BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1075/QĐ-BTNMT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Công văn số 41/TTg-QHĐP ngày 10 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 109/2023/QH15 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2023 CỦA QUỐC HỘI VỀ VIỆC
TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ TỪ ĐẦU NHIỆM KỲ
KHÓA XV ĐẾN HẾT KỲ HỌP THỨ 4 VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ, CHẤT VẤN
(Kèm theo Quyết định số 1075/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 04 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Chủ động, thực hiện đầy đủ, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 109/2023/QH15 ngày 29 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn.
2. Xác định rõ và phân công trách nhiệm thực hiện của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
a) Tăng cường quản lý có hiệu quả đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh
- Thời gian thực hiện: năm 2020 - 2024.
- Đơn vị thực hiện: Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai chủ trì, phối hợp Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Vụ Đất đai.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: thực hiện theo Đề án “Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 07/01/2020.
b) Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu đất đai theo chuẩn thống nhất trên phạm vi cả nước gắn với cơ sở dữ liệu dân cư
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2025.
- Đơn vị thực hiện: Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai chủ trì, phối hợp Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường, Vụ Đất đai.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia, cơ sở dữ liệu đất đai theo chuẩn thống nhất trên phạm vi cả nước gắn với cơ sở dữ liệu dân cư; (2) Triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý, vận hành, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp trung ương.
c) Giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2025.
- Đơn vị thực hiện: Vụ Đất đai chủ trì, phối hợp Cục Đăng ký và Thông tin dữ liệu đất đai, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Đề xuất xây dựng chính sách, quy định của pháp luật để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số; (2) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số.
a) Tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Vụ Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học và các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến các tổ chức, cá nhân tổ chức thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường; (2) Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; đôn đốc, hướng dẫn địa phương ban hành các văn bản, quy định nhằm hướng, quy định chi tiết và tổ chức thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy định chi tiết thi hành; (3) Tổ chức theo dõi thi hành pháp luật; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
b) Hoàn thành Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thời gian thực hiện: năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Vụ Môi trường chủ trì, phối hợp Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường và Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong năm 2024.
c) Ban hành các quy chuẩn quốc gia về môi trường.
- Thời gian thực hiện: năm 2024-2026.
- Đơn vị thực hiện: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Ban hành Quy chuẩn về phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; khí thải công nghiệp; nước thải công nghiệp; về nước thải chăn nuôi; nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị, khu dân cư tập trung; (2) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành; (3) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị; (4) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; độ rung; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích; (5) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt; (6) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bãi chôn lấp chất thải rắn; (7) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; (8) Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị (dự kiến lựa chọn một số ngành/lĩnh vực trong các lĩnh vực sau: Nhựa, dệt may, điện - điện tử, bot chống cháy, xi mạ, sơn, cao su, giấy/bao bì thực phẩm, vật liệu cách nhiệt…).
d) Triển khai thực hiện các biện pháp phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải.
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2025.
- Đơn vị thực hiện: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Môi trường và các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Trình cơ quan có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải; (2) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, kiểm tra, đôn đốc địa phương ban hành quy định thuộc thẩm quyền để thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế, giảm thiểu chôn lấp rác thải.
đ) Khẩn trương ban hành Bộ định mức kinh tế - kỹ thuật về phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt.
- Thời gian thực hiện: năm 2024.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường chủ trì, phối hợp Vụ môi trường và các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: Các định mức kinh tế - kỹ thuật về phân loại rác thải tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt được ban hành.
e) Nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc môi trường.
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2025.
- Đơn vị thực hiện: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Đề xuất xây dựng và thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động quan trắc môi trường; (2) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
g) Đề xuất các chính sách, nguồn lực ưu tiên, xây dựng và triển khai các phương án xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề rác thải, nước thải, ô nhiễm tại các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp, các lưu vực sông, hệ thống thủy lợi...
- Thời gian thực hiện: năm 2024 - 2025.
- Đơn vị thực hiện: Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Cục Quản lý tài nguyên nước chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông; (2) Thực hiện đánh giá sức chịu tải và xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng nước các sông Cau, Nhuệ - Đáy, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai, Cái - Ninh Hòa.
h) Hoàn thành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thời gian thực hiện: năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học chủ trì, phối hợp Vụ Môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong năm 2024.
3. Lĩnh vực địa chất và khoáng sản
a) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản trái phép.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Cục Khoáng sản Việt Nam chủ trì, phối hợp Cục Địa chất Việt Nam và các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản đối với các tổ chức hoạt động thăm dò và khai thác khoáng sản; (2) Kiểm tra hoạt động khoáng sản, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; (3) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (trước đây) ban hành.
b) Triển khai các biện pháp công trình và phi công trình để phòng, chống hiệu quả tình trạng sụt lún, sạt lở đất.
- Thời gian thực hiện: từ năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Cục Địa chất Việt Nam chủ trì, phối hợp Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam; (2) Thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng cát, cuội, sỏi lòng sông vùng đồng bằng sông Cửu Long”; (3) Thực hiện Điều tra, đánh giá, phân vùng cảnh báo các khu vực sạt lở, sụt lún bề mặt, sạt lở bờ sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (4) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan để triển khai các biện pháp công trình và phi công trình để phòng, chống hiệu quả tình trạng sụt lún, sạt lở đất.
a) Hoàn thành Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thời gian thực hiện: Quý 3 năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường và các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ trong năm 2024.
b) Trình Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
- Thời gian thực hiện: năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Vụ Pháp chế, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: trình Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển trong năm 2024.
5. Lĩnh vực khí tượng thuỷ văn
Tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo về thiên tai
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
- Đơn vị thực hiện: Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan.
- Định lượng, chỉ tiêu, hoạt động thực hiện: (1) Theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; (2) Tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới; (3) Tăng cường khả năng dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa; (4) Hỗ trợ dự báo thời tiết nguy hiểm khu vực Đông Nam Á; (5) Hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này; định kỳ hoặc theo yêu cau của cấp thẩm quyền ký và gửi báo cáo về Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Vụ Pháp chế theo dõi, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này.
2. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị đề xuất, bố trí nguồn ngân sách nhà nước hằng năm để thực hiện Kế hoạch này.
3. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, trường hợp có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo Bộ trưởng để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Quyết định 1075/QĐ-BTNMT năm 2024 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 1075/QĐ-BTNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Đặng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 22/04/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1075/QĐ-BTNMT năm 2024 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 109/2023/QH15 về tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video