ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1975/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 19 tháng 7 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh;
Xét đề nghị của Bộ CHQS tỉnh tại Tờ trình số 927/BCH-TM ngày 28/6/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Quy chế hoạt động của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh.
Điều 2. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Ủy viên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh, Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
HOẠT
ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, mối quan hệ công tác trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) tỉnh.
2. Quy chế này áp dụng đối với Hội đồng NVQS tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, các tổ chức có liên quan với Hội đồng NVQS tỉnh.
1. Hội đồng NVQS tỉnh hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đảm nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Bảo đảm sự phối hợp, hiệp đồng, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH, ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỈNH
1. Hội đồng NVQS tỉnh do UBND tỉnh thành lập có chức năng tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm; chỉ đạo kiểm tra Hội đồng NVQS các huyện, thị xã (kể cả Hội đồng NVQS cấp xã) việc tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình để hoàn thành chỉ tiêu về số lượng, bảo đảm chất lượng, đúng thời gian, đúng tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Hàng năm Hội đồng NVQS tỉnh được điều chỉnh, bổ sung kịp thời nếu có thay đổi về nhân sự do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
1. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; chuẩn bị cho công dân phục vụ tại ngũ, kế hoạch tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; huấn luyện hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và thực hiện các chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
3. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổng kết rút kinh nghiệm công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp huyện.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh
1. Quyết định giao số lượng công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cho địa phương cấp huyện.
2. Chỉ đạo, điều hành công việc của Hội đồng NVQS tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về mọi mặt hoạt động trong lĩnh vực tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, sử dụng con dấu của UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành.
3. Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng NVQS tỉnh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng NVQS tỉnh.
4. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân của các huyện, thị xã; chỉ đạo, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hàng năm.
1. Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh (Chủ tịch Hội đồng NVQS) số lượng công dân nhập ngũ tại địa phương cấp huyện.
2. Cùng với Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh thống nhất nhiệm vụ trong từng thời gian cụ thể nhằm bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong việc chỉ đạo về mặt nghiệp vụ đối với ngành dọc cấp dưới tổ chức thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của cấp trên trong công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
3. Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng NVQS tỉnh; sử dụng con dấu của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Chuẩn bị và đề xuất với Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh về nội dung, chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng; lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng, quản lý, sử dụng kinh phí đúng Luật ngân sách nhà nước quy định.
5. Tham mưu Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh chỉ đạo các ngành phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn giới thiệu việc làm, tổ chức đón thanh niên xuất ngũ trở về địa phương.
6. Hàng năm tham mưu Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và định hướng những nhiệm vụ tuyển quân của năm sau.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh (Giám đốc Công an tỉnh)
1. Phê duyệt danh sách công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trước khi Trưởng Công an huyện, thị xã trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã Quyết định danh sách công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
2. Giúp Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh điều hành và giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng NVQS tỉnh khi được ủy quyền; sử dụng con dấu của Công an tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phối hợp với Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng tham mưu Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh giao chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân cho các huyện, thị xã.
4. Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã:
- Phối hợp chặt với cơ quan quân sự trong việc tổ chức đăng ký, quản lý nguồn, quản lý chặt chẽ nhân, hộ khẩu của công dân trên địa bàn, sẵn sàng cung cấp danh sách cho cơ quan quân sự địa phương để tổ chức đăng ký NVQS hàng năm theo Luật NVQS quy định.
- Cùng với chỉ huy quân sự cấp huyện chịu trách nhiệm nghiên cứu, xem xét hồ sơ của cấp xã và kết luận tiêu chuẩn chính trị của công dân sẵn sàng nhập ngũ (thực hiện Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam); Tham mưu Chủ tịch UBND huyện, thị xã giao chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Công an.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng NVQS tỉnh
1. Tham gia chuẩn bị, thảo luận, biểu quyết những vấn đề, nội dung trong cuộc họp và tổ chức thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
2. Chủ động báo cáo tình hình và đề xuất ý kiến với Hội đồng về nhiệm vụ lĩnh vực công tác, nhất là các vấn đề trực tiếp được phân công phụ trách, những vấn đề cần phải xử lý gấp.
3. Chấp hành sự phân công của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng trong từng lĩnh vực chuyên môn và địa bàn phân công phụ trách.
4. Ngoài nhiệm vụ chung đối với các Ủy viên Hội đồng NVQS tỉnh cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Giám đốc Sở Y tế
- Quán triệt và chỉ đạo các cơ sở Y tế thuộc quyền thực hiện nghiêm các văn bản quy định của Nhà nước, Chính phủ; hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về công tác y tế và các văn bản quy định hiện hành của UBND tỉnh trong tuyển chọn công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
- Cùng với Bộ CHQS tỉnh tham mưu cho Hội đồng NVQS tỉnh lập kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ y tế tuyến huyện, thị xã tổ chức triển khai công tác khám sức khỏe NVQS tại các địa phương trong tỉnh; xem xét giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo về công tác khám sức khỏe thực hiện NVQS, Tuyển sinh quân sự và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Thực hiện sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác khám sức khỏe thực hiện NVQS, nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân sau mỗi đợt tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân.
- Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật triển khai việc xét nghiệm sàng lọc HIV, ma túy và các xét nghiệm cần thiết khác cho công dân thuộc diện được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định của pháp luật. Cử Bác sỹ chuyên khoa tăng cường cho Hội đồng khám sức khỏe NVQS của các huyện, thị xã theo yêu cầu.
b) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu cho Hội đồng NVQS tỉnh chỉ đạo các Trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh hàng năm có trách nhiệm thông báo danh sách nam công dân trong độ tuổi 18 - 25 đang học tại Trường cho Ban CHQS cấp huyện nơi công dân cư trú và nơi nhà trường đặt trụ sở quy định tại Điểm 1 Điều 3 Thông tư số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/9/2011 của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo để địa phương quản lý làm cơ sở cho công tác xét duyệt chính trị, chính sách được chính xác, tránh sai sót phải điều chỉnh lại sau khi phát lệnh điều khám sức khỏe; sẵn sàng cung cấp, xác minh trình độ học vấn của thanh niên khi cơ quan quân sự địa phương yêu cầu.
c) Giám đốc Sở Tư pháp: Tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra, rà soát các quyết định, chỉ thị và các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng NVQS tỉnh ban hành; chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng quy chế hoạt động hội đồng NVQS cấp mình phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và tích cực tuyên truyền Luật NVQS cho nhân dân.
d) Giám đốc Sở Tài chính: Bảo đảm kịp thời ngân sách theo phân cấp phục vụ cho công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hàng năm đúng chế độ, tiêu chuẩn hiện hành.
đ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chỉ đạo Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho thanh niên về truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh vì độc lập của dân tộc, phối hợp với cơ quan quân sự và ban, ngành, đoàn thể thực hiện việc thăm hỏi, động viên gia đình và thanh niên thực hiện Luật NVQS, đồng thời thực hiện tốt chính sách hậu phương Quân đội đối với quân nhân xuất ngũ trở về địa phương.
e) Bí thư Tỉnh đoàn: Chỉ đạo các huyện, thị đoàn và đoàn trực thuộc tổ chức vận động, tuyên truyền về Luật NVQS cho đoàn viên và thanh niên, có kế hoạch hoạt động cụ thể và chú trọng công tác phát triển Đoàn viên bảo đảm về số lượng và đạt chất lượng. Hàng năm chủ trì phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức Hội trại tòng quân với nội dung phong phú tạo khí thế sôi nổi, vui tươi, thoải mái cho thanh niên lên đường nhập ngũ.
g) Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: Chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động con em nông dân đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, đảm bảo chỉ tiêu hàng năm.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã các cơ quan báo, đài tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về Luật Nghĩa vụ quân sự nhất là đối với công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên và gia đình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phối hợp với huyện, thị đoàn, cơ quan quân sự thực hiện tốt việc tổ chức trang trí địa điểm Hội trại tòng quân, Lễ giao nhận quân trang trọng, chu đáo, tiết kiệm, tạo khí thế sôi nổi trong ngày hội tòng quân.
i) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ cùng các ban, ngành, đoàn thể địa phương có kế hoạch chăm lo tốt chính sách hậu phương quân đội, tạo việc làm đối với quân nhân xuất ngũ, kịp thời giải quyết những trường hợp gia đình có con em chuẩn bị nhập ngũ và đang phục vụ tại ngũ gặp khó khăn sớm ổn định cuộc sống.
k) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ đạo và hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã xây dựng triển khai thực hiện hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm.
l) Hội Cựu Chiến binh tỉnh: Chỉ đạo và hướng dẫn Hội Cựu Chiến binh các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn phối hợp với cơ quan quân sự và các ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về truyền thống quân đội, truyền thống của địa phương giúp củng cố thêm niềm tin và là nguồn động lực thúc đẩy thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ.
m) Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo cho cơ quan ngành dọc phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thanh niên và gia đình có con em chuẩn bị nhập ngũ, trong đó tập trung vận động các hội viên, động viên con em mình lên đường nhập ngũ góp phần hoàn thành chỉ tiêu giao quân hàng năm.
n) Liên đoàn lao động tỉnh: Chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã phối hợp với các Doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền vận động, giáo dục cán bộ công nhân viên, hội viên, đoàn viên và công nhân chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự và chăm lo giải quyết chế độ chính sách, giới thiệu việc làm, học nghề cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ và thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 9. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phân công các thành viên phụ trách từng mặt công tác, thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền). Các Ủy viên Hội đồng chịu trách nhiệm trực tiếp về thực hiện nhiệm vụ tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mà thành viên đó đại diện.
Điều 10. Khi nhận được các nội dung, đề án, kế hoạch, tài liệu về Luật NVQS, yêu cầu tham gia ý kiến bằng văn bản, các Ủy viên Hội đồng phải có ý kiến gửi đến cơ quan Thường trực đúng thời gian quy định.
Điều 11. Hàng năm, Hội đồng họp thường kỳ 1 lần vào quý II; khi có yêu cầu nhiệm vụ cần thiết hoặc có yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng triệu tập các phiên họp bất thường, các Ủy viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp, đóng góp ý kiến trong các phiên họp, trong các văn bản dự thảo của Hội đồng, tham gia kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ tuyển quân của các sở, ban, ngành, đoàn thể và huyện, thị xã.
Điều 12. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng phải thông báo kế hoạch hoạt động và chương trình phối hợp với các cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã.
Điều 13. Sau mỗi phiên họp, Cơ quan thường trực Hội đồng NVQS tỉnh phải tổng hợp, thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng gửi đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã; Đồng thời, chuẩn bị các văn bản để Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Điều 15. Các Ủy viên Hội đồng NVQS tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, cơ quan giúp việc Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiêm Quy chế này.
Điều 16. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do cơ quan thường trực Hội đồng NVQS tỉnh (Bộ CHQS tỉnh) tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 1975/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 1975/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước |
Người ký: | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành: | 19/07/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1975/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự tỉnh Bình Phước
Chưa có Video