ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2011/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 28 tháng 4 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TRÌNH TỰ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 28/4/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định về trình tự thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; các văn bản khác do các cá nhân, cơ quan các cấp trên địa bàn tỉnh ban hành khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 2. Nguyên tắc kiểm tra và xử lý văn bản
1. Thực hiện theo điều 4 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực hiện có quyền đề nghị cơ quan ban hành văn bản tiến hành tự kiểm tra văn bản đó.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản với việc tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản.
4. Việc xử lý văn bản trái pháp luật được phát hiện trong quá trình kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản tiến hành phải khách quan, toàn diện, chính xác theo đúng quy định của pháp luật, khắc phục kịp thời hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra.
Điều 3. Nội dung kiểm tra, tự kiểm tra văn bản
1. Kiểm tra tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý ban hành văn bản;
b) Thẩm quyền ban hành văn bản: thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung;
c) Sự phù hợp của nội dung văn bản với quy định pháp luật;
d) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
đ) Việc tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành và đăng Công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản.
2. Kiểm tra sự phù hợp của văn bản với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước.
Điều 4. Cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra
Cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được ký ban hành, thông qua nhưng chưa có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỰ KIỂM TRA VĂN BẢN
Điều 5. Gửi văn bản để tự kiểm tra
1. Đối với văn bản quy phạm pháp luật đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký ban hành, khi phát hành văn bản, đơn vị phát hành văn bản có trách nhiệm đồng thời gửi văn bản cho đơn vị có trách nhiệm được phân công kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện việc tự kiểm tra.
2. Đối với văn bản khác: khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng và của cá nhân, thì cơ quan, cá nhân ban hành văn bản có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại phải có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản đó.
Điều 6. Thực hiện tự kiểm tra văn bản
1. Khi nhận được văn bản gửi đến, cơ quan có trách nhiệm thực hiện tự kiểm tra phải ghi ngay vào sổ văn bản đến theo dõi tự kiểm tra văn bản, phân công người thực hiện tự kiểm tra văn bản.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan thực hiện tự kiểm tra văn bản phải có kết quả tự kiểm tra.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày được phân công thực hiện tự kiểm tra văn bản, người được phân công tự kiểm tra văn bản thực hiện các nội dung tự kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 3 Quy định này, phải ký tên và ghi rõ ngày, tháng, năm kiểm tra vào góc trên của văn bản mà mình đã kiểm tra để xác nhận việc kiểm tra, thời điểm kiểm tra và lập báo cáo kèm theo danh mục những văn bản đã được phân công kiểm tra.
Khi thực hiện việc tự kiểm tra văn bản, nếu phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không phù hợp, thì cơ quan, đơn vị thực hiện việc tự kiểm tra phải lập hồ sơ tự kiểm tra văn bản; phối hợp đơn vị đã chủ trì soạn thảo, trình văn bản để thống nhất những nội dung trái pháp luật hoặc không phù hợp, thống nhất các biện pháp xử lý và chuẩn bị dự thảo văn bản xử lý, báo cáo với cơ quan, người đã ban hành văn bản để kịp thời xử lý theo thẩm quyền.
2. Đối với văn bản thực hiện tự kiểm tra theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà kết quả kiểm tra cho thấy văn bản được ban hành đúng pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền tự kiểm tra văn bản phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản đó chuẩn bị văn bản thông báo kết quả tự kiểm tra trình Ủy ban nhân dân ký gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu, kiến nghị.
Điều 7. Báo cáo kết quả tự kiểm tra, thông báo kết quả tự xử lý văn bản trái pháp luật
1. Cơ quan chủ trì, soạn thảo trình cơ quan thẩm quyền ban hành văn bản phải báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản trái pháp luật gồm có các nội dung: xem xét, đánh giá nội dung, mức độ trái pháp luật của văn bản và hướng xử lý; biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản gây ra (nếu có); thời hạn xử lý đối với văn bản đó; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và thông qua văn bản.
2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định xử lý văn bản trái pháp luật, kết quả tự xử lý văn bản trái pháp luật phải được công bố công khai, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và phải được đăng công báo, đăng trên trang thông tin điện tử của tỉnh (đối với văn bản do cấp tỉnh ban hành) hoặc niêm yết tại trụ sở cơ quan ban hành hoặc các địa điểm khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định (đối với văn bản do cấp huyện và cấp xã ban hành).
3. Trường hợp thực hiện việc tự kiểm tra khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật phải có văn bản thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA VĂN BẢN
Điều 8. Lập và thực hiện kế hoạch kiểm tra văn bản
1. Hàng năm, Sở Tư pháp xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch.
2. Hàng năm, Phòng Tư pháp xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện kế hoạch.
Điều 9. Gửi và tiếp nhận văn bản đến để kiểm tra
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, cơ quan ban hành văn bản đó phải gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định.
2. Khi nhận được thông tin về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật được ban hành trong phạm vi thuộc thẩm quyền kiểm tra của mình, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản có quyền yêu cầu cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đó cung cấp văn bản và tài liệu liên quan về việc ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản, cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật phải cung cấp văn bản và tài liệu liên quan về việc ban hành văn bản đó đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp văn bản để kiểm tra.
3. Khi nhận được văn bản gửi đến để kiểm tra theo thẩm quyền, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi kiểm tra và xử lý văn bản.
Điều 10. Thực hiện kiểm tra văn bản
1. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản có trách nhiệm kiểm tra theo quy định tại Điều 3 Quy định này và có văn bản thông báo kết quả kiểm tra đến cơ quan ban hành văn bản đó.
2. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản có quyền yêu cầu cơ quan ban hành văn bản được kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến văn bản hoặc giải trình các vấn đề liên quan đến nội dung văn bản. Cơ quan ban hành văn bản có trách nhiệm cung cấp các nội dung, tài liệu và giải trình các vấn đề theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản.
3. Khi thực hiện kiểm tra văn bản, nếu phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản thông báo cơ quan ban hành văn bản để tự kiểm tra văn bản.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản và cơ quan ban hành văn bản thống nhất ý kiến về nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, thống nhất biện pháp xử lý đối với văn bản đó thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản lập “Phiếu kiểm tra văn bản” và “Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật”. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về kết quả kiểm tra kèm theo hồ sơ văn bản có nội dung trái pháp luật và đề xuất hướng xử lý.
Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản phải nêu rõ tên văn bản được kiểm tra; cơ sở pháp lý để kiểm tra; quá trình tổ chức kiểm tra; nội dung trái pháp luật của văn bản; ý kiến của cơ quan kiểm tra văn bản, cơ quan ban hành văn bản; các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (nếu có).
Trường hợp cơ quan kiểm tra văn bản và cơ quan ban hành văn bản không thống nhất ý kiến về việc xử lý đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật thì cơ quan ban hành văn bản đó phải có văn bản nêu rõ quan điểm của mình gửi cơ quan kiểm tra văn bản, cơ quan kiểm tra văn bản lập “Phiếu kiểm tra văn bản” và “Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật” trình Ủy ban nhân dân cùng cấp cho ý kiến về việc xử lý văn bản trái pháp luật đó.
Điều 11. Xử lý văn bản trái pháp luật
1. Trên cơ sở báo cáo và “Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật”, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền kiểm tra và xử lý văn bản xem xét, quyết định việc xử lý văn bản trái pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Sở Tư pháp (do cấp tỉnh kiểm tra), yêu cầu Phòng Tư pháp (do cấp huyện kiểm tra), cơ quan ban hành văn bản, các đơn vị khác có liên quan báo cáo trực tiếp trước khi quyết định.
2. Những biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản trái pháp luật được thực hiện theo quy định, cụ thể như sau:
a) Đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp văn bản có nội dung sai trái nếu chưa được sửa đổi, bãi bỏ, hủy bỏ kịp thời và nếu tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
b) Sửa đổi được áp dụng trong trường hợp văn bản được ban hành đúng thẩm quyền nhưng có một phần nội dung không phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên mới ban hành hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và cần phải có quy định khác thay thế nội dung đó.
c) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản được áp dụng trong trường hợp nội dung đó trái với nội dung của văn bản mới được ban hành là cơ sở pháp lý của văn bản được kiểm tra mà không thuộc trường hợp cần đề xuất sửa đổi.
d) Hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung của văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật ngay từ thời điểm ban hành văn bản đó.
Điều 12. Thông báo kết quả xử lý văn bản
Việc thông báo kết quả xử lý văn bản trái pháp luật được thực hiện như sau:
a) Kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản, công khai.
b) Đối với văn bản kiểm tra khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì kết quả xử lý phải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi đến.
c) Trong trường hợp văn bản được kiểm tra và xử lý theo thông báo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản hoặc yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì kết quả xử lý văn bản còn đồng thời gửi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân đó.
d) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi đăng Công báo và thông báo kết quả xử lý theo quy định, đồng thời thông báo công khai kết quả xử lý tại cuộc họp gần nhất của Ủy ban nhân dân.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, ban hành văn bản
1. Tổ chức tự kiểm tra các văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo và phối hợp trong việc kiểm tra và xử lý văn bản.
2. Thường xuyên tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do ngành chủ trì soạn thảo thuộc phạm vi lĩnh vực được giao, kịp thời phát hiện các nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước hoặc các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên để đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
Khi phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước, các đơn vị, cán bộ, công chức có trách nhiệm phản ánh kịp thời với Ủy ban nhân dân, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản, thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản để kiểm tra, xử lý.
Điều 14. Trách nhiệm Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
1. Sở Tư pháp
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra, kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định pháp luật;
b) Tổ chức, quản lý đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản;
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức, cộng tác viên kiểm tra văn bản;
d) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ về công tác kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Tư pháp
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra, kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định pháp luật;
b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ về tình hình kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã
a) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tự kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định pháp luật;
b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc soạn thảo báo cáo định kỳ về tình hình kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định của pháp luật./.
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định về trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 13/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Dương Minh Điều |
Ngày ban hành: | 28/04/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND quy định về trình tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chưa có Video