ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2021/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 5 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
Căn cứ Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1203/TTr-SGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2021; của Sở Nội vụ tại Công văn số 1065/SNV-TBBC&TCPCP ngày 29 tháng 3 năm 2021 và thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 1568/STP-KTrVB ngày 26 tháng 4 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2021; và thay thế Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
1. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Department of Education and Training HCMC (viết tắt DOET HCMC).
Trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo đặt tại số 66 - 68 đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân Thành phố:
a) Quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục, phân luồng, hướng nghiệp học sinh tại Thành phố phù hợp với chiến lược phát triển ngành giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố;
b) Quyết định mức thu học phí hằng năm đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phố theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định biên chế công chức của cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;
d) Phê duyệt tổng số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố;
b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ngành, lĩnh vực trên địa bàn Thành phố trong phạm vi quản lý của sở;
c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức;
d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở;
đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố theo phân công.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục; phương án tích hợp nội dung về mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo vào quy hoạch thành phố theo Luật Quy hoạch và các quy định có liên quan; kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được phân công trên phạm vi địa bàn Thành phố; các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền;
b) Văn bản chấp thuận về việc thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học; trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu của trường cao đẳng sư phạm trên địa bàn;
c) Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với thực tiễn của địa phương;
d) Phê duyệt Phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
5. Phối hợp Sở Nội vụ tổng hợp số lượng người làm việc hàng năm của các cơ sở giáo dục công lập trong kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của pháp luật.
7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với các cơ sở đại học; trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố theo phân cấp của Chính phủ.
8. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và người có chức danh theo dõi giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
9. Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.
10. Tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.
11. Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về thống kê, công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
12. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
13. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; kế hoạch, chương trình, dự án, đề án và các nội dung khác về giáo dục sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
14. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; công tác tuyển sinh, thi, cấp, thu hồi văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
15. Quản lý về chuyên môn đối với việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên của các trung tâm cấp huyện (quận) theo quy định.
16. Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú thành phố, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện (quận) có cấp trung học phổ thông, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn (trừ các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, trường đại học, trường cao đẳng hoạt động trong khuôn viên của trường), cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (trừ cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); cấp, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục sư phạm trình độ trung cấp theo quy định.
17. Quyết định công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh và thủ tục do pháp luật quy định.
18. Công nhận, không công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông trên địa bàn.
19. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định đình chỉ hoạt động đối với các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
20. Chủ trì xây dựng kế hoạch hằng năm về số lượng người làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo và của các cơ sở giáo dục trực thuộc, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm cho các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định; hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục do Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý theo quy định.
21. Xây dựng dự toán ngân sách giáo dục, quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; duyệt quyết toán, thông báo quyết toán năm và tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ sở giáo dục trực thuộc; phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định, cân đối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm cửa địa phương trình cấp có thẩm quyền; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc cấp, sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính hợp pháp khác cho giáo dục trên địa bàn Thành phố.
22. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trực thuộc; quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật. Chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý nhà giáo và người học, thực hiện chính sách phát triển giáo dục thuộc phạm vi quản lý trước Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo và xã hội.
23. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
24. Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thẩm định thành lập, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoặc cho phép thành lập, cho phép tổ chức lại, cho phép giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
25. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ.
26. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao và theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 4. Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Sở Giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, là Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh do Hội đồng nhân dân Thành phố bầu, là người đứng đầu Sở Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo
Sở Giáo dục và Đào tạo gồm các đơn vị, cơ quan thuộc và trực thuộc như sau:
1. Các đơn vị thuộc Cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Văn phòng;
b) Thanh tra;
c) Phòng Tổ chức cán bộ;
d) Phòng Kế hoạch Tài chính;
đ) Phòng Chính trị, tư tưởng;
e) Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;
g) Phòng Giáo dục Mầm non;
h) Phòng Giáo dục Tiểu học;
i) Phòng Giáo dục Trung học;
k) Phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp và Đại học;
l) Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập.
2. Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo (phụ lục đính kèm).
1. Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế này.
3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phân công hoặc ủy quyền; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo lên Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân thành phố; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
5. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và Phó của cấp Trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc theo quy định.
6. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ, tin học do người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc.
7. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục, gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết giáo dục, đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục, cấp giấy chứng nhận hoặc không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
8. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép, xác nhận, đăng ký, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định của pháp luật và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận, bổ sung, kiện toàn hội đồng trường, công nhận chủ tịch hội đồng trường đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú thành phố, trường phổ thông dân tộc nội trú huyện (quận) có cấp trung học phổ thông.
10. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Điều 7. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn của các cơ quan chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo sự thống nhất của ngành trong cả nước và sự phân cấp quản lý của Trung ương. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả hoạt động và kế hoạch công tác định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dự đầy đủ các cuộc họp, hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo triệu tập.
2. Về các chủ trương lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố để triển khai thực hiện. Các chủ trương lớn của Ủy ban nhân dân Thành phố có liên quan đến nghiệp vụ quản lý ngành, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phải báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để có hướng dẫn chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa nhất trí với chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc những chủ trương quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà Sở Giáo dục và Đào tạo xét thấy không phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố hoặc chưa thống nhất với chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời báo cáo và đề xuất kiến nghị cụ thể để Ủy ban nhân dân Thành phố làm việc với Bộ trưởng hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 8. Đối với Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố
1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo những vấn đề liên quan đến ngành giáo dục và đào tạo của Thành phố cho Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng nhân dân Thành phố; chuẩn bị các nội dung để trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố những vấn đề liên quan đến ngành giáo dục và đào tạo.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố đối với các hoạt động quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình và kế hoạch tổ chức hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo cho Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định; tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ủy ban nhân dân Thành phố triệu tập, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị, công văn của Ủy ban nhân dân Thành phố đối với các vấn đề có liên quan đến cơ quan, đơn vị trong ngành giáo dục và đào tạo Thành phố.
3. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Sở và những vấn đề đang được bàn bạc giữa các Giám đốc Sở - ngành hoặc giữa Giám đốc sở với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận và thành phố Thủ Đức chưa nhất trí, tùy theo tính chất và phạm vi vấn đề Giám đốc Sở báo cáo, xin ý kiến Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, quyết định.
Điều 9. Đối với sở, ban, ngành Thành phố
1. Mối quan hệ giữa các sở, ban, ngành là quan hệ phối hợp và tạo điều kiện cho nhau cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực cộng tác và đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy ban nhân dân Thành phố giao.
2. Khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở có liên quan đến sở, ban, ngành khác, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động bàn bạc, lấy ý kiến Thủ trưởng các sở, ban, ngành đó (bằng văn bản). Quá thời hạn lấy ý kiến mà sở, ban, ngành phối hợp không trả lời thì xem như đồng ý với ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan thuộc phạm vi chức năng tham mưu quản lý nhà nước và phạm vi quản lý nhà nước của sở, ban, ngành.
Điều 10. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, quận và thành phố Thủ Đức
1. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân huyện, quận và thành phố Thủ Đức thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực do Sở Giáo dục và Đào tạo phụ trách theo nội dung được phân cấp quản lý, tạo điều kiện để các Ủy ban nhân dân huyện, quận và thành phố Thủ Đức làm tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý ngành, lĩnh vực công tác trên địa bàn địa phương.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận và thành phố Thủ Đức.
3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp làm việc với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận và thành phố Thủ Đức hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở làm việc và giải quyết những vấn đề liên quan công việc thuộc ngành quản lý; nếu có ý kiến khác nhau, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Điều 11. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận và thành phố Thủ Đức căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương có trách nhiệm phối hợp thực hiện đúng nội dung Quy chế này.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện, nếu xét thấy cần thiết, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét quyết định việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy chế này cho phù hợp với yêu cầu, thực tiễn và quy định của pháp luật hiện hành./.
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
1. Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân
2. Trường Trung học phổ thông Trưng Vương
3. Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa
4. Trường Trung học phổ thông Ten Lơ Man
5. Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh
6. Trường Trung học phổ thông Giồng Ông Tố
7. Trường Trung học phổ thông Thủ Thiêm
8. Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn
9. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai
10. Trường Trung học phổ thông Marie Curie
11. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Diệu
12. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi
13. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ
14. Trường Trung học phổ thông Hùng Vương
15. Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong
16. Trường Trung học phổ thông Trần Khai Nguyên
17. Trường Trung học phổ thông Trần Hữu Trang
18. Trường Trung học phổ thông Mạc Đĩnh Chi
19. Trường Trung học phổ thông Bình Phú
20. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành
21. Trường Trung học phổ thông Phạm Phú Thứ
22. Trường Trung học phổ thông Lê Thánh Tôn
23. Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền
24. Trường Trung học phổ thông Tân Phong
25. Trường Trung học phổ thông Nam Sài Gòn
26. Trường Trung học phổ thông Lương Văn Can
27. Trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự
28. Trường Trung học phổ thông Tạ Quang Bửu
29. Trường Trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định
30. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh
31. Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt
32. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ
33. Trường Trung học phổ thông Phước Long
34. Trường Trung học phổ thông Long Trường
35. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Tăng
36. Trường Trung học phổ thông Dương Văn Thì
37. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Du
38. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến
39. Trường Trung học phổ thông Nguyễn An Ninh
40. Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Sương Nguyệt Anh
41. Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Diên Hồng
42. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền
43. Trường Trung học phổ thông Nam Kỳ Khởi Nghĩa
44. Trường Trung học phổ thông Trần Quang Khải
45. Trường Trung học phổ thông Thạnh Lộc
46. Trường Trung học phổ thông Võ Trường Toản
47. Trường Trung học phổ thông Trường Chinh
48. Trường Trung học phổ thông Thanh Đa
49. Trường Trung học phổ thông Gia Định
50. Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu
51. Trường Trung học phổ thông Phan Đăng Lưu
52. Trường Trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám
53. Trường Trung học phổ thông Trần Văn Giàu
54. Trường Trung học phổ thông Gò Vấp
55. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Công Trứ
56. Trường Trưng học phổ thông Trần Hưng Đạo
57. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực
58. Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt
59. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu
60. Trường Trung học phổ thông Bà Điểm
61. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ
62. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Tiến
63. Trường Trung học phổ thông Phạm Văn Sáng
64. Trường Trung học phổ thông Hồ Thị Bi
65. Trường Trung học phổ thông Phú Nhuận
66. Trường Trung học phổ thông Hàn Thuyên
67. Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc
68. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thượng Hiền
69. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Chí Thanh
70. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Bình
71. Trường Trung học phổ thông Trần Phú
72. Trường Trung học phổ thông Tân Bình
73. Trường Trung học phổ thông Tây Thạnh
74. Trường Trung học phổ thông Lê Trọng Tấn
75. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân
76. Trường Trung học phổ thông Thủ Đức
77. Trường Trung học phổ thông Tam Phú
78. Trường Trung học phổ thông Hiệp Bình
79. Trường Trung học phổ thông Đào Sơn Tây
80. Trường Trung học phổ thông Linh Trung
81. Trường Trung học phổ thông Bình Chiểu
82. Trường Trung học phổ thông An Nhơn Tây
83. Trường Trung học phổ thông Củ Chi
84. Trường Trung học phổ thông Trung Phú
85. Trường Trung học phổ thông Quang Trung
86. Trường Trung học phổ thông Trung Lập
87. Trường Trung học phổ thông Phú Hòa
88. Trương Trung học phổ thông Tân Thông Hội
89. Trường Trung học phổ thông Đa Phước
90. Trường Trung học phổ thông Bình Chánh
91. Trường Trung học phổ thông Lê Minh Xuân
92. Trường Trung học phổ thông Tân Túc
93. Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc B
94. Trường Trung học phổ thông năng khiếu thể dục thể thao huyện Bình Chánh
95. Trường Trung học phổ thông Phong Phú
96. Trường Trung học phổ thông An Lạc
97. Trường Trung học phổ thông Vĩnh Lộc
98. Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh
99. Trường Trung học phổ thông Bình Hưng Hòa
100. Trường Trung học phổ thông Bình Tân
101. Trường Trung học phổ thông Bình Khánh
102. Trường Trung học phổ thông Cần Thạnh
103. Trường Trung học phổ thông An Nghĩa
104. Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Thạnh An
105. Trường Trung học phổ thông Long Thới
106. Trường Trung học phổ thông Phước Kiển
107. Trường Trung học phổ thông Dương Văn Dương
108. Trường Trung học phổ thông năng khiếu Thể dục Thể thao
Khối Trung tâm Giáo dục thường xuyên
109. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Lê Quý Đôn
110. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An
111. Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tiếng Hoa
112. Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Lê Thị Hồng Gấm
113. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho Người Khuyết tật
114. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh
115. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập quận Tân Bình
116. Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu
117. Trường Mầm non 19/5 Thành phố
118. Trường Mầm non Thành phố
119. Trường Mầm non Nam Sài Gòn
120. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh
121. Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12
122. Trường Trung cấp Bách Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
123. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
124. Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
125. Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh
126. Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức
127. Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
128. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
129. Trung tâm Thông tin và Chương trình giáo dục
Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 14/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thành Phong |
Ngày ban hành: | 18/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Chưa có Video