ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 27 tháng 02 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-BTP ngày 19 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;
Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021 (Có Chương trình kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 148/QĐ-UBND ngày 27/02/2021 của UBND tỉnh
Tuyên Quang)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đầy đủ các nhiệm vụ công tác tư pháp đã được xác định trong Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp (sau đây viết tắt là Sở/Ngành Tư pháp) đã được giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2021 đã được xác định tại Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021 của Bộ Tư pháp.
- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và đảm bảo tính khả thi.
- Phân công trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2021
1. Bám sát các chủ trương của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở/Ngành tư pháp tỉnh Tuyên Quang; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định, hoàn thiện pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trong đó chú trọng cả những chính sách, quy định pháp luật ngay từ khi dự thảo; thực hiện hiệu quả chủ trương Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đi đôi với xã hội hóa hoạt động PBGDPL.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; tạo điều kiện thuận lợi và sự tin cậy của người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, xử lý vi phạm hành chính với trọng tâm là xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
3. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.
4. Tiếp tục nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các mặt công tác; khắc phục cơ bản mâu thuẫn giữa việc tăng khối lượng công việc với số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp và pháp luật. Thực hiện tốt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021
1. Tham mưu giúp chính quyền địa phương triển khai thi hành hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn; tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Tuyên Quang để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công tác quản lý hệ thống pháp luật của cơ quan nhà nước.
3. Đánh giá 03 năm triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022; tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, gắn với công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính; tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng để kịp thời trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được phân cấp. Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Hòa giải ở cơ sở; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chú trọng phổ biến các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, trình tự, thủ tục, kỹ năng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ; các văn bản pháp luật mới được ban hành, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, xuất phát từ nhu cầu của người dân; tập trung phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Tạo sự chuyển biến về chất trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc đảm bảo quyền được tiếp cận pháp luật của người dân. Nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở; phấn đấu tăng tỷ lệ các vụ việc hòa giải thành, góp phần quan trọng trong việc ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong lĩnh vực công chứng, đấu giá tài sản; tham gia ý kiến, góp ý xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi); triển khai Nghị quyết số 172/NQ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng; tiếp tục tham mưu xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng tại địa phương. Triển khai hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Chỉ thị số 40/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản. Phát huy vai trò, trách nhiệm tự quản và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội công chứng viên tỉnh. Xây dựng Đề án phát triển các Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) giai đoạn 2015 ‑ 2025; nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL và năng lực cho đội ngũ thực hiện TGPL để góp phần bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động này.
Triển khai thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2020- 2025, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Xây dựng Trang thông tin điện tử “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang”.
6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, nhất là lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; ứng dụng có hiệu quả phần mềm Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung; triển khai thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy, chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu hộ tịch điện tử tại địa phương, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
7. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của ngành tư pháp từ tỉnh đến cơ sở theo các Nghị định mới của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tư pháp và các quy định có liên quan. Tiếp tục nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ Sở/Ngành Tư pháp các cấp trong tham mưu giải quyết các vấn đề pháp chế và tư pháp; tiếp tục thực hiện tốt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
8. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Sở/Ngành Tư pháp; xây dựng, nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; ưu tiên tập trung nguồn lực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Sở/Ngành tư pháp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19.
1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục đổi mới tư duy, lề lối làm việc, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, tận dụng tốt các cơ hội để đưa công tác tư pháp ngày càng phát triển bền vững. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời các chương trình, kế hoạch công tác để cụ thể hóa nhiệm vụ được giao và theo yêu cầu, bảo đảm tính khả thi, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở.
3. Ứng dụng mạnh mẽ, tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, công nghệ số vào công tác của Ngành, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành, chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, gửi/nhận văn bản điện tử và cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
4. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp, pháp chế; chủ động, kịp thời báo cáo, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Tăng cường đoàn kết, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính. Phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý nghiêm khắc các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm. Đồng thời, kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân nỗ lực đạt kết quả cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
1. Căn cứ Chương trình này, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền kế hoạch thực hiện chương trình công tác tư pháp năm 2021 và các Kế hoạch theo từng chuyên đề, lĩnh vực theo quy định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình này.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm ban hành kế hoạch triển khai công tác tư pháp năm 2021 và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả tại địa phương; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện và phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện có hiệu quả Chương trình này.
4. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thực Chương trình này, định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
Quyết định 148/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021
Số hiệu: | 148/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Hoàng Việt Phương |
Ngày ban hành: | 27/02/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 148/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021
Chưa có Video