Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 127/2002/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 127/2002/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2002 VỀ VIỆC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM KHOÁN BIÊN CHẾ VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Nghị định số 38/1998/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 25/CP ngày 05 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính trong 3 năm, từ ngày 01 tháng 01 năm 2002 đến ngày 31 tháng 12 năm 2004.

Điều 2. Việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm các mục đích, yêu cầu sau đây:

1. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý lao động, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

2. Thúc đẩy việc tổ chức, sắp xếp công việc khoa học, tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy trong công tác quản lý ngân quỹ, phục vụ khách hàng và các giao dịch tài chính của Nhà nước.

3. Thực hiện đúng các quy định về chế độ thu; đồng thời thực hành tiết kiệm chống lãng phí đối với các khoản chi để tạo điệu kiện đầu tư phát triển ngành, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và gắn trách nhiệm vật chất với lợi ích của công chức Kho bạc Nhà nước trong hoạt động nghiệp vụ.

4. Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Về giao khoán biên chế.

1.Bộ trưởng Bộ Tài chính giao khoán số biên chế cho Kho bạc Nhà nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định và trên cơ sở chủ động tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý và sử dụng lao động theo đúng chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước. Số biên chế giao khoán cho Kho bạc Nhà nước được xác định trong phạm vi tổng số biên chế được giao cho Bộ Tài chính.

2. Trường hợp có biến động về số lượng đơn vị Kho bạc Nhà nước do thành lập thêm hoặc sáp nhập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc được bổ sung chức năng, nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh biên chế cho phù hợp.

3. Kho bạc Nhà nước được chủ động thực hiện việc tuyển dụng, thuê mướn lao động theo quy định của Bộ Lao động, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Nguồn tài chính của Kho bạc Nhà nước.

1. Ngân sách Nhà nước cấp.

2. Nguồn kinh phí từ khoản chênh lệch thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

3. Nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Mức khoán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp là 210 tỷ đồng/năm. Kho bạc Nhà nước được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại các khoản 2, 3 Điều 4 Quyết định này để bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 6. Nội dung khoán kinh phí hoạt động bao gồm:

1. Chi thường xuyên, gồm: chi cho con người; chi quản lý hành chính; chi hoạt động nghiệp vụ; chi đoàn ra, đoàn vào.

2. Chi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin theo chương trình, kế hoạch của cơ quan.

3. Chi sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm tài sản phục vụ nhiệm vụ chuyên môn được giao.

4. Chi đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho cán bộ, công chức theo chương trình, kế hoạch của cơ quan.

Điều 7. Không thực hiện khoán kinh phí hoạt động đối với các khoản chi sau đây:

1. Chi xây dựng cơ bản tập trung theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

2. Chi hiện đại hoá tin học theo chương trình của Chính phủ.

3. Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, chương trình mục tiêu quốc gia.

4. Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo kế hoạch của Nhà nước.

5. Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.

6. Chi nghiệp vụ không thường xuyên (phát hành công trái, trái phiếu, tín phiếu Kho bạc Nhà nước, chi nghiệp vụ không thường xuyên khác).

Điều 8. Kho bạc Nhà nước được sử dụng kinh phí do tăng thu, tiết kiệm chi cho các nội dung sau:

1. Bổ sung cho các khoản chi tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chi đào tạo để nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của ngành.

2. Điều chỉnh tăng mức tiền lương tối thiểu cho cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

3. Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động (nếu có).

4. Trích lập các quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ phát triển hoạt động ngành; Qũy khen thưởng; Quỹ phúc lợi. Mức trích hai Quỹ khen thưởng và Qũy phúc lợi tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện.

Kho bạc Nhà nước được chủ động xây dựng định mức, chế độ chi tiêu cho phù hợp với hoạt động đặc thù trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ Nhà nước quy định và trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng quy định tại Điều 4 Quyết định này.

Số kinh phí khoán nếu không sử dụng hết trong năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Điều 9. Trong thời gian thực hiện khoán kinh phí hoạt động, khi Nhà nước thay đổi chính sách, chế độ, Kho bạc Nhà nước tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới. Trường hợp nguồn tài chính của Kho bạc Nhà nước không đủ để bảo đảm mức chi tối thiểu duy trì hoạt động của bộ máy thì Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 10. Hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với Kho bạc Nhà nước; phối hợp với các cơ quan liên quan thống nhất giải quyết những vướng mắc phát sinh và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Điều 11. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Những quyết định và các văn bản hướng dẫn trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 12. Các Bộ trưởng: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 127/2002/QĐ-TTg thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 127/2002/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 127/2002/QĐ-TTg thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…