trình công cộng nhập với ban công nghiệp gọi là ban công nghiệp.

- Ban thương nghiệp nhập với ban tài chính, giá cả gọi là ban thương nghiệp - tài chính, giá cả.

- Ban Văn hoá và thông tin nhập với ban giáo dục gọi là ban văn hoá - giáo dục.

c) Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, khối lượng công việc, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể những thành phố, thị xã thuộc tỉnh được tổ chức các ban theo quy định ở điểm a hoặc điểm b trên đây. Địa phương nào muốn thành lập thêm một ban mới, thì phải được Chính phủ cho phép.

Điều 6. - Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các ban chuyên môn áp dụng theo quy định ở các Điều 2, 3, 4, 5 của quyết định số 152-CP ngày 9-4-1981 của Hội đồng chính phủ về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của các ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện.

Điều 7. - Về biên chế:

- Đối với thành phố, thị xã có 20 vạn dân trở lên thì mức biên chế từ 120 đến 160 người.

- Đối với thành phố, thị xã có từ 8 vạn dân đến 19 vạn dân thì mức biên chế từ 80 đến 100 người.

- Đối với thị xã có 7 vạn dân trở xuống thì mức biên chế là 50 người.

(Biên chế nói trên không bao gồm các cơ quan quân sự, công an, bưu điện, ngân hàng, lương thực, thống kê).

Điều 8. - Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành, những quy định trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 9. - Các đồng chí Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, thủ trưởng các Bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng chính phủ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Trưởng ban Ban Tổ chức của Chính phủ hướng dẫn các điều chi tiết, theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

 

Tố Hữu

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 202-CP năm 1981 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức làm việc của bộ máy chính quyền thành phố thuộc tỉnh và thị xã do Hội đồng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 202-CP
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 26/05/1981
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 202-CP năm 1981 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức làm việc của bộ máy chính quyền thành phố thuộc tỉnh và thị xã do Hội đồng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…