ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1838/1998/QĐ.UBT |
Cần Thơ, ngày 04 tháng 8 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
"V/ BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỞNG ẤP, KHU VỰC"
UBND TỈNH CẦN THƠ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-06-1994;
- Căn cứ Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-05-1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã;
- Căn cứ nhu cầu công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn dân cư phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở;
- Theo đề nghị của Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ. Giao Ban Tổ chức chính quyền tỉnh có nhiệm vụ định kỳ kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này, báo cáo UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND huyện, các đơn vị, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UBND TỈNH CẦN THƠ |
QUY ĐỊNH
NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỞNG ẤP, KHU VỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1838/1998.QĐ.UBT ngày 04 tháng 8 năm 1998
của ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ)
Ngày 11-05-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây là cơ sở pháp lý để giúp cho UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã) thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Nhà nước quy định. Đồng thời là cơ sở cho việc chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực được thi hành thống nhất trong toàn tỉnh.
Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương. UBND tỉnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của ấp, khu vực như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. ấp, khu vực (sau đây gọi chung là ấp) không phải là một cấp chính quyền, nhưng được hình thành trong lịch sử, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao; ấp được phân chia quản lý nằm trong địa giới hành chính xã được Nhà nước công nhận.
Điều 2. Mỗi, xã, thị trấn không quá 12 (mười hai) ấp, mỗi ấp có từ 1000 đến 3000 dân; mỗi phường có không quá 9 (chín) khu vực, mỗi khu vực có từ 1500 đến 4000 dân. Đối những ấp hiện có quy mô tuy có lớn hơn hoặc nhỏ hơn một ít nhưng ổn định thì giữ nguyên, những ấp có diện tích, dân số quá lớn, địa hình bất hợp lý được xem xét điều chỉnh.
Việc thành lập, sáp nhập, chia, tách điều chỉnh ranh giới của ấp do UBND xã lập thủ tục (có tham khảo ý kiến của nhân dân) trình HĐND xã thảo luận quyết nghị và gởi hồ sơ về UBND huyện, thành phố quyết định sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
Điều 3. Hội nghị ấp được tổ chức sáu tháng một lần hoặc bất thường gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ do Trưởng ấp phối hợp với Ban công tác Mặt Trận, các tổ chức đoàn thể triệu tập và chủ trì nhằm:
1- Thảo luận và quyết định các công việc của nội bộ nhân dân trong ấp về sản xuất, xây dựng các công trình phúc lợi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết tương trợ, giúp nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn hóa- xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội phù hợp với pháp luật Nhà nước.
2- Bàn biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND xã, các Quyết định của UBND xã, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ của cấp trên giao.
3- Thảo luận góp ý kiến về báo cáo kết quả công tác và tự phê bình, kiểm điểm của Trưởng ấp, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND xã.
4- Bầu, cho thôi chức Trưởng ấp; xây dựng hương ước, quy ước; cử các ban, nhóm tự quản, ủy viên thanh tra nhân dân.
Nghị quyết của hội nghị có giá trị khi có ít nhất quá nữa số người dự họp tán thành và không trái với quy định của pháp luật.
Điều 4. Mỗi ấp có Trưởng ấp và hai Phó trưởng ấp.
Trưởng ấp đại diện cho nhân dân trong ấp và UBND xã, chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND xã. Trưởng ấp do nhân dân bầu và Chủ tịch UBND xã công nhận, nhiệm kỳ của Trưởng ấp là hai năm rưỡi (năm năm hai lần) Phó trưởng ấp do Trưởng ấp đề nghị UBND xã quyết định.
Điều 5. Mỗi ấp chia thành nhiều tổ nhân dân hoặc tổ dân phố. Tổ nhân dân hoặc tổ dân phố là cụm dân cư do Trưởng ấp đề nghị UBND xã xem xét quyết định công nhận, để giúp cho ấp trong việc giữ gìn an ninh trật tự, hòa giải những việc tranh chấp nhỏ trong tổ (mỗi tổ nhân dân hoặc tổ dân phố có không quá 40 hộ).
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRƯỞNG ẤP, PHÓ TRƯỞNG ẤP
Điều 6. Trưởng ấp, Phó trưởng ấp có nhiệm vụ, quyền hạn:
1 -Trưởng ấp:
- Giúp UBND xã tổ chức, tuyên truyền và hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Lắng nghe và phản ánh các kiến nghị tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với các cơ quan của Đảng và Nhà nước xem xét giải quyết.
- Giúp UBND xã quản lý đất đai, tài nguyên, dân số, lao động đời sống của nhân dân và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để UBND xã xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đạt kết quả cao.
- Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các hội hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm để tăng năng suất, hiệu quả. Khuyến khích tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, cải thiện đời sống, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
- Giúp UBND xã thực hiện tốt công tác giáo dục, quan tâm đến trường lớp, tạo điều kiện giúp đỡ thầy cô giáo, vận động nhân dân có con em đến tuổi đi học, nâng cao dân trí, giúp UBND xã thực hiện tốt chương trình văn hóa -xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
- Tổ chức, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân ; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giữ gìn truyền thống tình làng, nghĩa xóm; giúp đỡ chăm sóc gia đình chính sách, gia đình bộ đội tại ngũ và các gia đình có hoàn cảnh neo đơn, tích cực vận động đóng góp giúp nhân đạo.
- Giúp UBND quản lý hộ tịch và công an xã quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, giải quyết tạm trú, tạm vắng theo hướng dẫn của các ngành chuyên môn cấp trên.
- Phối hợp với các đoàn thể hòa giải các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân trừ các loại vụ việc không thuộc thẩm quyền .
- Thường xuyên báo cáo công việc làm được và những tồn tại về UBND xã quy định; hoặc khi có tình hình đột xuất nghiêm trọng phải báo cáo ngay cho UBND xử lý.
- Định kỳ 6 tháng báo cáo công tác và tự phê bình kiểm điểm trước hội nghị ấp.
2- Phó trưởng ấp giúp trưởng ấp về công tác an ninh trật tự xã hội, nhắc nhỡ nhân nhân dân nâng cao cảnh giác, xây dựng phong trào an ninh tổ quốc, tham gia xây dựng an ninh xung kích, quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, tạm trú tạm vắng; phối hợp với lực lượng tự vệ tuần tra canh gác bảo vệ tài sản nhà nước, tài sản nhân dân, các cơ sở cộng đồng và công trình văn hóa thuộc phạm vi trong ấp, kịp thời phát hiện và ngăn chặn bọn xấu phá rối an ninh trật tự, tung tin đồn nhảm, khi có việc vi phạm nghiêm trọng về an ninh, trật tự, phối hợp lượng dân quân tự vệ để kịp thời ngăn chặn và báo cáo ngay cho ủy ban nhân dân xã.
Đối với cấp phường do tính chất đô thị, công an thành phố bố trí cảnh sát khu vực theo quy định chung. Cảnh sát khu vực làm việc theo quy định của ngành công an, giữ mối quan hệ cộng tác chặt chẽ với khu vực, cảnh sát khu vực kiêm phó khu vực phụ trách an ninh trật tự xã hội.
3- Phó trưởng ấp giúp trưởng ấp về công tác quân sự, vận động nhân dân thực hiện tốt Luật Nghĩa vụ quân sự, thực hiện công tác tuyển quân theo Luật Nghĩa vụ quân sự, quản lý thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động; lãnh đạo và tạo điều kiện cho lượng dân quân tự vệ tuần tra canh gác bảo vệ an ninh trật tự, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật; thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội.
Điều 7. Ấp xây dựng hương ước, quy ước về công việc thuộc nội bộ nhân dân trong ấp, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh.
Hương ước, quy ước do nhân dân xây dựng, Chủ tịch HĐND xã đề nghị và Chủ tịch UBND huyện phê duyệt hương ước, quy ước đó.
Điều 8. Ấp có thể thành lập Ban hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết, các tổ chức này do dân bầu, Trưởng ấp phối hợp với Ban công tác Mặt trận quản lý, chỉ đạo.
Điều 9. Chế độ chính sách đối với Trưởng ấp, Phó trưởng ấp:
1- Trưởng ấp 140.000đ/tháng; Phó trưởng ấp 120.000đ/tháng.
2- Khi thừa hành nhiệm vụ được hưởng các quyền lợi về vật chất và các chế 9ộ khác theo chính sách hiện hành.
3- Được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, các khoản chi phí cho học tập và bồi dưỡng do ngân sách xã đài thọ.
Chương III
TIÊU CHUẨN, LỀ LỐI LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA TRƯỞNG ẤP, PHÓ TRƯỞNG ẤP
Điều 10. Tiêu chuẩn của Trưởng ấp và Phó trưởng ấp:
- Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi.
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Có trình độ văn hóa hết lớp 5 trở lên, hiểu biết về quản lý Nhà nước, kinh tế xã hội, phong tục tập quán của nhân dân trong ấp.
- Gương mẫu chấp hành pháp luật; có năng lực thực hiện được nhiệm vụ, kiên quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, được nhân dân tín nhiệm.
Điều 11. Lề lối làm việc của Trưởng ấp, Phó trưởng ấp:
- Trưởng ấp, Phó trưởng ấp chịu sự lãnh đạo về chính trị của Chi bộ hoặc Tổ đảng tại ấp. Dưới sự quản lý toàn diện và điều hành trực tiếp của UBND xã, trực tiếp trao đổi góp ý kiến giải quyết các vấn đề tại tổ nhân dân, phối hợp với mặt trận, các đoàn thể ở ấp để thực hiện công việc đồng bộ, phục vụ yêu cầu lợi ích chung của nhân dân và nhiệm vụ do UBND xã giao.
- Thường xuyên quan hệ với từng hộ gia đình, trực tiếp trao đổi, góp ý kiến giải quyết về an ninh, trật tự, quản lý tạm trú tam vắng, giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
- Định kỳ sáu tháng hoặc bất thường tổ chức họp dân để phổ biến cho các tổ nhân dân, tổ dân phố và nhân dân trong ấp biết kết quả hoạt động của Ban nhân dân ấp và những chủ trương, kế hoạch của UBND xã, các đoàn thể ở ấp được mời tham dự các cuộc họp dân để đóng góp ý kiến những việc có liên quan.
- Trưởng ấp, phó trưởng ấp trực tiếp hướng dẫn, giải thích cho nhân dân đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; những vấn đề vượt quá quyền hạn phải báo cáo lên xã xem xét giải quyết.
Điều 12. Trưởng ấp, Phó trưởng ấp có sổ ghi chép để theo dõi từng công việc cụ thể như :
- Sổ ghi biên bản các cuộc họp ;
- Sổ theo dõi tạm trú, tạm vắng ;
- Sổ ghi danh sách các hộ trong ấp ;
- Sổ ghi tài sản của ấp và những công trình của ấp quản lý ;
- Sổ theo dõi về các hộ trong ấp thực hiện các nghĩa vụ Nhà nước quy định .
Toàn bộ giấy tờ, sổ sách ghi chép liên quan đến công việc phải bảo quản, giữ gìn. Khi thay đổi người, phải bàn giao đầy đủ cho người mới. Kể cả công việc đang làm chưa xong.
Điều 13. Mối quan hệ công tác của Trưởng ấp và Phó trưởng ấp:
1- Đối với UBND xã:
UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với Trưởng ấp, Phó trưởng ấp.
- Trưởng ấp, Phó trưởng ấp phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND xã. Chấp hành nghiêm chỉnh các mặt công tác do UBND xã giao.
- Hàng tháng theo định kỳ UBND xã, phường, thị trấn làm việc với Trưởng ấp, Phó trưởng ấp để nghe báo cáo kết quả hoạt động và kiến nghị của tổ nhân dân, tổ dân phố, báo cáo tình hình kết quả công tác, những kiến nghị và tồn tại trong thời gian qua, phổ biến chủ trương, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế, khi có những vấn đề mới phát sinh trong ấp, phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND xã.
2- Đối với tổ chức Đảng ở ấp :
Trưởng ấp, Phó trưởng ấp phải thường xuyên báo cáo, xin ý kiến với Tổ đảng hoặc Chi bộ ở ấp việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong địa bàn ấp.
3- Đối với mặt trận, các đoàn thể ở ấp:
Trưởng ấp, Phó trưởng ấp phối hợp với tổ chức mặt trận, các đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động giáo dục phổ biến cho nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và các kế hoạch công tác của UBND xã./.
Quyết định 1838/1998/QĐ-UB về bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực do tỉnh Cần Thơ ban hành
Số hiệu: | 1838/1998/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cần Thơ |
Người ký: | Võ Hoàng Xinh |
Ngày ban hành: | 04/08/1998 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1838/1998/QĐ-UB về bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Trưởng ấp, khu vực do tỉnh Cần Thơ ban hành
Chưa có Video