THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 197/2007/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2007 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tại tờ trình số 519/TTr-UBND ngày
25 tháng 01 năm 2007 và văn bản số 6296/UBND-TH ngày 01 tháng 10 năm 2007 và ý kiến
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 8583/BKH-TĐ&GSĐT ngày 22 tháng 11
năm 2007 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm
2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
a) Mục tiêu kinh tế
GDP (giá hiện hành) bình quân đầu người đạt 850 - 1.000 USD/người vào năm 2010, đạt khoảng 1.560 USD/người vào năm 2015 và đạt trên 3.100 USD/người vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12 - 13%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12 - 12,5% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5 - 12,0%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp; đặc biệt, thúc đẩy các ngành trong khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn sau năm 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm - thuỷ sản khoảng 24%; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2015 là 41,4%; 40,4% và 18,2%; vào năm 2020 là 43,0%; 43,0% và 14,0%.
Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 350 triệu USD vào năm 2010, đạt khoảng 850 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 1.900 triệu USD vào năm 2020.
Phấn đấu mức thu ngân sách theo giá hiện hành trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 24 - 25% trong cả thời kỳ 2006 - 2020; đạt khoảng 5.000 - 5.500 tỷ đồng vào năm 2010, chiếm 11,5% GDP; đạt khoảng 15.600 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm 14,6% GDP và đạt khoảng 47.400 tỷ đồng vào năm 2020, chiếm 18,4% GDP.
b) Mục tiêu xã hội
Giảm mức sinh bình quân hàng năm từ 0,2 - 0,3%o để ổn định quy mô dân số khoảng 3,5 triệu người vào năm 2020; tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong cả giai đoạn quy hoạch là 0,97%.
Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 30 - 32 nghìn lao động trong giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 28 - 30 nghìn lao động trong 10 năm tiếp theo. Đảm bảo 85 - 86% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 89 - 90% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% vào năm 2010 (trong đó đào tạo nghề chiếm 25 - 27%) và 65 - 70% vào năm 2020.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 11 - 12% vào năm 2010 và còn khoảng 5% vào năm 2020. Hàng năm, số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc tăng từ 15 - 20%.
Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung học cho 95% học sinh tại thành phố, thị xã và thị trấn và 85% học sinh ở các vùng, xã miền núi khó khăn (bao gồm học nghề, giáo dục chuyên nghiệp, phổ thông và bổ túc). Kiên cố hóa toàn bộ trường và lớp học.
Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Nâng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020.
Có 95% số dân được xem truyền hình và 100% được nghe đài phát thanh vào năm 2010 và các tỷ lệ này đạt 100% vào năm 2020.
Cải thiện cơ bản về kết cấu hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước sạch. Đến năm 2010, đầu tư xây dựng xong các tuyến đường vào trung tâm các xã chưa có đường ô tô, nâng cấp các tuyến đường vào trung tâm các xã mà ô tô chỉ đi được một mùa. Đảm bảo ít nhất 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch, 98% số hộ có điện sử dụng vào năm 2010 và nâng các tỷ lệ này lên 100% vào năm 2020.
Tỷ lệ đô thị hóa đạt 17% vào năm 2010 và 37% vào năm 2020.
Diện tích nhà ở khu vực đô thị đạt 10 m2/người vào năm 2010, đạt 12 m2/người vào năm 2015, đạt 18 - 20 m2/người vào năm 2020.
Bảo đảm trật tự an toàn xã hội và quốc phòng - an ninh. Thực hiện tốt mục tiêu "ba giảm, ba yên" trên địa bàn. Giảm tối đa các tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy và tai nạn giao thông; đảm bảo 100% người nghiện ma tuý được phát hiện, quản lý, cai nghiện và hạ thấp tỷ lệ tái nghiện.
c) Mục tiêu bảo vệ môi trường
Cơ bản phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và chất lượng của độ che phủ, đạt 53% vào năm 2010 và 60% vào năm 2020.
Đảm bảo môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn: 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường; 80% rác thải được thu gom, xử lý trong giai đoạn đến năm 2010 và 95 - 100% vào năm 2020.
III. CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
- Hình thành các cực tăng trưởng, vùng trọng điểm: Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, thành phố Vinh, Hoàng Mai, Thái Hoà, Con Cuông, vùng ven biển, các khu công nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ ở cả đô thị và nông thôn.
- Tập trung đầu tư để hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực trong những ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh (nhất là ngành dịch vụ) nhằm tạo ra thế và lực cho sự phát triển lâu dài của Tỉnh.
- Đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm thu hút mạnh hơn các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
- Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá; phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn nhằm tạo ra một bức tranh phân bố dân cư mới.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
- Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và thị trường ổn định; quan tâm phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao để tạo đột phá cho tăng trưởng của Tỉnh.
- Nhịp độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18,9 - 20,7%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0 - 14,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12,0 - 12,5%/năm.
- Đến năm 2020, công nghiệp chiếm khoảng 23 - 24% GDP. Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt khoảng 88% vào năm 2020.
- Phát triển các lĩnh vực công nghiệp chủ yếu sau:
+ Phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thành một ngành công nghiệp chủ lực của Tỉnh, khuyến khích phát triển các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.
+ Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm có thế mạnh của Tỉnh.
+ Tập trung khai thác, tinh luyện thiếc; khai thác và chế biến đá trắng.
+ Hướng tới phát triển công nghiệp cơ khí, hóa dầu, công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa, công nghệ sinh học v.v... trở thành công nghiệp quan trọng, có giá trị gia tăng lớn trong sản xuất công nghiệp của Tỉnh.
+ Phát triển công nghiệp dệt may, da giày. Xây dựng Nghệ An thành điểm trung tâm công nghiệp dệt may của khu vực Bắc Trung Bộ. Từng bước hình thành các cụm dệt may tại thành phố Vinh và các huyện phụ cận, khu vực miền núi (tại các khu công nghiệp Phủ Quỳ, Anh Sơn).
+ Phát triển khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: triển khai thực hiện Đề án Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp của Tỉnh. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, nghiên cứu để có thể thành lập thêm các khu công nghiệp ở Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương.
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp và các làng nghề tại địa bàn các huyện.
Phát triển dịch vụ với tốc độ nhanh, bền vững, với mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn nền kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn sau 2010. Nâng cao hơn nữa vai trò của dịch vụ đối với nền kinh tế, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Xây dựng thành phố Vinh thành Trung tâm dịch vụ lớn.
Nhịp độ tăng trưởng dịch vụ bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,9 - 11,5%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,5 - 14,0%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,5 - 14,0%/năm. Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của Tỉnh; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân.
Phát triển các phân ngành dịch vụ chủ yếu:
- Du lịch:
Phát triển du lịch Nghệ An nhằm đưa ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 12,9%/năm, thời kỳ 2011 - 2020 khoảng 13%/năm. Phấn đấu để Nghệ An có hai đô thị du lịch (Vinh, Cửa Lò); một khu du lịch quốc gia (Kim Liên - Nam Đàn).
Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, văn hóa - lịch sử, nghiên cứu tìm hiểu thiên nhiên, giải trí cao cấp, du lịch hỗn hợp với các địa bàn trọng điểm như Nam Đàn và vùng phụ cận; thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Vườn quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận; khu vực nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương, Quỳ Châu, Quế Phong, vùng du lịch biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc.
- Thương mại:
Phát triển nhanh thị trường nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, tạo điều kiện để phát triển thương mại ở nông thôn, miền núi. Xây dựng Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm thương mại lớn của vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển mạnh thương mại cửa khẩu, nhằm hình thành và phát triển một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 350 triệu USD vào năm 2010, đạt 850 triệu USD vào năm 2015, đạt khoảng 1.900 triệu USD vào năm 2020. Dự kiến tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội tăng bình quân 15,7%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 10,0% giai đoạn 2011 - 2020.
Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại.
- Tài chính - ngân hàng:
Tạo điều kiện và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động, kinh doanh, thu hút các ngân hàng lớn trong và ngoài nước, các công ty chứng khoán thành lập các chi nhánh tại Tỉnh. Nâng dần tỷ lệ vốn vay trung và dài hạn phục vụ các chương trình, dự án trọng điểm của Tỉnh. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Có cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển bảo hiểm phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp.
- Vận tải, kho bãi:
Phát triển đa dạng loại hình vận tải, tận dụng hiệu quả các loại hình vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không; tạo đột phá trong vận tải biển, phát triển dịch vụ hàng hải và vận tải hành khách đường không. Từng bước nâng cao trình độ công nghệ vận tải và chất lượng dịch vụ. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải.
- Phát triển bưu chính, viễn thông thành một trong những dịch vụ mũi nhọn, đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp ngày càng lớn cho GDP.
- Phát triển nhanh các ngành dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng đồng.
Nhịp độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 5,3%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5,2%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,9%/năm.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu, hình thành một số vùng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả tập trung, quy mô lớn gắn với các cơ sở chế biến như: mía, lạc, vừng; chè, cà phê, cao su; cam, dứa.
Phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn và gà, vịt; đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, chiếm trên 50% giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn sau 2010. Đầu tư hình thành và phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc.
Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp, phát triển trồng các loại cây phục vụ sản xuất đồ gỗ cao cấp, ván ép thanh, nguyên liệu giấy. Làm tốt công tác bảo vệ rừng đặc dụng, rừng nguyên sinh và rừng phòng hộ đầu nguồn.
Phát triển thủy sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, chú trọng mở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ đập lớn vào nuôi trồng thủy sản. Mở rộng diện tích nuôi trồng đi đôi với đầu tư thâm canh các loại con nuôi có giá trị kinh tế cao và thị trường ổn định.
Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông - lâm - thuỷ sản.
- Giáo dục, đào tạo: xây dựng Nghệ An thành trung tâm giáo dục - đào tạo đại học vùng Bắc Trung Bộ. Đầu tư nâng cấp trường Đại học Vinh trở thành trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nâng cấp và bổ sung mạng lưới các trường dạy nghề, đảm bảo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho Tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.
Phấn đấu đưa giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đạt mức tiên tiến so với cả nước. Nâng tỷ lệ huy động số cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ lên 25% vào năm 2010 và lên 50% vào năm 2020. Tỷ lệ số cháu đến lớp mẫu giáo đạt 75 - 80% vào năm 2010, đạt 85 - 90% vào năm 2020. Đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2010 ở thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và một số huyện đồng bằng, ven biển; tiến tới hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông toàn Tỉnh vào năm 2020.
Tỷ lệ trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia chiếm khoảng 60% vào năm 2010 và khoảng 90% vào năm 2020.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
- Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao khu vực Bắc Trung Bộ tại thành phố Vinh, đẩy nhanh việc xây dựng Bệnh viện đa khoa 700 giường, thành lập trường Đại học Y Dược, phấn đấu sau năm 2010 có bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc tế, nâng cấp Trung tâm y tế dự phòng của Tỉnh. Nhanh chóng xây dựng theo hướng hiện đại các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, thành lập Trung tâm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng Trung tâm Sức khoẻ lao động - Môi trường. Củng cố, phát triển các Trung tâm y tế dự phòng, bệnh viện tuyến huyện. Chú trọng phát triển y học cổ truyền dân tộc. Nâng cấp cơ sở vật chất và tăng cường nhân lực cho các cơ sở y tế cấp xã, phường, đảm bảo 100% đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2020.
- Văn hóa - thông tin: xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn phát triển văn hóa xứ Nghệ. Tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh. Hoàn thiện cơ bản việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Xây dựng, nâng cấp hiện đại hóa cơ sở vật chất của ngành Văn hóa - Thông tin.
- Thể dục - thể thao: xây dựng Nghệ An thành một trung tâm thể dục - thể thao mạnh của cả nước. Phát triển thể thao thành tích cao để luôn đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước. Có định hướng cụ thể và đầu tư thỏa đáng cho các môn thể thao thế mạnh của Tỉnh.
- Khoa học và công nghệ: ưu tiên chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống; tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học, công nghệ theo hướng xã hội hóa, vận hành theo cơ chế thị trường. Phân công, phân cấp mạnh mẽ trong quản lý khoa học, tạo tự chủ trong nghiên cứu và hoạt động.
- Lao động, việc làm: tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, tạo nhiều việc làm và tăng mức thu nhập cho người lao động; phát triển đào tạo nghề để tăng cơ hội tìm việc cho người lao động. Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
- Quốc phòng - an ninh: kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng một số công trình phòng thủ ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.
- Môi trường và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai: bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác hại của bụi khói, chất thải, khí độc. Làm tốt công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.
a) Giao thông
Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ vận tải.
- Đường bộ:
+ Xây dựng đường cao tốc Vinh - Hà Nội, mở rộng đoạn Vinh - Quán Hành, xây dựng cầu vượt đường sắt tại các điểm trọng yếu.
+ Nâng cấp đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Nghệ An, với quy mô 4 - 6 làn xe.
+ Mở rộng quốc lộ 1A tại các đoạn qua các thị trấn Cầu Giát, Hoàng Mai, Khu công nghiệp Nam Cấm v.v...
+ Xây dựng tuyến đường quốc lộ ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc để nối với tuyến đường đã có ở Cửa Lò.
+ Xây dựng cầu Bến Thuỷ 2 nối đường tránh Vinh tại xã Hưng Lợi và cầu vượt sông Lam tại Cửa Hội qua Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
+ Nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường quốc lộ 7, 48, 46, 15A; hoàn thiện quy hoạch hai bên đường Hồ Chí Minh qua địa bàn Tỉnh, dài 132 km; kéo dài tuyến quốc lộ 48 từ huyện Quế Phong lên cửa khẩu Thông Thụ, dài 40 km; xây dựng đường quốc lộ 46 tránh thành phố Vinh từ Quán Bánh cắt quốc lộ 1A tránh thành phố Vinh đến Nam Đàn với quy mô 06 làn xe.
+ Nâng cấp và hoàn chỉnh các tuyến tỉnh lộ và hệ thống giao thông vùng nguyên liệu, phục vụ du lịch, các khu công nghiệp, các tuyến đường đến trung tâm xã, các tuyến đường kinh tế kết hợp với quốc phòng, các tuyến đường tuần tra biên giới, các tuyến đường giao thông biên giới, hệ thống giao thông nội thành, nội thị; bao gồm:
. Hoàn thành việc xây dựng đường ven sông Lam, dài 60 km.
. Đầu tư xây dựng các tuyến đường trục chính vùng nguyên liệu chè Anh Sơn, Thanh Chương, vùng nguyên liệu mía giai đoạn 2 Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông; đường Dinh - Lạt, Lạt - Cây Chanh, đường Sen - Sở, đường tả ngạn sông Lam.
. Xây dựng cầu Yên Xuân sang vùng 05 Nam của huyện Nam Đàn và nối với huyện Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh.
. Xây dựng hệ thống cầu qua sông Lam và sông Hiếu và các sông khác thuộc các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong v.v... và hệ thống đường vùng tả ngạn khoảng 120 km.
. Hoàn thành xây dựng các tuyến đường nối các huyện miền Tây Nghệ An: tuyến nối quốc lộ 7 với quốc lộ 48, dài 123 km (qua 3 huyện: Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp); đường Châu Thôn - Tân Xuân (điểm đầu tại đường Tây Nghệ An, điểm cuối tại đường HCM), dài 127 km, qua 4 huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ); đường Xiêng Thù - Yên Tĩnh (qua 2 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương).
. Xây dựng đường Tây Nghệ An: tuyến chính dài 233 km, từ Mường Xén (Kỳ Sơn) đến Bản Pảng (Quế Phong), một số tuyến nhánh vào trung tâm các xã và một số đồn biên phòng, với chiều dài khoảng 47 km.
. Tiếp tục triển khai rải nhựa đường Mường Xén - Khe Kiền, với chiều dài khoảng 100 km.
. Xây dựng đường vào trung tâm các xã chưa có đường ô tô. Nâng cấp đường vào các xã chỉ đi được một mùa.
. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến đường tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đô thị mới theo quy hoạch. Xây dựng và trang bị hệ thống thiết bị điều khiển, xử lý giao thông tự động tại thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các đô thị khác.
. Xây dựng mới một số bến xe tại thành phố Vinh.
- Đường sắt:
Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Vinh - Hà Nội; khôi phục tuyến Quán Hành - Cửa Lò, nâng cấp tuyến Nghĩa Đàn - Cầu Giát, mở mới tuyến Đô Lương - Quán Hành. Nâng cấp ga Vinh thành ga loại I, tách ga hàng hóa ra khỏi ga hành khách hiện nay; nâng cấp các ga phụ, phục hồi ga Diễn Châu.
- Đường hàng không:
Xây dựng nâng cấp Sân bay Vinh đạt cấp cảng hàng không 4C (theo ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viên Chăn (Lào), Vinh - Đông Bắc Thái Lan, Vinh - Hải Nam (Trung Quốc).
- Đường thủy:
+ Đầu tư nâng cấp cảng Cửa Lò: nạo vét luồng lạch cho tàu ra vào thuận lợi. Nâng công suất cảng đạt 6 - 8 triệu tấn vào năm 2020, gắn với hình thành và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. Xây dựng cầu cảng du lịch Cửa Lò.
+ Nâng cấp, đầu tư xây dựng các cảng Cửa Hội, Bến Thuỷ, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Cửa Vạn v.v... phục vụ khai thác hải sản, vận tải hàng hóa.
+ Nghiên cứu xây dựng mới cảng chuyên dùng Đông Hồi tại Quỳnh Lưu để phục vụ cho nhà máy nhiệt điện dùng than 1.800 MW trong tương lai.
+ Tiến hành cải tạo, nâng cấp, nạo vét luồng lạch hệ thống giao thông đường sông.
b) Thủy lợi
- Thường xuyên làm tốt công tác duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống hồ đập để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Tiếp tục nâng cấp hệ thống thủy nông Bắc và thủy nông Nam đảm bảo tưới ổn định cho 70.000 ha. Tiếp tục thực hiện chương trình bê tông hoá kênh mương, đặc biệt chú trọng kênh cấp I và cấp II.
- Phát triển hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu chủ động cho vùng chuyên canh lạc, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả tập trung.
- Củng cố hệ thống đê biển, đê sông một cách vững chắc để chống sạt lở ven biển, ven sông.
- Xây dựng công trình thủy lợi lớn như Bản Mồng (Quỳ Hợp), Thác Muối (Thanh Chương), thủy điện kết hợp thủy lợi Khe Bố (Tương Dương), Nậm Việc, Sao Va (Quế Phong); sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi khác ở các huyện; xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ vùng sản xuất muối.
c) Hệ thống cấp điện
- Đường dây 220 KV: xây dựng mới 168 km đường dây mạch kép Thuỷ điện Bản Vẽ - Đô Lương - Hưng Đông; 75 km đường dây 1 mạch Hưng Đông - Nghi Sơn.
- Đường dây 110 KV: xây dựng đường dây mạch kép, mạch đơn và cải tạo hệ thống mạch kép để đấu nối các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ vào hệ thống và cung cấp điện cho các phụ tải. Xây dựng mới đường dây mạch kép và đường dây mạch đơn đến các xã, khu kinh tế, các khu - cụm công nghiệp.
- Xây mới, cải tạo mạng đường dây trung thế (loại 22 KV, 35 KV). Tiếp tục phát triển, cải tạo mạng lưới điện và hệ thống các trạm ở các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.
- Xây dựng các trạm 220 KV, 110 KV tương thích với việc tuyền tải điện từ các nhà máy sản xuất điện và nơi tiêu thụ.
- Xây dựng xong các nhà máy thủy điện theo quy hoạch (Bản Vẽ, Khe Bố, Hủa Na, Sao Va, Bản Cốc, Nhãn Hạc v.v...). Xúc tiến kêu gọi đầu tư để xây dựng nhà máy nhiệt điện dùng than (công suất 1.800 MW) tại Quỳnh Lưu.
d) Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin:
Phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong hệ thống lãnh đạo và quản lý. Nâng cấp các tổng đài và cáp quang hóa toàn bộ hệ thống truyền dẫn; phủ sóng di động trong toàn Tỉnh; phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số đến tất cả các xã. Hoàn chỉnh xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin để đưa Nghệ An trở thành tỉnh điện tử.
đ) Cấp nước, thoát nước
Xây dựng quy hoạch về nguồn nước cung cấp cho các đô thị và nông thôn nhất là các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng khan hiếm nước. Đánh giá lại nguồn nước ngầm và nước mặt để quản lý và sử dụng có hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho các công trình cấp nước. Xây dựng thêm các nhà máy nước phục vụ nhu cầu của Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, các khu công nghiệp và các đô thị; nâng công suất của các nhà máy nước hiện có để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất. Sử dụng tổng hợp các biện pháp cung cấp nước sinh hoạt đáp ứng yêu cầu của nhân dân vùng nông thôn như: xây dựng nhà máy, nối mạng từ nhà máy ở các đô thị, giếng đào, giếng khoan, cấp nước tự chảy v.v...
Tập trung đầu tư đồng bộ để nâng cấp, xây mới hệ thống thoát nước mưa và nước thải cho các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp. Đối với khu vực nông thôn, có phương án xử lý nước thải phù hợp để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân.
V. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
- Tiến hành quy hoạch hệ thống đô thị của Tỉnh, từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật hiện đại, môi trường trong sạch, phân bố hợp lý trên địa bàn cả Tỉnh, đảm bảo cho các đô thị phát triển ổn định, cân bằng và bền vững.
- Phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá đạt 17% vào năm 2010; 26% vào năm 2015 và khoảng 37% vào năm 2020.
- Phát triển thành phố Vinh thành đô thị loại I, là đô thị trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung Bộ.
- Xây dựng các trung tâm đô thị cấp tỉnh: Hoàng Mai, Thái Hòa, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương.
- Tăng cường đầu tư để phát triển các đô thị trung tâm cấp huyện, trung tâm các khu dân cư nông thôn (đô thị trung tâm cấp khu vực).
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tăng hiệu quả và trình độ công nghệ. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn phù hợp với thế mạnh của Tỉnh và điều kiện thị trường. Phục hồi, củng cố các làng nghề đã có và hình thành các làng nghề mới.
- Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội; chú trọng phổ cập giáo dục, lĩnh vực y tế dự phòng; nâng cấp các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, thể thao ở nông thôn.
- Xây dựng nông thôn theo hướng văn minh, xanh, sạch đẹp; có hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại, gắn với đô thị hóa. Đầu tư xóa đói, giảm nghèo, trước hết đối với vùng miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Có chính sách bảo đảm cung cấp giống, vật tư sản xuất với giá cả hợp lý cho vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển rộng khắp mạng lưới thương mại nông thôn, miền núi.
- Làm tốt công tác nghiên cứu dự báo thông tin thị trường cho nông dân và doanh nghiệp.
3. Phát triển không gian kinh tế
a) Vùng miền núi (bao gồm 10 huyện)
- Tập trung đầu tư phát triển sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả như: mía, chè, cà phê, cao su, cam, dứa; phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt; phát triển các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp để phục vụ chế biến đồ gỗ, bột giấy và giấy.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản; công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng; gạch ốp lát, gạch ngói nung), sản xuất và cung cấp nguyên liệu để chế biến bột đá trắng; khai thác và sản xuất các sản phẩm từ đá bazan; khai thác và tinh luyện thiếc; xây dựng các nhà máy thuỷ điện; phát triển công nghiệp dệt may.
- Phát triển du lịch sinh thái gắn với các cảnh quan tự nhiên (Vườn quốc gia Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt v.v...). Phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với các cửa khẩu đã có và sẽ xây dựng như Nậm Cắn (Kỳ Sơn), Thanh Thuỷ (Thanh Chương), Thông Thụ (Quế Phong).
b) Vùng đồng bằng, ven biển
- Phát triển các loại cây lương thực, nhất là lúa, hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả như: lạc, vừng, dứa; chăn nuôi gia súc, gia cầm: lợn, bò thịt, gà; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản.
- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng (Quỳnh Lưu, Đô Lương), gạch, ngói lợp (bao gồm các sản phẩm truyền thống và vật liệu mới), đá ốp lát nhân tạo; đồ gốm, sứ cao cấp; hóa chất (sô đa); công nghiệp hóa dầu (ở khu công nghiệp Hoàng Mai); nhiệt điện dùng than (Quỳnh Lưu); các loại sản phẩm cơ khí, sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, phần mềm (ở thành phố Vinh và vùng phụ cận, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An); tàu thủy (ở các huyện ven biển); chế biến nông - lâm - thủy sản (dứa; hàng thủy sản đông lạnh và các sản phẩm truyền thống của thủy sản; thịt gia súc, gia cầm; giấy, bột giấy, đồ gỗ cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ).
- Đẩy mạnh phát triển du lịch (du lịch biển, các di tích lịch sử, di tích văn hóa) và dịch vụ: vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính - ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế v.v...).
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh
Đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan các cấp, tăng cường kỷ luật hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí đi đôi với bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; qua đó nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
- Nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Vì vậy, để thực hiện tốt Quy hoạch, Tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách sử dụng đất quỹ đất một cách hiệu quả, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cung cấp lao động theo yêu cầu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Nghệ An.
- Tăng cường hơn nữa công tác quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài về các tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các đầu mối tiếp xúc. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn đầu tư.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng; huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng khu công nghiệp; đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm, mang tính gắn kết cao giữa các vùng.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức; có chính sách hấp dẫn để khuyến khích đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi. Thu hút các chuyên gia giỏi, lao động trình độ cao từ bên ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên mà lực lượng tại chỗ còn thiếu.
- Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo phù hợp đối với từng đối tượng là cán bộ quản lý và chuyên gia, đội ngũ các doanh nhân, đội ngũ công nhân kỹ thuật.
4. Phát triển khoa học và công nghệ
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ: tăng cường và đẩy nhanh tốc độ chuyển giao công nghệ, nhất là những công nghệ phục vụ phát triển sản xuất các sản phẩm trọng điểm của Tỉnh. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển khai. Tạo điều kiện thu hút các chuyên gia giỏi tham gia các chương trình khoa học công nghệ của Tỉnh.
- Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học và công nghệ đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất.
- Có định hướng phù hợp để lựa chọn công nghệ cho một số ngành sản xuất quan trọng.
- Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý theo hướng đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học công nghệ.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
a) Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư
- Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích trong việc thuê đất, sử dụng đất thực hiện dự án, Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng; có cơ chế phối hợp cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo hài hòa giữa quốc phòng và phát triển kinh tế.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn đầu tư ngoài tỉnh, các nguồn vốn ODA, FDI. Ban hành cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp cho một số địa bàn.
- Ban hành các chính sách kích cầu để khuyến khích các thành phần đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
b) Hỗ trợ phát triển các ngành
Tiếp tục thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, như hỗ trợ công tác khuyến nông, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn.
Hỗ trợ hình thành và phát triển những ngành công nghiệp mới, những ngành có khả năng tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhất là công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, truyền thông và các lĩnh vực công nghệ cao khác.
c) Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Quan tâm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Giảm giá thành, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường một cách vững chắc; quan tâm hơn nữa việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm hàng hoá có tiềm năng phát triển. Nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của nông dân. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tìm kiếm phát triển thị trường.
d) Tăng cường hợp tác với các tỉnh và các nước trong khu vực
Tăng cường hợp tác với Hà Nội về du lịch và công nghiệp hướng về xuất khẩu như dệt may, điện tử. Đẩy mạnh hợp tác với Thanh Hóa về công nghiệp hóa dầu sau khi đưa vào vận hành khu lọc dầu Nghi Sơn. Nghiên cứu khả năng hợp tác với Hà Tĩnh trong phát triển các ngành cơ khí, chế tạo sử dụng công nghiệp khai thác, luyện kim của Hà Tĩnh. Phát triển công nghiệp phụ trợ cung cấp bán thành phẩm cho một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng, cả cấp đại học, cao đẳng và dạy nghề.
Đẩy mạnh hợp tác với các nước bạn Lào, Thái Lan về du lịch, vận tải biển.
6. Dự kiến danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (xin xem Phụ lục kèm theo).
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tiến hành công bố rộng rãi, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện Quy hoạch.
- Xây dựng quy hoạch phát triển của các ngành và lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành phố, thị xã.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch bằng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu Quy hoạch đã được duyệt và các chỉ tiêu đặt ra trong từng thời kỳ.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện Quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu của kỳ tới cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
Điều 3. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số197/2007/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên chương trình, dự án |
Địa điểm |
I |
Các dự án nông - lâm - ngư |
|
1 |
Trồng và chế biến chè, cà phê, cao su, cam, dứa |
Các huyện miền núi và một số huyện đồng bằng có đồi núi |
2 |
Chuyên canh sản xuất rau an toàn |
Một số huyện đồng bằng và vùng ven các đô thị |
3 |
Các dự án chăn nuôi trâu, bò (bò thịt, sữa), lợn và một số gia cầm |
Toàn Tỉnh |
4 |
Trồng rừng nguyên liệu |
Toàn Tỉnh |
5 |
Trồng măng xuất khẩu |
Các huyện miền núi |
6 |
Nuôi tôm công nghiệp |
Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, thành phố Vinh |
7 |
Nuôi cá lồng trên biển |
Quỳnh Lưu, Cửa Lò |
II |
Dự án công nghiệp |
|
8 |
Sản xuất đá trắng siêu mịn xuất khẩu |
KCN Nam Cấm, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn |
9 |
Sản xuất đá granit tự nhiên |
Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông |
10 |
Xây mới các nhà máy xi măng Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghĩa Đàn |
Anh Sơn, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghĩa Đàn |
11 |
Nâng công suất nhà máy xi măng Hoàng Mai |
Hoàng Mai |
12 |
Các nhà máy gạch ốp lát |
KCN Nam Cấm, Anh Sơn |
13 |
Nhà máy bia Nam Cấm, Rú Mượu |
KCN Nam Cấm, Hưng Nguyên |
14 |
Nhà máy dứa quả Tân Kỳ |
Tân Kỳ |
15 |
Nhà máy chế biến nước hoa quả |
Quỳnh Lưu hoặc Nghĩa Đàn |
16 |
Nhà máy chế biến thịt hộp |
KCN Nam Cấm, Phủ Quỳ, Anh Sơn |
17 |
Nhà máy chế biến thủy sản |
KCN Nam Cấm, Hoàng Mai |
18 |
Nhà máy chế biến bột giấy và giấy (đến năm 2010 xây dựng nhà máy bột giấy, sau năm 2010 khép kín sản xuất giấy) |
Thanh Chương hoặc Tân Kỳ, KCN Hoàng Mai |
19 |
Nhà máy sản xuất ván ép thanh |
Anh Sơn |
20 |
Các cơ sở chế biến đồ gỗ cao cấp |
Các khu công nghiệp |
21 |
Nhà máy chế biến thức ăn thủy sản |
KCN Nam Cấm |
22 |
Các nhà máy chế biến thức ăn gia súc |
KCN Nam Cấm, Anh Sơn |
23 |
Cụm công nghiệp dệt may |
Thành phố Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, KCN Phủ Quỳ, Anh Sơn |
24 |
Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô |
KCN Bắc Vinh |
25 |
Nhà máy sản xuất, lắp ráp máy vi tính, điện thoại di động |
KCN Nam Cấm, KCN Hưng Tây, thị xã Cửa Lò |
26 |
Nhà máy cán thép |
KCN Nam Cấm |
27 |
Nhà máy sản xuất phôi thép |
KCN Hoàng Mai |
28 |
Nhà máy sản xuất hàng da |
KCN Nam Cấm |
29 |
Nhà máy sản xuất sôđa |
Diễn Châu |
30 |
Nhà máy sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông |
KCN Nam Cấm |
31 |
Nhà máy đóng tàu thủy |
Cửa Lò, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc |
32 |
Xây dựng các nhà máy thủy điện (Bản Vẽ, Bản Cốc, Nhạn Hạc, Khe Bố, Hủa Na v.v...) |
Các huyện miền núi |
33 |
Nhà máy nhiệt điện Nghệ An |
Quỳnh Lưu |
34 |
Xây dựng các nhà máy nước phục vụ các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các điểm dân cư tập trung |
Các đô thị và điểm dân cư tập trung |
III |
Dự án Dịch vụ |
|
35 |
Trung tâm xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm Nghệ An |
Thành phố Vinh |
36 |
Khu thương mại quốc tế Nậm Cắn |
Kỳ Sơn |
37 |
Cửa khẩu Thanh Thủy, Thông Thụ |
Thanh Chương, Quế Phong |
38 |
Xây dựng hạ tầng vườn quốc gia Pù Mát gắn với phát triển du lịch |
Con Cuông |
39 |
Khu du lịch Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập |
Quỳnh Lưu |
40 |
Khu du lịch Nghi Thiết, Bãi Lữ, Đền Cuông - Cửa Hiền |
Nghi Lộc, Diễn Châu |
41 |
Khu du lịch Hang Bua - Thẩm Ồm, thác Sao Va |
Quỳ Châu, Quế Phong |
42 |
Khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn |
Đô Lương |
43 |
Dự án khu du lịch sinh thái lâm viên núi Quyết |
Thành phố Vinh |
44 |
Khu lâm viên thành phố Vinh |
Thành phố Vinh |
45 |
Xây dựng công viên sinh thái vùng Tây Nam |
Con Cuông |
46 |
Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự |
Cửa Lò |
47 |
Các dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí cao cấp (đường đua xe ô tô, trường đua ngựa v.v...) |
|
IV |
Dự án hạ tầng kỹ thuật |
|
A |
Giao thông |
|
48 |
Đường bộ cao tốc Bắc Nam, đoạn Hà Nội - Vinh |
Trên địa bàn Tỉnh |
49 |
Đường quốc lộ ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc - Cửa Lò |
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò |
50 |
Nâng cấp đường Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Nghệ An (4 - 6 làn xe) |
Trên địa bàn Tỉnh |
51 |
Nâng cấp, mở rộng QL1A các đoạn: Quán Hành - Quán Bánh, Hoàng Mai, Giát, Nam Cấm |
Thành phố Vinh, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu |
52 |
Cầu vượt đường sắt quốc lộ 1 (Quán Bánh) |
Thành phố Vinh |
53 |
Nâng cấp quốc lộ 7, đoạn Km0 - Km36 |
Diễn Châu - Đô Lương |
54 |
Mở rộng QL46 cũ, đoạn Rộ - Đô Lương |
Thanh Chương - Đô Lương |
55 |
Xây dựng tuyến QL46, đoạn tránh Tp Vinh (giai đoạn 1: Quán Bánh - QL1A tránh Vinh, giai đoạn 2: QL1A - Nam Giang) |
Thành phố Vinh - Nam Đàn |
56 |
Nâng cấp, mổ rộng quốc lộ 48 |
Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong |
57 |
Nâng cấp quốc lộ 15A, đoạn Đô Lương - Tân Kỳ |
Đô Lương - Tân Kỳ |
58 |
Cầu Nghi Hải (Cửa Hội) - Nghi Xuân (Hà Tĩnh) qua sông Lam gắn với quốc lộ ven biển |
Cửa Hội - Nghi Xuân |
59 |
Cầu Nghi Thiết gắn liền với quốc lộ ven biển |
Nghi Lộc |
60 |
Cầu Bến Thủy 2 (gắn với đường bộ cao tốc Bắc Nam) |
Hưng Nguyên - Nghi Xuân |
61 |
Khu dịch vụ vận tải đường bộ Nam thành phố Vinh (bến xe, dịch vụ thương mại, cửa hàng xăng dầu) |
Hưng Nguyên |
62 |
Khu dịch vụ vận tải đường bộ Bắc TP Vinh (bến xe, dịch vụ thương mại, cửa hàng xăng dầu) |
Nghi Lộc |
63 |
Đường trục dọc nối Vinh - Cửa Lò |
Thành phố Vinh - Cửa Lò |
64 |
Cầu đường bộ Yên Xuân |
Hưng Nguyên - Nam Đàn |
65 |
Đường Mường Xén - Tri Lễ - Thông Thụ |
Kỳ Sơn, Quế Phong |
66 |
Tuyến đường Xiêng Thù - Yên Tĩnh |
Kỳ Sơn, Tương Dương |
67 |
Đường tuần tra biên giới (Tây Nghệ An - Thanh Hóa) |
Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn |
68 |
Tuyến đường Châu Thôn - Tân Xuân |
Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ |
69 |
Xây dựng đường vào các xã chưa có đường vào trung tâm xã |
Các xã |
70 |
Nâng cấp đường vào các xã đường ô tô chưa vào được 4 mùa |
Các xã |
71 |
Nâng cấp sân bay Vinh |
Nghi Lộc |
72 |
Mở rộng, nâng cấp cảng Cửa Lò |
Cửa Lò |
73 |
Xây dựng mới cảng chuyên dụng tiếp nhận than Đông Hồi |
Quỳnh Lưu |
74 |
Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, đoạn Hà Nội - Vinh |
Trên địa bàn Tỉnh |
75 |
Xây dựng ga hàng hóa đường sắt |
Thành phố Vinh |
B |
Thủy lợi, phục vụ thủy sản |
|
76 |
Thủy lợi, thủy điện Bản Mồng |
Quỳ Hợp |
77 |
Thủy lợi, thủy điện Thác Muối |
Thanh Chương |
78 |
Sữa chữa, nâng cấp cụm công trình thủy lợi ở các huyện miền núi (10 huyện) |
Các huyện miền núi |
79 |
Sữa chữa, nâng cấp cụm công trình thủy lợi ở các huyện, thành, thị đồng bằng ven biển |
Các huyện, thành, thị đồng bằng ven biển |
80 |
Sửa chữa, nâng cấp công trình đầu mối hồ Vệ Vừng - Quán Hài |
Yên Thành |
81 |
Sửa chữa, nâng cấp hồ Vực Mấu |
Quỳnh Lưu |
82 |
Sữa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi Khe Là - Khe Đá |
Nghĩa Đàn, Tân Kỳ |
83 |
Xây dựng công trình thủy lợi Nậm Việc |
Quế Phong |
84 |
Xây dựng công trình thủy lợi Sao Va |
Quế Phong |
85 |
Thủy lợi cho cây chè, cà phê và cây ăn quả |
Các huyện miền núi thấp |
86 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển |
Các huyện có sông lớn, ven biển |
87 |
Cải tạo hệ thống sông cấp nước nuôi trồng thủy sản |
Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thành phố Vinh |
88 |
Nâng cấp hệ thông thông tin liên lạc giữa đất liền và biển: Trung tâm cứu hộ biển phản ứng nhanh |
Cửa Lò |
C |
Hệ thống điện |
|
89 |
Nâng cấp và xây dựng mới đường dây và trạm biến thế điện |
Toàn Tỉnh |
D |
Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin |
|
90 |
Xây dựng Chính phủ điện tử, trang bị thiết bị phần cứng |
19 huyện, thành, thị |
91 |
Thành lập công viên công nghệ thông tin |
Thành phố Vinh |
Đ |
Khu kinh tế, khu công nghiệp |
|
92 |
Hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An |
Cửa Lò, Nghi Lộc, Diễn Châu |
93 |
Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu A, C của KCN Nam Cấm |
KCN Nam Cấm |
94 |
Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Hoàng Mai |
Quỳnh Lưu |
95 |
Đầu tư, xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Phủ Quỳ, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Tây (Hưng Nguyên), Nghi Hoa (Nghi Lộc); quy mô 200 - 400 ha/KCN |
Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nghi Lộc |
E |
Môi trường |
|
96 |
Hệ thống bãi rác và nhà máy xử lý rác thải rắn |
Các đô thị và các huyện |
97 |
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị |
Các đô thị |
98 |
Xử lý ô nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật |
Các điểm bị ô nhiễm đã xác định |
V |
Dự án văn hóa - xã hội |
|
99 |
Trung tâm hội nghị cấp vùng |
Cửa Lò |
100 |
Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Kim Liên gắn với phát triển du lịch |
Nam Đàn |
101 |
Xây dựng tháp truyền hình; trung tâm phát sóng phát thanh - truyền hình khu vực Bắc Trung Bộ |
Thành phố Vinh |
102 |
Xây dựng trường quay tổng hợp; trung tâm điện ảnh đa chức năng |
Thành phố Vinh |
103 |
Trung tâm văn hóa thanh - thiếu niên Nghệ An |
Thành phố Vinh |
104 |
Bảo tàng dân tộc học Bắc Trung Bộ |
Thành phố Vinh |
105 |
Quy hoạch, tôn tạo khu di tích Truông Bồn |
Đô Lương |
VI |
Dự án thể dục - thể thao |
|
106 |
Xây dựng khu liên hợp thể thao Vinh (cấp vùng) |
Thành phố Vinh |
VII |
Dự án y tế |
|
107 |
Bệnh viện đa khoa 700 giường |
Thành phố Vinh |
108 |
Xây dựng bệnh viện phụ sản |
Thành phố Vinh |
109 |
Xây dựng mới một số bênh viện chuyên khoa khu vực Bắc Trung Bộ (bênh viện tim mạch, bệnh viện điều trị ung thư) |
Thành phố Vinh |
110 |
Xây dựng trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ cao vào công tác y tế |
Thành phố Vinh |
111 |
Xây dựng trung tâm nghiên cứu và chế biến thuốc chữa bệnh |
Thành phố Vinh |
112 |
Xây dựng trung tâm y tế dự phòng đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp II (cấp khu vực) |
Thành phố Vinh |
113 |
Xây dựng bệnh viện đa khoa cao cấp |
Cửa Lò |
114 |
Xây dựng trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm |
Thành phố Vinh |
VIII |
Dự án giáo dục - đào tạo |
|
115 |
Nâng cấp trường Đại học Vinh để xứng tầm là trường đại học cấp vùng Bắc Trung Bộ |
Thành phố Vinh |
116 |
Nâng cấp trường Cao đẳng Y khoa lên thành Đại học Y Dược Nghệ An |
Thành phố Vinh |
117 |
Nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật thành trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Vinh |
Thành phố Vinh |
118 |
Nâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An thành trường Đại học Kinh tế |
Thành phố Vinh |
119 |
Nâng cấp Phân hiệu Đại học Xây dựng Hà Nội thành trường Đại học Xây dựng Nghệ An |
Cửa Lò |
120 |
Nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An thành trường Đại học Nghệ An |
Thành phố Vinh |
121 |
Thành lập trường Đại học tư thục Vạn Xuân |
Cửa Lò |
122 |
Nâng cấp trường Kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn, Kỹ thuật Việt - Đức thành các trường cao đẳng kỹ thuật |
Thành phố Vinh |
123 |
Thành lập trường Cao đẳng Du lịch Hoan Châu |
Diễn Châu |
IX |
Dự án khoa học và công nghệ |
|
124 |
Xây dựng, nâng cấp các trung tâm đo lường, thử nghiệm, kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc gia |
Thành phố Vinh |
125 |
Thành lập, xây dựng một số phân viện khoa học cấp vùng (nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản, khoa học xã hội và nhân văn v.v...) |
Thành phố Vinh |
* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 197/2007/QD-TTg |
Hanoi,
December 28, 2007 |
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF
NGHE AN PROVINCE TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
At the proposal of Nghe An province People’s Committee in Report No. 519/TTr-UBND
dated January 25, 2007, and Document No. 6296/UBND-TH dated October 1, 2007,
and the Ministry of Planning and investment’s opinions in Official Letter No.
8583/ BKH-TD&GSDT dated November 22, 2007, on the master plan on
socio-economic development of Nghe An province till 2020,
DECIDES:
...
...
...
2. To concentrate resources, creating growth poles, key regions and zones and strongly developing a number of breakthrough fields and products in order to create an impetus for fast economic growth and economic restructuring towards industrialization and modernization.
3. To quickly develop tourist, trade, transport, post and telecommunications, educational, health, financial, banking and insurance services; such industries with competitive edges in industrial parks and complexes and economic zones as building materials-manufacturing industry, agro-forestry-aquatic product-processing industry, food industry, electronic industry, information technology, mechanical engineering industry, etc. To build a diverse agricultural-forestry-fishery sector in association with the protection of natural resources and ecological environment.
4. To simultaneously achieve three economic, social and environmental targets in development. To closely combine economic development with the maintenance of defense and security, the consolidation of political system and strong administration.
5. To attach importance to the development of infrastructure systems and the development of human resources for attraction of investment, tapping provincial and external resources.
1. General objectives
To strive to bring Nghe An out of the poverty and under development status by 2010; make it basically an industrial province by 2020; to be determined to make Nghe An one of the top provinces in the country soon. To build Nghe An into an industrial, tourist, commercial, educational, health, cultural and scientific-technological center of the northern central region, with comprehensive infrastructures, higher and higher material and cultural life for the people and a healthy culture imbued with Nghe An’s identily, strong strong defense and security and the assured social order and safety.
2. Specific objectives
a/ Economic objectives
...
...
...
The average annual GDP growth rate will reach 12-13% in the 2006-2010 period, 12-12.5% in the 2011-2015 period, and ll.5-12% in the 2016-2020 period.
The economy will be restructured towards increasing the non-agricultural sectors; especially boosting the fast growth of the service sector in the post-2010 period. The industry-construction ratio in the GDP will reach 39%; the service ratio, 37% and the agriculture-forestry-fishery ratio, about 24% by 2010, which will respectively be 41.4%, 40.4% and 18.2% by 2015, then 43%, 43% and 14% by 2020.
To strongly develop external economy. To formulate a number of key export products. To strive to achieve the export turnover of over USD 350 million by 2010, USD 850 million by 2015, and around USD l,900 million by 2020.
To strive to annually increase the local budget revenue at the current prices by around 24-25% on average in the whole 2006-2020 period, achieving about VND 5,000-5,500 billion by 2010, accounting for 11.5% of the GDP; about VND 15,600 billion by 2015, accounting for 14.6% of the GDP, and about VND 47,400 billion by 2020, accounting for 18.4% of the GDR
b/ Social objectives
To reduce the average annual birth rate to 0.02- 0.03% for a stable population size of around 3.5 million people by 2020; the average annual population growth rate will be 0.97% for the whole period.
To annually create jobs for about 30,000-32,000 laborers on average in the 2006-2010 period and 28,000-30,000 laborers in ten subsequent years. To ensure that 85-86% of laborers of working a age are employed by 2010, which will rise to 89-90% by 2020. The rate of trained laborers will reach over 40% by 2010 (including 25-27% professional trainees) and 65-70% by 2020.
The poverty rate will drop to (around 11-12% by 2010 and around 5% by 2020. Annually, the rate of disadvantaged children taken care of will rise 15-20%.
To completely universalize general education for 95% of pupils in cities, provincial towns and 85% of pupils in mountainous communes meeting with difficulties (including professional training, professional education, general education and complementary general education). To build all solid school buildings and classrooms.
...
...
...
95% of the local population will be covered by television broadcasts and 100% by radio broadcasts by 2010, which will both be 100% by 2020.
To substantially improve infrastructures, including communication, electricity supply and systems. By 2010, to complete the construction of roads to communal centers not yet accessible to automobiles, and upgrade roads to communal centers accessible to automobiles only in one season in a year. To ensure that at least 90% of local households will be supplied with clean water and 98% of the local households with electricity by 2010, which will reach 100% by 2020.
The urbanization rate will be 17% by 2010 and 37% by 2020.
The housing space in urban areas will reach 10m2/person by 2010, 12m2/person by 2015 and 18-20m2/person by 2020.
To maintain social order and safety, national defense and security. To well attain the ''three-reduction and three-stability'' target in the locality. To minimize social vices, especially drug addiction and traffic accidents; to ensure that 100% drug addicts will be detected, managed and detoxicated and the rate of addiction relapse will drop.
c/ Environmental protection objectives
To basically green bare land, hills and mountains; to raire the forest canopy rate and canopy quality to 53% by 2010 and 60% by 2020.
To ensure clean environment for both urban and rural areas: 100% production and business establishments are up to environmental standards; 80% of garbage is collected and treated in the period up to 2010 and 95-100% by 2020.
III. BRANCH OR DOMAIN
BREAKTHROUGHS
...
...
...
- To develop high-quality human resources and scientific and technological potential meeting the development requirements.
- To synchronously develop infrastructures in both urban rural areas.
- To concentrate investment on the formation of systems of key products in branches and domains with competitive edges (particularly the service branch) in order to create posture and forces for long-term development of the province.
- To step up reforms, particularly administrative reform, to renew mechanisms and policies with a view to trongly attracting domestic and foreign investment capital sources.
- To speed up urbanization; to develop central towns, outlying towns and rural population spots with a view to creating a new population distribution picture.
IV. BRANCH OR DOMAIN
DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Industry and construction
- To prioritize the development of industries with comparative edge and stable outlets; to attach importance to the development of hi-tech industries in order to create breakthroughs for the province's growth.
- The average annual industrial-construction growth rate will be 18.9-20.7% in the 2006-2010 period; 14-14.5% in the 2011-2015 period; and 12-12.5% in the 2016-2020 period.
...
...
...
- To develop the following major industries:
+ To develop the building materials- manufacturing industry into a key one of the province, encouraging the development of new products, the use of advanced and modem technologies to satisfy domestic demands and proceed to export.
+ To focus on the development of the agricultural, forestry, fishery product and food processing industry with the province's advantages.
+ To focus on tin exploitation and refinery; white stone exploitation and processing.
+ To direct attention to the development of mechanical engineering, petro-chemical, electronic-information -telecommunications, information and communication, new materials, automation equipment-manufacturing industries, biological technology, etc., into important ones, with great growth value in the province's industrial production.
+ To develop garment and textile, leather and shoe industries. To build Nghe An into a garment and textile center of the northern central region. To step by step form garment and textile complexes in Vinh city and nearby districts, mountainous areas (in Phu Quy and Anh Son industrial parks).
+ To develop economic zones, industrial parks, industrial-handicraft complexes and craft villages: To materialize the scheme on southeastern Nghe An economic zone with a view to creating breakthroughs in the province's industrial production. To complete
the construction of infrastructures of the industrial parks of Nam Cam, Hoang Mai and Phu Quy, to study the establishment of more industrial parks in Hung Nguyen, Nghi Loc, Do Luong, Anh Son and Thanh Chuong.
To concentrate investment on the construction of complete industrial complexes and craft villages in districts.
...
...
...
To develop services at a fast and sustainable rate, with the growth rate higher than the GDP growth rate of the province’s entire of the province's entire economy in the post-2010 period. To further raise the service sector's role of supporting and boosting the development of branches and sectors in the economy. To build Vinh city into a great service center.
The average annual service growth rate will reach 10.9-11.5% in the 2006-2010 period, 13.5-14% in the 2011-2015 period, and 13.5-14% in the 2016-2020 period. To restructure the service sector towards fast increase of key services; to form service sub-sectors and products of high added value in conformity with the province's advantages; gradual increase of high-class and high-quality services and increase of the private sector ratio.
To develop key service sub-sectors:
- Tourism:
To develop Nghe An tourism into an important economic branch of the province. The average annual arrivals growth rate is expected to reach 12.9% in the 2006-2010 period, about 13% in the 2022-2020 period. To strive for two tourist towns (Vinh and Cua Lo) in Nghe An; and one national tourist resort (Kim Lien-Nam Dan).
To diversify forms of tourism and tourist products such as ecological tourism, rest and rest recreation tourism, medical treatment tourism, sea bath, cultural-historical tourism, nature exploring tourism, high-class recreation tourism, mixed tourism with key localities such as Nam Dan and its vicinities; Vinh city and Cua Lo town, Pu Mat national garden and its vicinities; hot mineral water areas of Giang Son – Do Luong, Quy Chau, Quan Phong, the coastal tourist areas of Quynh Luu, Dien Chau and Nghe An.
- Trade:
To quickly develop the domestic market in order to Satisfy the people's production and consumption demands, creating conditions for trade development in rural and mountainous areas. To build Vinh – Cua Lo area into a big commercial center of the northern central region. To strongly develop border-gate trade with a view to formulating and developing a number of key export products for fast increase of export turnover to USD 350 million by 2010, USD 850 million by 2015, and about USD 1,900 by 2020. The total retail goods and social services expected to averagely grow 15.7%/year in the 2006-2010 period and about 10%/year in the 2011-2020 period.
To perfect the goods and service-wholesaling and -retailing networks towards civilization and modernization.
...
...
...
To create and guarantee conditions for credit institutions to operate and do business, to attract big domestic and foreign banks and securities companies to set up branches in the province. To incrementally raise the proportion of medium-term and long-term loans for key programs and projects of the province. To develop and diversify banking service products, develop the securities and insurance markets. To adopt preferential mechanisms to encourage the development of insurance in service of agricultural, forestry and fishery development.
- Transport, storage:
To diversely develop forms of transportation, making full use of land, railway, sea and air transportation; creating breakthroughs in sea transport, developing maritime services and air passenger transportation. To step by step raise the transport technology and service quality. To create conditions for all economic sectors to participate in the provision of transport services.
- To develop post and telecommunications into a spearhead service, playing an active role in socio-economic development and making greater and greater contributions to GDP.
- To quickly develop scientific and technological, property dealing and investment consultancy services, personal and community services.
3. Agriculture-forestry-fishery
The average annual agricultural-forestry-fishery growth rate will reach 5.3% in the 2006-2010 period, 5.2% in the 2011-2015 period, and 4.9% in the 2016-2020 period.
To speed up agricultural development on the basis of application of scientific and technical advances, restructuring and formation of a number of large-scale zones for such short-term and long-term industrial crops as sugar cane, groundnut, sesame, tea, coffee, rubber and fruit trees as orange, pineapple, in association with processing establishments.
To strongly develop the rearing of buffaloes, cows, pigs and poultry, making husbandry a main production branch representing 50% of the agricultural production value in the post-2010 period. To invest in the formation and development of pastures for cattle raising.
...
...
...
To develop fishery in a comprehensive manner, including fishing and aquaculture, attaching importance to the expansion of aquaculture on sea; to quickly put water surface areas of big reservoirs under aquaculture. To couple the aquaculture expansion with investment in the intensive farming of breeds of high economic value and stable outlets.
To expand types of agricultural, forestry and fishery production services.
4. Social domains
Education and training: To build Nghe An into a tertiary education and training center of the northern central region. To invest in upgrading Vinh university into one of international standard.
To upgrade and supplement vocational-training school networks, meeting the requirements of developing human resources of high skills for the province and the northern central region.
To strive to develop pre-school education and general education to the advanced level in the whole country. To raise the rate of kindergarteners among children in the eligible age group to 25% by 2010 and 50% by 2020. To achieve the national standards on senior high-school education universalization by 2010 in Vinh city, Cua Lo provincial town and a number of plain and coastal districts; proceed to the completion of senior high-school education
invervalization in the whole province by 2020.
The rate of primary, junior-high and senior high-schools up to national standards will reach around 60% by 2010 and around 90% by 2020.
To step up the socialization of education.
...
...
...
- Culture and information: To build an advanced culture imbued with national identities, to preserve and develop Nghe An culture. To establish a healthy cultural environment. To basically complete the restoration and renovation of historical and cultural relics. To build and modernize the material foundations of the culture and Information sector.
- Physical training and sports: To build Nghe An into a strong physical training and sport center of the whole country. To develop high-achievement sports so that Nghe An will always be among the top 10 provinces or cities in the country. To adopt specific orientations and make satisfactory investment in the advantageous sports of the province.
- Science and technology: To prioritize the transfer and application of scientific and technological achievements to production and life; to enhance scientific and technological potential. To strongly renew the science and technology management mechanisms towards socialization and operation under the market mechanism. To effect assignment and strong decentralization of science management, creating autonomy in research and operation.
- Labor and employment: To create a favorable environment and conditions for various economic sectors to develop, creating more jobs and raising incomes for laborers; to develop vocational training in order to increase employment opportunities for laborers. To step up the formation and development of the labor market. To promote labor restructuring towards reducing agricultural labor an increasing non-agricultural labor. To step up labor export.
- Defense and security: To closely combine economic development with defense and security maintenance. To build the all-people defense posture in association with the people security posture, to build a number of defense works in key areas in the province.
- Environment and natural disaster prevention, fighting and reduction: To protect environment, minimize harms caused by smoke dusts, wastes and toxic gases. To well prevent and reduce natural disasters.
5. Infrastructure development
a/ Communications
To upgrade and perfect the communications infrastructure systems, creating conditions for strong development of transport services.
...
...
...
+ To build Vinh - Hanoi expressway, to expand Vinh - Quan Hanh section, build railway flyovers at key points.
+ To upgrade Ho Chi Minh road section through Nghe An with 4-6 motor lanes.
+ To expand highway 1A at sections running through Cau Giat and Hoang Mai township, Nam Can industrial parks, etc.
+ To build a coastal National highway from Nghi Son (Thanh Hoa) to Quynh Luu, Dien Chau and Nghi Loc for connection with the existing road in Cua Lo.
+ To build Ben Thuy 2 bridge, linking the road bypassing Vinh city at Hung Loi commune, and a bridge spanning Lam river at Cua Hoi to Nghi Xuan (Ha Tinh).
+ To upgrade and perfect highways 7,48,46, 15A; to complete the planning on both sides of Ho Chi Minh road running through the province, 132 km long; to extend highway 48 from Que Phong district to Thong Thu border-gate, 40 km long; to build highway ~ bypassing Vinh city from Quan Banh, cutting highway 1A, bypassing Vinh city to Nam Dan, with 6 motor lanes.
+ To upgrade and complete provincial roads and intra-raw material zone road systems in service of tourism, industrial parks, roads leading to communal centers, economic-cum-defense roads, border patrol roads, border traffic and intra-municipal traffic systems, including:
To complete the construction of roads along Lam river banks, 60 km long.
To invest in building main axis roads for tea raw materials zones of Anh Son, Thanh Chuong, sugar cane raw materials zones, second stage, of Tan Ky, Anh Son, Con Cuong, Dinh Lat and Lat – Cay Chanh roads, Sen - So road, roads on the left bank of Lam river.
...
...
...
To build system of bridges spanning Lam, Hieu and other rivers in the districts of Do Luong, Thanh Chuong, Anh Son, Con Cuong, Tuong Duong, Ky Son, Quy Chau, Que Phong, etc. and the system of roads on their left banks, about 120 km long.
To complete the construction of roads linking western districts of Nghe An: The road linking highway 7 with highway 48, 123 km long (running though three districts of Tuong Duong, Con Cuong and Quy Hop); the Chau Thon - Tan Xuan road (starting at the western Nghe An road and ending at Ho Chi Minh road), 127 km long, running through 4 districts of Que Phong, Quy Chau, Quy Hop and Tan Ky); the Xieng Thu – Yen Tinh road (running through 2 districts of Ky Son and Tuong Duong).
To build western Nghe An road: The main road is 233 km long, from Muong Xen (Ky Son) to Ban Pang (Que Phong), a number of branches leading to communal centers and a number of border-guard posts, with a total length of 47 km.
To continue asphalting Muong Xen - Khe Hien road, with a length of about 100 km).
To build roads leading to communal centers not yet accessible to automobiles. To upgrade roads to communes accessible to automobiles only in one season of a year.
To upgrade and build thoroughfares in Vinh city, Cua Lo provincial town and new urban centers according to planning. To build and install automatic traffic control systems in Vinh city, Cua Lo provincial town and other urban centers.
To build some car terminals in Vinh city.
- Railways:
To build Vinh - Hanoi express railway line; to restore the Quan Hanh – Cua Lo railroad, to upgrade Nghia Dan – Cau Giay railroad and open the new Do Luong – Quan Hanh railroad. To upgrade Vinh railway station into grade-I station, separating the current cargo station from the passenger station; to upgrade secondary stations and restore Dien Chau station.
...
...
...
To upgrade Vinh airport into 4C airport (accoding to ICAO standards) and a grade-II military airfield. To open some new air routes from Vinh to Vientiane (Laos), from Vinh to northeastern Thai Lan and from Vinh to Hainan (China).
Waterways:
+ To upgrade Cua Lo port: To dredge channels for easy entry and departure by ships. To raise the port's capacity to 6-8 million tons by 2020, in combination with the formation and development of the southeastern Nghe An economic zone. To build Cua Lo tourist wharf.
+ To upgrade or build the ports of Cua Hoi, Ben Thuy, Lach Quen, Lach Thoi, Cua Van, etc. in service of sea product exploitation and cargo transportation
+ To study the construction of a new special-use port of Dong Hoi in Quynh Luu in service of a coal fired thermo-electric power plant of l,800 MW in the future.
+ To reform, upgrade and dredge channels in the river ways traffic system.
b/ Irrigation
- To regularly maintain, upgrade and build reservoirs in order to ensure safety in flood seasons and water supply for production and people's daily-life activities.
- To continue upgrading the northern and southern irrigation systems in order to ensure stable water supply for 70,000 ha of cultivated land. To continue with the program on embankment of canals, particularly grade-I and grade-II canals.
...
...
...
- To improve the systems of sea dykes and river dykes against landslides along the coast and riverbanks.
- To build big irrigation works such as Ban Mong (Quy Hop), Thac Muoi (Thanh Chuong), electric power-cum irrigation works of Khe Bo (Tuong Duong), Nam Viec, Sao Va (Que Phong); to repair and upgrade other irrigation works in districts; to build an irrigation system serving salt-making zones.
c/ Electricity supply system
- 220 KV transmission lines: To build the Ban Ve – Do Luong – Hung Dong closed circuit hydro-electric power transmission line of 168 km; the one-circuit Hung Dong - Nghi Son transmission line of 75 km.
- 110 KV transmission lines: To build double-circuit and single-circuit transmission lines an reform the double-circuit system for connection of medium and small-sized hydroelectric power plants into the system and additional charge power supply. To build new double-circuit and single-circuit transmission lines to communes, economic zones, industrial parks and complexes.
- To build or reform the networks of medium voltage transmission lines (22 KV, 35 KV). To further develop and renovate power grids and transformer stations in urban centers, industrial parks and rural areas.
To build 220 KV and 110 KV transformer stations in compatibility with the transmission of electricity from power generation plants and consumption places.
To complete the construction of hydroelectric power plants according to planning (Ban Ve, Khe Bo, Hua Na, Sao Va, Ban Coc, Nhan Hac, etc.). To call for investment in the construction of a coal-fired thermo-power plant (of 1,800 MW) in Quynh Luu.
d/ Post and telecommunications and information technology:
...
...
...
e/ Water supply and drainage
To plan water sources for supply to urban centers and rural areas, particularly key economic zones and water-scarce regions. To re-assess underground and surface water sources for efficient management and use. To mobilize all resources for investment in water supply facilities. To build more water plants in service of the southeastern Nghe An economic zone, industrial parks and urban centers; to raise the capacity of existing water plants to meet water demands for production and daily-life activities. To apply combined measures to supply clean water for rural population, including construction of water plants, connection from water plants in urban centers, water well digging or drilling, self-running water supply, etc.
To concentrate investment on upgrading and building rain water and waster water drainage systems for urban centers, economic zones, industrial parks. For rural areas, to work out plans for proper waste water treatment in order to minimize adverse impacts on the environment and people's health.
V. SPATIAL ORGANIZATION
ORIENTATIONS
1. Urban development
- To plan the system of urban centers of the province, to step by step build a comprehensive system of urban centers with modern socio-economic and technical infrastructures, clean environment, which are rationally distributed in the province, ensuring the stable, balanced and sustainable development of urban centers.
- To strive to achieve the urbanization rate of 17% by 2010; 26% by 2015; and about 37% by 2020.
- To develop Vinh city into a grade-I city, being an economic and cultural center of the northern central region.
- To build urban centers of the provincial level: Hoang Mai, Thai Hoa, Con Cuong, Dien Chau, Do Luong.
...
...
...
2. Rural development
- To restructure agriculture and rural economy towards higher efficiency and technological level. To develop rural industries, cottage industries an handicrafts in light of the province's advantages an market conditions. To restore and consolidate ancient craft villages and formate new ones.
- To comprehensively develop all social domains; to attach importance to educational universalization, prophylactic medicine; to upgrade education medical, cultural and information and sport establishments in the countryside.
- To build the countryside towards civilization greenery, cleanness and beauty, with modern infrastructures and in association with urbanization. To invest in hunger elimination and poverty reduction, first of all for highland, deep-lying and remote regions and areas inhabited by ethnic minorities. To adopt policies to ensure the supply of strains and production materials at reasonable prices for deep-lying and remote areas.
- To widely develop rural and mountainous trade networks.
- To well study and forecast market information for farmers and enterprises.
3. Economic space development
a/ The mountainous region (comprising l0 districts)
- To concentrate investment on the development of such short-term and long-term industrial crops as, sugar cane, tea, coffee, beef rubber and fruit trees as orange and pine apple; to develop the raising of buffaloes and beef cows; to develop trees of various kinds on forestry land in service of manufacture of wood furniture, paper pulp and paper.
...
...
...
- To develop ecological tourism in association with natural landscapes (Pu Mat, Pu Huong, Pu Hoat national gardens, etc). To develop the border-gate economy in association with the existing and to be-built border-gates such as Nam Can (Ky Son), Thanh Thuy (Thanh Chuong), Thong Thu (Que Phong).
b/ The delta and coastal regions
- To develop food crops, particularly rice, form areas for the production of high-quality rice; short-term industrial crops and fruit trees such as groundnut, sesame, pine apple; cattle and poultry rearing: pigs, beef cows, chicken; fishing and aquaculture.
- To develop the building materials-manufacturing industry: Cement (Quynh Luu and Do Luong); bricks and roofing tiles (including traditional products and new materials); man-made flooring stones; high-grade pottery and porcelain; chemicals (sodium); petro-chemicals (in Hoang Mai industrial park); coal-fired thermo-power plant (Quynh Luu); mechanical, electrical, electronic products, information technology, soft wares (in Vinh city and its vicinities, the southeastern Nghe An economic zone); ships (in coastal districts); processing of agricultural, forestry and aquatic products (pine apple, frozen sea products and traditional fishery products; cattle and poultry meat; paper and paper pulp, high-grade wood furniture, fine-art handicraft articles).
- To further develop tourism (marine tourism, historical and cultural relics tourism) and transport, post and telecommunications, finance and banking, educational-training, health services, etc.
VI. MAJOR SOLUTIONS TO THE
MATERIALIZATION OF THE MASTER PLAN
1. To build strong administrations at all levels
To speed up the process of administrative reform, raising the capabilities of the contingent of public servants and clearly defining the competence among agencies of different levels, enhancing administrative discipline, combating red tape, corruption and waste while ensuring the people’s mastery; thereby raising the efficiency of socio-economic management by administrations at all levels, creating a favorable environment to attract resources for development investment.
2. Mobilization of investment capital sources
...
...
...
- To intensify the propagation and introduction of the province's potentials and advantages overseas. To step up the reform of administrative procedures, minimizing contact stops. To diversify forms of investment capital mobilization.
- To encourage and create conditions for various economic sectors to participate in infrastructure investment; to mobilize to the utmost capital sources from land funds for development of infrastructures in urban centers and industrial parks; to step up the socialization in the domains of education, health, culture and sport; the state budget shall be prioritized for investment in key infrastructure works connecting regions.
3. Human resource development
To regularly train and foster the contingent of public servants in order to raise their professional qualifications; to adopt incentive policies for laborers with high professional qualifications and skills. To attract talented experts and skilled laborers into priority domains which still lack local personnel.
- To diversity forms of training suitable to managerial cadres and specialists, entrepreneurs and technical workers.
4. Scientific and technological development
- To build and develop scientific and technological potential: Enhancing and speeding up the transfer of technologies, particularly those in service of production of key products of the province. To invest in equipment, material and technical foundations, promptly satisfying research and development requirements. To create conditions for attracting talented specialists to participate in scientific and technological programs of the province.
- To enhance the capacity for scientific and technological application to production sectors and domain.
- To formulate appropriate orientations for selection of technologies for a number of important production sectors.
...
...
...
5. Mechanism and policy solutions
a/ To renew the investment mechanism and policies.
- To create an attractive investment environment though preferential mechanisms and incentive policies in land lease and land use for project execution, with partial state subsidies for land compensation and ground clearance; to adopt specific mechanisms for coordination in land use planning, ensuring the harmony between defense and economic development.
- To intensify investment promotion in order to attract investment sources outside the province, ODA and FDI capital sources. To promulgate appropriate mechanisms of investment incentives for some geographical areas.
- To promulgate demand-stimulating policies in order to encourage various economic sectors to invest in development of infrastructures.
b/ To support the development of branches
To further apply a number of measures to support agricultural production, such as support for agricultural promotion, application of scientific and technical advances to production, supply of information, infrastructures in service of agricultural production; support for the development of rural industries.
To support the formation and development of new industries and branches which may create breakthroughs in socio-economic development of the province, particularly the electronic and information technology and communication industry and other hi-tech domains.
c/ To consolidate and develop product outlets
...
...
...
d/ To intensify cooperation with provinces and countries in the region
To enhance cooperation with Hanoi on tourism and export-oriented industries such as garment and textile industry and electronic industry. To step up cooperation with Thanh Hoa on the petro-chemical industry after the commission of Nghi Son oil refinery complex. To study the possibility of cooperation with Ha Tinh on development of mechanical engineering and manufacturing industries with the use of exploitation and metallurgical industries of Ha Tinh. To develop support industries, supplying semi- finished products for a number of provinces in the central key economic region.
To step up cooperation on training of human resources for regional provinces, including tertiary, collegial and vocational training.
To intensify cooperation on tourism and sea shipping with Laos and Thailand.
6. Projected list of projects prioritized for investment study (see the enclosed Appendix).
VII. ORGANIZATION OF
MATERIALIZATION OF THE MASTER PLAN
- After the master plan is approved, to widely publicize, propagate and advertise it in order to attract attention of people, domestic and foreign investors for participation in the materialization of the master plan.
- To formulate plans on development of branches and domains, detailed plans and master plans on socio-economic development of districts, cities and provincial towns.
- To materialize the master plan through five-year and annual socio-economic development plans. Annual plans must adhere to the master plan's objectives already approved and targets set for each period.
...
...
...
1.. District-level master plans on socio economic development; plans on development of systems of urban centers and population quarters; the construction planning; the land use plannings and plan; plannings on development of branches, domains and key products, etc., in the locality in order to ensure comprehensive and synchronous development.
2. Five-year and annual plans; key programs on economic, cultural and social development, specific projects for concentration of investment and arrangement of investment priority in a rational manner.
3. A number of mechanisms and policies suitable to the development requirements of the province and compliant with state law in each period, with a view to attracting and mobilizing resources for materialization of the master plan, which will be formulated and promulgated according to its competence, or proposed by it to competent state bodies for promulgation.
This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
...
...
...
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR
INVESTMENT STUDY
(Attached to the Prime Minister’s Decision No. 197/2007/QD-TTg dated
December 28, 2007)
Ordinal
number
Programs and projects
...
...
...
I
Agricultural-forestry-fishery projects
1
Tea, coffee, rubber, orange, pine apple growing and processing
Mountainous districts and some delta districts with mountains and hills
2
Specialized growing and production of safe vegetables
A number of delta districts and utskirts of urban centers
...
...
...
Projects on buffalo, cow (beef cow and milch cow), pig and poultry raising
The whole province
4
Raw materials forest planting
The whole province
5
Growing bamboo shoots for export
Mountainous districts
6
...
...
...
Dien Chau, Quynh Luu, Nghi Loc, Vinh city
7
Caged fish rearing on sea
Quynh Luu, Cua Lo
II
Industrial projects
8
Production of super-fine white stone for export
...
...
...
9
Natural granite stone production
Tan Ky, Anh Son, Con Cuong
10
Construction of the cement plants of Anh Son, Tan Ky, Do Luong and Nghia Dan
Anh Son, Tan Ky, Do Luong, Nghia Dan
11
Raising the capacity of Hoang Mai cement plant
Hoang Mai
...
...
...
Flooring tiles plants
Nam Cam and Anh Son industrial parks
13
Nam Cam and Ru Muou beer factories
Nam Cam and Hung Nguyen industrial parks
14
Tan Ky pine apple factory
Tan Ky
15
...
...
...
Quynh Loc or Nghia Dan
16
Meat canneries
Nam Cam, Phu Quy and Anh Son industrial parks
17
Aquatic product-processing plants
Nam Cam, Hoang Mai industrial parks
18
Paper and pulp factory (by 2010 to build a pulp factory which will produce paper after 2010)
...
...
...
19
Plank board factory
Anh Son
20
High-grade wood furniture processing establishments
Industrial parks
21
Aquatic animal feed factory
Nam Cam industrial park
...
...
...
Animal feed factories
Nam Cam and Anh Son industrial parks
23
Garment and textile complexes
Vinh city, Nghi Loc, Cua Lo, the industrial parks of Phu Quy and Anh Son
24
Car manufacturing and assembling factory
Northern Vinh industrial park
25
...
...
...
Nam Cam and Hung Tay industrial parks, Cua Lo provincial town
26
Stell-rolling mill
Nam Cam industrial park
27
Steel billet factory
Hoang Mai industrial park
28
Leather goods factory
...
...
...
29
Sodium factory
Dien Chau
30
Telecommunication terminal-equipment manufacturing and assembling factory
Nam Cam industrial park
31
Shipyards
Cua Lo, Quynh Luu, Nghi Loc
...
...
...
Construction of hydropower plants (Ban Ve, Ban Coc, Nhan Hac, Khe Bo, Hua Na, etc).
Mountainous districts
33
Nghe An thermo-electric power plant
Quynh Luu
34
Construction of water plants in service of urban centers, economic zones, industrial parks and population quarters
Urban centers and concentrated population quarters
III
...
...
...
35
Nghe An trade promotion, exhibition and fair center
Vinh city
36
Nam Can international trade zone
Ky Son
37
Thanh Thuy, Thong Phu border-gates
...
...
...
38
Construction of infrastructure of Pu Mat national garden in association with tourism development
Con Cuong
39
Quynh Bang, Quynh Phuong and Quynh Lap tourist resorts
Quynh Luu
40
Nghi Thiet, Bai Lu, Den Cuong – Cua Hien tourist resorts
Nghi Loc, Dien Chau
...
...
...
Bua cave – Tham Om, Sao Va pass tourist resorts
Quy Chau, Que Phong
42
Giang Son hot spa tourist resort
Do Luong
43
Project on Quyet Mountain eco-tourism resort
Vinh city
44
...
...
...
Vinh city
45
Construction of southwestern ecological park
Con Cuong
46
Golf course, hotel and villa complex
Cua Lo
47
Investment projects on construction of high-grade entertainment and recreation areas (car race lanes, horse race courses, etc.)
...
...
...
IV
Technical infrastructure projects
A
Communications
48
North-South express way, Hanoi – Vinh section
In the province
...
...
...
The Nghi Son (Thanh Hoa)-Quynh Luu – Dien Chau – Nghi Loc – Cua Lo coastal highway
Quynh Luu, Dien Chau, Nghi Loc, Cua Lo
50
Upgrading Ho Chi Minh road, the section running through Nghe An province (4-6 lanes)
In the province
51
Upgrading and expanding Highway 1A, the Quan Hanh – Quan Banh, Hoang Mai, Giat, Nam Cam sections
Vinh city, Nghi Loc, Quynh Luu
52
...
...
...
Vinh city
53
Upgrading highway 7, the Km 0 – Km 36 section
Dien Chau – Do Luong
54
Expanding old highway 46, the Ro – Do Luong section
Thanh Chuong – Do Luong
55
Building highway 46, the section bypassing Vinh city (stage 1: Quan Banh – highway 1A bypassing Vinh city; stage 2: highway 1A – Nam Giang)
...
...
...
56
Upgading and expanding highway 48
Dien Chau, Nghia Dan, Quy Hop, Quy Chau, Que Phong
57
Upgrading highway 15A, the Do Luong – Tan Ky section
Do Luong – Tan Ky
58
Nghi Hai (Cua Hoi) – Nghi Xuan (Ha Tinh) bridge spanning Lam river and connecting with coastal highway
Cua Hoi – Nghi Xuan
...
...
...
Nghi Thiet bridge connecting with coastal highway
Nghi Loc
60
Ben Thuy 2 bridge (connecting with North –South expressway)
Hung Nguyen –Nghi Xuan
61
Road transport service zone, south of Vinh city (car terminal, trade services, filling stations)
Hung Nguyen
62
...
...
...
Nghi Loc
63
Vinh – Cua Lo lengthwise axial road
Vinh city – Cua Lo
64
Yen Xuan land road
Hung Nguyen – Nam Dan
65
Muong Xen – Tri Le – Thong Thu road
...
...
...
66
Xieng Thu – Yen Tinh road
Ky Son, Tuong Duong
67
Border patrol road (western Nghe An – Thanh Hoa)
Que Phong, Tuong Duong, Ky Son
68
Chau Thon – Tan Xuan road
Que Phong, Quy Chau, Quy Hop, Tan Ky
...
...
...
Building roads leading to communes without roads to communal centers
Communes
70
Upgrading roads leading to communes not accessible to automobiles in 4 seasons of a year
Communes
71
Upgrading Vinh airport
Nghi Loc
72
...
...
...
Cua Lo
73
Building the special-use coal teke-in port of Dong Hoi
Quynh Luu
74
Building North-South express railway, the Hanoi – Vinh section
In the province
75
Building a railway cargo station
...
...
...
B
Irrigation in service of fishery
76
Ban Mong irrigation and hydro-electric work
Quy Hop
77
Thac Muoi irrigation and hydroelectric work
Thanh Chuong
...
...
...
Repairing and upgrading irrigation complexes in mountainous districts (10 districts)
Mountainous districts
79
Repairing and upgrading irrigation complexes in coastal delta districts, towns and townships
Coastal delta districts, towns, townships
80
Repairing and upgrading Ve Vung – Quan Hai reservoir key work
Yen Thanh
81
...
...
...
Quynh Luu
82
Repairing and upgrading Khe La – Khe Da irrigation work
Nghia Dan, Tan Ky
83
Construction of Nam Viec irrigation work
Que Phong
84
Construction of Sao Va irrigation work
...
...
...
85
Irrigation for tee, coffee and fruit trees
Lowland mountainous districts
86
Renovating and upgrading river dyke and sea dyke systems
Coastal and big-river districts
87
Renovating systems of rivers supplying water for aquaculture
Quynh Luu, Dien Chau, Nghi Loc, Vinh city
...
...
...
Upgrading the systems of information and communication between mainland and sea: Sea rescue and rapid response center
Cua Lo
C
Electricity supply system
89
Upgrading and building power lines and transformer stations
The whole province
D
...
...
...
90
Building and electronic government, equipment with hardware facilities
19 districts, towns, townships
91
Setting up an information technology park
Vinh city
E
Economic zones, industrial parks
...
...
...
92
Infrastructure of southeastern Nghe An economic zone
Cua Lo, Nghi Loc, Dien Chau
93
Investing in, building and dealing in infrastructures of A and C zones of Nam Cam industrial park
Nam Cam industrial park
94
Investing in, building, dealing in infrastructure of Hoang Mai industrial park
Quynh Luu
...
...
...
Investing in, building, dealing in infrastructures of the industrial parks of Phu Quy, Anh Son, Do Luong, Thanh Chuong, Hung Tay (Hung Nguyen), Nghi Hoa (Nghi Loc); the size of 200 – 400 ha/industrial park
Nghia Dan, Anh Son, Do Luong, Thanh Chuong, Hung Nguyen, Nghi Loc
F
Environment
96
Systems of garbage sites and solid waste treatment factories
Urban centers and districts
97
...
...
...
Urban centers
98
Treating environmental pollution caused by plant protection drugs
Identified polluted locations
V
Socio-cultural projects
99
Regional convention center
...
...
...
100
Conservation and renovation of Kim Lien historical relics in association with tourist development
Nam Dan
101
Building a television tower; a radio and television broadcasting center of the northern central region
Vinh city
102
Building a general film studio; a multi-function cinematographic center
Vinh city
...
...
...
Nghe An youth-children cultural center
Vinh city
104
Northern central ethnology museum
Vinh city
105
Planning and embellishment of Truong Bon relic zone
Do Luong
VI
...
...
...
106
Construction of Vinh sport complex (regional level)
Vinh city
VII
Health projects
107
A general hospital of 700 beds
...
...
...
108
Construction of an obstetric hospital
Vinh city
109
Construction of a number of specialized hospitals for the northern central region (cardiovascular hospital, cancer hospital)
Vinh city
110
Construction of a center for scientific and hi-technological application to medical activities
Vinh city
...
...
...
Construction of a curative medicine research and processing center
Vinh city
112
Construction of a prophylactic medicine center of grade II biological safety standards (of regional level)
Vinh city
113
Construction of a high-class general hospital
Vinh city
114
...
...
...
Cua Lo
VIII
Education-training projects
115
Upgrading Vinh university to the one of the northern central region
Vinh city
116
Upgrading Nghe An medical college into Nghe An medical university
...
...
...
117
Upgrading Vinh cultural and art college into Vinh cultural and art university
Vinh city
118
Upgrading Nghe An economic – technical college into an economic university
Vinh city
119
Upgrading the branch of Hanoi Construction University into Nghe An Construction University
Cua Lo
...
...
...
Upgrading Nghe An Teachers Training College into Nghe An University
Vinh city
121
Setting up Van Xuan private university
Cua Lo
122
Upgrading the Vietnam – Korea industrial technique school and Vietnam – Germany technical school into technical colleges
Vinh city
123
...
...
...
Dien Chau
IX
Scientific and technological projects
124
Setting up, building a number of scientific sub-institutes of regional legal (research and aquaculture, social science and humanities, etc.)
Vinh city
* Note: The locations, sizes, land areas, total investments and investment capital sources of the above projects will be calculated, selected and specified during the stage of formulating and submitting for approval the investment projects, depending on the demands and capabilities to balance and mobilize resources in each period.
;Quyết định 197/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 197/2007/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 197/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video