THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2007/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2007 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống còn 10 - 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ nghèo);
b) Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm 2005.
c) Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
II. ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Đối tượng là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt).
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH: TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010.
IV. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẦN ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2010
1. Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cơ bản xây dựng đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định.
2. Có 6 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi.
3. Thực hiện khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn cho 4,2 triệu lượt người nghèo.
4. Miễn, giảm học phí học nghề cho 150 nghìn người nghèo.
5. 100% nguời nghèo được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám, chữa bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo quy định.
6. Miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường cho 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học.
7. Tập huấn nâng cao năng lực cho 170 nghìn cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở.
8. Hỗ trợ để xoá nhà tạm cho 500 nghìn hộ nghèo.
9. Phấn đấu 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.
V. CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Nhóm chính sách, dự án để tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, bao gồm:
a) Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo;
b) Chính sách để hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số;
c) Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề;
d) Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
đ) Dự án dạy nghề cho người nghèo;
e) Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.
2. Nhóm chính sách tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội:
a) Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo;
b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo;
c) Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt;
d) Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.
3. Nhóm dự án nâng cao năng lực và nhận thức:
a) Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông);
b) Hoạt động giám sát, đánh giá.
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo, xã nghèo; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảm nghèo; đề cao trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình của các cấp, các ngành; tăng cường sự tham gia của người dân và giám sát đánh giá của các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị, đoàn thể.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình :
Tổng nguồn vốn cho giảm nghèo khoảng 43.488 tỷ đồng.
Trong đó, phân theo nguồn vốn:
- Ngân sách trung ương: 12. 472 tỷ đồng (28,68 %);
- Ngân sách địa phương: 2. 260 tỷ đồng ( 5,2 %);
- Huy động cộng đồng: 2. 460 tỷ đồng ( 5,66 %);
- Huy động quốc tế: 296 tỷ đồng ( 0,68 %);
- Vốn tín dụng: 26. 000 tỷ đồng (59,79 %).
a) Nguồn kinh phí trực tiếp cho Chương trình khoảng 3.456 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 2.140 tỷ đồng; ngân sách địa phương 560 tỷ đồng; huy động cộng đồng 460 tỷ đồng; huy động quốc tế 296 tỷ đồng;
b) Kinh phí lồng ghép với các chính sách hiện có khoảng 40.032 tỷ đồng (như tín dụng, trợ giúp y tế, giáo dục, hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sạch cho đồng bào dân tộc thiểu số), trong đó từ ngân sách Trung ương khoảng 10.332 tỷ đồng.
3. Cơ chế thực hiện Chương trình:
Khi phân bổ nguồn kinh phí trên cần tập trung ưu tiên cho các xã miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có tỷ lệ nghèo cao theo số lượng đối tượng và hệ số khó khăn của từng vùng.
b) Tạo điều kiện để người dân tham gia quá trình xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm tính dân chủ, công khai và minh bạch;
c) Nhà nước hỗ trợ trực tiếp người nghèo các chi phí về giáo dục, dạy nghề (miễn, giảm học phí cấp trực tiếp cho người học hoặc cơ sở đào tạo), chi phí y tế (cấp thẻ bảo hiểm y tế);
d) Tiếp tục phân cấp quản lý cho địa phương, đặc biệt là cấp xã trong việc quản lý hộ nghèo và triển khai thực hiện Chương trình;
đ) Thực hiện giám sát và đánh giá trên cơ sở thiết lập hệ thống chỉ tiêu phù hợp ở các cấp. Các địa phương tự giám sát, đánh giá, kết hợp với theo dõi, giám sát, đánh giá của các Bộ, ngành, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức tư vấn, khoa học độc lập và giám sát, đánh giá của cộng đồng.
4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện Chương trình:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với sự tham gia của các Bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể có liên quan;
b) Thành lập Văn phòng điều phối Chương trình giúp Ban Chỉ đạo ở Trung ương đặt tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ở địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực điều phối thực hiện Chương trình trên địa bàn.
VII. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương:
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực Chương trình:
- Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ chỉ đạo thực hiện Chương trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ; xây dựng cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình; đề xuất cơ chế hỗ trợ hộ, xã mới thoát nghèo trình Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì tổ chức thực hiện một số dự án: hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; dạy nghề cho người nghèo; nhân rộng mô hình giảm nghèo; nâng cao năng lực giảm nghèo; hoạt động giám sát, đánh giá;
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối và phân bổ nguồn lực cho Chương trình; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện Chương trình;
c) Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; chủ trì, hướng dẫn cơ chế tài chính đối với các chính sách, dự án của Chương trình; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính thực hiện Chương trình; tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình;
đ) Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các mô hình nuôi trồng thuỷ sản; hướng dẫn xây dựng các công trình phục vụ phát triển thuỷ sản ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội;
g) Ủy ban Dân tộc chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo dân tộc thiểu số và phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện các chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
h) Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, nước sinh hoạt;
i) Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo;
k) Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo;
l) Bộ Nội vụ chỉ đạo thực hiện việc bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp;
m) Bộ Tư pháp chỉ đạo thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo;
n) Các cơ quan thông tin tuyên truyền có trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình; tuyên truyền các mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo; tuyên truyền về kết quả hoạt động của Chương trình, thông qua đó nâng cao trách nhiệm về thực hiện công tác giảm nghèo.
2. Trách nhiệm của địa phương:
a) Huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nội dung của Chương trình theo chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng;
b) Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùng cấp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở;
c) Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, dự án trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm.
3. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện Quỹ "Ngày vì người nghèo"; xây dựng mạng lưới "Tổ tiết kiệm - tín dụng", "Tổ tương trợ", Quỹ tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp; nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
Nơi nhận: |
KT.
THỦ TƯỚNG |
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 20/2007/QD-TTg |
Hanoi, February 05, 2007 |
DECISION
APPROVING THE NATIONAL TARGET
PROGRAM ON POVERTY ALLEVIATION IN THE 2006-2010 PERIOD
THE PRIME
MINISTER
Pursuant to the
December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Resolution No. 10/2005/NQ-CP of September 5, 2005;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 170/2005/QD-TTg of July 8, 2005, promulgating
the poverty line to be applied in the 2006-2010 period;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
Article 1.- To approve the national target
program on poverty alleviation in the 2006-2010 period, with the following
principal contents:
I. THE PROGRAM'S OBJECTIVES
1. General objectives:
To speed up poverty alleviation and limit relapse into poverty; to consolidate
the results of poverty alleviation efforts and create opportunities for
households which have escaped from poverty to become well-off; to improve
living and production conditions in poor and exceptional difficulty-stricken
communes; to raise the quality of life of poor households and limit the
widening of the gap in terms of income and living standards between urban and
rural areas, delta and mountainous areas, and rich households and poor
households.
...
...
...
a/ To strive to reduce
the rate of poor households from 22% in 2005 to 10-11% by 2010 (to halve the
number of poor households within five years);
b/ Incomes of poor
households will increase by 1.45 times as compared with those of 2005;
c/ To strive for the
target that 50% of exceptional difficulty-stricken coastal and island communes
will get out of exceptional difficulties.
II. BENEFICIARIES OF THE PROGRAM
The Program targets
poor people, poor households, exceptional difficulty-stricken communes and poor
communes, with priority give to poor households with female heads, poor ethnic
minority households and poor households of social policy beneficiaries (elderly
people, disabled people and disadvantaged children).
III. THE PROGRAM'S IMPLEMENTATION DURATION: FROM NOW TO
2010.
IV. MAJOR TARGETS TO BE ACHIEVED BY 2010
1. To basically build
all essential infrastructure works as required in exceptional
difficulty-stricken coastal and island communes.
2. To provide
preferential credit loans to six million turns of poor households.
...
...
...
4. To exempt or reduce
job-training fees for 150,000 poor people.
5. To grant health
insurance cards for 100% of poor people for them to have their medical
examination and treatment expenses covered by the Health Insurance Fund
according to regulations.
6. To exempt or reduce
school fees and contributions for 19 million turns of poor pupils, including 9
million of primary pupils.
7. To providing
capacity-building training for 170,000 cadres engaged in poverty alleviation at
various levels, of whom 95% are grassroots cadres.
8. To support 500,000
poor households to move out of makeshift shelters.
9. To provide pro bono
legal aid to 98% of the poor in need.
V. POLICIES, PROJECTS AND MAJOR ACTIVITIES OF THE PROGRAM
1. The group of
policies and projects to create conditions for the poor to develop production
and raise incomes, including:
a/ Policy on
preferential credit for poor households;
...
...
...
c/ Project on
agriculture-forestry-fishery extension and support for the development of
production and trades;
d/ Project on support
for development of essential infrastructure in exceptional difficulty-stricken
coastal and island communes;
e/ Project on job
training for the poor;
f/ Project on wide
application of poverty alleviation models.
2. The group of
policies to create opportunities for the poor to access social services:
a/ Policy on
healthcare support for the poor;
b/ Policy on education
support for the poor;
c/ Policy on dwelling
house and clean water support for the poor;
d/ Policy on legal aid
for the poor.
...
...
...
a/ Project on building
poverty alleviation capacity (including training of poverty alleviation cadres
and communication activities);
b/ Supervision and
evaluation activities.
VI. SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM
1. To continue raising
poor households' and poor communes' awareness about poverty alleviation and
their will and determination to get rich; to raise the capacity poverty
alleviation cadres; to heighten the responsibility of administrations at all
levels and all branches for organizing the implementation of the Program; to increase
the participation of people and enhance the supervision and evaluation of
people-elected agencies, political organizations and mass organizations.
2. Funds for
implementation of the Program;
The total fund for
poverty alleviation is around VND 43,488 billion, including:
- The central budget:
VND 12,472 billion (28.68%);
- Local budgets: VND
2,260 billion (5.2%);
- Community
contributions: VND 2,460 billion (5.66%);
...
...
...
- Credit: VND 26,000
billion (59.79%).
a/ The fund directly
allocated for the Program is around VND 3,456 billion, including VND 2,140
billion from the central budget, VND 560 billion from local budgets, VND 460
billion from community contributions and VND 269 billion from international contributions.
b/ The fund for the
Program integrated into current policies (such as policies on credit,
healthcare and education support, and support in terms of production land,
dwelling houses and clean water for ethnic minority people) is around VND 40,032
billion, including around VND 10,332 billion from the central budget.
3. Mechanisms for the
implementation of the Program:
a/ Mobilizing
resources from various sources: Apart from around VND 12,472 billion allocated
from the central budget, local budgets must reserve at least 1% of their total
annual budget expenditures for the implementation of the Program; to mobilize
contributions from enterprises, communities, households and individuals and
call for international financial support from multilateral, bilateral and
non-governmental organizations;
When allocating these
funds, priority should be given to mountainous, coastal and island communes
with a high poverty rate among eligible beneficiaries and high coefficient of
difficulty.
b/ Creating conditions
for the people to participate in formulating and implementing the Program in a
democratic, public and transparent manner;
c/ The State shall
directly support poor people in education and job-training expenses (exemptions
and reductions of training expenses provided directly to learners or training
establishments), and medical expenses (grant of health insurance cards);
d/ Further
decentralizing the management of poor households and implementation of the
Program to local administrations, especially commune-level ones;
...
...
...
4. Organizing and
directing the implementation of the Program
a/ To set up the
Government's Steering Committee for the implementation of the national target
program on poverty alleviation in the 2006-2010 period and the program on
socio-economic development in exceptional difficulty-stricken communes in
ethnic minority and mountainous areas in the 2006-2010 period (Program 135,
Phase II), with the participation of representatives of concerned ministries,
branches, organizations and associations;
b/ To set up a Program
Coordination Office to assist the Steering Committee, which shall be located at
the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry; provincial-level Labor,
War Invalids and Social Affairs Services shall act as the standing bodies to
coordinate the implementation of the Program in localities.
VII. ASSIGNMENT OF THE RESPONSIBILITIES TO MANAGE AND
ORGANIZE THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM
1. Responsibilities of
ministries and central branches:
a/ The Labor, War
Invalids and Social Affairs Ministry, which is also the Program's standing
body, shall:
- Assist the
Government's Steering Committee in directing the implementation of the Program;
assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries
and branches in, elaborating five-year and annual plans on objectives, tasks
solutions and funds for the implementation of the Program, and send these plans
to the Planning and Investment Ministry and the Finance Ministry for synthesis
and reporting to the Government; formulate mechanisms and policies for and
guide the implementation of the Program; propose to the Prime Minister
mechanisms to support households and communes which have escaped from poverty;
- Assume the prime
responsibility for the execution of some projects on development of
infrastructure in exceptional difficulty-stricken coastal and island communes,
job-training for the poor, wide application of poverty-alleviation models;
raising of poverty alleviation capacity; and monitoring and evaluation
activities;
- Urge, inspect and
supervise the implementation of the Program by ministries, branches, central
agencies, provinces and centrally run cities.
...
...
...
c/ The Finance
Ministry shall coordinate with the Planning and Investment Ministry in
allocating budgets for ministries, branches and localities to implement the
Program in accordance with the State Budget Law; assume the prime responsibility
for guiding financial mechanisms applicable to policies and projects under the
Program; coordinate with the Labor, War Invalids and Social Affairs Ministry in
elaborating documents to guide, inspect and supervise financial expenditures
for the implementation of the Program; and synthesize and settle the Program's
funds;
d/ The Agriculture and
Rural Development Ministry shall direct and guide the implementation of
agriculture-forestry-fishery extension projects and projects on production and
trade development; coordinate with ministries and branches in directing
investment in infrastructure for agricultural production and models of
association between enterprises and poor households and communes;
e/ The Fisheries
Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with
ministries and branches in, directing aquaculture models, guiding the
construction of works for aquaculture development in exceptional
difficulty-stricken coastal and island communes;
f/ The State Bank of
Vietnam shall direct and inspect the Social Policy Bank's implementation of
policies on preferential credit for poor households and social policy
beneficiaries;
g/ The Committee for
Nationalities shall direct the implementation of policies on provision of
supports in terms of production land, dwelling houses and clean water for poor
ethnic minority households and coordinate with ministries and branches in
implementing policies toward ethnic minority regions;
h/ The Construction
Ministry shall coordinate with the Committee for Nationalities and ministries
and branches in directing and guiding the implementation of policies on
provision of supports regarding dwelling houses and clean water for poor
households;
i/ The Health Ministry
shall direct the implementation of policies on healthcare support for the poor;
j/ The Education and
Training Ministry shall direct the implementation of policies on education
support for the poor;
k/ The Home Affairs
Ministry shall direct the arrangement of poverty alleviation cadres at various
levels;
...
...
...
m/ Mass media agencies
shall conduct communication to raise awareness about the Program's importance
and significance; popularize good, creative and effective models and methods of
poverty alleviation and the results of the Program, thus enhancing the
responsibility for poverty alleviation.
2. Responsibilities of
localities
a/ To mobilize
resources and organize the implementation of the Program under the direction
and guidance of the Government's Steering Committee and functional ministries
and branches;
b/ To assign and
decentralize the responsibilities for the implementation of the Program to
branches and departments at each level on the principle of further
decentralizing powers to, and raising the sense of responsibility of, the
grassroots level;
c/ To direct the
effective integration of the programs and projects implemented in localities;
to regularly inspect and supervise the implementation of the Program and make
annual reports.
3. Mobilizing the
participation of mass organizations: To request the Vietnam Fatherland Front's
Central Committee and the Front's member organizations to participate in the
implementation of the Program; to continue raising "the Day for the
Poor" Fund; to set up a network of "savings-credit groups,"
"mutual assistance groups" and credit funds for the poor and
low-income earners; to widely apply effective poverty alleviation models.
Article 2.-
This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG
BAO."
Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies and
Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's
Committees shall implement this Decision.
...
...
...
VICE PRIME MINISTER
STANDING DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Sinh Hung
Quyết định 20/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 20/2007/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 05/02/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 20/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video