BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1195/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2007 |
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CHỌN, CỬ VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TƯ PHÁP ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số
62/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;
Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
của Nhà nước; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về cơ
quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức
làm công tác thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT.BỘ
TRƯỞNG |
QUY CHẾ
CHỌN CỬ VÀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TƯ PHÁP ĐI ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1195 /QĐ-BTP ngày 31 tháng 7 năm 2007của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng (gọi tắt là đi học) ở trong nước và nước ngoài.
2. Công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Công chức các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước;
b) Viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp;
c) Công chức các cơ quan thi hành án dân sự địa phương.
3. Quy chế này không áp dụng đối với những trường hợp công chức, viên chức được cử đi công tác, khảo sát, hội thảo và học tập thời gian dưới 3 tháng.
Điều 2. Nguyên tắc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học
1. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đối tượng, theo quy hoạch, nhằm tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và của Bộ Tư pháp.
2. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học được thực hiện công khai, công bằng, dân chủ, khuyến khích học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm quyền lợi của công chức, viên chức.
3. Đơn vị giới thiệu công chức, viên chức đi học phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Số lượng công chức, viên chức đi học trong giờ hành chính của mỗi đơn vị trong cùng một thời điểm không vượt quá 20% tổng số công chức, viên chức của đơn vị.
Chương 2:
ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ THỦ TỤC CHỌN, CỬ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI HỌC
Điều 3. Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức, viên chức được chọn, cử đi học
1. Đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức.
2. Có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ theo yêu cầu của từng khoá học.
4. Có đủ sức khoẻ để đảm bảo nhiệm vụ học tập.
Ngoài các điều kiện, tiêu chuẩn trên, công chức, viên chức được chọn, cử đi học còn phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể của từng khoá học và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Thời gian và số lần được cử đi học
1. Công chức, viên chức chỉ được cử đi học một lần trong một năm đối với khoá học có thời gian từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.
2. Công chức, viên chức đã được đi học từ 6 tháng đến dưới 1 năm thì sau 1 năm kể từ khi kết thúc khoá học mới được đăng ký đi học khoá học khác.
3. Công chức, viên chức đã đi học từ 1 năm trở lên thì sau 2 năm kể từ khi kết thúc khoá học mới được đăng ký đi học khoá học khác.
4. Trường hợp công chức, viên chức có thành tích học tập xuất sắc được cơ sở đào tạo đề nghị chuyển tiếp lên bậc học cao hơn thì: Căn cứ kiến nghị của Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức, lĩnh vực chuyên môn được ưu tiên đào tạo và khả năng sắp xếp công việc của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức xem xét quyết định.
5. Công chức, viên chức đã được cử đi dự tuyển nhưng không trúng tuyển thì sau 6 tháng kể từ thời điểm dự tuyển mới được đăng ký khoá học khác.
Điều 5. Cơ sở chọn, cử công chức, viên chức đi học
1. Công chức, viên chức có nguyện vọng đi học phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Quy chế này, có đơn đăng ký và được Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức giới thiệu đi học.
2. Việc chọn, cử công chức, viên chức đi học dựa trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, theo quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị, của Bộ Tư pháp và nguyện vọng của công chức, viên chức.
3. Trong quá trình chọn, cử công chức, viên chức đi học, ngoài các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật, còn xem xét theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Lĩnh vực chuyên môn công chức, viên chức dự định học thuộc lĩnh vực ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị sử dụng công chức, viên chức và của Bộ Tư pháp.
b) Thành tích công tác cao hơn;
c) Thời gian công tác tại đơn vị cử đi học nhiều hơn;
d) Số lần được cử đi học ít hơn;
e) Công chức, viên chức có độ tuổi cao hơn;
f) Công chức, viên chức nữ;
g) Công chức, viên chức đã có thời gian đi thực tế tại cơ sở theo Quy chế của Bộ Tư pháp.
Điều 6. Thủ tục chọn, cử công chức, viên chức đi học theo chỉ tiêu do Bộ Tư pháp phân bổ
1. Đối với công chức đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp:
Trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội của đơn vị, thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức quyết định và gửi hồ sơ, văn bản giới thiệu công chức, viên chức dự tuyển về Vụ Tổ chức cán bộ theo thời hạn thông báo.
Căn cứ vào chỉ tiêu được phân bổ và số lượng công chức, viên chức do các đơn vị giới thiệu, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn, đề xuất ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Kết quả chọn, cử công chức, viên chức đi học được thông báo cho Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức và công chức, viên chức có liên quan.
Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của khoá học cần cử đích danh công chức, viên chức đi học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trao đổi thống nhất với Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức trước khi trình Bộ trưởng quyết định.
2. Đối với công chức cơ quan thi hành án dân sự địa phương:
Trên cơ sở thông báo chỉ tiêu đi học của Bộ Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự thông báo tới các cơ quan thi hành án địa phương. Căn cứ các nguyên tắc quy định tại Quy chế này, Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh sau khi báo cáo và có ý kiến chấp thuận của Giám đốc Sở Tư pháp, lựa chọn công chức và gửi văn bản giới thiệu, hồ sơ dự tuyển của công chức về Cục Thi hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan thống nhất đề xuất ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Điều 7. Thủ tục chọn, cử công chức, viên chức đi học theo chỉ tiêu do đơn vị tự tìm
1. Trường hợp đơn vị tự tìm chỉ tiêu đi học ở nước ngoài:
Trường hợp đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp tự tìm chỉ tiêu đi học ở nước ngoài, thủ trưởng đơn vị căn cứ vào các nguyên tắc quy định tại Quy chế này lựa chọn công chức, viên chức và gửi văn bản giới thiệu, hồ sơ dự tuyển của công chức, viên chức về Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Hợp tác quốc tế để thống nhất đề xuất ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Trường hợp Cơ quan thi hành án dân sự địa phương tự tìm được chỉ tiêu đi học ở nước ngoài, Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh căn cứ vào các nguyên tắc quy định tại Quy chế này và ý kiến chấp thuận của Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn công chức và gửi hồ sơ, văn bản giới thiệu công chức dự tuyển về Cục thi hành án dân sự. Cục thi hành án dân sự phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Hợp tác quốc tế để thống nhất đề xuất ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Trường hợp đơn vị tự tìm chỉ tiêu đi học ở trong nước:
Trường hợp đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp và Cơ quan thi hành án dân sự địa phương tự tìm chỉ tiêu đi học ở trong nước, Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quy định về phân cấp quản lý của Nhà nước, của Bộ Tư pháp và các nguyên tắc quy định tại Quy chế này xem xét, quyết định việc chọn, cử công chức đi học.
Điều 8. Thủ tục cử công chức, viên chức đi học theo chỉ tiêu do công chức, viên chức tự tìm
1. Trường hợp công chức, viên chức tự tìm chỉ tiêu đi học ở nước ngoài:
Trường hợp công chức đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và viên chức đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp tự tìm chỉ tiêu đi học ở nước ngoài, thủ trưởng đơn vị căn cứ vào các nguyên tắc quy định tại Quy chế này, xem xét gửi văn bản giới thiệu công chức, viên chức về Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Hợp tác quốc tế để thống nhất ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Trường hợp công chức Cơ quan thi hành án dân sự địa phương tự tìm chỉ tiêu đi học ở nước ngoài, trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại Quy chế này và ý kiến chấp thuận của Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh gửi văn bản giới thiệu công chức về Cục Thi hành án dân sự. Cục thi hành án dân dự phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Hợp tác quốc tế thống nhất ý kiến trình Bộ trưởng xem xét, quyết định .
2. Trường hợp công chức, viên chức tự tìm chỉ tiêu đi học ở trong nước:
Trường hợp công chức, viên chức các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp và Cơ quan thi hành án dân sự địa phương tự tìm chỉ tiêu đi học trong nước được Thủ trưởng đơn vị xem xét, cử đi học trên cơ sở quy định về phân cấp quản lý của Nhà nước, của Bộ Tư pháp và các nguyên tắc quy định tại Quy chế này.
Điều 9. Hồ sơ đăng ký dự tuyển đi học
Công chức, viên chức được giới thiệu đi học phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự tuyển bao gồm:
1. Đơn đăng ký đi học.
2. Văn bản giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức.
3. Bản thuyết trình về nội dung nghiên cứu, học tập đối với trường hợp đi thực tập hoặc đi học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
4.
5. Các tài liệu khác theo yêu cầu của từng khoá học.
TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRONG VIỆC CHỌN, CỬ, QUẢN LÝ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI HỌC
Điều 10. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
1. Trên cơ sở quy hoạch công chức, viên chức quản lý và công chức, viên chức chuyên môn, các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị gửi Vụ Tổ chức cán bộ vào tháng 10 hàng năm để tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt.
2. Thực hiện đúng quy định về chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
3. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc quản lý, đánh giá kết quả quá trình học tập, tiếp nhận và bố trí công việc phù hợp cho công chức, viên chức của đơn vị sau khi hoàn thành khoá học, tạo điều kiện cho công chức, viên chức áp dụng và phát huy kiến thức đã học vào thực tiễn công tác.
Điều 11. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Trên cơ sở quy hoạch nhân sự, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của các đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Bộ Tư pháp trình Bộ trưởng phê duyệt và phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện.
2. Tham mưu giúp Bộ trưởng quyết định và thực hiện các thủ tục chọn, cử quản lý, đánh giá kết quả học tập, tiếp nhận công chức, viên chức sau khi hoàn thành khoá học.
3. Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tham mưu giúp Bộ trưởng quyết định và thực hiện các thủ tục chọn, cử, quản lý, đánh giá kết quả học tập, tiếp nhận công chức, viên chức đi học các khoá học trong khuôn khổ thực hiện dự án mà Bộ Tư pháp ký kết hoặc tham gia.
4. Hàng năm báo cáo Bộ trưởng về kết quả chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học.
Điều 12. Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế
1. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định các chương trình học bổng, chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài do cá nhân, đơn vị tự tìm, tham mưu giúp Bộ trưởng xem xét, quyết định.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu giúp Bộ trưởng quyết định và thực hiện các thủ tục chọn, cử, quản lý công chức viên chức đi học các khoá học trong khuôn khổ thực hiện dự án mà Bộ Tư pháp ký kết hoặc tham gia.
Điều 13. Trách nhiệm của Cục Thi hành án dân sự
1. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Cục thi hành án dân sự xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của cơ quan thi hành án dân sự gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp trình Bộ trưởng phê duyệt.
2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế trong việc chọn, cử và quản lý công chức cơ quan thi hành án dân sự địa phương được cử đi học ở nước ngoài.
3. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc quản lý công chức cơ quan thi hành án dân sự địa phương đi học trong nước theo quy định về phân cấp quản lý của Nhà nước, của Bộ Tư pháp và các quy định tại Quy chế này.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI HỌC
Điều 14. Trách nhiệm của công chức, viên chức được cử đi học
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Bộ Tư pháp và của Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Báo cáo tiến độ và kết quả học tập bằng văn bản về đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý công chức, viên chức định kỳ 6 tháng/01 lần hoặc sau khi kết thúc một học kỳ.
3. Khi kết thúc khoá học, phải báo cáo bằng văn bản kết quả học tập, việc chấp hành chính sách, pháp luật, chế độ kỷ luật trong thời gian học tập kèm theo các văn bằng, chứng chỉ và luận văn tốt nghiệp (đối với khoá học có viết luận văn tốt nghiệp) về đơn vị quản lý công chức, viên chức.
Trường hợp đi học ở nước ngoài
(nơi có cơ quan quản lý lưu học sinh và cán bộ của Việt
4. Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo đúng thời gian và mục tiêu đã được xác định. Trường hợp vì lý do khách quan không theo hết khoá học phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị sử dụng và Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức xem xét, quyết định.
5. Công chức, viên chức được cơ quan cử đi học phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định hiện hành nếu sau khi hoàn thành khóa học mà tự ý bỏ việc hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực nhà nước vì lý do cá nhân.
Điều 15. Quyền lợi của công chức, viên chức được cử đi học
1. Công chức, viên chức đi học được bố trí thời gian và kinh phí theo chế độ hiện hành.
3. Công chức viên chức đi học được hưởng lương và các chế độ khác theo chế độ hiện hành.
XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thủ trưởng đơn vị vi phạm các quy định tại Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Công chức, viên chức được cử đi học nếu vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được xem xét chọn, cử đi học trong thời gian 3 năm từ khi trở về đơn vị công tác.
Quyết định 1195/QĐ-BTP năm 2007 Về Quy chế chọn, cử và quản lý công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 1195/QĐ-BTP |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Hoàng Thế Liên |
Ngày ban hành: | 31/07/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1195/QĐ-BTP năm 2007 Về Quy chế chọn, cử và quản lý công chức, viên chức Bộ Tư pháp đi đào tạo, bồi dưỡng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Chưa có Video