HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132-HĐBT |
Hà Nội , ngày 05 tháng 5 năm 1990 |
VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng 4 tháng 7 năm 1981;
Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước cho phù hợp với tình hình đô thị của nước
ta hiện nay;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tổ chức của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây:
1- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định.
2- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn).
3- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tư 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.
4- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị.
5- Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng.
Điều 2. Đô thị được chia thành 5 loại như sau:
1- Đô thị loại I: là đô thị rất lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch - dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước.
- Dân số: từ 1 triệu trở lên.
- Có tỷ suất hàng hoá cao, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trở lên trong tổng số lao động.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ.
- Mật độ dân cư bình quân 15.000 người/km2 trở lên.
2- Đô thị loại II: Là đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch - dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ.
- Dân số: từ 35 vạn đến dưới 1 triệu.
- Sản xuất hàng hoá phát triển, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 90% trong tổng số lao động.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng nhiều mặt tiến tới đồng bộ.
- Mật độ dân cư bình quân 12.000 người/km2 trở lên.
3- Đô thị loại III: Là đô thị trung bình lớn, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, du lịch - dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh, hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ.
- Dân số: từ 10 vạn đến dưới 35 vạn (vùng núi có thể thấp hơn).
- Sản xuất hàng hoá tương đối phát triển, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80% trở lên trong tổng số lao động.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt.
- Mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn).
4- Đô thị loại IV: Là đô thị trung bình nhỏ, trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ, công nghiệp, thương nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng trong tỉnh.
- Dân cư: từ 3 vạn đến dưới 10 vạn (vùng núi có thể thấp hơn).
- Là nơi sản xuất hàng hoá, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 70% trở lên trong tổng số lao động.
- Đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng từng phần.
- Mật độ dân cư 8.000 người/km2 trở lên (vùng núi có thể thấp hơn).
5- Đô thị loại V: Là đô thị nhỏ, trung tâm tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp..., có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong tỉnh hoặc một vùng trong huyện.
- Dân số từ 4.000 đến dưới 3 vạn (vùng núi có thể thấp hơn).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động.
- Bước đầu xây dựng một số công trình công cộng và hạ tầng kỹ thuật.
- Mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn).
Đối với các khu công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ tập trung nằm trong quy hoạch, khi cần thiết sẽ xếp vào khu vực đô thị để quản lý.
Điều 3. Quy mô và ranh giới vùng ngoại ô của từng đô thị phải được xác định theo quy hoạch chung phát triển đô thị và phù hợp với các chức năng quy định sau đây:
1- Dự trữ một phần đất khi cần mở rộng đô thị.
2- Sản xuất một phần thực phẩm tưới sống phục vụ kịp thời cho nội thành, nội thị.
3- Bố trí các công trình kỹ thuật đầu mối tập trung mà trong nội thành, nội thị không bố trí được.
4- Xây dựng màng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi sinh - môi trường.
Điều 4. Đô thị được phân cấp về mặt quản lý hành chính Nhà nước như sau:
1- Đô thị loại I và loại II chủ yếu do Trương ương quản lý.
2- Đô thị loại III và loại IV chủ yếu có tỉnh quản lý.
3- Đô thị loại V chủ yếu do huyện quản lý.
Điều 5. Việc thành lập đô thị mới, phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có đủ những văn cứ quy định ở điều 1 trong Quyết định này.
- Có luận chứng kinh tế - kỹ thuật và đề án thiết kế quy hoạch phát triển đô thị.
Điều 6. Trưởng ban Tổ chức của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Xây dựng phối hợp ra thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định này.
|
Trần Đức Lương (Đã Ký) |
Quyết định 132-HĐBT năm 1990 về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 132-HĐBT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký: | Trần Đức Lương |
Ngày ban hành: | 05/05/1990 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 132-HĐBT năm 1990 về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chưa có Video