Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1912/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 30 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH TIỀN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của phủ kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 04/3/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả rà soát, đơn giản hóa 11 thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của tỉnh Tiền Giang (Phụ lục kèm theo), cụ thể:

1. Lĩnh vực nuôi con nuôi (03 thủ tục).

2. Lĩnh vực thú y (01 thủ tục).

3. Lĩnh vực bảo vệ thực vật (01 thủ tục).

4. Lĩnh vực an toàn thực phẩm (02 thủ tục).

5. Lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc (01 thủ tục).

6. Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành (02 thủ tục).

7. Lĩnh vực văn bằng, chứng chỉ (01 thủ tục).

Điều 2. Giao các sở, ngành phụ trách lĩnh vực gửi báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính về Bộ, ngành quản lý theo quy định.

Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP Bình, TTPVHCC& KSTTHC;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT(Hiếu).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Diệu

 

PHỤ LỤC KÈM THEO

KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÁC LĨNH VỰC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

I. LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI

1. Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước - 2.001263

a) Nội dung đơn giản hóa

- Kiến nghị bổ sung quy định trường hợp cha, mẹ nuôi hoặc cha, mẹ đẻ của trẻ em là vợ chồng mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì ủy quyền bằng văn bản cho người kia.

Lý do: Việc đưa ra nội dung đơn giản hóa như trên nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho cha, mẹ nuôi hoặc cha, mẹ đẻ của trẻ em trong trường hợp vì lý do khách quan mà không thể cùng có mặt tại lễ giao nhận con nuôi.

- Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi cùng cư trú tại một xã/phường/thị trấn, kiến nghị bỏ Phiếu lý lịch tư pháp trong thành phần hồ sơ của người nhận con nuôi. Tuy nhiên, trong văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi (Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa bổ sung một số điều Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi) cần bổ sung thêm nội dung cam kết của người xin nhận con nuôi không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi.

Lý do: Trong trường hợp người nhận con nuôi và con nuôi cùng cư trú tại một địa bàn xã/phường/thị trấn, UBND cấp xã về cơ bản nắm rõ nhân thân của cá nhân đang sinh sống tại địa phương mình nên có thể xác nhận những điều kiện của người nhận con nuôi.

b) Kiến nghị thực thi

Kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 17 Luật Nuôi con nuôi; khoản 1 Điều 10 Nghị định số 119/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi và biểu mẫu văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 560.037.194 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 407.113.287 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 152.923.907 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,31 %.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các thủ tục

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

- Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước

a) Nội dung đơn giản hóa

Kiến nghị sửa đổi quy định về điều kiện thực hiện thủ tục là cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.

Lý do: Điều kiện này gây khó khăn cho người dân khi một bên đã mất, bên còn sống vẫn có quyền yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi khi giấy tờ liên quan đến việc nuôi con nuôi đã mất.

b) Kiến nghị thực thi

Kiến nghị sửa đổi khoản 1 Điều 29 Nghị định số 119/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nuôi con nuôi.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong quá trình thực hiện thủ tục.

- Đảm bảo việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận và bảo vệ.

- Phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và đáp ứng nhu cầu về cải cách thủ tục hành chính.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

II. LĨNH VỰC THÚ Y

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y - 1.004022

a) Nội dung đơn giản hóa

- Thành phần hồ sơ

Đề xuất bỏ:

+ “Bản sao chụp giấy chứng nhận đăng ký thuốc thú y” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 43 Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016.

Lý do: Các sản phẩm quảng cáo là thuốc thú y trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước có thể tự tra cứu thông qua số đăng ký mà tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo cung cấp.

+ “Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao (đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp)” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 43 Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT.

Lý do: Các thông tin này có thể bổ sung vào đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y; giảm bớt thành phần hồ sơ, giảm thời gian điền thông tin và nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.

- Thời hạn giải quyết

Đề xuất giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 15 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc.

Lý do: Qua thực tế thực hiện thì cần thời gian khoảng 10 ngày làm việc là hoàn tất các bước để để cấp giấy xác nhận.

b) Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi Điều 43 Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc thú y. Cụ thể:

- Bỏ điểm b, d khoản 2, đồng thời sửa đổi, bổ sung mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y quy định tại Phụ lục XLII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc thú y: Sửa cụm từ “Giấy chứng nhận đăng ký” thành “Giấy chứng nhận lưu hành” và thêm cột “Số đăng ký” trong bảng danh sách sản phẩm thuốc thú y đề nghị xác nhận quảng cáo; Bổ sung nội dung “Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên” trong nội dung mẫu đơn.

- Sửa đổi khoản 3. Thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y, thành:

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Thông tư này có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký biết để hoàn thiện đối với những trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu;

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 42 của Thông tư này cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XLIII ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.”

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Rút ngắn thời gian thực hiện TTHC, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp để chủ động thực hiện tập huấn, tuyên truyền cho người dân.

- Giảm chi phí

+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 116.480.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 91.723.200 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 24.756.800 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,25%.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

III. LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - 1.004363

a) Nội dung đơn giản hóa

Trong hồ sơ không có thành phần hồ sơ là giấy “Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế”. Tuy nhiên, trong Bản thuyết minh có đề nghị ghi ngày cấp, tên cơ sở cấp, tên người được cấp chứng nhận sức khỏe. Khi thẩm định hồ sơ, Sở không biết chắc chắn chủ cơ sở có đi kiểm tra sức khỏe hay không, tình hình sức khỏe của chủ cơ sở như thế nào? Thực tế thì người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải thật sự tốt mới đảm bảo việc buôn bán nên đề nghị bỏ Giấy chứng nhận sức khỏe.

b) Kiến nghị thực thi

Đề nghị bãi bỏ nội dung: “Chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Y tế” tại mục 2 phần II Phụ lục XVI của Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Lý do: Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không đề cập đến nội dung này.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 317.615.901 đồng.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 285.325.846 đồng.

- Chi phí tiết kiệm: 32.290.055 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10,17%.

Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

IV. LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện (cấp lần đầu) - 2.000591

a) Nội dung đơn giản hóa

Tại Điều 12 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) đã quy định bổ sung Điều 24a vào sau Điều 24 của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (Nghị định số 77/2016/NĐ-CP).

Theo đó, điểm d khoản 1 Điều 24a (hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm) quy định: "Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;"

Yêu cầu nộp giấy chứng nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở không phù hợp với khoản 2 Điều 28 và khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại khoản 5 và khoản 9 của Điều 10 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP), do quy định chỉ yêu cầu: người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A,E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.

Do đó, đề nghị bỏ yêu cầu nộp "giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở” đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện. Đồng thời, quy định rõ nộp “bản sao có xác nhận của cơ sở” giấy xác nhận đủ sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp cho thống nhất với quy định các thành phần hồ sơ khác.

b) Kiến nghị thực thi

Điểm d, khoản 1 của Điều 24a (hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm) của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP (đã được bổ sung tại Điều 12 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) quy định:

“Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;"

Đề nghị sửa đổi như sau:

“d) Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở); ”

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Thống nhất các nội dung được quy định trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật (quy định yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và quy định yêu cầu thành phần hồ sơ khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ cơ sở khi thực hiện TTHC.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện - 2.000535

a) Nội dung đơn giản hóa

- Đối với trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh hoặc khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực (điểm b, khoản 2 Điều 24a): nội dung đơn giản hóa như thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (cấp lần đầu) do quy định thành phần hồ sơ trường hợp cấp lại này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP (Điều 24a Nghị định số 77/2016/NĐ-CP).

- Đối với trường hợp đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh (điểm d khoản 2 Điều 24a):

Đề nghị yêu cầu nộp “tài liệu chứng minh sự thay đổi tên của chủ cơ sở” thay thế yêu cầu nộp “Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)” cho phù hợp với khoản 2 Điều 28 và khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại khoản 5 và khoản 9 của Điều 10 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP), do quy định chỉ yêu cầu: người tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp và trong trường hợp này chỉ thay đổi tên chủ cơ sở không liên quan đến người trực tiếp sản xuất.

b) Kiến nghị thực thi

Điểm d khoản 2 của Điều 24a (hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh) của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP (đã được bổ sung tại Điều 12 của Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) quy định:

"- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- “Danh sách tổng hợp đủ sức khỏe do chủ cơ sở xác nhận hoặc giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở)"

Đề nghị sửa đổi và bổ sung như sau:

"- Đơn đề nghị cấp theo Mẫu số 01b Mục I tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);

- Tài liệu chứng minh sự thay đổi chủ cơ sở

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Thống nhất các nội dung được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật (quy định yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và yêu cầu thành phần hồ sơ khi đề nghị lại cho trường hợp chỉ thay đổi tên chủ cơ sở).

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ cơ sở khi thực hiện TTHC.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

V. LĨNH VỰC QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC

Cung cấp thông tin quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh - 1.008432

a) Nội dung đơn giản hóa

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được sửa đổi bởi Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch:

“3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin khi có yêu cầu. Các thông tin được cung cấp phải căn cứ vào đồ án quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị đã được phê duyệt và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đã được ban hành.

Đối với trường hợp cung cấp thông tin bằng văn bản, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có yêu cầu, cơ quan quản lý quy hoạch đô thị có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Như vậy, thời hạn giải quyết TTHC “Cung cấp thông tin quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh” là 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Kiến nghị thực thi

Thay đổi thời hạn giải quyết: thời hạn giải quyết TTHC “Cung cấp thông tin quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh” là 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Để tạo điều kiện cung cấp thông tin kịp thời, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, có kết quả cho cá nhân, tổ chức nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả, trình tự thủ tục hành chính theo quy định.

c) Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 12.305.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 8.305.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32.51%

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

VI. LĨNH VỰC XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH

1. Cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm - 1.003114

a) Nội dung đơn giản hóa:

Thành phần hồ sơ nộp: Bỏ yêu cầu bản sao giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh.

Lý do: Thành phần hồ sơ này đã được yêu cầu và nộp cho cơ quan nhà nước khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp/ giấy đăng ký kinh doanh và chi tiết địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp/cơ sở phát hành xuất bản phẩm đã được kê khai trong Đơn đề nghị đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm. Mặt khác, thông tin này có thể kiểm chứng được qua việc đối chiếu thông tin do doanh nghiệp/cơ sở in đã cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) mà không cần người dân phải cung cấp bản sao.

b) Kiến nghị thực thi

- Thực hiện chia sẻ thông tin về cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp/ giấy đăng ký kinh doanh của tỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý với Sở Thông tin và Truyền thông.

- Bãi bỏ thành phần hồ sơ là bản sao giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 23/2023/TT-BTTTT ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

c) Lợi ích của phương án

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.297.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.732.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.565.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,91 %.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Cấp lại giấy xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm - 1.008201

a) Nội dung đơn giản hóa

Thành phần hồ sơ nộp: Bỏ yêu cầu bản sao giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh.

Lý do: Thành phần hồ sơ này đã được yêu cầu và nộp cho cơ quan nhà nước khi làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy xác nhận về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bị mất, cháy, rách, nát hoặc tiêu hủy dưới hình thức khác; và những thay đổi này đã được kê khai trong Đơn đề nghị đăng ký lại hoạt động phát hành xuất bản phẩm. Mặt khác, thông tin này có thể kiểm chứng được qua việc đối chiếu thông tin do doanh nghiệp/cơ sở in đã cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư) mà không cần người dân phải cung cấp bản sao.

b) Kiến nghị thực thi

- Thực hiện chia sẻ thông tin về cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp/ giấy đăng ký kinh doanh của tỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý với Sở Thông tin và Truyền thông.

- Bãi bỏ thành phần hồ sơ là bản sao giấy tờ sở hữu trụ sở hoặc hợp đồng thuê, mượn trụ sở để làm địa điểm kinh doanh tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 23/2023/TT-BTTTT ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản.

c) Lợi ích của phương án

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.297.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.732.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.565.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,91 %.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

VII. LĨNH VỰC VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ - 2.001914

a) Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện: Bỏ cụm từ "nộp trực tiếp hoặc" tại điểm a khoản 3 Điều 23 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, bỏ cách thức nộp hồ sơ trực tiếp, chỉ sử dụng cách thức nộp hồ sơ và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

Lý do: Quy định nộp hồ sơ trực tiếp tốn thời gian và chi phí đi lại của công dân. Trong quy định về thành phần hồ sơ có nêu rõ các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 23 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ nêu trên là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Điều này đồng nghĩa với việc nếu công dân nộp đầy đủ bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính của các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ qua dịch vụ bưu chính công ích là hoàn toàn hợp lệ, công dân không cần thiết phải nộp trực tiếp.

- Về trình tự thực hiện: Bỏ quy định người nhận văn bằng, chứng chỉ được chỉnh sửa nội dung ký và ghi rõ họ tên tại cột số 8, Phụ lục Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ (Phụ lục VII) theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nhận kết quả qua bưu điện mà không cần trực tiếp đến nhận tại cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

Lý do: Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ có đơn đề nghị chỉnh sửa và các giấy tờ liên quan của công dân được lưu chặt chẽ theo hệ thống, việc ký tên của công dân khi nhận kết quả là không cần thiết, việc bỏ quy định ký tên vào Phụ lục sổ gốc giúp công dân tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại để nhận kết quả chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

b) Kiến nghị thực thi

Kiến nghị sửa đổi điểm a và điểm d khoản 3 Điều 23 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 9.626.347 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 5.525.595 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.100.752 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,60 %.

* Nội dung đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1912/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của tỉnh Tiền Giang

Số hiệu: 1912/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
Người ký: Nguyễn Thành Diệu
Ngày ban hành: 30/08/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [12]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1912/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của tỉnh Tiền Giang

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…