BAN CHỈ ĐẠO
TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/QĐ-TWPCTT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TRƯỞNG BAN |
QUY
CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-TWPCTT ngày 08 tháng 10 năm 2019
của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc, phạm vi trách nhiệm, chế độ làm việc; cơ chế chỉ đạo, điều hành, chế độ thông tin, báo cáo; mối quan hệ phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo) và một số hoạt động khác của Ban Chỉ đạo.
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên tổ giúp việc, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo (sau đây gọi là Văn phòng thường trực); Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, các địa phương; các đơn vị chuyên trách, kiêm nhiệm làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban trong công tác phòng, chống thiên tai, nhất là khi có tình huống khẩn cấp về thiên tai. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Quy chế này.
2. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phải chủ động, kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất xử lý công việc liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai theo đúng phạm vi, thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng Quy chế hoạt động và quy định của pháp luật.
3. Đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên, liên tục giữa các thành viên Ban Chỉ đạo/thành viên Tổ giúp việc với Văn phòng thường trực để giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công bảo đảm kịp thời, hiệu quả, nhất là khi có tình huống khẩn cấp về thiên tai.
4. Kết quả triển khai nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo được báo cáo kịp thời, đầy đủ tới Lãnh đạo Ban chỉ đạo, đồng thời gửi Văn phòng thường trực để tổng hợp, theo dõi.
Điều 3. Các cơ quan, đơn vị trực tiếp giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo là Văn phòng thường trực. Văn phòng thường trực sử dụng bộ máy và cơ sở vật chất, trang thiết bị của Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và được huy động, bổ sung lực lượng, phương tiện từ một số cơ quan có liên quan để thực hiện nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sắp xếp, bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để Văn phòng thường trực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
3. Tiểu ban thường trực Ban Chỉ đạo gồm các thành viên Ban Chỉ đạo thuộc các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Ngoại giao, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn và một số cơ quan chuyên môn liên quan có nhiệm vụ chỉ đạo ứng phó khẩn cấp khi có tình huống thiên tai cấp độ 2 diễn biến phức tạp hoặc thiên tai cấp độ 3.
4. Tổ giúp việc là bộ phận giúp việc của từng thành viên Ban Chỉ đạo, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trực tiếp nắm thông tin và tham mưu cho thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức, chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thiên tai thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được phân công. Tổ giúp việc được Phó Trưởng ban - Chánh Văn phòng thường trực quyết định kiện toàn hàng năm.
5. Thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên tổ giúp việc, cán bộ của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo được cấp thẻ để sử dụng ưu tiên khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 4. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
2. Phân công nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng ban thường trực phân công các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
3. Trực tiếp chỉ đạo, chủ trì họp Ban Chỉ đạo và ký ban hành Công điện để chỉ đạo ứng phó thiên tai cấp độ 3 có diễn biến phức tạp nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng; đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai khi xuất hiện nguy cơ rủi ro thiên tai cấp độ 5.
4. Trường hợp cần thiết, do tính chất cấp bách, Trưởng ban có thể trực tiếp chỉ đạo giải quyết các công việc đã phân công cho các Phó Trưởng ban.
5. Khi Phó Trưởng ban thường trực vắng mặt, Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc hoặc phân công Phó Trưởng ban khác xử lý công việc đã phân công cho Phó Trưởng ban thường trực.
6. Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và quy chế hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo.
7. Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng lực lượng phòng, chống thiên tai của các Bộ, ngành và địa phương.
8. Chỉ đạo công tác tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác hàng năm của Ban Chỉ đạo và Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Thay mặt Trưởng ban chỉ đạo, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban Chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo được giao tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ quy định tại Điều 4, Điều 6 và Điều 7 của Quy chế này), chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các chỉ đạo, quyết định của mình.
2. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và bảo đảm hoạt động của Văn phòng thường trực.
3. Trực tiếp chỉ đạo, chủ trì họp Tiểu ban thường trực và ký ban hành Công điện chỉ đạo, điều phối ứng phó, khắc phục hậu quả rủi ro thiên tai cấp độ 3 và rủi ro thiên tai cấp độ 3 diễn biến phức tạp khi được Trưởng ban phân công hoặc uỷ quyền; đề xuất Trưởng ban tham mưu chỉ đạo ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4 và cấp độ 5.
4. Quyết định hoặc báo cáo đề xuất Trưởng ban quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của tổ chức, cá nhân để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
5. Chỉ đạo công tác tổng hợp thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp và phục hồi, tái thiết sau thiên tai của các địa phương, các bộ, ngành báo cáo, đề xuất Phó Thủ tướng - Trưởng ban và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp, xuất cấp hàng dự trữ quốc gia, sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và các biện pháp, nguồn lực hợp pháp khác phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai.
6. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định; quyết định hoặc đề xuất Trưởng ban quyết định việc cử các đoàn công tác liên ngành để chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo được giao tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
8. Hàng năm phê duyệt kế hoạch công tác, chi sự nghiệp cho hoạt động và duy trì hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
9. Chỉ đạo công tác khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Điều 6. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban - Chánh Văn phòng thường trực.
1. Phụ trách các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo; trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của Văn phòng thường trực và Tổ giúp việc của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
2. Thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi được ủy quyền, chủ động chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương xử lý kịp thời các tình huống thiên tai khẩn cấp, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ.
3. Chủ trì các cuộc họp của Tiểu ban thường trực ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 có diễn biến phức tạp hoặc rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi được uỷ quyền;
4. Chỉ đạo công tác trực ban phòng, chống thiên tai tại Văn phòng thường trực. Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ về công tác phòng, chống thiên tai cho cơ quan thường trực và văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương. Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn xây dựng và củng cố, nâng cao năng lực dân sự, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cấp cơ sở; huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động phòng, chống thiên tai.
5. Chỉ đạo thực hiện việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dùng phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng thường trực, Tổ giúp việc; tổ chức hướng dẫn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ, tham mưu ra quyết định chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các cấp.
6. Tổ chức kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các khoản hỗ trợ khẩn cấp trong và ngoài nước trong các tình huống khẩn cấp do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật khác có liên quan; là đầu mối chỉ đạo, điều phối chung công tác tiếp nhận, phân phối cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai của Ban Chỉ đạo.
7. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các nguồn lực hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Chỉ đạo triển khai các giải pháp tăng cường thông tin truyền thông, cung cấp thông tin; xây dựng tài liệu, hướng dẫn, tập huấn, phổ biến, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
9. Chỉ đạo thực hiện công tác hợp tác quốc tế của Ban Chỉ đạo theo quy định của pháp luật.
10. Xử lý các văn bản đến của Ban Chỉ đạo và là người phát ngôn chính thức của Ban Chỉ đạo.
11. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí cho các hoạt động hàng năm, đột xuất của Văn phòng thường trực, tổ giúp việc.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Điều 7. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban - lãnh đạo Bộ Quốc phòng
1. Phụ trách công tác điều phối, huy động lực lượng tham gia ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công.
2. Thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi được ủy quyền.
3. Chỉ đạo việc bố trí phương tiện, nhân lực, tổ chức phối hợp thực hiện công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đối với rủi ro thiên tai cấp độ 3; đề xuất, tham mưu việc huy động lực lượng ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 4 và 5; chỉ đạo điều phối, huy động lực lượng hỗ trợ địa phương ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 có diễn biến phức tạp hoặc khi có đề nghị của địa phương.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của cơ quan quân sự các cấp tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp về ứng phó thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; xây dựng, triển khai hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở.
5. Chỉ đạo sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.
Điều 8. Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Tham gia chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai cấp độ 3 và 4; chỉ đạo, hỗ trợ địa phương ứng phó rủi ro thiên tai cấp độ 2 thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước và nhiệm vụ của Bộ, ngành, đơn vị.
3. Đề xuất giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và thủ trưởng cơ quan về công tác phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực tổ chức mình quản lý.
4. Tham dự các cuộc họp và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo theo triệu tập của Trưởng ban, trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Trưởng ban và cử người có đủ thẩm quyền, trách nhiệm dự họp thay.
5. Tham gia xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch tài chính, các báo cáo, góp ý kiến, đề xuất giải quyết các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; chủ trì hoặc tham gia các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai theo phân công.
6. Xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc hàng năm gửi Trưởng Ban Chỉ đạo thông qua Văn phòng thường trực để tổng hợp.
7. Thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Trưởng ban phân công và các nhiệm vụ đột xuất khác do Trưởng ban giao.
Điều 9. Phạm vi giải quyết công việc của Văn phòng thường trực
1. Thực hiện theo Quy chế hoạt động của Văn phòng thường trực được Trưởng ban ban hành.
2. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị kịp thời xử lý những vấn đề có liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Phạm vi giải quyết công việc của Tổ giúp việc
1. Tổ giúp việc do Phó Trưởng ban - Chánh Văn phòng thường trực kiện toàn trên cơ sở văn bản đề nghị của các Bộ, ngành (nếu có điều chỉnh) và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phó Trưởng ban - Chánh văn phòng.
2. Thành viên Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ đầu mối liên hệ giữa thành viên Ban Chỉ đạo với Văn phòng thường trực. Thành viên Tổ giúp việc tham mưu trực tiếp cho thành viên Ban Chỉ đạo triển khai nhiệm vụ được giao; thành viên tổ giúp việc thuộc Văn phòng Chính phủ là đầu mối giúp Văn phòng thường trực tiếp nhận, tổng hợp báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền Trưởng ban.
3. Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác, báo cáo của Ban Chỉ đạo; tham mưu cho Ban Chỉ đạo ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ được giao; tham mưu cho thành viên Ban Chỉ đạo xem xét cho ý kiến, thông qua, hoặc phê duyệt các văn bản, kế hoạch, báo cáo của Ban Chỉ đạo.
4. Chuẩn bị nội dung, tài liệu cho thành viên Ban Chỉ đạo tham gia các hội nghị, cuộc họp, hội thảo, tọa đàm của Ban Chỉ đạo, Tiểu ban thường trực; chuẩn bị và tham gia các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo.
5. Tổ giúp việc có Tổ trưởng và các Tổ phó; họp định kỳ 02 lần/năm để chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết, sơ kết 6 tháng của Ban Chỉ đạo, do Tổ trưởng hoặc người được ủy quyền chủ trì với thành phần là toàn bộ các thành viên Tổ giúp việc; trường hợp cần họp đột xuất, Tổ trưởng quyết định thành phần dự họp phù hợp với nội dung cuộc họp.
6. Hình thức báo cáo: Các thành viên Tổ giúp việc báo cáo Tổ trưởng theo các hình thức: báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo tại các phiên họp thường kỳ và đột xuất của Tổ.
7. Các thành viên Tổ giúp việc sử dụng phương tiện, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị mình khi thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo Bộ - thành viên Ban Chỉ đạo giao và sử dụng phương tiện, trang thiết bị của Văn phòng thường trực khi thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo giao, lãnh đạo Tổ giúp việc giao.
CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Chế độ họp của Ban Chỉ đạo
1. Họp định kỳ: Ban Chỉ đạo tổ chức họp định kỳ 02 lần/năm (sơ kết 6 tháng và tổng kết năm của Ban Chỉ đạo) gồm toàn bộ các thành viên Ban Chỉ đạo; Trưởng ban chủ trì họp, quyết định thời gian họp và mời đại diện cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan (trong trường hợp cần thiết).
2. Họp đột xuất: Căn cứ tình hình và cấp độ rủi ro thiên tai Văn phòng thường trực tham mưu, đề xuất lãnh đạo Ban Chỉ đạo tổ chức họp đột xuất để chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc người được ủy quyền chủ trì họp quyết định nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm và hình thức họp (trực tuyến, trực tiếp) và các hoạt động liên quan.
Điều 12. Hoạt động trong các kỳ họp
1. Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng chống thiên tai, định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho giai đoạn tiếp theo.
2. Hội nghị sơ kết 6 tháng, tổng kết năm đánh giá kết quả thực hiện công tác của Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
3. Họp đột xuất ứng phó thiên tai cấp độ 3 trở lên hoặc cấp độ 2 nhưng có diễn biến phức tạp tập trung thảo luận các biện pháp ứng phó nhanh, kịp thời, hiệu quả đối với các tình huống thiên tai (thành phần họp đối với một số tình huống thiên tai điển hình tại phụ lục kèm theo); họp chuyên đề tập trung thảo luận giải quyết các vấn đề trọng tâm.
4. Văn phòng thường trực chuẩn bị chương trình làm việc, phát hành giấy mời, chuẩn bị báo cáo, tài liệu liên quan, bảo đảm công tác lễ tân, hậu cần cho các cuộc họp; tổng hợp các vấn đề được thảo luận, dự thảo thông báo kết luận trình người chủ trì cuộc họp thông qua trước khi lãnh đạo Văn phòng thường trực ký ban hành. Hình thức triệu tập họp bằng: văn bản, gọi điện trực tiếp, tin nhắn, email, fax...
5. Thành viên Ban Chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao, đề xuất, kiến nghị đối với những nội dung tập trung thảo luận tại cuộc họp gửi Văn phòng thường trực để tổng hợp, báo cáo.
6. Tổ giúp việc chuẩn bị báo cáo chuyên đề liên quan đến các nội dung tập trung thảo luận tại cuộc họp.
7. Họp xem xét, tham mưu đề xuất hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai:
Văn phòng thường trực chủ trì, mòi đại diện các Bộ, cơ quan có liên quan họp để xem xét, thống nhất nội dung, đề xuất mức hỗ trợ khẩn cấp cho các bộ, ngành, địa phương khắc phục hậu quả sau thiên tai thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, cụ thể:
a) Thời gian: trong vòng 05 ngày sau khi tổng hợp xong số liệu và không chậm hơn 01 tháng sau khi kết thúc đợt thiên tai lớn.
b) Thành phần họp: Lãnh đạo Văn phòng thường trực chủ trì, đại diện các Bộ: Tài chính (Vụ Ngân sách nhà nước), Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế nông nghiệp), Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Bảo trợ xã hội) và Văn phòng Chính phủ (Vụ Nông nghiệp); tuỳ theo tình hình thực tế có thể mời thêm một số đơn vị thuộc các Bộ, cơ quan liên quan.
c) Nội dung: Đại diện cơ quan, đơn vị tham dự cuộc họp có trách nhiệm rà soát số liệu, báo cáo, thảo luận, thống nhất bằng biên bản về mức đề xuất hỗ trợ khẩn cấp cho các bộ, ngành, địa phương bị thiệt hại làm cơ sở để Văn phòng thường trực tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền.
d) Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc họp, Văn phòng thường trực có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ, trung thực ý kiến của đại diện các Bộ, cơ quan tham dự cuộc họp, dự thảo Tờ trình của Ban Chỉ đạo, báo cáo Phó Trưởng ban thường trực (Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ bộ, ngành, địa phương theo quy định, đồng thời gửi báo cáo Trưởng ban biết.
Điều 13. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
1. Các kế hoạch của Ban Chỉ đạo bao gồm:
a) Kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai (nếu có).
b) Kế hoạch công tác năm.
c) Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, chuyên đề.
2. Trình tự xây dựng kế hoạch công tác năm của Ban Chỉ đạo:
a) Căn cứ nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo đề xuất nội dung kế hoạch năm tiếp theo thuộc lĩnh vực được giao gửi về Văn phòng thường trực trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Phó Trưởng ban thường trực.
b) Văn phòng thường trực tổng hợp, dự thảo kế hoạch chung, xin ý kiến trực tiếp hoặc ý kiến bằng văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo (thời gian góp ý khoảng 10 ngày), tiếp thu, hoàn thiện, trình Phó Trưởng ban thường trực xem xét, ký ban hành.
3. Đối với kế hoạch khác của Ban Chỉ đạo, căn cứ nhiệm vụ được giao, Văn phòng thường trực dự thảo kế hoạch, gửi xin ý kiến trực tiếp hoặc ý kiến bằng văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo có liên quan, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo, trình Lãnh đạo Ban Chỉ đạo xem xét, ký ban hành.
Điều 14. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống thiên tai
1. Căn cứ nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm của Ban Chỉ đạo và diễn biến thiên tai, Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban thường trực quyết định việc thành lập đoàn công tác của Ban Chỉ đạo trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai tại các địa phương.
2. Trường hợp khẩn cấp, trên cơ sở chỉ đạo của lãnh đạo Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực (hoặc người được Trưởng ban giao) liên hệ trực tiếp với thành viên Ban Chỉ đạo (hoặc qua thành viên Tổ giúp việc), lập danh sách đoàn và thông báo tới các cơ quan liên quan.
3. Các đoàn công tác của Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai theo nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phân công; lập báo cáo kết quả kiểm tra, chỉ đạo gửi về Văn phòng thường trực để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Ban Chỉ đạo và tiếp tục theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận của đoàn.
Điều 15. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Ban Chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ:
a) Báo cáo nhanh về tình hình thiên tai (khi có tình huống thiên tai phức tạp cần báo cáo);
b) Báo cáo tổng hợp sau mỗi đợt thiên tai lớn (03 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt thiên tai);
c) Báo cáo tổng kết năm;
d) Báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng ban).
2. Chế độ thông tin, báo cáo:
a) Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc khi có tình huống khẩn cấp trong chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai vượt thẩm quyền của Ban Chỉ đạo.
b) Các Phó Trưởng ban báo cáo Trưởng ban (đồng thời gửi Văn phòng thường trực để tổng hợp, theo dõi, cập nhật, truyền tải thông tin khi cần thiết):
- Những công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến.
- Khi có tình huống cần xử lý khẩn cấp trong chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
c) Thành viên Ban Chỉ đạo gửi báo cáo Trưởng ban (đồng thời gửi Văn phòng thường trực để tổng hợp, theo dõi, cập nhật, truyền tải thông tin khi cần thiết) các nội dung:
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm: Kết quả thực hiện kế hoạch công tác và các nhiệm vụ được giao; đề xuất điều chỉnh kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
- Đột xuất: các vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền xử lý, giải quyết; các nội dung đột xuất theo chỉ đạo của lãnh đạo Ban Chỉ đạo.
d) Văn phòng thường trực:
- Theo dõi, tổng hợp, ký ban hành báo cáo nhanh hàng ngày về tình hình thiên tai, công tác chỉ đạo ứng phó khi có tình huống thiên tai gửi lãnh đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan có liên quan theo quy định.
- Tổng hợp, theo dõi, cập nhật, truyền tải thông tin kịp thời cho lãnh đạo Ban Chỉ đạo; chỉ đạo cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông và tạo điều kiện cho các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất lãnh đạo Ban chỉ đạo xử lý những vấn đề báo chí, dư luận xã hội phản ánh liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
3. Hình thức: báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo tại các phiên họp thường kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo; báo cáo qua Email, tin nhắn, điện thoại,...
1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định.
2. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu.
Kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo do Ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các khoản hỗ trợ, viện trợ trực tiếp cho Ban Chỉ đạo và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ nhiệm vụ được giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo chủ động sắp xếp, bố trí nhân lực phù hợp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được phân công của Văn phòng thường trực và thành viên Ban Chỉ đạo.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được sử dụng theo quy định của pháp luật để chi cho hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực và các tổ chức, cá nhân (trong đó có Tổ giúp việc) được Ban Chỉ đạo huy động thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai theo quy định tại Quyết định số 460/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban, các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương căn cứ Quy chế này và tình hình thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai tại đơn vị ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương.
3. Văn phòng thường trực theo dõi, tổng hợp việc thực hiện Quy chế này và kịp thời đề xuất, trình Trưởng ban xem xét, sửa đổi, bổ sung khi cần thiết./.
Quyết định 11/QĐ-TWPCTT năm 2019 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
Số hiệu: | 11/QĐ-TWPCTT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 08/10/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 11/QĐ-TWPCTT năm 2019 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
Chưa có Video