ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1733/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 17 tháng 5 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/2022/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2021 - 2026;
Căn cứ Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động kiểm soát TTHC trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 400/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 114/TTr-SYT ngày 13 tháng 5 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế (Phụ lục đính kèm).
2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này từ ngày ký ban hành./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA 01 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ DINH DƯỠNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ
Y TẾ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 1733/QĐ-UBND ngày 17/5/2024 của Chủ tịch UBND
tỉnh)
1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về thời hạn giải quyết: đề nghị giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính này được công bố tại Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc (giảm 05 ngày làm việc).
Lý do: qua quá trình giải quyết thủ tục hành chính, thời gian 20 ngày làm việc là còn dài so với thực tế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, thời gian cho tổ chức/cá nhân và cơ quan nhà nước khi thực hiện TTHC, đề nghị cắt giảm khoảng thời gian này từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc, Quy trình xử lý TTHC với trình tự như sau:
* Đối với thủ tục hành chính cấp tỉnh
Ghi chú: (1): Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận hồ sơ; (2): Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh chuyển hồ sơ đến Lãnh đạo phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và tổ chức thẩm định cơ sở; (4): Lãnh đạo cơ quan xem xét, phê duyệt Giấy chứng nhận, chuyển đến Văn thư; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. (6): Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tiếp nhận kết quả và trả cho công dân. |
* Đối với thủ tục hành chính cấp huyện
Ghi chú: (1): Bộ phận Một cửa cấp huyện tiếp nhận hồ sơ; (2): Bộ phận Một cửa cấp huyện chuyển hồ sơ đến Lãnh đạo phòng chuyên môn; (3): Phòng chuyên môn xử lý hồ sơ và tổ chức thẩm định cơ sở; (4): Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, phê duyệt Giấy chứng nhận, chuyển đến Văn thư; (5): Văn thư vào sổ, chuyển trả kết quả đến Bộ phận Một cửa cấp huyện. (6): Bộ phận Bộ phận Một cửa cấp huyện tiếp nhận kết quả và trả cho công dân. |
2. Kiến nghị thực thi
Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế có quy định như sau:
“a) Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền;
Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
đ) Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
e) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.”
Do đó, theo nội dung tại điểm 1 Mục I của Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nêu trên, đề nghị sửa đổi nội dung tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ như sau:
“a) Lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
b) Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ sở trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp quá 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo, cơ sở không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì hồ sơ của cơ sở không còn giá trị. Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ mới để được cấp Giấy chứng nhận nếu có nhu cầu.
c) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định hoặc ủy quyền thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này trong thời hạn 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp ủy quyền thẩm định cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới thì phải có văn bản ủy quyền.
Đoàn thẩm định do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập có từ 03 đến 05 người. Trong đó có ít nhất 02 thành viên làm công tác về an toàn thực phẩm (có thể mời chuyên gia phù hợp lĩnh vực sản xuất thực phẩm của cơ sở tham gia đoàn thẩm định cơ sở).
d) Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
đ) Trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.
Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương;
e) Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.”
3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa ước tính: 4.766.853.186 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa ước tính: 3.801.547.586 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm cho cá nhân, tổ chức ước tính: 965.305.600 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết TTHC ước tính: 20,25 %.
Quyết định 1733/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 1733/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Lâm Hải Giang |
Ngày ban hành: | 17/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1733/QĐ-UBND năm 2024 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực An toàn thực phẩm và dinh dưỡng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Y tế tỉnh Bình Định
Chưa có Video