VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2005/QĐ-VKSTC-VP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2002;
Căn cứ Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2004;
Theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế quy định về đối tượng, tiêu chuẩn được xét, tặng thưởng Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Chỉ thị số 02/CT-VT ngày 18 tháng 7 năm 1995 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 3. Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thường trực Hội đồng Thi đua ngành, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO |
XÉT TẶNG THƯỞNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “BẢO VỆ PHÁP CHẾ”
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 109/2005/QĐ-VKSTC-VP ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tôi cao)
Điều 1. Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" là hình thức Khen thưởng của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ghi nhận công lao của các cá nhân có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2. Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế” có nội dung, hình dáng, kích cỡ, mầu sắc thể hiện đặc trưng của ngành Kiểm sát nhân dân, phù hợp với quy định chung của Nhà nước.
Điều 3.
Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" được xét tặng
cho mỗi cá nhân một lần theo quy định tại Chương II Quy chế này. Các cá nhân đã
được xét tặng Huy chương "Vì sự nghiệp bảo vệ pháp chế" theo Chỉ thị
số 02/CT-VT ngày
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN ĐƯỢC XÉT TẶNG THƯỞNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 4. Đối tượng được xét, tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
a) Cán bộ, công chức đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
b) Các nhà hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ, xã hội và nhân văn ngoài ngành Kiểm sát nhân dân, nhưng có những đóng góp tích cực, có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
c) Công dân Việt
Điều 5. Tiêu chuẩn của từng đối tượng được xét tặng thưởng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế” đối với cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân:
a) Cán bộ, công chức có thời gian công tác liên tục 15 năm trong ngành Kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát Quân sự các cấp (được tính cả thời gian công tác ở các ngành tư pháp khác trước khi chuyển sang công tác ở ngành Kiểm sát nhân dân), hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Đối với cán bộ lãnh đạo:
- Cán bộ có 8 năm liên tục giữ chức vụ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Viện trưởng, phó Viện trưởng); Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ trưởng, phó Vụ trưởng và các chức danh tương đương).
Cán bộ có thời gian công tác 10 năm trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó có 8 năm giữ chức vụ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện (Viện trưởng, phó Viện trưởng); cấp phòng (Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao).
c) Các trường hợp sau đây không tính thâm niên công tác khi xét, tặng Kỷ niệm chương:
- Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Các anh hùng Lao động, các cá nhân được tặng Huân chương Lao động các hạng.
Các trường hợp sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương trước niên hạn một năm (12 tháng):
- Các cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được công nhận danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân.
d) Tất cả các đối tượng nêu tại điểm a, b Điều này, trong quá trình công tác nếu có vi phạm kỷ luật và bị xử lý từ khiển trách trở lên (trừ trường hợp bị thôi việc), khi xét tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" phải kéo dài thêm một năm (12 tháng).
Điều 6. Người được tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" được nhận Kỷ niệm chương, giấy chứng nhận Kỷ niệm chương, được ghi vào sổ danh dự của ngành Kiểm sát nhân dân, được thưởng bằng hiện vật hoặc tiền kèm theo.
THỦ TỤC XÉT, TẶNG THƯỞNG KỶ NIỆM CHƯƠNG BẢO VỆ PHÁP CHẾ
Điều 7. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn nội dung, tiêu chuẩn, đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" cho cán bộ, công chức trong đơn vị mình.
Điều 8. Căn cứ vào Quy chế này, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tiến hành xét chọn những người đủ tiêu chuẩn (căn cứ vào hồ sơ, lý lịch cán bộ; sổ bảo hiểm của từng người trong đơn vị), lập danh sách trích ngang những người được đề nghị khen thưởng và báo cáo lên cấp trên trực tiếp.
Phòng tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp mình thẩm định hồ sơ cán bộ, trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ giúp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Viện kiểm sát nhân tối cao thẩm định hồ sơ cán bộ, trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Các trường hợp nêu tại mục b, c Điều 4 do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Hội đồng thi đua ngành Kiểm sát nhân dân; trường hợp người được đề nghị tặng Kỷ niệm chương đang công tác tại địa phương thì Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành xét, duyệt từng đối tượng trước khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tặng Kỷ niệm chương.
Điều 9. Hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" gồm:
- Tờ trình đề nghị tặng thưởng Kỷ niệm chương của Hội đồng Thi đua Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; của Hội đồng Thi đua các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Danh sách và bản tóm tắt thành tích của các cá nhân được đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế".
Điều 10. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7), Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân sẽ tổ chức xét, duyệt và trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra Quyết định tặng thưởng Kỷ niệm chương "Bảo vệ pháp chế" cho cán bộ, viên chức trong ngành có đủ tiêu chuẩn quy định trên đây.
Đối với những cán bộ ngoài ngành Kiểm sát được xét, đề nghị tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế", Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ có hướng dẫn riêng.
Điều 11. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành có trách nhiệm triển khai và thực hiện Quy chế này./.
Quyết định 109/2005/QĐ-VKSTC-VP về Quy chế tặng Kỷ niệm chương do Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành
Số hiệu: | 109/2005/QĐ-VKSTC-VP |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Người ký: | Trần Thu |
Ngày ban hành: | 21/06/2005 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 109/2005/QĐ-VKSTC-VP về Quy chế tặng Kỷ niệm chương do Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao ban hành
Chưa có Video