ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 22 tháng 01 năm 2020 |
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BAN DÂN TỘC TỈNH BẮC GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 01/TTr-BDT ngày 06/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang (có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân tộc; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN LIÊN THÔNG TRONG LĨNH VỰC
DÂN TỘC GIỮA CẤP XÃ, CẤP HUYỆN VÀ CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày
/01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TT |
Lĩnh vực/thủ tục hành chính |
Loại hình liên thông |
Thời hạn giải quyết |
Thời hạn giải quyết của các cơ quan, các cấp (sau cắt giảm) |
Phí, lệ phí |
Thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích |
Ghi chú |
|||||
Theo quy định |
Sau cắt giảm |
Cấp xã |
Cấp huyện |
Cấp tỉnh |
Tiếp nhận hồ sơ |
Trả kết quả |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
||
1 |
1 |
Công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số |
3 cấp |
15 ngày |
15 ngày |
05 ngày |
05 ngày |
- Ban Dân tộc: 05 ngày - UBND tỉnh: phê duyệt trước ngày 15/12 |
Không |
x |
x |
|
2 |
2 |
Đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số |
3 cấp |
15ngày |
15 ngày |
05 ngày |
05 ngày |
Ban Dân tộc 05 ngày
|
Không |
|
|
|
3 |
3 |
Thủ tục hành chính xác định đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn |
3 cấp |
30 ngày |
30 ngày |
10 ngày |
10 ngày |
Ban Dân tộc 10 ngày
|
Không |
|
|
|
PHẦN II. NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục Công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
1. 1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Lập danh sách đề nghị công nhận người có uy tín. Căn cứ hướng dẫn của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn chủ trì tổ chức họp dân (có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) phổ biến về nội dung chính sách, tiêu chí, điều kiện bình chọn người có uy tín quy định tại Điều 4 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và tiến hành đề cử danh sách bình chọn người có uy tín (theo Mẫu số 01 của Phụ lục I kèm theo Quyết định này) gửi Trưởng ban công tác mặt trận thôn.
Khi nhận được danh sách đề cử bình chọn người có uy tín của Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn chủ trì tổ chức họp liên tịch với sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn tiến hành bình chọn (theo Mẫu số 02 của Phụ lục I kèm theo Quyết định này) và lập hồ sơ đề nghị công nhận người có uy tín (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị và biên bản họp liên tịch theo Mẫu số 02) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Kiểm tra kết quả bình chọn, đề nghị công nhận người có uy tín
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với các ban, ngành liên quan của xã kiểm tra kết quả bình chọn của các thôn (theo Mẫu số 03 của Phụ lục I kèm theo Quyết định này) và lập hồ sơ (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị kèm theo danh sách và biên bản theo Mẫu số 03) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị, danh sách theo Mẫu số 04 và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các xã) gửi Cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ, trình công nhận người có uy tín
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các huyện, Cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp, thống nhất với cơ quan công an cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành chức năng liên quan hoàn thiện hồ sơ (01 bộ gồm: tờ trình, dự thảo Quyết định kèm theo danh sách đề nghị công nhận người có uy tín theo Mẫu số 04 của Phụ lục I kèm theo Quyết định này và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các huyện), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định công nhận, phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh trước ngày 15 tháng 12 của năm và gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp chung theo quy định
1.2. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, trực tuyến, qua bưu điện.
1.3. Thành phần hồ sơ
+ Tờ trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Dự thảo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín;
+ Biểu tổng hợp danh sách người có uy tín đề nghị phê duyệt (theo Biểu mẫu 04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg);
+ Bản tổng hợp hồ sơ của các huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
1.4. Thời hạn giải quyết:15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 của năm bình chọn, công nhận người có uy tín theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 6 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg.
1.5. Đối tượng thực hiện:Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc
1.6. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã
1.7. Kết quả:Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận, phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
1.8. Phí, lệ phí: Không
1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: không
1.10. Yêu cầu điều kiện:
- Yêu cầu:
+ Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam;
+ Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
+ Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc;
+ Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;
+ Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.
- Điều kiện:
+ Mỗi thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số được bình chọn 01 (một) người có uy tín;
+ Trường hợp thôn không đủ điều kiện quy định tại điểm a Khoản 3 Điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg hoặc có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định số lượng người có uy tín được bình chọn, nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn không vượt quá tổng số thôn của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
1.11. Căn cứ Pháp lý:
Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Thủ tục đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
2.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín
Khi có các trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 6 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn chủ trì tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập biên bản họp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị, biên bản họp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II và các giấy tờ có liên quan) đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín;
Bước 2: Kiểm tra, lập hồ sơ đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị, biên bản theo Mẫu số 07 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này và các giấy tờ liên quan) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị kèm theo danh sách và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của xã) gửi Cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh;
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ, trình ban hành quyết định đưa ra khỏi danh sách người có uy tín. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của huyện, Cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan công an cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành chức năng liên quan hoàn thiện hồ sơ (01 bộ gồm: tờ trình kèm theo danh sách đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín; dự thảo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các huyện và các giấy tờ có liên quan khác), thống nhất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh và gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp theo quy định
2.2. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, trực tuyến, qua bưu điện.
2.3. Thành phần hồ sơ
+ Tờ trình Chủ tịch UBND tỉnh kèm theo danh sách đề nghị đưa ra khỏi danh sách người có uy tín;
+ Dự thảo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra khỏi danh sách người có uy tín;
+ Bản tổng hợp hồ sơ của các huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Các giấy tờ/tài liệu liên quan khác (nếu có).
2.4. Thời hạn giải quyết: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
2.5. Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc
2.6. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã.
2.7. Kết quả: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
2.8. Phí, lệ phí: Không
2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: không
2.10. Yêu cầu điều kiện:
- Người có uy tín chết;
- Người có uy tín đã chuyển nơi khác sinh sống hoặc do sức khỏe yếu, tự nguyện xin rút khỏi danh sách người có uy tín (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này);
- Người có uy tín vi phạm pháp luật;
- Người có uy tín mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Người có uy tín giảm sút uy tín, không đảm bảo đủ các tiêu chí theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg.
2.11. Căn cứ Pháp lý:
Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Trưởng thôn tổ chức họp mời đại diện tất cả các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách của thôn có trong danh sách hộ nghèo của xã, thông báo về nội dung chính sách và chỉ đạo của xã trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận chỉ đạo của xã. Các hộ đăng ký với trưởng thôn nhu cầu hưởng chính sách hỗ trợ; trưởng thôn lập danh sách các hộ đăng ký. Thời gian hoàn thành trong 3 ngày làm việc kể từ ngày thôn tổ chức họp thông báo về nội dung chính sách và chỉ đạo của xã.
Bước 2: Trưởng thôn tổ chức họp thôn bình xét công khai có đại diện của các tổ chức chính trị - xã hội tại thôn, đại diện một số hộ gia đình có trong danh sách; Trưởng thôn lập hồ sơ (gồm biên bản họp bình xét và danh sách theo thứ tự ưu tiên những hộ thuộc diện gia đình chính sách, hộ khó khăn hơn) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian hoàn thành trong 2 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đăng ký.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, tổng hợp hồ sơ của các thôn, tổ chức kiểm tra quy trình bình xét ở thôn; lập danh sách thứ tự ưu tiên tại xã có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; lập 02 bộ hồ sơ (gồm văn bản đề nghị kèm theo danh sách) gửi 01 bộ cho Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện và 01 bộ niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời gian hoàn thành trong 10 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các thôn.
Bước 4: Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện rà soát, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp nhu cầu của các xã, lập hồ sơ (gồm văn bản đề nghị kèm theo danh sách của từng xã chi tiết đến từng hộ, từng thôn) gửi Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh. Thời gian hoàn thành trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các xã.
Bước 5: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 2085/QĐ-TTg, đồng thời lập Đề án gửi Uỷ ban Dân tộc thẩm tra. Thời gian hoàn thành trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cấp huyện.
3.2. Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp, trực tuyến, qua bưu điện.
3.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản đề nghị phê duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách
- Danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 2085/QĐ-TTg do Uỷ ban nhân dân cấp huyện lập.
3.4. Thời hạn giải quyết: 37 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
3.5. Đối tượng thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Dân tộc
3.6. Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Ban Dân tộc, ủy ban nhân dân huyện.
3.7. Kết quả: Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định 2085/QĐ-TTg
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: không
3.10. Yêu cầu điều kiện: Thực hiện chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số và hộ nghèo người Kinh ở xã KV III, các thôn, bản đặc biệt khó khăn của các xã KV II. Chính sách thực hiện trên địa bàn 06 huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên.
3.11. Căn cứ Pháp lý:
- Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của TTCP Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
- Thông tư 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
- Quyết định 1610/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết định 154/QĐ-UBND năm 2020 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
Số hiệu: | 154/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký: | Nguyễn Thị Thu Hà |
Ngày ban hành: | 22/01/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 154/QĐ-UBND năm 2020 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
Chưa có Video