Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1107/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chánh văn phòng - Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dĩnh

 

CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, công chức giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương chuẩn bị thi nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp làm việc trong hệ thống chính trị Việt Nam theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

1. Mục tiêu chung

Cập nhật nâng cao kiến thức về hành chính nhà nước, các kỹ năng chuyên môn và quản lý phù hợp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ chuyên viên cao cấp trong bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu đặt ra của cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Cập nhật, nâng cao cho chuyên viên cao cấp khả năng xử lý các thách thức, tình huống trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

b) Cung cấp các kỹ năng tương ứng với chức trách của chuyên viên cao cấp nhằm trang bị phương pháp tư duy và khả năng thực thi công vụ theo một quy trình khoa học và hiệu quả.

III. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình tập trung phần kiến thức chung nâng cao đến kỹ năng cần thiết, trong mỗi phần kiến thức có các chuyên đề phù hợp với đối tượng và tính chất công việc của ngạch chuyên viên cao cấp.

Học viên học đủ các phần kiến thức, kỹ năng, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra, đề án của Chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.

IV. CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Khối lượng kiến thức:

Chương trình có 14 chuyên đề giảng dạy, 4 chuyên đề báo cáo, đi thực tế và viết đề án, bao gồm 3 phần:

- Phần I: Kiến thức nâng cao, bao gồm 9 chuyên đề giảng dạy những kiến thức (nâng cao so với chương trình bồi dưỡng chuyên viên chính) đáp ứng đòi hỏi mới của quản lý hành chính nhà nước và cải cách hành chính. Đồng thời xen kẽ có các chuyên đề báo cáo về những vấn đề mới, bức xúc đang đặt ra trong thực tiễn cần giải quyết phù hợp với đối tượng bồi dưỡng.

- Phần II: Những kỹ năng cần thiết của chuyên viên cao cấp, bao gồm 5 chuyên đề giảng dạy.

- Phần III: Đi thực tế và viết đề án cuối khóa.

b) Thời gian bồi dưỡng:

Tổng thời gian bồi dưỡng là 6 tuần (30 ngày làm việc), với tổng thời lượng là 240 tiết (30 ngày x 8 tiết/ngày). Trong đó:

STT

Hoạt động

Số tiết

1

Lý thuyết

56

2

Thảo luận, thực hành

76

3

Chuyên đề báo cáo

32

4

Ôn tập

8

5

Kiểm tra (theo 2 phần)

8

6

Đi thực tế

8

7

Hướng dẫn viết đề án cuối khóa

4

8

Viết đề án cuối khóa

36

9

Bảo vệ đề án

8

10

Khai giảng, bế giảng và phát chứng chỉ

4

Tổng số

240

2. Cấu trúc chương trình

Phần I

KIẾN THỨC NÂNG CAO

STT

Chuyên đề, hoạt động

Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

Tổng số

1

Khai giảng

 

 

1

2

Hành chính công trong xu thế phát triển

4

4

8

3

Những đặc trưng của hành chính nhà nước ở Việt Nam

4

4

8

4

Phân tích chính sách công

4

4

8

5

Xây dựng và quản lý chiến lược trong khu vực công

4

4

8

6

Quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước trước những thách thức mới

4

4

8

7

Ôn tập

 

 

4

8

Kiểm tra (lần 1)

 

 

4

9

Quản lý nhà nước về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

4

4

8

10

Quản lý tài chính công và định hướng cải cách

4

4

8

11

Thách thức trong quản lý nhà nước về dịch vụ công

4

4

8

12

Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội

4

4

8

Chuyên đề báo cáo bắt buộc

13

Cục diện kinh tế - chính trị thế giới và tác động đến Việt Nam

4

4

8

14

Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

4

4

8

Chuyên đề báo cáo tự chọn (lựa chọn 2 trong số các chuyên đề sau)

15

Thách thức trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

4

4

8

16

Thách thức trong quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ

4

4

8

17

Thách thức trong quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc

4

4

8

18

Thách thức trong quản lý nhà nước về đô thị

4

4

8

19

Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước

4

4

8

20

Ôn tập

 

 

4

21

Kiểm tra (lần 2)

 

 

4

 

Tổng số

64

64

145

Phần II

KỸ NĂNG

STT

Chuyên đề, hoạt động

Số tiết

Lý thuyết

Thảo luận, thực hành

Tổng số

1

Kỹ năng ủy quyền

4

8

12

2

Kỹ năng tạo động lực làm việc

4

8

12

3

Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án

4

8

12

4

Kỹ năng quản lý xung đột trong công vụ

4

8

12

5

Kỹ năng quản lý sự thay đổi

4

8

12

Tổng số

20

40

60

Phần III

ĐI THỰC TẾ VÀ VIẾT ĐỀ ÁN CUỐI KHÓA

STT

Hoạt động

Số tiết

1

Đi thực tế

8

2

Hướng dẫn viết đề án cuối khóa

4

3

Viết đề án cuối khóa

36

4

Bảo vệ đề án

8

5

Bế giảng và phát chứng chỉ

3

Tổng số

59

V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BIÊN SOẠN, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ

1. Biên soạn

Các chuyên đề phải bảo đảm cập nhật, cung cấp cho học viên những kiến thức mới, trau dồi những kiến thức đã có; rèn tập và phát triển các kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt chức trách của chuyên viên cao cấp.

Để đạt được các tiêu chí cơ bản nêu trên, việc biên soạn cần bảo đảm:

a) Có sự phân định rõ ràng giữa phần nội dung cung cấp, trau dồi kiến thức và phần nội dung phục vụ cho việc rèn tập, hình thành và phát triển kỹ năng trên cơ sở cân đối, có sự ưu tiên cần thiết đối với yêu cầu tăng cường hiệu quả thực thi công vụ của học viên.

b) Nội dung kiến thức và kỹ năng được xác định, lựa chọn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu công việc của chuyên viên cao cấp, thể hiện sự khác biệt về tính chất so với nội dung của các chương trình bồi dưỡng chuyên viên và chuyên viên chính.

c) Đáp ứng mục tiêu: Cung cấp các kiến thức cập nhật về xu thế phát triển của xã hội, các thách thức đặt ra cho quản lý nhà nước cần tham mưu, đề xuất các chính sách ở tầm vĩ mô của ngành, lĩnh vực và địa phương; cung cấp các kỹ năng lãnh đạo, quản lý thiết yếu của chuyên viên cao cấp.

d) Bảo đảm tính hiện đại của nội dung chương trình trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, phù hợp với xu thế phát triển khoa học về quản lý hành chính khu vực công và hợp tác quốc tế.

đ) Các chuyên đề phục vụ phát triển kỹ năng được biên soạn phù hợp với mục đích, yêu cầu của việc tổ chức rèn tập các kỹ năng cụ thể. Nội dung các chuyên đề tập trung vào việc trả lời các câu hỏi cơ bản, như: Chuyên viên cao cấp cần làm gì? Làm việc đó như thế nào để có thể đạt hiệu quả cao? Nội dung các chuyên đề thuộc phần kỹ năng bao gồm các bài tập tình huống mẫu, phục vụ cho việc rèn tập.

e) Thời lượng để chuyển tải kiến thức và rèn tập phát triển kỹ năng bảo đảm các yêu cầu: Ngắn gọn, tập trung, hiệu quả.

2. Giảng dạy

a) Giảng dạy được thực hiện theo phương pháp tích cực, lấy người học làm trung tâm. Giảng viên chỉ truyền đạt vừa đủ về kiến thức lý luận; chú trọng đặt các câu hỏi gợi mở cho học viên phát biểu, thảo luận; biết cách đúc kết vấn đề, phát triển khả năng tư duy và kinh nghiệm thực tiễn của học viên để phát triển bài giảng.

b) Khi thảo luận nhóm trên lớp, giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để phát huy kinh nghiệm thực tế và khả năng giải quyết vấn đề của các học viên; định hướng và kiểm soát để nội dung thảo luận không xa rời mục tiêu bồi dưỡng đã được xác định.

c) Việc giảng dạy các chuyên đề kỹ năng cần tăng cường thảo luận và giải quyết tình huống để học viên cùng trao đổi trên lớp.

3. Học tập của học viên

a) Hiểu rõ vị trí, chức trách, nhiệm vụ và những yêu cầu hiểu biết đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp.

b) Củng cố, phát triển những kiến thức nâng cao về hành chính nhà nước và các bộ phận cấu thành.

c) Nhận thức được các thách thức đang đặt ra trên các lĩnh vực của hành chính nhà nước và có khả năng đưa ra các giải pháp giải quyết.

d) Có tư duy chiến lược và khả năng tổ chức triển khai hoạt động quản lý bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đối với ngành, lĩnh vực, địa phương.

đ) Có khả năng chủ trì xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

VI. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO

1. Chuẩn bị chuyên đề

Các chuyên đề báo cáo được chuẩn bị phù hợp với đối tượng công chức ngạch chuyên viên cao cấp. Chuyên đề báo cáo do giảng viên thỉnh giảng trình bày theo nội dung của phần học, kết hợp trình bày lý thuyết gắn với thực tiễn quản lý nhà nước của ngạch chuyên viên cao cấp.

2. Báo cáo chuyên đề

Báo cáo chuyên đề được thiết kế theo hình thức tọa đàm, có phần trình bày chung, phần trao đổi - thảo luận, phần tóm tắt, kết luận nội dung và rút ra bài học kinh nghiệm.

VII. ĐIỀU KIỆN HỌC CHƯƠNG TRÌNH

Học viên học Chương trình này phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã hoàn thành và được cấp chứng chỉ Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

2. Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 4 (bốn) năm trở lên.

VIII. ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP

1. Đánh giá ý thức học tập của học viên theo quy chế học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

2. Đánh giá thông qua kiểm tra viết, chấm điểm theo thang điểm 10. Học viên ôn tập và làm bài kiểm tra viết đối với Phần I. Học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì phải kiểm tra lại.

3. Đánh giá chung cho toàn Chương trình thông qua đề án cuối khóa của học viên, chấm theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì viết lại đề án. Sau khi viết và bảo vệ lại đề án, nếu không đạt được điểm 5 trở lên thì học viên không được cấp Chứng chỉ.

IX. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

Phần I

KIẾN THỨC NÂNG CAO

Chuyên đề 1

HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN

I. MỤC ĐÍCH

Hệ thống quá trình phát triển của hành chính nhà nước từ mô hình hành chính công truyền thống sang mô hình hành chính công hiện đại trong xu thế phát triển của xã hội.

II. YÊU CẦU

1. Hiểu được khái niệm hành chính công dưới góc độ khoa học và thực tiễn.

2. Hiểu được những thách thức đối với hành chính công trong xu thế hiện nay.

3. Hiểu được các xu hướng phát triển hành chính công trong giai đoạn hiện nay.

III. NỘI DUNG

1. Hành chính công

a) Dưới góc độ lý luận.

b) Dưới góc độ thực tiễn.

2. Hành chính công trong xu thế phát triển của xã hội

a) Xu hướng toàn cầu hóa và sự cạnh tranh.

b) Sự cồng kềnh, kém hiệu quả của khu vực công.

c) Kinh tế thị trường ngày càng mở rộng và mang tính quốc tế hóa cao.

d) Trình độ dân trí và yêu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội.

đ) Khủng hoảng kinh tế và sự xuất hiện các lý thuyết mới.

e) Sự bất cập của lý thuyết hành chính công truyền thống.

3. Sự chuyển đổi của hành chính công trong xu thế phát triển

a) Khắc phục nhược điểm của hành chính công truyền thống:

- Đề cao hiệu quả hoạt động quản lý;

- Nhấn mạnh phi quy chế hóa như một phương thức hạn chế quan liêu, cứng nhắc của hành chính công truyền thống;

- Khẳng định rằng phân quyền quản lý sẽ tạo nên sự năng động, sáng tạo;

- Áp dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường;

- Sự gắn bó với chính trị là điều kiện thành công của hành chính công;

- Tư nhân hóa, xã hội hóa một phần các hoạt động của nhà nước;

- Tư duy lại về quan niệm cai trị;

- Xây dựng chính phủ điện tử/công dân điện tử.

b) Các xu hướng phát triển:

- Quản lý công:

+ Tiếp cận hành chính công từ hai phương diện chính sách công và quản lý công;

+ Mô hình quản lý công theo nghiên cứu của OECD thúc đẩy một nền văn hóa mới trong khu vực công;

+ Mô hình thầu khoán áp dụng thị trường vào hoạt động của nhà nước.

- Quản lý công mới:

+ Chuyển từ nhấn mạnh tiến trình và đầu vào sang kết quả và kiểm soát đầu ra;

+ Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ;

+ Các công dân cần phải được định nghĩa lại như các khách hàng;

+ Chính phủ bảo đảm vai trò lái thuyền hơn chèo thuyền;

+ Cạnh tranh, khuyến khích dịch vụ khách hàng và có trách nhiệm với khách hàng;

+ Trao quyền cho các công chức tuyến đầu;

+ Các tổ chức công được điều hành, đổi mới và linh hoạt như ở khu vực tư.

- Quản trị nhà nước tốt:

+ Sự tham gia của những người có liên quan;

+ Quản lý theo pháp luật;

+ Rõ ràng, công khai;

+ Nhất trí, thống nhất;

+ Bình đẳng, không loại trừ, phân biệt;

+ Hiệu lực và hiệu quả;

+ Trách nhiệm báo cáo;

+ Dự đoán trước.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích bối cảnh và các nhân tố tác động đến sự chuyển đổi từ hành chính công truyền thống sang hành chính công hiện đại?

b) Khái quát về xu hướng phát triển của các mô hình hành chính công?

c) Xác định những giá trị mới của hành chính công? Các giá trị nói trên có vai trò như thế nào đối với sự phát triển?

2. Câu hỏi thảo luận

a) So sánh các mô hình hành chính công?

b) Từ thực tế hành chính công của Việt Nam, chứng minh những bất cập của hành chính công truyền thống?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Hành chính công. NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.

b) Đoàn Trọng Truyến (chủ biên): Hành chính so sánh ASEAN. NXB Chính trị quốc gia, 1998.

c) Đoàn Trọng Truyến (chủ biên): Hành chính học đại cương. NXB Chính trị quốc gia, 1997.

2. Tài liệu khác

a) Đoàn Trọng Truyến (chủ biên): Từ điển Pháp - Việt (Pháp luật - Hành chính), 1992.

b) David Osborn và Ted Gaebler: Sáng tạo lại chính phủ (bản dịch). Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 1997.

c) Peter Drucket: Quản lý vì tương lai (bản dịch). Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 1998.

d) S.Chiavo - Campo và P.S.A.Sundaram: Phục vụ và Duy trì, “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh” (bản dịch). NXB Chính trị quốc gia, 2007.

Chuyên đề 2

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

I. MỤC ĐÍCH

Giúp các học viên nhìn nhận đúng bản chất các đặc trưng chung, phổ biến của hành chính nhà nước truyền thống và sự thể hiện của các đặc trưng đó trong hoàn cảnh ở Việt Nam; nhận thức được sự phát triển của mô hình hành chính nhà nước hiện đại, đồng thời thấy được các thách thức và định hướng phát triển hành chính nhà nước Việt Nam theo các đặc trưng của hành chính nhà nước hiện đại.

II. YÊU CẦU

1. Nhận biết được những đặc trưng chung, phổ biến của hành chính nhà nước theo lý thuyết truyền thống và những đặc trưng mang tính riêng biệt của Việt Nam.

2. Nhận thức được sự hình thành các đặc trưng mới trong xu thế phát triển của hành chính nhà nước.

3. Xác định được những thách thức cần phải vượt qua để hình thành các đặc trưng của hành chính nhà nước hiện đại ở Việt Nam.

4. Nhận thức được các định hướng cải cách để hình thành các đặc trưng của hành chính nhà nước hiện đại ở Việt Nam.

III. NỘI DUNG

1. Các đặc trưng của hành chính nhà nước trong bối cảnh Việt Nam

a) Khái quát về mô hình hành chính nhà nước truyền thống và các đặc trưng phổ biến của mô hình này:

- Tính lệ thuộc vào chính trị;

- Tính pháp quyền;

- Tính liên tục, ổn định tương đối và thích ứng;

- Tính chuyên nghiệp;

- Tính thứ bậc chặt chẽ;

- Tính không vụ lợi.

b) Bối cảnh và các đặc trưng của hành chính nhà nước Việt Nam:

- Bối cảnh của hành chính nhà nước Việt Nam:

+ Môi trường chính trị;

+ Môi trường kinh tế;

+ Môi trường pháp lý;

+ Môi trường xã hội;

+ Môi trường văn hóa.

- Các đặc trưng của hành chính nhà nước Việt Nam:

+ Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam;

+ Tính chất pháp quyền của hành chính nhà nước Việt Nam;

+ Tổ chức hành chính nhà nước;

+ Công vụ và công chức hành chính;

+ Tính chất hành chính nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.

2. Xây dựng hành chính nhà nước Việt Nam theo các đặc trưng của mô hình hành chính nhà nước hiện đại

a) Đặc trưng hành chính nhà nước hiện đại:

- Bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động của chính phủ;

- Sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động hành chính nhà nước;

- Tính dự đoán được của hành chính nhà nước;

- Tính công bằng;

- Tính thích ứng linh hoạt với sự thay đổi;

- Tính hiệu lực và hiệu quả.

b) Các thách thức đặt ra trong việc phát triển hành chính nhà nước Việt Nam theo các đặc trưng của mô hình hành chính nhà nước hiện đại:

- Thách thức về đổi mới tư duy từ nền hành chính “bao cấp” sang hành chính “phục vụ”;

- Thách thức từ mâu thuẫn giữa năng lực quản lý của Nhà nước với sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa;

- Thách thức từ đòi hỏi đẩy mạnh dân chủ hóa đời sống xã hội;

- Thách thức trước yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ;

- Thách thức về nguồn lực tài chính công cho hoạt động của bộ máy nhà nước.

c) Định hướng phát triển hành chính nhà nước Việt Nam theo các đặc trưng của mô hình hành chính nhà nước hiện đại:

- Đổi mới căn bản tư duy về một nền hành chính phục vụ;

- Tiếp tục mở rộng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, huy động sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính;

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hành chính nhà nước, xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hợp lý;

- Đổi mới cách thức quản lý nguồn nhân lực hành chính nhà nước;

- Tăng cường trách nhiệm giải trình, đẩy mạnh kiểm soát đối với hành chính nhà nước;

- Hiện đại hóa hành chính nhà nước;

- Tăng cường năng lực quản lý tài chính công và tài sản công.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Xác định các đặc trưng cơ bản của hành chính nhà nước truyền thống?

b) Từ các đặc trưng nói trên, xác định các bất cập của hành chính nhà nước truyền thống trong giai đoạn hiện nay?

c) Phân tích các đặc trưng của hành chính nhà nước hiện đại?

d) Hãy phân tích bối cảnh và các yếu tố tác động đến sự định hình các đặc trưng của hành chính nhà nước ở Việt Nam?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Phân tích và minh họa bằng thực tiễn các thách thức đặt ra trong phát triển hành chính nhà nước Việt Nam theo các đặc trưng hiện đại?

b) Từ thực tiễn của cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác, hãy nêu các giải pháp để xây dựng hành chính nhà nước theo các đặc trưng hiện đại?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Học viện Hành chính: Giáo trình Hành chính công (dùng cho nghiên cứu học tập và giảng dạy sau đại học). NXB Thống kê, 2003.

b) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2020.

c) S.Chiavo - Campo và P.S.A. Sundaram: Phục vụ và duy trì, “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”. NXB Chính trị quốc gia, 2007.

2. Tài liệu khác

a) Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang thay đổi. NXB Chính trị quốc gia, 1997.

b) Viện Nghiên cứu và đào tạo về quản lý: Hành chính công và quản lý hiệu quả chính phủ. NXB Lao động xã hội, 2005.

c) Tom Christensen and Per Loegreid, New Public Management: The transformation of ideas and practices. Ashgate Publishing Ltd, 2001.

d) Owene Hughes: Public management & administration: “An introduction”, 2003.

Chuyên đề 3

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG

I. MỤC ĐÍCH

Trên cơ sở củng cố nhận thức của học viên về phân tích chính sách công, chuyên đề tập trung vào xác định các thách thức đang đặt ra trong việc phân tích chính sách công hiện nay ở Việt Nam và gợi mở hướng giải quyết trước các thách thức đó.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích chính sách công.

2. Biết được các loại hình phân tích chính sách công.

3. Nhận thức rõ về các thách thức đang đặt ra trong phân tích chính sách công ở Việt Nam.

4. Có khả năng đề xuất cách giải quyết các khó khăn gặp phải trong việc phân tích chính sách ở lĩnh vực công tác của công chức.

5. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của công chức và cơ quan, đơn vị trong việc tham gia vào phân tích chính sách công.

III. NỘI DUNG

1. Tổng quan về chính sách công

a) Khái niệm chính sách công.

b) Vai trò của chính sách công.

2. Những vấn đề chung về phân tích chính sách công

a) Khái niệm phân tích chính sách công.

b) Các hoạt động phân tích chính sách công:

- Công tác chuẩn bị:

+ Xây dựng kế hoạch phân tích;

+ Chuẩn bị các nguồn lực.

- Triển khai phân tích chính sách công:

+ Thu thập thông tin phục vụ cho phân tích;

+ Xử lý thông tin;

+ Tiến hành phân tích;

+ Lập báo cáo phân tích.

- Chuyển giao kết quả phân tích chính sách công.

c) Các phương pháp phân tích chính sách công:

- Phương pháp trình bày thông tin:

+ Phương pháp biểu đồ;

+ Phương pháp phân tích bảng.

- Phương pháp phân tích cây vấn đề:

+ Phân tích vấn đề chính sách công;

+ Phân tích mục tiêu chính sách công;

+ Thiết lập phương án chính sách công.

- Các phương pháp phân tích giải pháp chính sách công:

+ Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;

+ Phương pháp phân tích hiệu lực - chi phí;

+ Phương pháp phân tích đa mục tiêu.

3. Những khó khăn đặt ra trong phân tích chính sách công

a) Xác định vấn đề chính sách:

- Quan niệm về vấn đề chính sách;

- Lựa chọn đúng vấn đề chính sách;

- Thu thập thông tin phục vụ phân tích chính sách.

b) Khó khăn trong thực thi chính sách:

- Trong xây dựng thể chế;

- Trong tổ chức thực hiện mục tiêu chính sách;

- Trong huy động nguồn lực thực thi chính sách;

- Trong xác định các yếu tố ảnh hưởng.

c) Khó khăn trong quá trình thiết lập tiêu chí phân tích chính sách:

- Các kết quả đầu ra của chính sách chưa cụ thể;

- Các mục tiêu mâu thuẫn với nhau;

- Các tiêu chí đạo đức còn bị lấn át bởi các tiêu chí khác.

d) Khó khăn trong đánh giá chính sách:

- Tính đa dạng về các hình thức và phương pháp đánh giá;

- Tính khó xác định mức độ đạt được các mục tiêu;

- Tính phức tạp của các nội dung đánh giá;

- Có nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào đánh giá chính sách.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Thế nào là phân tích chính sách công? Phân tích và đánh giá chính sách công có gì khác nhau?

b) Các điều kiện cần thiết để phân tích chính sách công?

c) Mô tả các phương pháp phân tích chính sách công?

d) Những khó khăn gặp phải trong phân tích chính sách công ở nước ta?

đ) Đề xuất các biện pháp để phân tích chính sách công đạt kết quả tốt trong điều kiện hiện nay ở nước ta?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Nhóm 1: Trên cơ sở phân tích SWOT tại một lĩnh vực, anh/chị hãy liệt kê các vấn đề phát sinh ở lĩnh vực đó và xác định đâu là vấn đề do chính sách công gây ra và tìm kiếm các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó?

b) Nhóm 2: Chọn một chính sách công đang được tổ chức thực hiện ở bộ, ngành, địa phương hoặc lĩnh vực đang công tác, hãy tiến hành phân tích các điểm mạnh và hạn chế trong thực thi chính sách đó, đồng thời xác định các trở ngại trong thực hiện chính sách công?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Học viện Hành chính: Giáo trình Phân tích và Hoạch định chính sách công. NXB Giáo dục Việt Nam, 2006.

b) TS. Lê Chi Mai: Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2001.

c) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Chính trị: Tìm hiểu về khoa học chính sách công. NXB Chính trị quốc gia, 1999.

2. Tài liệu khác

a) Lê Vinh Danh: Chính sách công của Hoa Kỳ. NXB Thống kê, 2001.

b) Nguyễn Hữu Hải (chủ biên): Hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu hóa. NXB Tư pháp, 2007.

c) William N Dunn: Public policy analysis: An introduction. New Jersey, Prentice Hall, 1994.

Chuyên đề 4

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC TRONG KHU VỰC CÔNG

I. MỤC ĐÍCH

Nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức cập nhật nâng cao về tư duy chiến lược và quản lý theo chiến lược trong khu vực công giúp tăng cường năng lực quản lý của các nhà lãnh đạo, quản lý ở tầm trung hạn.

II. YÊU CẦU

1. Nắm được các lý thuyết cơ bản của quản lý chiến lược trong khu vực công.

2. Hiểu và triển khai được các bước trong quy trình xây dựng, thực hiện chiến lược trong khu vực công.

3. Có khả năng tiến hành đánh giá chiến lược trong khu vực công.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về quản lý chiến lược trong khu vực công

a) Khái niệm và phân loại chiến lược:

- Khái niệm chiến lược;

- Phân loại chiến lược;

- Chiến lược trong khu vực công.

b) Quản lý chiến lược trong khu vực công:

- Khái niệm:

+ Quản lý chiến lược;

+ Quản lý chiến lược trong khu vực công.

- Sự cần thiết phải quản lý chiến lược trong khu vực công;

- Đặc điểm của quản lý chiến lược trong khu vực công;

- Quy trình quản lý chiến lược trong khu vực công;

- Nhà quản lý chiến lược trong khu vực công:

+ Các cấp độ nhà quản lý chiến lược khu vực công;

+ Yêu cầu đối với nhà quản lý chiến lược trong khu vực công.

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược trong khu vực công

a) Xác định mục tiêu chiến lược:

- Xác định tầm nhìn và sứ mệnh:

+ Tầm nhìn;

+ Sứ mệnh.

- Thiết lập mục tiêu.

b) Phân tích môi trường và nguồn lực của tổ chức công:

- Phân tích môi trường bên ngoài;

- Phân tích môi trường bên trong;

- Phân tích nguồn lực của tổ chức;

- Kỹ thuật phân tích môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức (kỹ thuật SWOT).

c) Hoạch định chiến lược trong khu vực công:

- Lựa chọn và phân tích nội dung trọng tâm của chiến lược;

- Xây dựng mục tiêu của chiến lược;

- Lựa chọn biện pháp thực hiện chiến lược;

- Hoàn thiện dự thảo chiến lược;

- Phê duyệt chiến lược;

- Ban hành và công bố chiến lược.

d) Thực hiện chiến lược trong khu vực công:

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược;

- Phân công, phối hợp thực hiện chiến lược;

- Phân bổ nguồn lực;

- Theo dõi, kiểm tra thực hiện chiến lược.

3. Theo dõi, đánh giá chiến lược trong khu vực công

a) Khái niệm:

- Theo dõi;

- Đánh giá.

b) Các phương pháp theo dõi, đánh giá chiến lược trong khu vực công:

- Theo dõi, đánh giá chiến lược theo quá trình thực hiện;

- Theo dõi, đánh giá chiến lược dựa trên kết quả.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Tại sao phải quản lý chiến lược trong khu vực công?

b) Quy trình quản lý chiến lược khu vực công?

c) Hãy phân tích những thách thức, khó khăn trong quản lý chiến lược của khu vực công?

d) Cần những điều kiện nào để áp dụng được quản lý chiến lược trong khu vực công?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Hãy phân tích những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa quản lý chiến lược trong khu vực công và khu vực tư nhân?

b) Điểm mạnh, điểm yếu của các tổ chức nhà nước khi áp dụng quản lý chiến lược?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) S.Chiavo - Campo và P.S.A. Sundaram: Phục vụ và duy trì, “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”. NXB Chính trị quốc gia, 2007.

b) GS.TS Vũ Huy Từ: Quản lý khu vực công. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1998.

c) Học viện Hành chính, Ban Hợp tác quốc tế: Quản lý công (tài liệu dịch).

d) TS Lê Thành Long: Quản lý chiến lược. NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tài liệu tham khảo

a) John M Bryson and Farnum K Alston: Creating and implementing your strategic plan - a workbook for public and nonprofit organizations, 3 rd edition. Jossey - Bass, 2011.

b) John M Bryson: Strategic planning for public and nonprofit organizations - A guide to strengthening and sustaining organizational Achievement, 3 rd edition. Jossey - Bass, 2004.

c) H. Mintzberg: The rise and the fall of Strategic Planning. Prentice Hall, Hemel Hampsted.

d) Nutt and Backoff: A strategic Planning process of public and Third Sector Organisations. Journal of the American Planning Associacion, 1997 (Vol 53, No1, pages 44 - 57).

đ) Bryson in Peters and Pierre: Strategic management and Planning, Handbook of Public Administration, London, Sage, pages 38 - 47.

Chuyên đề 5

QUẢN LÝ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC MỚI

I. MỤC ĐÍCH

Cập nhật một số kiến thức về quản lý tổ chức và nhân sự trong khu vực hành chính nhà nước, một số thách thức trong quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

II. YÊU CẦU

1. Hiểu được các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau về những vấn đề liên quan đến tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước.

2. Nhận diện được những đặc điểm cơ bản trong quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước.

3. Nhận diện được thách thức xuất phát từ những đặc điểm cơ bản trong quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước.

4. Nhận thức được mối quan hệ hữu cơ giữa quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước với hiệu quả của quản lý nhà nước, những thách thức đối với quản lý tổ chức và nhân sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

5. Có khả năng xác định, áp dụng các nguyên tắc và biện pháp phù hợp để quản lý tổ chức, nhân sự của tổ chức hành chính nhà nước nơi học viên công tác.

III. NỘI DUNG

1. Vai trò của tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước

a) Quản lý nhà nước:

- Chức năng chính trị;

- Chức năng kinh tế;

- Chức năng văn hóa;

- Chức năng xã hội.

b) Cung cấp các dịch vụ công.

2. Tổ chức hành chính nhà nước và thách thức trong quản lý tổ chức hành chính nhà nước

a) Tổ chức hành chính nhà nước:

- Mục tiêu của tổ chức hành chính nhà nước;

- Cách thức thành lập hay vị trí pháp lý của các tổ chức hành chính nhà nước trong hệ thống các cơ quan nhà nước;

- Vấn đề quyền lực - thẩm quyền;

- Quy mô của tổ chức hành chính nhà nước.

b) Những thách thức trong quản lý tổ chức hành chính nhà nước:

- Thách thức xuất phát từ sự đặc thù của tổ chức hành chính nhà nước;

- Thách thức xuất phát từ yêu cầu cải cách hành chính;

- Thách thức từ bối cảnh.

3. Nhân sự hành chính nhà nước và những thách thức trong quản lý nhân sự hành chính nhà nước

a) Nhân sự hành chính nhà nước:

- Cơ cấu và phân loại chung;

- Nhân sự làm việc trong hệ thống các tổ chức hành chính nhà nước thông qua bầu cử;

- Nhân sự làm việc trong hệ thống các tổ chức hành chính nhà nước thông qua tuyển dụng.

b) Những thách thức trong quản lý nhân sự hành chính nhà nước:

- Thách thức xuất phát từ những đặc điểm của hệ thống quản lý nhân sự hành chính nhà nước;

- Thách thức trong việc cạnh tranh nhằm thu hút và duy trì người tài từ khu vực tư nhân;

- Thách thức xuất phát từ bối cảnh mới.

4. Một số phương hướng cải cách quản lý tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước

a) Phương hướng cải cách về quản lý tổ chức hành chính nhà nước.

b) Phương hướng cải cách quản lý nhân sự hành chính nhà nước.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích vai trò và các đặc điểm của tổ chức hành chính nhà nước ở Việt Nam?

b) Quản lý tổ chức hành chính nhà nước gồm những nội dung nào?

c) Nhân sự hành chính nhà nước bao gồm những đối tượng nào? Anh/chị hiểu thế nào về công chức nhà nước?

d) Các đặc trưng của nhân sự hành chính nhà nước là gì? Nêu các nội dung của quản lý nhân sự hành chính nhà nước?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác đang gặp phải những thách thức nào về tổ chức bộ máy? Hãy phân tích và xác định nguyên nhân dẫn đến các thách thức nói trên và tìm hướng giải quyết?

b) Công tác quản lý nhân sự ở cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác đang gặp phải những bất cập gì? Hãy lấy một ví dụ cụ thể, phân tích thực trạng và tìm nguyên nhân của nó. Theo anh/chị nên giải quyết tình huống này như thế nào?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Nguyễn Hữu Thân: Giáo trình quản trị nhân sự. NXB Thống kê, 2001.

b) Võ Kim Sơn, Lê Thị Vân Hạnh và Nguyễn Thị Hồng Hải: Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước dùng cho hệ cử nhân hành chính. NXB Thống kê (tái bản năm 2010).

c) TS. Lê Thanh Hà (chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực. NXB Lao động xã hội, 2009.

2. Tài liệu khác

a) Ths. Nguyễn Văn Điềm và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân (chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2007.

b) TS. Trần Kim Dung: Quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê (tái bản lần thứ 6 năm 2009).

Chuyên đề 6

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I. MỤC ĐÍCH

Giúp học viên nhận thức được các thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay và những nhiệm vụ đặt ra trong quản lý nhà nước về kinh tế khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức đúng bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế và vai trò quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam.

2. Xác định các cơ hội và thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam trong quá trình biến đổi nội tại nền kinh tế cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian tới.

4. Ý thức được rõ ràng về tầm quan trọng của vị trí công tác ở ngạch chuyên viên cao cấp trong bộ máy quản lý nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân.

5. Có bản lĩnh, thái độ nghiêm túc, khách quan và khoa học trong thực thi điều hành ở tầm vĩ mô đối với hoạt động của nền kinh tế.

III. NỘI DUNG

1. Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có ảnh hưởng quyết định đến nền kinh tế Việt Nam

a) Đặc điểm tình hình kinh tế trong nước:

- Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường;

- Từ một nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Đặc điểm tình hình kinh tế quốc tế:

- Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh là xu hướng chủ đạo trong sự vận động của kinh tế thế giới;

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ làm thay đổi kết cấu kinh tế thế giới;

- Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu;

- Kinh tế trí thức phát triển mạnh mẽ;

- Sự bất bình đẳng về lợi ích do toàn cầu hóa mang lại.

2. Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam

a) Những cơ hội và thách thức từ bên trong nền kinh tế:

- Những cơ hội, thuận lợi;

+ Kinh tế tăng trưởng khá cao và liên tục;

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

+ Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN về cơ bản được hình thành và vận hành có hiệu quả;

+ Kinh tế đối ngoại mở rộng và phát triển;

+ Kinh tế tư nhân phát triển khá nhanh chóng.

- Những thách thức:

+ Thu nhập bình quân đầu người thấp;

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, thiếu tính bền vững;

+ Hệ thống hạ tầng giao thông vận tải yếu kém;

+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu;

+ Thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh;

+ Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế còn nhiều bất cập với luật pháp và thông lệ quốc tế, chưa đi vào đời sống thực tế;

+ Trình độ khoa học - công nghệ còn thấp;

+ Khu vực doanh nghiệp nhà nước mặc dù nắm giữ nguồn lực lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả, lấn át doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;

+ Đầu tư công yếu kém dẫn tới thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng gia tăng.

b) Những cơ hội và thách thức từ bên ngoài:

- Những cơ hội:

+ Tạo thời cơ thúc đẩy mở rộng quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế với các nước;

+ Là thời cơ mới để thúc đẩy công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế trong nước.

- Những thách thức:

+ Phải tuân thủ luật chơi chung;

+ Vị thế và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp các nước;

+ Trình độ quản lý kinh tế ở cả khu vực công và khu vực tư đều chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế;

+ Đối mặt với các rào cản kỹ thuật do các nước đặt ra ngày càng nhiều;

+ Khó khăn trong việc tham gia vào khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.

3. Những vấn đề cần tập trung giải quyết trong quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam thời gian tới

a) Công tác dự báo và định hướng cho sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

b) Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và tham gia một cách có hiệu quả hơn vào sự phân công lao động quốc tế.

d) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế.

đ) Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng cải cách thủ tục hành chính.

e) Cải cách doanh nghiệp nhà nước.

g) Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của nền kinh tế Việt Nam?

b) Phân tích những khó khăn, thách thức đang và sẽ đặt ra đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế quốc tế?

c) Để khắc phục, vượt qua khó khăn, thách thức đó, Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề gì?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng các DNNN hoạt động kém hiệu quả? Xác định các giải pháp để cải cách DNNN ở Việt Nam?

b) Tại sao cần tái cơ cấu nền kinh tế? Xác định các nội dung và giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Gregory Man Kiw: Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê, 1996.

b) David Begg: Giáo trình Kinh tế học vĩ mô. NXB Thống kê, 2010.

c) Brandley R. Schiller: Kinh tế ngày nay. NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

2. Tài liệu khác

a) Joseph. E.Stiglitz: Kinh tế học công cộng. NXB Khoa học và kỹ thuật.

b) Học viện hành chính: Giáo trình kinh tế học vĩ mô. NXB Khoa học và kỹ thuật.

c) TS. Lê Đăng Doanh: Hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô thúc đẩy CNH, HĐH. NXB Chính trị quốc gia, 2002.

Chuyên đề 7

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CẢI CÁCH

I. MỤC ĐÍCH

Trên cơ sở khái quát về bối cảnh kinh tế - tài chính trên thế giới và trong nước, xác định các thách thức đặt ra trong quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay và tìm kiếm các giải pháp cải cách quản lý tài chính công nói chung ở tầm quốc gia cũng như ở từng bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức được bản chất của tài chính công và quản lý tài chính công.

2. Điểm lại các thành tựu đạt được trong cải cách quản lý tài chính công từ thập kỷ 90 đến nay.

3. Mô tả sự biến động kinh tế - tài chính trên thế giới và ở Việt Nam, ảnh hưởng của chúng tới hoạt động quản lý tài chính công.

4. Phân tích các thách thức đang đặt ra trong quản lý tài chính công hiện nay.

5. Đề xuất định hướng và các giải pháp cải cách quản lý tài chính công quốc gia, cũng như của bộ, ngành, địa phương nơi học viên công tác.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về quá trình quản lý tài chính công ở Việt Nam

a) Tài chính công và quản lý tài chính công:

- Tài chính công;

- Quản lý tài chính công.

b) Quá trình quản lý tài chính công ở Việt Nam:

- Cải cách hệ thống thuế;

- Cải cách tổ chức bộ máy quản lý tài chính công;

- Ban hành và sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước;

- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính;

- Tin học hóa quản lý tài chính.

2. Bối cảnh kinh tế - tài chính và tác động tới quản lý tài chính công

a) Bối cảnh kinh tế - tài chính thế giới:

- Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997;

- Khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới năm 2008;

- Khủng hoảng nợ công.

b) Bối cảnh kinh tế - tài chính ở Việt Nam:

- Giai đoạn tăng trưởng cao 1991 - 1996;

- Giai đoạn suy thoái 1997 - 2001;

- Giai đoạn phục hồi 2002 - 2007;

- Giai đoạn suy thoái 2008 - 2012.

3. Các thách thức đặt ra trong quản lý tài chính công

a) Về nguồn thu ngân sách.

b) Về hiệu quả phân bổ và sử dụng chi tiêu công.

c) Về phân cấp ngân sách.

d) Thách thức trước yêu cầu chuyển từ quản lý ngân sách theo đầu vào sang chú trọng đến kết quả đầu ra.

đ) Về tầm nhìn trong lập và chấp hành ngân sách.

e) Thách thức trong bảo đảm cân đối ngân sách và giảm nợ công.

g) Thách thức trước đòi hỏi gia tăng hỗ trợ người nghèo.

h) Thách thức trong mua sắm và sử dụng tài sản công.

4. Xác định tư duy chiến lược trong cải cách tài chính công

a) Mục tiêu quản lý tài chính công:

- Bảo đảm kỷ luật tài khóa tổng thể;

- Bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực;

- Bảo đảm hiệu quả hoạt động.

b) Các tiêu chí quản lý tài chính công:

- Trách nhiệm giải trình;

- Tính minh bạch;

- Tính dự đoán được;

- Sự tham gia.

5. Các giải pháp cải cách quản lý tài chính công trong thời gian tới

a) Cải cách thuế.

b) Nâng cao hiệu quả chi tiêu công.

c) Tăng cường quản lý nợ công.

d) Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách.

đ) Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu công nhằm hỗ trợ người nghèo có hiệu quả.

e) Lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

g) Lập khuôn khổ chi tiêu trung hạn.

h) Bảo toàn và phát triển tài sản công.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích bối cảnh kinh tế - tài chính thế giới, trong nước và tác động của nó tới quản lý tài chính công ở nước ta?

b) Các hạn chế trong quản lý chi tiêu công hiện nay là gì?

c) Xác định các thách thức đặt ra trong quản lý tài chính công ở Việt Nam hiện nay?

d) Xác định các điều kiện cần thiết để tiến tới lập ngân sách theo đầu ra ở cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Đánh giá việc triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính công tại cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác và nêu các giải pháp cải cách?

b) Quản lý tài chính công tác động như thế nào tới mục tiêu giảm nghèo ở Việt Nam? Nêu các vấn đề và giải pháp?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Sử Đình Thành (chủ biên): Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam. NXB Tài chính, 2005.

b) Học viện Tài chính: Quản lý tài chính công, 2009.

c) GS.TS. Dương Thị Bình Minh: Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. NXB Tài chính, 2005.

d) TS. Lê Chi Mai: Quản lý chi tiêu công. NXB Chính trị quốc gia, 2011.

2. Tài liệu khác

a) Đại học kinh tế quốc dân: Kinh tế công cộng, 2008.

b) ADB: Public expenditure management, 1999.

c) Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. NXB Lao động xã hội, 2008.

d) Salvatore Schiavo - Campo and Daniel Tommasi: Managing government expenditure. Asian Development Bank.

đ) TS. Lê Chi Mai: Phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. NXB Chính trị quốc gia, 2006.

e) S. Chiavo - Campo và P.S.A. Sundaram: Phục vụ và duy trì, “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”. NXB Chính trị quốc gia, 2003.

Chuyên đề 8

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG

I. MỤC ĐÍCH

Trang bị cho học viên những nhận thức cơ bản về dịch vụ công và vai trò của Nhà nước trong bảo đảm cung ứng dịch vụ công; xác định các thách thức đang đặt ra và đề xuất các giải pháp giải quyết.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức về dịch vụ công, đặc điểm và các loại hình dịch vụ công.

2. Biết được vai trò của Nhà nước trong bảo đảm cung ứng và quản lý cung ứng dịch vụ công.

3. Xác định các thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công.

4. Tìm kiếm các giải pháp về trách nhiệm của Nhà nước trong việc cải cách quản lý cung ứng dịch vụ công.

III. NỘI DUNG

1. Dịch vụ công và vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công

a) Khái quát về dịch vụ công:

- Nhận thức về dịch vụ công:

+ Theo nghĩa rộng;

+ Theo nghĩa hẹp.

- Đặc điểm của việc cung ứng dịch vụ công;

- Các loại dịch vụ công:

+ Dịch vụ hành chính;

+ Dịch vụ sự nghiệp;

+ Dịch vụ công ích.

b) Vai trò của Nhà nước đối với việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công cho xã hội:

- Trực tiếp tổ chức thực hiện một số dịch vụ công:

+ Dịch vụ không thể xác định được các đặc tính đầu ra;

+ Dịch vụ khó cạnh tranh: Các dịch vụ công mà tư nhân không muốn tham gia, không đủ khả năng để tham gia;

+ Dịch vụ có sự nhạy cảm về chính trị.

- Thực hiện quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công:

+ Xây dựng chiến lược và các chính sách, cơ chế về cung ứng dịch vụ công;

+ Phân cấp quản lý trong cung ứng dịch vụ công;

+ Thực hiện chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ công nhằm bảo đảm các mục tiêu của Nhà nước;

+ Tạo lập môi trường để tăng cường tiếng nói của người dân đối với các chính sách của Nhà nước;

+ Ban hành các cơ chế khuyến khích các nhà cung ứng cải thiện dịch vụ công;

+ Khuyến khích và thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công;

+ Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo để tăng khả năng tiếp cận của họ đến các dịch vụ công.

c) Các mối quan hệ trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ công:

- Người sử dụng dịch vụ công;

- Nhà cung cấp dịch vụ công;

- Nhà hoạch định chính sách.

2. Các thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước về dịch vụ công

a) Về xác định ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ công.

b) Về việc thu tiền từ người sử dụng dịch vụ công.

c) Về khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ công thiết yếu.

d) Thách thức từ việc phải đổi mới cơ chế cung ứng dịch vụ công theo kiểu “xin cho” sang “phục vụ”.

đ) Thách thức từ các tiêu cực phát sinh trong quá trình xã hội hóa dịch vụ công.

3. Các giải pháp cải cách quản lý cung ứng dịch vụ công

a) Xác định ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư trong cung ứng dịch vụ công.

b) Quản lý chất lượng và phí dịch vụ công.

c) Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ công.

d) Tạo cơ chế hoạt động tự chủ cho các tổ chức cung ứng dịch vụ công công lập.

đ) Tạo cơ chế phản hồi của khách hàng đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công.

e) Cải cách dịch vụ hành chính công.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích các nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ công?

b) Theo anh/chị, đâu là những điểm yếu trong quản lý nhà nước đối với dịch vụ công và nguyên nhân?

c) Nhà nước nên cung cấp những dịch vụ công nào? Lợi ích của việc Nhà nước cung ứng các dịch vụ công này là gì?

d) Việc thu tiền của người sử dụng dịch vụ công có các lợi ích và tác hại nào?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Từ thực tiễn của cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác, hãy lựa chọn một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong việc cung cấp dịch vụ công, tìm ra những nguyên nhân và định hướng giải quyết?

b) Phân tích thực trạng xã hội hóa dịch vụ công và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ công ở Việt Nam?

c) Hợp tác công - tư có phải là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công? Giải pháp này ở Việt Nam có thể áp dụng ở trong lĩnh vực nào và trong các điều kiện nào?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) TS. Chu Văn Thành (chủ biên): Dịch vụ công - đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay. NXB Chính trị quốc gia, 2007.

b) Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa: Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam. NXB Thống kê, 2006.

c) TS. Lê Chi Mai: Cải cách dịch vụ hành chính công. NXB Lý luận chính trị, 2007.

2. Tài liệu khác

a) Đặng Khắc Ánh: Dịch vụ công - Tập bài giảng cử nhân chuyên ngành Quản lý công của Học viện Hành chính.

b) TS. Lê Chi Mai: Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, 2003.

c) Ngân hàng Thế giới: Nhà nước trong một thế giới đang thay đổi. NXB Chính trị quốc gia, 1998.

d) David Osborne/Ted Gaebler: Đổi mới hoạt động của chính phủ. NXB Chính trị quốc gia, 1997.

Chuyên đề 9

ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC XÃ HỘI

I. MỤC ĐÍCH

Tập trung làm rõ những đặc điểm, thách thức của quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực xã hội và đề ra các nội dung cải cách phương thức quản lý nhà nước phù hợp.

II. YÊU CẦU

1. Xác định được các đặc điểm của quản lý nhà nước trong các ngành, lĩnh vực xã hội.

2. Nhận thức được các thách thức đang đặt ra trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực xã hội nói chung, đồng thời xác định được những thách thức lớn đang đặt ra trong quản lý nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực xã hội cụ thể.

3. Xác định được nguyên nhân các thách thức đang đặt ra và định hướng giải pháp giải quyết.

III. NỘI DUNG

1. Tổng quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực xã hội

a) Những khái niệm cơ bản:

- Xã hội;

- Ngành;

- Lĩnh vực.

b) Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực xã hội:

- Quản lý hành chính nhà nước;

- Quan niệm về quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội.

2. Đặc điểm quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội

a) Đối tượng quản lý rộng.

b) Nội dung quản lý đa dạng.

c) Phương thức quản lý linh hoạt.

3. Những thách thức trong quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội

a) Sự tác động của kinh tế thị trường:

- Tác động tích cực;

- Tác động tiêu cực.

b) Sự tác động của quá trình toàn cầu hóa:

- Tác động tích cực của toàn cầu hóa;

- Thách thức.

c) Sự tác động của khoa học, công nghệ, thông tin và truyền thông:

- Tác động tích cực;

- Thách thức.

d) Thách thức trong một số lĩnh vực cụ thể:

- Quản lý nhà nước về văn hóa;

- Quản lý nhà nước về giáo dục;

- Quản lý nhà nước về y tế;

- Quản lý nhà nước về môi trường.

4. Đổi mới nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực xã hội

a) Xây dựng chiến lược, chính sách và thể chế:

- Xây dựng chiến lược;

- Xây dựng chính sách;

- Xây dựng thể chế.

b) Xây dựng bộ máy để quản lý các ngành, lĩnh vực xã hội.

c) Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và bố trí nhân sự.

d) Đổi mới cách thức triển khai các hoạt động quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội.

đ) Đầu tư nguồn lực cho các ngành, lĩnh vực xã hội.

e) Giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quản lý các ngành, lĩnh vực xã hội.

g) Hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực xã hội.

VI. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Sự cần thiết nhà nước phải quản lý ngành, lĩnh vực?

b) Phân tích, làm rõ chủ thể và khách thể quản lý ngành, lĩnh vực? Liên hệ trong thực tiễn quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường?

c) Phân tích làm rõ những thách thức trong quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường ở nước ta hiện nay?

d) Phân tích sự bất cập trong quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường. Liên hệ với thực tiễn?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Phân tích mối quan hệ giữa xây dựng, ban hành chính sách kinh tế và chính sách xã hội (cụ thể qua các chính sách của các lĩnh vực: Văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường)?

b) Qua thực tiễn xã hội hóa một lĩnh vực xã hội (văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường), hãy nêu những bất cập trong quản lý nhà nước hiện nay đối với quá trình xã hội hóa và đề xuất các giải pháp giải quyết?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Học viện Hành chính: Hành chính công. NXB Khoa học kỹ thuật, 2010.

b) PGS.TS. Đinh Xuân Lý (chủ biên): Phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới. NXB Chính trị quốc gia, 2010.

c) PGS.TS. Phạm Duy Đức (chủ biên): Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị quốc gia, 2009.

2. Tài liệu khác

a) Nicolas Witkowski: Thực trạng khoa học và kỹ thuật. NXB Khoa học kỹ thuật, 1996.

b) Nguyễn Chí Bền: Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. NXB Chính trị quốc gia, 2010.

c) Nguyễn Văn Dân: Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. NXB Khoa học kỹ thuật, 2009.

d) PGS.TS. Đào Văn Dũng, PGS.TS. Nguyễn Đức Trọng: Tổ chức và quản lý y tế ở Việt Nam. NXB Lao động xã hội, 2009.

đ) Trường Đại học kinh tế quốc dân: Giáo trình quản lý công nghệ. NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2010.

e) GS.VS. TSKH. Phạm Minh Hạc, TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người: Đối tượng và những hướng chủ yếu. NXB Khoa học xã hội, 2001.

g) Học viện hành chính: Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính. NXB Lao động, 2002.

 

CÁC CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO BẮT BUỘC

Chuyên đề 10

CỤC DIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM

I. MỤC ĐÍCH

Nâng cao nhận thức của học viên về cục diện kinh tế - chính trị thế giới, giúp học viên nhận định được tác động của cục diện nói trên đến kinh tế, chính trị ở Việt Nam và định hướng tư tưởng trước những yêu cầu mới.

II. YÊU CẦU

1. Phân tích tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới năm 2008 và năm 2009.

2. Nhận diện cục diện chính trị trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhận diện các tác động của cục diện kinh tế - chính trị thế giới đến tình hình kinh tế - chính trị Việt Nam.

4. Xác định các đối sách của Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

III. NỘI DUNG

1. Cục diện kinh tế - chính trị thế giới những năm qua

a) Cục diện kinh tế thế giới:

- Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trên thế giới với những hậu quả lớn sau khủng hoảng;

- Tương quan lực lượng kinh tế có sự biến đổi:

+ Mỹ vẫn là siêu cường tuy nhiên không giữ vị trí độc tôn;

+ Sự xuất hiện của một loạt nước mới nổi;

+ Trung Quốc với sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, kinh tế trí thức và cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế thế giới.

b) Sự biến động của cục diện chính trị trên thế giới trong những năm qua:

- Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa;

- Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia biến đổi theo hướng tăng quyền lực “mềm”;

- Thế giới chuyển dần thành đa cực;

- Các tổ chức đa phương toàn cầu ngày càng có vai trò quan trọng;

- Thế giới phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng (môi trường, khí hậu, dầu lửa, lương thực,...);

- Tiến trình cải cách dân chủ ngày càng mở rộng.

2. Tác động của cục diện kinh tế - chính trị thế giới đến Việt Nam

a) Vị trí của Việt Nam trong khu vực động lực phát triển của thế giới.

b) Quá trình hội nhập đang đặt Việt Nam trước những thách thức và cơ hội mới.

c) Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới và nguy cơ tụt hậu xa hơn của Việt Nam.

d) Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới đối với nền kinh tế Việt Nam.

đ) An ninh quốc phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự lớn mạnh của nước láng giềng Trung Quốc.

3. Các quan điểm và chính sách của Chính phủ Việt Nam trước tình hình mới

a) Chiến lược phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững.

b) Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

c) Mở rộng dân chủ và thực hiện công bằng xã hội.

d) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

đ) Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích cục diện kinh tế - chính trị thế giới hiện nay?

b) Phân tích các tác động của cục diện kinh tế - chính trị thế giới đến Việt Nam?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Xác định các thách thức chính trị và kinh tế đang đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh chính trị - kinh tế thế giới hiện nay?

b) Phân tích quan điểm và chính sách của Nhà nước ta để giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện tại?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

2. Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Trật tự thế giới từ năm 2001 - 2012 (Tài liệu Hội thảo tháng 12- 2012).

Chuyên đề 11

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I. MỤC ĐÍCH

Giúp học viên nhận thức rõ sự cần thiết việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong giai đoạn tới và xác định được các định hướng để vượt qua những thách thức đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức được sự cần thiết khách quan của việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn tới.

2. Nhận định được về các thành công và hạn chế trong cải cách hành chính thời gian qua.

3. Nắm bắt được các thách thức đang đặt ra đối với cải cách hành chính ở nước ta.

4. Xác định được các định hướng tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính ở nước ta.

III. NỘI DUNG

1. Sư cần thiết cải cách hành chính

a) Cải cách hành chính là gì?

b) Tại sao phải cải cách hành chính:

- Cải cách hành chính là nhân tố có tác động mạnh mẽ tới cải cách hệ thống chính trị ở Việt Nam;

- Cải cách phương thức phục vụ nhân dân, củng cố niềm tin của dân vào chính quyền;

- Thúc đẩy cải cách kinh tế và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam;

- Góp phần mở rộng dân chủ và quyền con người trong đời sống xã hội.

2. Kết quả cải cách hành chính ở Việt Nam trong thời gian qua và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

a) Kết quả cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010.

b) Nguyên nhân.

c) Bài học.

d) Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.

3. Nội dung cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020

a) Cải cách thể chế.

b) Cải cách thủ tục hành chính.

c) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

d) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

đ) Cải cách tài chính công.

e) Hiện đại hóa hành chính.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Đánh giá các thành công và hạn chế của cải cách hành chính nhà nước những năm qua?

b) Hãy phân tích các lý do đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước ở nước ta trong giai đoạn tới?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Phân tích các thách thức đặt ra đối với cải cách hành chính trong bối cảnh hiện nay?

b) Nêu các định hướng thúc đẩy cải cách hành chính và liên hệ với thực tiễn cơ quan hoặc địa phương nơi anh/chị công tác?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ).

b) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/01/2011 của Chính phủ).

c) Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII) và Hội nghị Trung ương 5 (khóa X).

2. Tài liệu khác

a) Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên): Những giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, 2003.

b) S.Chiavo - Campo và P.S.A. Sundaram: Phục vụ và duy trì, “Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”. NXB Chính trị quốc gia, 2007.

c) David Osborn và Ted Gaebler: Sáng tạo lại chính phủ (bản dịch). Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 1997.

 

CÁC CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO TỰ CHỌN

Chuyên đề 12

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC ĐÍCH

Giúp học viên nhận thức rõ hơn về hiện trạng tài nguyên và môi trường ở nước ta, các thách thức đang đặt ra trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đồng thời xác định được các định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực này.

II. YÊU CẦU

1. Biết rõ về hiện trạng tài nguyên và môi trường của nước ta trong giai đoạn hiện tại và tương lai.

2. Nhận định được các thành công, các hạn chế; nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

3. Nhận thức được các thách thức to lớn đang đặt ra trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

4. Xác định được các định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gắn với thực tiễn công tác của mỗi học viên.

III. NỘI DUNG

1. Hiện trạng tài nguyên và môi trường Việt Nam

a) Hiện trạng tài nguyên:

- Khái quát về các nguồn tài nguyên của Việt Nam và giá trị kinh tế của chúng;

- Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên.

b) Hiện trạng môi trường:

- Tình trạng khí hậu toàn cầu bị biến đổi;

- Các nguy cơ làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

2. Đánh giá quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

a) Những mặt đạt được.

b) Những hạn chế và nguyên nhân.

3. Những thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường và định hướng giải quyết

a) Thách thức trong việc bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường.

b) Thách thức trong việc làm thay đổi nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

c) Thách thức trong việc thể chế hóa các quan điểm bảo vệ tài nguyên và môi trường.

d) Thách thức trong huy động các nguồn lực để bảo vệ tài nguyên và môi trường.

đ) Thách thức về tổ chức bộ máy và nhân sự trong quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Phân tích hiện trạng về tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay?

b) Nhận định về các thành công và hạn chế trong quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thời gian qua?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Qua thực tiễn địa phương nơi anh/chị sinh sống, hãy nêu những vấn đề đang đặt ra đối với tài nguyên và xác định giải pháp quản lý nhà nước của chính quyền nhằm giải quyết các vấn đề đó?

b) Nêu các thách thức về môi trường đang đặt ra hiện nay đối với Việt Nam (hoặc địa phương nơi anh/chị sinh sống)? Phân tích các nguy cơ của chúng và đề xuất giải pháp giải quyết các thách thức này?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Đinh Hoàng Ân, Hoàng Thu Hòa: Vượt thách thức, mở thời cơ phát triển bền vững. NXB Tài chính, 2009.

2. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

3. Luật Khoáng sản năm 2010.

4. Luật Đất đai năm 2003.

Chuyên đề 13

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

I. MỤC ĐÍCH

Nâng cao nhận thức của học viên về tầm quan trọng của khoa học - công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, giúp học viên đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ và các thách thức đang đặt ra hiện nay, trên cơ sở đó xác định các định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thời gian tới.

II. YÊU CẦU

1. Nắm bắt được sự phát triển của khoa học - công nghệ ngày nay.

2. Nhận định được các thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng trong quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ.

3. Xác định rõ các thách thức đang đặt ra trong quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ.

4. Luận giải được các định hướng cơ bản trong quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ trong giai đoạn tới.

III. NỘI DUNG

1. Sự phát triển của khoa học - công nghệ ngày nay

a) Cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với nhịp độ cao.

b) Thành tựu to lớn của khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực.

c) Khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu.

d) Khoa học - công nghệ tạo ra các lợi thế cạnh tranh và nguy cơ tụt hậu đối với các quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ.

2. Thực trạng quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ

a) Những thành công.

b) Các hạn chế và nguyên nhân.

3. Các thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ

a) Nguồn nhân lực và cơ cấu nhân lực khoa học - công nghệ theo ngành nghề còn nhiều bất cập.

b) Đầu tư vào khoa học - công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu.

c) Trình độ khoa học - công nghệ lạc hậu so với các nước trong khu vực.

d) Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa khoa học - công nghệ với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh.

đ) Cơ chế quản lý khoa học - công nghệ không phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này.

4. Định hướng quản lý nhà nước về phát triển khoa học - công nghệ

a) Phát huy vai trò nền tảng và động lực của khoa học - công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

b) Ban hành các quyết định, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các luận cứ khoa học - công nghệ.

c) Gắn kết giữa khoa học - công nghệ với giáo dục - đào tạo.

d) Các ngành, các cấp đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

đ) Tiếp thu các thành tựu khoa học - công nghệ thế giới và phát huy năng lực nội sinh để nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước.

e) Tập trung đầu tư của nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ.

g) Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Từ các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ ngày nay, hãy xác định các yêu cầu và cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam?

b) Hãy nêu các hạn chế trong quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ hiện nay và phân tích các nguyên nhân?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Xác định các thách thức đang đặt ra trong việc nghiên cứu khoa học - công nghệ hoặc ứng dụng khoa học - công nghệ vào hoạt động của cơ quan nơi anh/chị công tác?

b) Hãy xác định các định hướng quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ? Liên hệ thực tiễn cơ quan nơi anh/chị công tác?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Khoa học và công nghệ năm 2000.

2. Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng cộng sản Việt Nam về khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn: Phát triển kinh tế tri thức thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

Chuyên đề 14

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO VÀ DÂN TỘC

I. MỤC ĐÍCH

Giúp học viên nhận thức đầy đủ hơn về những thách thức đang đặt ra trong quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam, từ đó xác định được các định hướng hoàn thiện trong hoạt động thực tiễn.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức rõ hơn vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Việt Nam.

2. Nắm được các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và dân tộc.

3. Biết được các kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc.

4. Xác định được các thách thức đang đặt ra trong quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc.

5. Nêu ra được các định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về tôn giáo và dân tộc.

III. NỘI DUNG

1. Quản lý nhà nước về tôn giáo

a) Khái quát về các tôn giáo lớn ở nước ta:

- Giới thiệu về các tôn giáo lớn ở nước ta;

- Đặc điểm của các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam;

- Xu hướng hoạt động của các tôn giáo.

b) Thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo:

- Những kết quả đạt được;

- Các hạn chế và nguyên nhân.

c) Các thách thức đặt ra trong lĩnh vực tôn giáo:

- Số lượng tôn giáo ngày một nhiều;

- Địa bàn phân bổ tôn giáo mở rộng;

- Cơ cấu tín đồ các tôn giáo;

- Chức sắc của các tôn giáo;

- Quan hệ quốc tế của các tôn giáo;

- Lợi dụng dân tộc gắn với tôn giáo để gây mất ổn định.

d) Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo:

- Coi tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân;

- Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc;

- Thực hiện công tác vận động quần chúng;

- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị;

- Các tín đồ có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp.

đ) Định hướng quản lý nhà nước về tôn giáo:

- Kết hợp áp dụng các phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo;

- Tăng cường hoạt động tư pháp trong lĩnh vực tôn giáo;

- Tăng cường hoạt động tự quản lý của các tổ chức giáo hội có tư cách pháp nhân;

- Tổ chức các phong trào quần chúng tôn giáo.

2. Quản lý nhà nước về dân tộc

a) Khái quát các dân tộc và quản lý nhà nước về dân tộc:

- Giới thiệu về các dân tộc ở nước ta;

- Đặc điểm các dân tộc ở nước ta;

- Vai trò và nội dung quản lý nhà nước về dân tộc.

b) Thực trạng quản lý nhà nước về dân tộc:

- Những kết quả đạt được;

- Các hạn chế và nguyên nhân.

c) Các thách thức trong quản lý nhà nước về dân tộc:

- Mối quan hệ dân tộc giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số;

- Tác động của phát triển kinh tế - xã hội đến sự phát triển không đồng đều giữa các dân tộc;

- Các vấn đề của các dân tộc ít người (di dân tự do, phá rừng, dịch vụ công cho các vùng dân tộc, hủ tục và tệ nạn xã hội);

- Năng lực triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các dân tộc ít người.

d) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc:

- Dân tộc và đoàn kết dân tộc là chiến lược lâu dài của cách mạng Việt Nam;

- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển;

- Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc gia trên địa bàn vùng dân tộc;

- Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc miền núi;

- Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị.

đ) Định hướng giải quyết các thách thức về dân tộc ở Việt Nam:

- Nâng cao trình độ, năng lực QLNN của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc;

- Tăng cường sự phối hợp hiệu quả, đồng bộ, nhất quán giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể trong công tác QLNN về dân tộc;

- Tổ chức triển khai, thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương;

- Nắm bắt kịp thời, chính xác và xử lý linh hoạt, đúng pháp luật, những vấn đề phát sinh trong quá trình QLNN về dân tộc;

- Thực hiện xã hội hóa trong QLNN về dân tộc;

- Nâng cao trình độ dân trí cho người dân tộc;

- Tăng cường xóa đói, giảm nghèo cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Nêu các đặc điểm về tôn giáo ở nước ta? Nhận định về các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo?

b) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo qua thực tiễn địa phương nơi anh/chị công tác, sinh sống?

c) Nêu các đặc điểm về dân tộc ở nước ta? Nhận định về các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc?

d) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dân tộc qua thực tiễn địa phương nơi anh/chị công tác, sinh sống?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Những thách thức đặt ra đối với quản lý nhà nước về dân tộc? Liên hệ với thực tiễn nơi anh/chị công tác, sinh sống? Đề xuất giải pháp giải quyết?

b) Những thách thức đặt ra đối với quản lý nhà nước về tôn giáo? Liên hệ với thực tiễn nơi anh/chị công tác, sinh sống? Đề xuất giải pháp giải quyết?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

2. GS.TS. Phan Hữu Dật: Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2004.

3. GS. Đặng Nghiêm Vạn: Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, 2003.

Chuyên đề 15

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÔ THỊ

I. MỤC ĐÍCH

Giúp học viên nhận thức rõ hơn các thách thức đang đặt ra trong quản lý nhà nước về đô thị trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình đô thị hóa ở nước ta, đồng thời xác định được những định hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

II. YÊU CẦU

1. Biết được xu thế đô thị hóa với những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình này.

2. Nhận thức được những thách thức đang đặt ra trong quá trình quản lý nhà nước về đô thị hóa ở nước ta.

3. Xác định được các định hướng hoàn thiện quản nhà nước về đô thị trong giai đoạn CNH, HĐH ở nước ta.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về quá trình đô thị hóa ở nước ta thời gian qua

a) Quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam:

- Sự phát triển của đô thị và tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam;

- Các tác nhân tác động đến quá trình đô thị hóa.

b) Các mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa:

- Các mặt tích cực của đô thị hóa;

- Các mặt tiêu cực của đô thị hóa;

- Các cơ hội và thách thức của đô thị hóa.

2. Đánh giá quản lý nhà nước về đô thị ở nước ta thời gian qua

a) Vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước về đô thị.

b) Những mặt thành công trong quản lý nhà nước về đô thị.

c) Những hạn chế và nguyên nhân.

3. Các thách thức trong quản lý nhà nước về đô thị

a) Giao thông ở đô thị.

b) Nhà ở xã hội.

c) Thu hồi, đền bù và giá đất.

d) Tài chính và ngân sách đô thị.

đ) Trật tự đô thị và các vấn đề xã hội ở đô thị.

e) Việc làm cho người dân bị thu hồi đất.

g) Cung ứng dịch vụ công đô thị.

h) Bộ máy chính quyền đô thị.

4. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đô thị

a) Hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị.

b) Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý đô thị.

c) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị.

d) Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cho đô thị.

đ) Giải quyết việc làm cho người dân trong quá trình đô thị hóa.

e) Khắc phục các tệ nạn xã hội và bảo đảm an ninh trật tự đô thị.

g) Xây dựng đối tác công - tư trong quản lý và phát triển đô thị.

h) Cải cách hành chính và chất lượng quản lý đô thị.

IV. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Nêu nhận thức của anh/chị về quá trình đô thị hóa, các ưu điểm và rủi ro từ quá trình đô thị hóa?

b) Nhận định về các thành công và hạn chế trong quản lý nhà nước về đô thị? Xác định nguyên nhân của các hạn chế?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Nêu một số thách thức lớn đặt ra đối với quản lý nhà nước về đô thị tại địa phương nơi anh/chị sinh sống?

b) Đề xuất biện pháp quản lý nhà nước để khắc phục các thách thức này?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Võ Kim Cương: Chính sách đô thị. NXB Xây dựng, 2006.

2. Bộ Xây dựng: Báo cáo đánh giá thực trạng phát triển đô thị Việt Nam và định hướng phát triển đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050.

Chuyên đề 16

CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN HÀNH PHÁP VỚI CƠ QUAN TƯ PHÁP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

I. MỤC ĐÍCH

Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp (Chính phủ) với cơ quan tư pháp (Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao) trong quản lý nhà nước; trên cơ sở đó, giúp công chức công tác trong các cơ quan hành pháp có nhận thức đúng và chủ động, tích cực phối hợp công tác với cơ quan Tòa án và cơ quan Kiểm sát các cấp trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành cũng như ở từng địa phương.

II. YÊU CẦU

1. Nắm được những nội dung cơ bản về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

2. Xác định được các nội dung của cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với các cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước.

3. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để chủ động, tích cực phối hợp công tác với các cơ quan Tòa án và Viện Kiểm sát cùng cấp.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước

a) Khái quát về quyền hành pháp và quyền tư pháp trong quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Các nguyên tắc phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

2. Các yêu cầu đối với sự phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước

a) Bảo đảm sự phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật.

b) Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước.

c) Thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cải cách hành chính và cải cách tư pháp trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Nội dung cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước

a) Phối hợp trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

b) Phối hợp trong công tác trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

c) Phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

d) Phối hợp trong công tác trao đổi, cung cấp thông tin.

đ) Phối hợp trong công tác đào tạo cán bộ, công chức.

e) Phối hợp trong công tác hợp tác quốc tế.

V. CÂU HỎI

1. Câu hỏi ôn tập

a) Nhận thức của anh/chị về cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước?

b) Xác định các yêu cầu đối với sự phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước?

2. Câu hỏi thảo luận

a) Để thực hiện tốt cơ chế phối hợp công tác giữa cơ quan hành pháp với cơ quan tư pháp trong quản lý nhà nước cần tập trung tổ chức thực hiện những giải pháp nào? Tại sao?

b) Cơ quan hành pháp cần thực hiện những công việc nào để tạo điều kiện cho hoạt động tố tụng của cơ quan tư pháp bảo đảm đúng quy định của pháp luật, phục vụ tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).

2. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.

3. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

4. Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002.

5. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003.

6. Nghị quyết liên tịch số 15/NQLT/CP-TANDTC-VKSNDTC ngày 31 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Phần II

KỸ NĂNG

Chuyên đề 17

KỸ NĂNG UỶ QUYỀN

I. MỤC ĐÍCH

Nhằm phát triển cho học viên kiến thức và kỹ năng cơ bản về ủy quyền để vận dụng trong quản lý, thực hiện ủy quyền một cách hiệu quả khi hoạt động công vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện bầu không khí của tổ chức và phát triển năng lực của công chức.

II. YÊU CẦU

1. Nắm được kiến thức và kỹ năng cơ bản về ủy quyền, biết vận dụng thực hiện trong hoạt động công vụ.

2. Xác định được mức độ ủy quyền phù hợp với trình độ năng lực và động lực làm việc của người được ủy quyền.

3. Biết cách lựa chọn chính xác công việc cần ủy quyền, người được ủy quyền.

4. Có kỹ năng giám sát, đồng thời hỗ trợ và tạo điều kiện cho cấp dưới hoàn thành công việc được ủy quyền.

5. Biết cách đánh giá, phản hồi ủy quyền có hiệu quả.

III. NỘI DUNG

1. Những vấn đề cơ bản về ủy quyền

a) Khái niệm ủy quyền:

- Ủy quyền dân sự;

- Ủy quyền hành chính;

- Ủy quyền với tư cách kỹ năng quản lý.

b) Sự cần thiết phải ủy quyền:

- Đối với tổ chức;

- Đối với người ủy quyền;

- Đối với người được ủy quyền.

c) Các mức độ ủy quyền:

- Ủy quyền hoàn toàn;

- Ủy quyền phần lớn;

- Ủy quyền hạn chế;

- Ủy quyền tối thiểu.

d) Nguyên tắc ủy quyền:

- Bảo đảm sự thống nhất, toàn diện trong quản lý;

- Cần có sự đồng thuận trước khi ủy quyền;

- Nội dung ủy quyền cần được xác định trước;

- Cần có tự chủ thực sự;

- Có phương tiện để đảm nhiệm quyền được ủy thác;

- Quyền chế tài;

- Thời hạn ủy quyền phải rõ ràng;

- Ủy quyền đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;

- Người được ủy quyền cần được đào tạo.

đ) Những điều cần tránh trong ủy quyền:

- Ủy quyền để đùn đẩy trách nhiệm;

- Ủy thác nhưng không trao quyền;

- Ủy quyền vượt cấp.

e) Lý do khiến nhà quản lý ngại ủy quyền và phương án cải thiện tình hình:

- Không biết cách ủy quyền hiệu quả;

- Không muốn chia sẻ quyền lực;

- Cầu toàn;

- Sợ phải chạy theo để giải quyết hậu quả;

- Lo nhân viên làm chậm tiến độ;

- Cho rằng nhân viên không có kinh nghiệm cần thiết;

- Không muốn ủy quyền công việc mà mình thích làm.

2. Kỹ năng ủy quyền

a) Lựa chọn công việc có thể ủy quyền.

b) Chọn người ủy quyền phù hợp.

c) Xây dựng kế hoạch ủy quyền.

d) Kỹ năng giám sát.

đ) Kỹ năng hỗ trợ nhân viên.

e) Đánh giá và tổng kết khi công việc hoàn thành.

g) Kỹ năng phản hồi.

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi thảo luận

a) Những khó khăn khách quan trong việc phân công và ủy quyền mà anh/chị gặp phải trong thực tiễn?

b) Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý hiện nay có những hạn chế nào trong việc phân công và ủy quyền?

c) Những hậu quả có thể xảy ra khi phân công và ủy quyền không tốt? Nêu một tình huống cụ thể trong thực tiễn?

d) Muốn phân công và ủy quyền hiệu quả cần có những điều kiện gì?

2. Bài tập thực hành

Anh/chị hãy mô tả một kinh nghiệm ủy quyền trong cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác. Sau đó vận dụng kiến thức đã học để phân tích kinh nghiệm ủy quyền đó, xác định những thành công và những điều cần cải thiện, đồng thời xây dựng kế hoạch cải thiện để hoạt động ủy quyền trong cơ quan, đơn vị của anh/chị đạt hiệu quả cao hơn.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Cẩm nang quản lý: Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. NXB Lý luận chính trị, 2008.

b) Cẩm nang quản lý hiệu quả: Phân công hiệu quả. NXB Trẻ, 2010.

c) Kỹ năng trong quản lý. NXB Thống kê, 1999.

2. Tài liệu khác

a) James H. Donnelly, JR, James L. Gibson, John M. Ivancevich: Quản trị học căn bản (bản dịch tiếng Việt của Vũ Trọng Hùng). NXB Thống kê, 2000.

b) David A.Whetten và Kim S.Cameron: Developing management skills. Prentice Hall. 2011

c) Even Fontaine Ortiz, lon Gorita, Victor Vislykh: Delegation of authority and accountability. Geneva, 2004.

Chuyên đề 18

KỸ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

I. MỤC ĐÍCH

Giúp cho học viên trên cương vị nhà quản lý, lãnh đạo có công cụ để tạo lập và duy trì động lực làm việc của cấp dưới, làm cho cấp dưới trung thành và gắn bó với tổ chức, sẵn sàng huy động sức lực và khả năng của mình để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

II. YÊU CẦU

1. Hiểu được tầm quan trọng của động lực, tạo động lực làm việc trong tổ chức nói chung và trong tổ chức nhà nước nói riêng.

2. Nắm vững một số vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc.

3. Vận dụng được các phương pháp đo lường động lực làm việc trong tổ chức, trên cơ sở đó đánh giá được thực trạng, nguyên nhân của thực trạng động lực làm việc của nhân viên.

4. Xác định được những công việc của nhà quản lý, lãnh đạo cần làm, những kỹ năng cần phát triển để tạo động lực làm việc cho cấp dưới.

5. Vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp các biện pháp tạo động lực làm việc cho cấp dưới.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về động lực m việc

a) Khái niệm.

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc:

- Các yếu tố thuộc về cá nhân;

- Các yếu tố thuộc về công việc;

- Các yếu tố thuộc về tổ chức;

- Môi trường và điều kiện làm việc của tổ chức.

2. Những vấn đề cơ bản về tạo động lực làm việc cho nhân viên

a) Khái niệm.

b) Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc.

c) Các thuyết tạo động lực làm việc.

3. Quá trình tạo động lực làm việc

a) Nhận diện động lực làm việc của cấp dưới.

b) Xác định nguyên nhân thực trạng động lực làm việc của cấp dưới.

c) Lựa chọn các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm gia tăng động lực làm việc.

4. Các kỹ năng tạo động lực làm việc

a) Tạo động lực làm việc thông qua tác động vào nhu cầu của nhân viên.

b) Tạo động lực làm việc thông qua công việc.

c) Tạo động lực làm việc thông qua giao quyền và huy động sự tham gia của cấp dưới.

d) Tạo động lực làm việc thông qua lương thưởng và các chế độ đãi ngộ.

đ) Tạo động lực làm việc thông qua công nhận sự đóng góp của cấp dưới.

e) Tạo động lực làm việc thông qua việc tạo điều kiện cho cấp dưới phát triển.

g) Tạo động lực thông qua tạo môi trường làm việc lành mạnh và thuận lợi.

5. Những khó khăn trong tạo động lực làm việc

a) Những khó khăn chung.

b) Khó khăn gắn liền với những đặc trưng của các cơ quan nhà nước và người làm việc trong cơ quan nhà nước.

6. Yêu cầu đối với nhà quản lý

a) Nhà quản lý phải có động lực làm việc.

b) Có sự tin tưởng và tôn trọng của cấp dưới.

c) Nhà quản lý phải là tấm gương sáng cho nhân viên.

d) Có chuẩn mực trong hành vi, giao tiếp.

đ) Hiểu được mỗi thành viên trong tổ chức.

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi

a) Anh/chị có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đánh giá cán bộ, công chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức với động lực làm việc của họ ở Việt Nam hiện nay?

b) Mối quan hệ giữa tiền lương và cách trả lương trong khu vực nhà nước đối với tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức?

c) Những khó khăn trong tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức của khu vực nhà nước so với tạo động lực làm việc cho người lao động trong khu vực tư nhân. Hãy đưa ra những giải pháp khắc phục?

2. Bài tập tình huống

a) Bài tập tình huống 1: Cải thiện môi trường làm việc tại một vụ/phòng/cơ quan.

b) Bài tập tình huống 2: Mối quan hệ giữa đánh giá và tạo động lực làm việc.

c) Bài tập nhóm: Thiết kế bảng hỏi để đo lường động lực làm việc của cán bộ, công chức tại một cơ quan, đơn vị cụ thể hoặc nơi học viên công tác.

d) Bài tập cá nhân: Xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện động lực làm việc của cán bộ, công chức tại một cơ quan, đơn vị cụ thể hoặc nơi học viên công tác

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) T.S Lê Thanh Hà (chủ biên): Giáo trình quản trị nhân lực. NXB Lao động xã hội, 2009.

b) Nguyễn Hữu Lam: Hành vi tổ chức. NXB Thống kê, 2007.

c) Nguyễn Hữu Thân: Giáo trình quản trị nhân sự. NXB Thống kê, 2001.

2. Tài liệu khác

a) Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Quản trị nhân lực. NXB Lao động xã hội, 2004.

b) TS. Trần Kim Dung: Quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê, 2009.

c) Anne Bruce: How to motivate every employee. Mc Graw Hill, 2003.

d) Armstrong. M: A Hanbook of Human Resource Management (10th Edition), 2009.

Chuyên đề 19

KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

I. MỤC ĐÍCH

Trang bị những kỹ năng cơ bản về xây dựng và quản lý dự án, giúp cho học viên có khả năng xác định vấn đề để hình thành dự án, xây dựng, thẩm định, thực hiện quản lý và đánh giá kết quả dự án.

II. YÊU CẦU

1. Trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về dự án, xây dựng và quản lý dự án.

2. Nhận thức đúng ý nghĩa khách quan và chủ quan của dự án để đạt được mục tiêu dự án.

3. Có kỹ năng xác định vấn đề cần xây dựng dự án; thẩm định để đưa ra được kết luận về tính khả thi của một dự án; triển khai các hoạt động quản lý dự án và tổ chức đánh giá kết quả dự án.

III. NỘI DUNG

1. Những vấn đề cơ bản về dự án

a) Khái niệm dự án.

b) Chu trình dự án.

c) Các loại dự án.

d) Đặc trưng cơ bản của dự án.

2. Kỹ năng xây dựng dự án

a) Kỹ năng xác định vấn đề:

- Các bước tìm kiếm vấn đề trong một tổ chức;

- Trật tự ưu tiên vấn đề dự án của tổ chức;

- Xác định vấn đề;

- Xác định nguyên nhân của vấn đề:

+ Phương pháp “5 Why” hay phương pháp đặt ra các câu hỏi tại sao theo trình tự “hệ quả - nguyên nhân”;

+ Phương pháp biểu đồ xương cá;

+ Phương pháp cây nguyên nhân;

b) Xác định các khả năng lựa chọn cách giải quyết vấn đề.

c) Tính khả thi của phương án lựa chọn.

d) Quyết định phương án lựa chọn.

3. Thẩm định dự án

a) Khái quát về thẩm định dự án:

- Thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước;

- Thẩm định của nhà tài trợ cho dự án.

b) Thẩm định độ tin cậy của thông tin trong văn kiện dự án.

c) Thẩm định các yếu tố cơ bản của dự án.

d) Thẩm định tác động của dự án.

đ) Thẩm định mức độ rủi ro.

e) Phân tích, đánh giá, so sánh các phương án dự án.

g) Kết luận của thẩm định.

4. Quản lý dự án

a) Lập kế hoạch dự án.

b) Quản lý phạm vi của dự án.

c) Quản lý thời gian:

- Biểu đồ Gantt;

- Sơ đồ PERT.

d) Quản lý chi phí.

đ) Quản lý chất lượng.

e) Quản lý nguồn nhân lực.

g) Quản lý thông tin, giao tiếp.

h) Quản lý rủi ro.

i) Các kỹ năng cần thiết cho quản lý dự án.

5. Đánh giá dự án

a) Phương pháp đánh giá dự án:

- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi;

- Phỏng vấn sâu bán cấu trúc;

- Phương pháp xem xét, nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm;

- Phương pháp phân tích các cơ quan liên quan.

b) Đánh giá dựa vào kết quả đầu ra.

c) Đánh giá tác động của dự án.

d) Đánh giá sau dự án.

đ) Đánh giá tính hiệu quả của dự án.

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi

a) Các nguyên tắc cơ bản xác định dự án là gì?

b) Hãy xác định các yêu cầu cơ bản về tính khả thi của một dự án?

c) Nêu các phương pháp đánh giá dự án?

b) Qua kinh nghiệm của bản thân, tự đánh giá đâu là những kỹ năng cơ bản của quản lý dự án?

2. Bài tập nhóm

Qua thực tế công việc của mình, anh/chị hãy trình bày trước nhóm về những khó khăn trong quản lý dự án? Trên cơ sở ý kiến của từng thành viên, nhóm sẽ tổng hợp lại những khó khăn có tính phổ biến và cùng nhau xác định nguyên nhân của những khó khăn này. Trao đổi trong nhóm để tìm giải pháp tháo gỡ các khó khăn này?

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Gary R.Heerkens: Quản lý dự án (bản dịch của Trần Lê Dung). NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

b) Võ Kim Sơn (chủ biên): Quản lý dự án đầu tư. NXB Khoa học kỹ thuật.

c) Stephen Barker, Rob Cole: Thật Đơn Giản - Quản lý dự án (bản dịch của Minh Thư). NXB Lao động xã hội.

Chuyên đề 20

KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG CÔNG VỤ

I. MỤC ĐÍCH

Phát triển cho học viên kỹ năng quản lý xung đột một cách hiệu quả trong môi trường công vụ, có thể nhận diện, phân tích, tháo gỡ xung đột, giảm thiểu tác hại, đồng thời tận dụng được các khía cạnh tích cực mà xung đột có thể mang lại.

II. YÊU CẦU

1. Phân tích được xung đột: Nhận diện được các dấu hiệu của xung đột, loại hình xung đột, các giai đoạn xung đột, hậu quả của xung đột, nguyên nhân dẫn đến xung đột, xác định được đặc thù của xung đột trong hoạt động công vụ.

2. Xác định được chiến lược quản lý xung đột phù hợp đối với mỗi xung đột trong tổ chức.

3. Sử dụng được các công cụ đàm phán, hòa giải và hợp tác để giải quyết xung đột.

4. Thông qua thảo luận các tình huống cụ thể, làm sáng tỏ những khó khăn và cách thức vượt qua những khó khăn khi giải quyết xung đột trong hoạt động công vụ.

III. NỘI DUNG

1. Những vấn đề cơ bản về xung đột

a) Khái niệm xung đột.

b) Loại hình xung đột:

- Xung đột chức năng;

- Xung đột cảm xúc.

c) Cấp độ xung đột:

- Xung đột bên trong cá nhân;

- Xung đột liên cá nhân;

- Xung đột giữa các nhóm;

- Xung đột giữa các tổ chức.

d) Các giai đoạn xung đột:

- Giai đoạn tiền xung đột;

- Giai đoạn xung đột cảm nhận được;

- Giai đoạn xung đột nhận thấy được;

- Giai đoạn xung đột bộc phát.

đ) Tác động của xung đột:

- Tác động tích cực:

+ Đối với tổ chức;

+ Đối với lãnh đạo;

+ Đối với cá nhân.

- Tác động tiêu cực:

+ Đe dọa các mối quan hệ trong tổ chức, đơn vị;

+ Xung đột cảm xúc có thể tạo ra những đảo lộn nghiêm trọng đối với cá nhân và tổ chức;

+ Dẫn đến sao nhãng, lệch trọng tâm;

+ Phá vỡ sự gắn kết tổng thể, tạo thành các bè phái đối lập nhau.

2. Xung đột trong công vụ

a) Nguyên nhân xung đột trong công vụ:

- Nhóm các nguyên nhân liên quan đến môi trường công vụ;

- Nhóm yếu tố tâm lý;

- Nhóm yếu tố tổ chức lao động;

- Nhóm yếu tố văn hóa tổ chức;

- Nhóm yếu tố liên quan đến nhà quản lý.

b) Đặc thù của quản lý xung đột trong công vụ ở Việt Nam:

- Quản lý xung đột trong công vụ mang dấu ấn đặc thù của khu vực công Việt Nam;

- Quản lý xung đột trong công vụ chịu ảnh hưởng của đặc thù văn hóa quốc gia, văn hóa công vụ;

- Xung đột trong khu vực công có ảnh hưởng lớn, lâu dài tới chất lượng dịch vụ và môi trường làm việc của tổ chức;

- Xung đột trong khu vực công ở Việt Nam thường phức tạp, ngấm ngầm, khó truy tìm nguyên nhân, khó giải quyết.

3. Kỹ năng quản lý xung đột

a) Quy trình quản lý xung đột:

- Nhận diện tình hình;

- Xác định nhu cầu của các bên;

- Đánh giá tình hình;

- Quyết định trình tự xử lý xung đột;

- Tìm kiếm giải pháp;

- Xây dựng kế hoạch hành động.

b) Chiến lược quản lý xung đột:

- Chiến lược gián tiếp quản lý xung đột:

+ Tạo mục tiêu chung;

+ Sử dụng cấp trên trực tiếp;

+ Giảm thiểu sự lệ thuộc lẫn nhau.

- Chiến lược trực tiếp quản lý xung đột:

+ Cạnh tranh;

+ Hợp tác;

+ Lảng tránh;

+ Nhượng bộ;

+ Thỏa hiệp.

c) Phương tiện giải quyết xung đột:

- Giải quyết xung đột cảm xúc;

- Giải quyết xung đột chức năng.

d) Kỹ năng đàm phán trong quản lý xung đột:

- Khái niệm đàm phán;

- Quy trình đàm phán trong xung đột;

- Một số yêu cầu trong đàm phán.

đ) Kỹ năng hòa giải trong quản lý xung đột:

- Người hòa giải;

- Nhiệm vụ của người hòa giải.

e) Kỹ năng hợp tác trong quản lý xung đột:

- Xác lập mục tiêu thiết yếu;

- Tách bạch yếu tố con người ra khỏi vấn đề;

- Tập trung vào lợi ích;

- Sáng tạo ra phương án hai bên cùng có lợi;

- Sử dụng tiêu chí khách quan để đánh giá các phương án;

- Xác định thành công trên cơ sở những gì hai bên đạt được.

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi

a) Xung đột trong các cơ quan, tổ chức nhà nước có gì khác với các loại xung đột khác?

b) Khi giải quyết xung đột trong công vụ cần lưu ý những vấn đề gì?

c) Kinh nghiệm của anh/chị trong xử lý các vấn đề đó (có thể nêu cả kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm thất bại)?

2. Bài tập

Anh/chị hãy mô tả một xung đột đã hoặc đang diễn ra trong cơ quan, đơn vị nơi anh/chị công tác. Sau đó vận dụng kiến thức lý thuyết đã học để phân tích xung đột đó (xác định triệu chứng, loại hình, nguyên nhân, hậu quả). Qua đó xác định chiến lược và kế hoạch hành động để tháo gỡ xung đột; đồng thời xác định các kỹ năng mà anh/chị dự kiến sẽ áp dụng để giải quyết xung đột và giải thích lý do anh/chị sử dụng các kỹ năng đó.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) Warren Blank: 108 kỹ năng của nhà lãnh đạo bẩm sinh. NXB Tri thức, 2005.

b) Rupert Eales - White: Lãnh đạo hiệu quả. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2008.

c) Ken Blanchard, Bill Hybels, Phil Hodges: Lãnh đạo là phục vụ. NXB Văn hóa - Thông tin, 2011.

2. Tài liệu khác

a) Steven D’Souza: Tạo dựng quan hệ. NXB Lao động xã hội, 2009.

b) David A.Whetten và Kim S.Cameron: Developing management skills. Prentice Hall, 2011.

c) Nguyễn Hữu Lam: Hành vi tổ chức. NXB Thống kê, 2007.

d) Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn: Từ điển giải thích thuật ngữ Hành chính. NXB Lao động, 2002.

Chuyên đề 21

KỸ NĂNG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

I. MỤC ĐÍCH

Đề cập đến những thay đổi trong hoạt động và phương thức vận hành của các tổ chức nhà nước, giúp cho học viên nhận diện, hiểu được động thái của thay đổi để thiết kế và tiến hành có hiệu quả những thay đổi trong cơ quan, đơn vị của mình.

II. YÊU CẦU

1. Nhận thức được những vấn đề cơ bản về sự thay đổi trong hành chính công: Khái niệm về thay đổi trong hành chính công, nguồn gốc của thay đổi, sự cần thiết và sự tất yếu của thay đổi và quy trình quản lý sự thay đổi.

2. Xác định được vai trò của nhà quản lý với tư cách tác nhân thay đổi trong cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.

3. Phân tích được các điều kiện kỹ thuật, văn hóa, tâm lý và chính trị (động thái chính trị mang tính vi mô) ảnh hưởng đến thay đổi trong tổ chức.

4. Phân tích được sự phản kháng đối với sự thay đổi và sử dụng được những công cụ cơ bản để quản lý sự phản kháng đối với thay đổi trong khu vực công.

5. Sử dụng được các kỹ năng cơ bản để quản lý và “dẫn dắt” một cách hiệu quả quá trình thay đổi trong cơ quan, đơn vị nơi học viên công tác.

III. NỘI DUNG

1. Khái quát về sự thay đổi

a) Khái niệm về sự thay đổi và quản lý sự thay đổi.

b) Các yếu tố thúc đẩy sự thay đổi:

- Yếu tố bên trong;

- Yếu tố bên ngoài.

c) Sự cần thiết phải quản lý sự thay đổi.

d) Quy trình quản lý sự thay đổi.

2. Cách tiếp cận trong quản sự thay đổi

a) Cách tiếp cận duy lý.

b) Cách tiếp cận tâm lý học.

c) Cách tiếp cận văn hóa.

d) Cách tiếp cận chính trị.

3. Phản kháng đối với sự thay đổi

a) Khái niệm về phản kháng.

b) Lý do phản kháng sự thay đổi.

c) Biểu hiện của sự phản kháng.

4. Kỹ năng quản lý sự thay đổi

a) Vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý trong quá trình thay đổi.

b) Kỹ năng quản lý quá trình thay đổi:

- Kỹ năng chuẩn đoán vấn đề và xác định nhu cầu thay đổi:

+ Xác định vấn đề;

+ Mô tả vấn đề;

+ Lập danh mục nguyên nhân có thể của vấn đề;

+ Xác định nguyên nhân thực sự của vấn đề;

+ Thử nghiệm để kiểm chứng tính hiệu lực của nguyên nhân.

- Xác định chủ thể có liên quan;

- Xem xét và cân nhắc các giải pháp;

- Lập kế hoạch thay đổi;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch thay đổi;

- Đánh giá thay đổi;

- Thí điểm thay đổi.

c) Kỹ năng huy động nhân viên trong quá trình thay đổi:

- Tạo ra ý nghĩa cho thay đổi;

- Tạo thuận lợi cho sự tham gia của mọi người;

- Truyền đạt thông tin và giao tiếp trong suốt quá trình thay đổi;

- Thừa nhận sự đóng góp của các cá nhân trong quá trình thay đổi.

d) Kỹ năng quản lý con người trong bối cảnh thay đổi:

- Kế hoạch quản lý sự thay đổi chú trọng tới sự thích ứng của các cá nhân;

- Quản lý phản kháng đối với sự thay đổi;

- Thực hiện các chiến lược đáp ứng nhu cầu của cá nhân trong sự thay đổi.

đ) Kỹ năng quản lý tri thức trong quá trình thay đổi:

- Tổ chức tập hợp, tích lũy và chia sẻ kiến thức;

- Tổ chức các hoạt động học tập trong tổ chức;

- Tổ chức các hoạt động chuyển giao trong cơ quan, đơn vị.

IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Câu hỏi

Học viên chia thành các nhóm, mỗi nhóm chọn và thảo luận một trong các câu hỏi sau:

a) Những thách thức đặt ra đối với các nhà quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam trong quá trình quản lý sự thay đổi?

b) Trong bối cảnh khu vực công Việt Nam hiện nay, nhà lãnh đạo, quản lý cần có năng lực gì để có thể vượt qua thách thức, quản lý hiệu quả quá trình thay đổi (đề nghị phân biệt cấp độ năng lực của nhà quản lý cao cấp, trung cấp và các nhà quản lý trực tiếp)?

c) Tại sao trong quá trình quản lý thay đổi của cơ quan, đơn vị, người ta lại phải quan tâm đến quản lý các cá nhân?

d) “Phản kháng trước sự thay đổi là điều bình thường”, anh/chị có đồng ý với quan điểm này không? Vì sao? Hãy chia sẻ thực tế của cơ quan, đơn vị mình trong việc quản lý sự phản kháng trước sự thay đổi?

đ) Tại sao phải quản lý con người trong bối cảnh thay đổi?

e) Vai trò của giao tiếp trong quản lý sự thay đổi? Thế nào là một chiến lược giao tiếp thực sự hiệu quả trong quản lý thay đổi trong bối cảnh khu vực công Việt Nam hiện nay?

g) Anh/chị hiểu thế nào về quản lý tri thức trong quá trình thay đổi? Công tác quản lý tri thức trong quá trình thay đổi của cơ quan, đơn vị anh/chị được thực hiện như thế nào? Cần làm gì để cải thiện tình hình?

2. Bài tập làm tại nhà

Hãy sử dụng các mô hình lý thuyết nêu trên để phân tích một thay đổi mà anh/chị đã hoặc đang trải qua trong cơ quan, đơn vị và đề xuất các biện pháp để tiến hành thay đổi thành công.

Đề nghị phân tích trên cơ sở 4 cách tiếp cận: Duy lý, tâm lý, văn hóa và chính trị.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cần đọc

a) David A.Whetten và Kim S.Cameron: Developing management skills. Prentice Hall, 2011.

b) Nguyễn Hữu Lam: Hành vi tổ chức. NXB Thống kê, 2007.

c) John Maxwell: Quản lý sự thay đổi. NXB Trẻ, 2009.

d) Học viện Hành chính: Quản lý sự thay đổi (tài liệu Dự án DANIDA).

2. Tài liệu khác

a) Maillet, Léandre: Psychologie et organisations. Etudes vivantes, 1995.

b) Robbins, Stephen: Essentials of Organizational Behavior. Prentice Hall, 2002.

Phần III

ĐI THỰC TẾ VÀ VIẾT ĐỀ ÁN CUỐI KHÓA

Mục 1. ĐI THỰC TẾ

1. Mục đích

a) Quan sát và trao đổi kinh nghiệm công tác thông qua đi thực tế tại một đơn vị cụ thể.

b) Giúp kết nối giữa lý thuyết với thực hành.

2. Yêu cầu

a) Giảng viên xây dựng bảng quan sát để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế.

b) Học viên chuẩn bị trước câu hỏi hoặc vấn đề cần làm rõ trong quá trình đi thực tế.

c) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí tổ chức và sắp xếp đi thực tế cho học viên.

d) Cơ quan, đơn vị học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.

Mục 2. ĐỀ ÁN CUỐI KHÓA

1. Mục đích

a) Thu hoạch kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch của công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

b) Đánh giá mức độ kết quả học tập của học viên đạt được qua Chương trình.

c) Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào thực tiễn tại vị trí công tác của công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

2. Yêu cầu

a) Cuối khóa học, mỗi học viên viết một đề án trong hoạt động hành chính nhà nước gắn với công việc mà mình đang đảm nhận, trong đó nêu kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc.

b) Các yêu cầu và hướng dẫn cụ thể sẽ thông báo cho học viên khi bắt đầu khóa học.

c) Đúng yêu cầu của một đề án.

d) Độ dài không quá 30 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, cách dòng 1,5.

đ) Văn phong/cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số liệu minh chứng rõ ràng.

3. Đánh giá

a) Chấm điểm theo thang điểm 10. Học viên nào không đạt được điểm 5 trở lên thì viết lại đề án. Sau khi viết và bảo vệ lại, nếu không đạt được điểm 5 trở lên thì học viên không được cấp Chứng chỉ.

b) Xếp loại:

- Giỏi: 9-10 điểm;

- Khá: 7 - 8 điểm;

- Trung bình: 5-6 điểm;

- Không đạt: Dưới điểm 5.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1107/QĐ-BNV năm 2013 Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 1107/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
Ngày ban hành: 08/10/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1107/QĐ-BNV năm 2013 Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…