THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2006/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tại công văn số 1550/UBND ngày
11 tháng 7 năm 2005 và công văn số 2587/UBND ngày 11 tháng 11 năm 2005 về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm
2020;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 8918 BKH/TĐ&GSĐT ngày
23 tháng 12 năm 2005 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu
Giang đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2006 - 2020 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước; bảo đảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là xóa đói, giảm nghèo; giữa phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng; giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ trọng hàng hóa; tăng cường sản phẩm có hàm lượng chất xám cao thông qua phát huy vai trò của khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo tiền đề hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu người tương đương mức thu nhập bình quân của Vùng và cả nước, nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).
Tập trung đầu tư phát triển toàn diện và hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng trên địa bàn Tỉnh trong thời kỳ Quy hoạch.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, huy động tối đa nội lực và thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát triển nhanh khoa học - công nghệ, nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân và mở rộng xuất khẩu.
Thực hiện chiến lược con người thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu và các đối tượng chính sách; tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp với giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang có vai trò quan trọng về trung chuyển, luân chuyển và giao lưu kinh tế của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, Bắc bán đảo Cà Mau về các lĩnh vực phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao, các dịch vụ đào tạo, y tế, vận tải hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, súc sản.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Xây dựng Hậu Giang trở thành tỉnh có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh quốc phòng được giữ vững, phấn đấu trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực và cả nước.
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trường kinh tế (GDP) bình quân 12,6%/năm thời kỳ 2006 - 2010, 13,6%/năm thời kỳ 2011 - 2015, 14,4%/năm thời kỳ 2016 - 2020.
- Cơ cấu kinh tế :
+ Giai đoạn 2006 - 2010 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp;
+ Giai đoạn 2011 - 2015 chuyển dần theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp;
+ Giai đoạn 2016 - 2020 chuyển mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (năm 2020, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 40%, dịch vụ 48% và nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 12% GDP toàn Tỉnh).
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 942 triệu USD vào năm 2020, tăng bình quân 12,8%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 694 USD, năm 2015 đạt 1.214 USD và năm 2020 đạt 2.153 USD.
- Chỉ số HDI năm 2020 đạt 0,875.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1% vào năm 2020.
- Hàng năm giải quyết việc làm cho 20.000 - 25.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động bình quân từ 2.000 - 3.000 người. Đến năm 2020 số lao động chưa có việc làm ổn định còn dưới 5%; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn dưới 10% vào năm 2020.
- Tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lên 99% năm 2020, trong đó hộ nông thôn 95%; tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tập trung lên 87,4% vào năm 2020, trong đó hộ dân đô thị 100%, hộ nông thôn 80%.
- Phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt những chỉ tiêu chủ yếu về định hướng phát triển giáo dục, đào tạo Vùng đồng bằng sông Cửu Long qua các chỉ tiêu: hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông (năm 2010), các tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ, mẫu giáo, học sinh trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh được đào tạo trung học chuyên nghiệp. Thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực theo quy hoạch, đến năm 2020 số lao động được đào tạo so với lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 41,6%.
- Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn dưới 10%.
- Phấn đấu đến năm 2020 đạt 98% gia đình văn hóa và trên 75% phường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa, góp phần quan trọng đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ
1. Vùng I (Vùng ven sông Hậu): diện tích tự nhiên 36.000 ha, dự kiến dân số đến năm 2020 tăng lên 387.000 người, mật độ dân số 1.075 người/km2. Với lợi thế phát triển dọc theo quốc lộ I và sông Hậu, tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, là địa bàn phát triển công nghiệp trọng điểm và dịch vụ.
2. Vùng II (Vùng trung tâm): diện tích tự nhiên 124.800 ha, dự kiến dân số đến năm 2020 tăng lên 615.000 người, mật độ dân số 493 người/km2, là Vùng có khả năng phát triển nhanh theo hướng thương mại - dịch vụ và công nghiệp.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản
Phấn đấu giai đoạn 2006 - 2020 đạt mức tăng trưởng bình quân 6,6%/năm, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hình thành các vùng chuyên canh cây trồng ổn định, đặc biệt là các loại cây trồng chủ lực: lúa, mía, khóm (dứa), cây ăn quả, thực hiện thâm canh, ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất, sản lượng, hạ giá thành và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển nhanh đàn heo, đàn bò lai sind, phục hồi đàn gia cầm, từng bước nghiên cứu, đưa vào chăn nuôi các vật nuôi có giá trị khác. Phát triển việc nuôi trồng, chế biến thủy sản nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, giảm dần khai thác nội địa để bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Cải tiến hình thức quản lý, chuyển đổi mô hình khai thác Khu Bảo tồn thiên nhiên ngập nước Lung Ngọc Hoàng, trồng mới rừng tập trung, trồng cây phân tán ở những nơi có điều kiện. Xây dựng khu nông nghiệp kỹ thuật cao và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp gắn kết với việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển bền vững.
Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các ngành công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2006 - 2020 bình quân 15,2%/năm. Phát triển công nghiệp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sắp xếp, củng cố các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có, ưu tiên đầu tư công nghệ mới, công nghệ nguồn, công nghệ sau thu hoạch.
Tập trung phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, nhằm chế biến và tiêu thụ hết nông, lâm, thủy sản cho nông dân. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, chiếm tỷ trọng lớn, thu hút nhiều lao động, sản xuất hàng xuất khẩu đã có như chế biến nông, thủy sản. Tăng nhanh tỷ trọng các ngành được xác định mũi nhọn trong thời kỳ quy hoạch như: cơ khí phục vụ nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vật liệu mới, hàng tiêu dùng, da giày, dệt may...; tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế, đồng thời từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, từng bước mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thị trường nông thôn, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, thúc đẩy giao lưu kinh tế. Tiến hành liên doanh, liên kết với các tổ chức thương mại, các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước để trao đổi hàng hóa, sản phẩm nhằm kích cầu cho sản xuất phát triển. Đầu tư phát triển thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp trở thành trung tâm thương mại tiểu vùng Tây sông Hậu và Bắc bán đảo Cà Mau.
Phát triển du lịch theo hướng du lịch xanh, du lịch sinh thái, kết hợp với tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, phát huy ưu thế sông nước, miệt vườn vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, an dưỡng... Từng bước liên kết kinh doanh du lịch trong khu vực và liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Tu bổ, tôn tạo và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá, các điểm du lịch hiện có; xây dựng các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí tổng hợp.
Phát triển mạnh mẽ các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân khu vực III (các ngành dịch vụ) thời kỳ 2006 - 2020 đạt 18%/năm.
Thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại năng động trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tiến hành liên doanh, liên kết nhằm từng bước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng chương trình xuất khẩu trên cơ sở phát huy ưu thế về đất đai, lao động để từng bước tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu mới… sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA ưu tiên cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, đáp ứng nhu cầu của tỉnh mới thành lập, huy động tối đa nguồn lực FDI, NGO và các nguồn vốn nước ngoài khác, xem đây là nguồn lực quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Đẩy nhanh tiến độ và cơ bản hoàn thành xây dựng các dự án lớn, quyết định tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đặc biệt trong 10 năm đầu của thời kỳ Quy hoạch. Cụ thể là:
- Giao thông: xây dựng mới Quốc lộ 61B nối thị xã Vị Thanh với thành phố Cần Thơ, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn (phần đi qua tỉnh Hậu Giang), tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam sông Hậu; nâng cấp hoàn chỉnh Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61 lên đường cấp II đồng bằng; xây dựng mới và nâng cấp các trục đường tỉnh huyết mạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu vùng phát triển. Xây mới, nâng cấp hệ thống các tuyến đường huyện, đường nội thị, hệ thống bến xe, các cầu cống, hệ thống giao thông đường thủy; xây dựng mới các tuyến đường ô tô về trung tâm xã ở những địa phương chưa có. Kết hợp hoàn thiện hệ thống thủy lợi với phát triển giao thông thủy, bộ, nhất là giao thông nông thôn, sớm xây dựng hệ thống cầu để phục vụ giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh lân cận trong khu vực.
- Đô thị: nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng đô thị trung tâm thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp, các đô thị huyện lỵ, thị trấn khác bằng nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Cấp nước: xây dựng và mở rộng nhà máy nước thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp, nhà máy nước các huyện lỵ còn lại và hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Thoát nước và xử lý rác thải: xây dựng hệ thống thoát nước và bãi rác cho các thị xã Vị Thanh, Tân Hiệp, các trung tâm huyện lỵ, thị trấn. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải cho các khu, cụm công nghiệp, cơ sở y tế cần theo quy trình riêng.
- Công nghiệp: đặc biệt ưu tiên đầu tư để sớm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp tập trung Sông Hậu, Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh, Cụm công nghiệp Vị Thanh; cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thị xã.
- Nông nghiệp: hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng có hiệu quả Trại Giống nông nghiệp Tỉnh, đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng cao, vùng mía, khóm (dứa) nguyên liệu, vùng nuôi thủy sản, vùng cây ăn quả tập trung theo quy hoạch.
Thủy lợi: hoàn chỉnh các dự án thủy lợi lớn được Trung ương đầu tư; tiếp tục đẩy mạnh tu bổ kinh mương, xây dựng bờ bao tiểu vùng kết hợp làm đường giao thông nông thôn để sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn, phục vụ sản xuất và giảm nhẹ thiên tai. Khai thác có hiệu quả tuyến đường thuỷ xuyên đồng bằng sông Cửu Long qua kênh Xà No.
- Điện: đầu tư hoàn thiện hệ thống điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Du lịch, thương mại: đầu tư hoàn chỉnh một số điểm, tuyến du lịch có tiềm năng và thế mạnh, xúc tiến đẩy nhanh xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối.
- Sắp xếp, xây dựng các khu dân cư, tái định cư tập trung phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, bố trí lại dân cư.
- Bưu chính, viễn thông: xây dựng hoàn chỉnh tuyến cáp quang, mở rộng tuyến cáp treo truyền tín hiệu, nâng cấp Bưu điện trung tâm. Từng bước thực hiện chiến lược phát triển viễn thông với tốc độ cao, hiện đại đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.
- Y tế: xây dựng mới Bệnh viện đa khoa Tỉnh quy mô 500 giường và các bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh với công nghệ, kỹ thuật cao; nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở y tế cấp huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Ưu tiên xây dựng mới các trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã ở những địa phương còn thiếu do mới chia tách; tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ y tế các cấp.
- Giáo dục, văn hóa - xã hội: xây dựng Trường Dạy nghề của Tỉnh, các Trung tâm Dạy nghề ở huyện, thị xã, Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Dân tộc nội trú, Trung tâm Thể thao, Trung tâm văn hóa, nghệ thuật, Nhà bảo tàng truyền thống, thư viện, Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và các công trình quan trọng khác do Trung ương và Tỉnh đầu tư.
- Bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng người nghèo và xã nghèo: cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu như thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp…, bảo đảm 100% xã nghèo có các cơ sở hạ tầng thiết yếu vào năm 2010 .
- Xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2010 theo hướng hiện đại hóa.
Thực hiện định hướng tiếp tục nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực (đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao) và thu hút, bồi dưỡng nhân tài. Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao. Tăng cường đầu tư xây dựng trường học, phòng học, trang thiết bị, phấn đấu đến năm 2020 toàn bộ các trường đều đạt chuẩn quốc gia.
7. Y tế, văn hóa, thể thao và xã hội
Thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, từng bước xã hội hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở gắn với chương trình phát triển nông thôn và đô thị hóa. Từng bước nâng cao năng lực và y đức của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, đi đôi với nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngành. Làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đi đôi với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư”, mở rộng công tác tuyên truyền nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Duy trì và bảo tồn, trùng tu các công trình văn hóa, di tích lịch sử và giữ gìn các di sản văn hóa dân tộc.
Thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể dục - thể thao, tổ chức các phong trào thể thao truyền thống và quần chúng, lựa chọn để phát triển các môn thể thao phù hợp với đặc thù của địa phương.
Về giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội: đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại dịch vụ, tạo việc làm cho người nghèo. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đền ơn, đáp nghĩa và các chính sách xã hội khác. Khuyến khích làm giàu chân chính, nhân rộng mô hình giúp nhau vượt khó, xóa đói, giảm nghèo.
8. Phát triển đô thị và xây dựng nông thôn:
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hình thành hành lang phát triển đô thị trên tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 61, 61B, bao gồm nâng cấp, mở rộng thị xã Vị Thanh lên đô thị loại III, thị xã Tân Hiệp lên đô thị loại IV theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái bền vững để phát huy vai trò của đô thị trung tâm, có sức lan tỏa của hành lang đô thị. Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự kiến trúc và xây dựng đô thị, chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, kế hoạch sử dụng đất đai, tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đô thị. Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 khoảng 37%.
Về xây dựng nông thôn: tiếp tục đẩy nhanh đầu tư xây dựng các thị trấn, nhất là các thị tứ vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Hoàn thiện mạng lưới giao thông nông thôn, 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường, cơ sở giáo dục, y tế, các điểm sinh hoạt văn hóa - thể dục thể thao; từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề phù hợp với đặc thù lao động nông thôn. Hoàn chỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm, tuyến dân cư theo chương trình của Chính phủ để ổn định dân cư vùng lũ.
Nhiệm vụ trọng tâm của khoa học công nghệ là: đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ. Ưu tiên hỗ trợ phát triển các lĩnh vực công nghệ sinh học, bảo quản chế biến sau thu hoạch, cơ khí, vật liệu xây dựng và xây dựng…; từng bước có kế hoạch phát triển công nghệ tự động hóa. Tăng cường hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, qua đó lựa chọn công nghệ tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại địa phương.
10. Vấn đề môi trường và phát triển bền vững
Nghiên cứu, dự báo và đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học công nghệ về môi trường phục vụ mọi đối tượng; đề xuất những giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái nhằm bảo đảm phát triển kinh tế bền vững. Coi phát triển bền vững là trách nhiệm chung của toàn xã hội, đưa giáo dục môi trường vào trường học, thành lập các tổ chức bảo vệ môi trường; tăng cường tuyên truyền và giám sát thực hiện Luật Môi trường đến từng cơ sở và cá nhân.
11. Củng cố quốc phòng và an ninh
Nhiệm vụ chủ yếu về quốc phòng, an ninh trong trong thời kỳ quy hoạch là tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng Vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010 và các nghị quyết, quyết định, chỉ thị khác của Đảng và Chính phủ, nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; coi đây là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Để hoàn thành các mục tiêu của Quy hoạch này, phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực trong Tỉnh và thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài.
Trên cơ sở đó, Tỉnh xây dựng phương án huy động nguồn lực cho từng giai đoạn và có giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ (những vấn đề vượt thẩm quyền) ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Xây dựng các cơ chế, chính sách đòn bẩy về : sử dụng đất đai; đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài; phát triển khoa học - công nghệ; thị trường, lưu thông phân phối, dịch vụ; về quản lý doanh nghiệp và cổ phần hoá; cải cách hành chính và điều chỉnh chính sách vĩ mô, nâng cao năng lực quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đô thị của các cấp chính quyền và phân cấp quản lý.
Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm và phân kỳ đầu tư các dự án được xác định ưu tiên trong Quy hoạch để làm định hướng phát triển phù hợp với từng giai đoạn.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu tư được nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2006 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 105/2006/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm
2006 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Phát triển kinh tế vườn.
2. Cơ giới hóa nông nghiệp.
3. Phát triển chăn nuôi.
4. Phát triển thủy sản.
5. Xây dựng thủy lợi.
6. Đầu tư phát triển vùng lúa chất lượng cao, vùng mía, khóm (dứa) nguyên liệu, vùng nuôi thủy sản, vùng cây ăn quả tập trung theo quy hoạch.
7. Xây dựng mới Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Trại Giống nông nghiệp tỉnh.
1. Nhà máy đông lạnh thủy sản.
2. Cơ sở sơ chế rau quả.
3. Nhà máy nước trái cây cô đặc.
4. Nhà máy sản xuất rượu.
5. Nhà máy chế biến súc sản.
6. Nhày máy giết mổ gia súc, gia cầm.
7. Nhà máy dệt bao PP.
8. Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông.
9. Nhà máy sản xuất ván gỗ MDF.
10. Nhà máy quần áo may sẵn.
11. Nhà máy gia công giày xuất khẩu.
12. Nhà máy sản xuất dược phẩm.
13. Nhà máy sản xuất kem đánh răng cao cấp.
14. Nhà máy sản xuất dầu gội đầu cao cấp.
15. Nhà máy sản xuất tôn các loại.
16. Nhà máy sản xuất máy móc các loại.
17. Nhà máy sản xuất thiết bị điện.
18. Nhà máy sản xuất dụng cụ điện và dây điện.
19. Xây dựng Công ty in Hậu Giang.
20. Nhà máy sản xuất ống nhựa.
21. Nhà máy sản xuất sơn các loại.
22. Nhà máy sản xuất thức ăn nuôi thủy sản.
23. Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc.
24. Nhà máy sản xuất thiết bị vệ sinh.
25. Nhà máy sản xuất bao bì giấy.
26. Nhà máy sản xuất thuốc thú y.
27. Xây dựng cụm công nghiệp sông Hậu.
28. Xây dựng Cụm công nghiệp Tân Phú Thạnh.
29. Xây dựng Khu công nghiệp Vị Thanh.
30. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị Thanh
31. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Long Mỹ.
32. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Châu Thành A.
33. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Vị Thủy.
34. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Phụng Hiệp.
35. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Cây Dương.
36. Xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Kinh cùng.
1. Cải thiện phương tiện vận tải.
2. Phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
3. Đầu tư hoàn chỉnh một số điểm, tuyến du lịch có tiềm năng.
4. Phát triển hệ thống dịch vụ.
IV. KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI:
1. Cảng Vị Thanh.
2. Cảng sông Hậu.
3. Cảng Phụng Hiệp.
4. Bến tàu 7 huyện, thị.
5. Nâng cấp quốc lộ 1A, quốc lộ 61, tuyến Nam sông Hậu.
6. Xây dựng quốc lộ 61B, Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Bốn Tổng - Một Ngàn.
7. Nâng cấp và xây dựng các tuyến đường tỉnh, huyện huyết mạch.
8. Nâng cấp và xây dựng mới đường giao thông nông thôn.
9. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường các nội thị.
10. Xây dựng mới các tuyến đường ô tô về trung tâm xã ở những địa phương chưa có.
11. Nâng cấp và xấy dựng bến xe 7 huyện, thị xã.
12. Nâng cấp hệ thống giao thông đường thủy.
13. Xây dựng mới và cải tạo hệ thông lưới điện trung thế và hạ thế.
14. Hoàn chỉnh hệ thống hạ thế nhằm gia tăng tỷ lệ điện khí hóa.
15. Mở rộng công suất các nhà máy nước huyện, thị xã, thị trấn; mở rộng mạng lưới cấp nước nông thôn.
16. Các khu dân cư, tái định cư tập trung.
17. Xây dựng các bưu điện, bưu cục trung tâm; mở rộng dung lượng, đường truyền.
18. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải cho các thị xã, hệ thống thoát nước mưa cho các thị trấn.
19. Xây dựng bãi rác và hệ thống xử lý rác thải cho các khu vực đô thị.
20. Nâng cấp, xây dựng mới trường, lớp phổ thông và giáo dục thường xuyên.
21. Xây dựng Trường Dạy nghề của tỉnh, các Trung tâm Dạy nghề ở huyện, thị xã.
22. Xây dựng Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Dân tộc nội trú.
23. Xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể dục - thể thao, phát thanh - truyền hình (Trung tâm Thể thao, Trung tâm văn hóa, nghệ thuật, nhà bảo tàng truyền thống, thư viện, phát thanh truyền hình cấp tỉnh…).
24. Xây dựng mới bệnh viện đa khoa Tỉnh quy mô 500 giường, các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi, bệnh viện y học dân tộc, trung tâm chẩn đoán và điều trị.
25. Xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng hệ thống cơ sở y tế cấp huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
26. Các dự án bảo đảm các công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng người nghèo và xã nghèo (cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu như thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, bưu điện văn hóa xã, nhà hội họp…).
27. Xây dựng trụ sở làm việc cho các cơ quan đảng, nhà nước và các đoàn thể hoàn thành trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010./.
* Ghi chú: về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 105/2006/QD-TTg |
Hanoi, May 16, 2006 |
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HAU GIANG PROVINCE UP TO 2020
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law
on Organization of the Government;
At the proposal of the People's Committee of Hau Giang province in Official
Letter No. 1550/UBND of July 11, 2005, and Official Letter No. 2587/UBND of
November 11, 2005, approving the master plan on socio-economic development of
Hau Giang province up to 2020,
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 8918-BKHfTD&GSDT of
December 23, 2005, on the master plan on socioeconomic development of Hau
Giang province up to 2020,
DECIDES:
The master plan on socio-economic development of Hau Giang province in the 2006-2020 period shall conform with the master plan on socio-economic development of the Mekong river delta region and the national socio-economic development strategy; ensure the relationship between economic growth and proper settlement of social problems, especially hunger eradication and poverty reduction; between production development and expansion of markets for product consumption; between economic development and assurance of security and defense; and between sustainable development and environmental protection.
To speed up economic growth and economic restructuring toward industrialization and modernization, improve product quality and raise commodity proportion; to increase products with high gray-matter contents through enhancing the role of science and technology; improve the economy's quality, efficiency and competitiveness, creating the premise for achieving the objective of industrialization and modernization. To strive to raise the province's average per capita income to equal the average regional and national level and improve human development index (HDI).
...
...
...
To encourage all economic sectors to develop production and business activities, mobilize to the utmost internal resources and attract external resources, quickly develop science and technology in order to diversify products and improve their quality in service of the people's life and export expansion.
To materialize the human development strategy through coordinated development of economic, cultural and social infrastructure; to build an equitable, democratic and civilized society; to constantly improve living conditions for the people, especially inhabitants in remote areas and social policy beneficiaries; continue with hunger eradication and poverty reduction, job creation and reduction of social evils.
To accelerate the coordinated establishment of socialist-oriented market economic institutions, proactively integrate into the global economy in combination with firmly maintaining political security and social order and safety.
With its favorable geographical position, natural conditions and socio-economic development potential, Hau Giang plays an important role in economic exchange in the sub-region southwest of Hau river and north of Ca Mau peninsula in the domains of development of hi-tech agriculture, training, healthcare and cargo transportation services, and development of agricultural, aquatic and husbandry product processing industry.
1. General objectives
To generate economic growth and development in a sustainable manner, carry out economic and labor restructuring and urban development toward industrialization and modernization, increase industrial, construction and service ratios while relatively reducing agricultural, forestry and aquaculture ratios in the economic structure. To build Hau Giang into a province with a comprehensively developed socialist-oriented market economy, a civilized society, a protected ecological environment and firmly maintained security and defense, becoming a vigorously developed province in the region and the country as a whole.
2. Specific objectives
a/ Economically:
- To strive to achieve average economic growth (GDP) rate of 12.6% per year during the 2006-2010 period; 13.6%/year during the 2011-2015 period; and 14.4%/year during the 2016-2020 period.
...
...
...
+ In the 2006-2010 period, the economic structure shall be industry-service-agriculture;
+ In the 2011-2015 period, the economic structure shall gradually switch to service-industry-agriculture;
+ In the 2016-2020 period, the economic structure shall vigorously switch to service-industry-agriculture (by 2020, industry and construction ratio shall account for about 40% of the province's GDP; service 48%; and agriculture, forestry and aquaculture 12%.
- Export value shall reach USD 942 million by 2020, with an annual average increase rate of 12.8%.
- Average per capita income shall reach USD 694 by 2010, USD 1,214 by 2015, and USD 2,153 by 2020.
b/ Socially:
- HDI shall reach 0.875 by 2020.
- The natural population growth rate shall drop to below 1% by 2020.
- Annually, jobs will be created for 20,000-25,000 laborers, including an average of 2,000-3,000 exported laborers. By 2020, the underemployment rate shall fall to below 5%, and the rate of poor households by new poverty line shall be reduced to under 10%.
...
...
...
- In the 2010-2015 period, to strive to attain the major education and training targets set for the Mekong river delta region in terms of universalization of higher secondary education (by 2010), rates of enrolment in nurseries and kindergartens, primary, lower and higher secondary schools, and in intermediate professional training schools. To implement the human resource training strategy according to planning, trained laborers shall account for about 41.6% of people of working age by 2020.
- By 2020, the child malnutrition rate shall be reduced to below 10%.
- By 2020 cultured families shall account for 98% and wards, communes and townships that meet cultural standards shall account for over 75%, contributing to repelling social evils.
III. TERRITORY-BASED DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Zone I (area along Hau river) covers a natural area of 36,000 ha, with an expected population of 387,000 and a population density of 1,075/km2 by 2020. With the advantage of development along national highway 1 and Hau river and proximity to Can Tho city, this zone shall be a key industrial development and service area.
2. Zone II (central area) covers a natural area of 124,800 ha, with an expected population of 615,000 and a population density of 493/km2 by 2020. This zone is capable of rapidly developing trade, service and industry.
IV. BRANCH AND DOMAIN DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Agriculture-forestry-aquaculture
During the 2006-2020 period, to strive for an annual average growth of 6.6%, contributing to ensuring national food security and creating a source of raw materials for processing industry and export. To form stable areas specialized in different crops, especially key crops such as rice, sugarcane, pineapple and fruit trees, practice intensive cultivation and apply new technologies, particularly biotechnology, in order to improve productivity and output, reduce cost and raise competitiveness of products. To quickly develop pig and sind cow herds, restore poultry herds, carry out research into and rear other animals of economic value. To develop aquaculture and aquatic product processing along the line of fully tapping local potential and strengths and reducing local exploitation to protect natural aquatic resources.
...
...
...
To strive for an annual average growth rate of 15.2% in industry and construction during the 2006-2020 period. Industrial development shall aim at achieving the objective of economic growth and restructuring toward industrialization and modernization. To reorganize and consolidate existing industrial production establishments, giving priority to investment in new technologies, source technologies and post-harvest technologies.
To concentrate on developing industries to support agriculture and rural areas, with a view to processing and selling all agricultural, forestry and aquatic products for farmers. To attach importance to developing existing industries which have advantages and large shares, employ great numbers of laborers and produce goods for export, such as agricultural and aquatic product processing. To quickly increase the share of key industries already identified during the plan period, such as mechanical engineering in service of agriculture, construction materials, new materials, consumer goods, leather footwear, garments, etc.; to increase the share of refined goods items while manufacturing more and more industrial products with hi-tech contents up to national and international standards; to develop cottage and handicraft industries and restore traditional ones.
To encourage all economic sectors to participate in trade activities, step by step expand domestic and overseas markets as well as rural markets, meeting local consumption and export demands and promoting economic exchange. To enter into joint venture and align with trade organizations and other provinces in the Mekong river delta region and in the whole country for exchanging goods and products to boost demand and develop production. To make investment to develop Vi Thanh and Tan Hiep towns into trade centers in the sub-region west of Hau river and north of Ca Mau peninsula.
To develop tourism along the line of green tourism and eco-tourism combined with tours to cultural and historical relic areas, making use of river and garden landscapes in the Mekong river delta region to meet sightseeing, recreation and rest needs. To step by step align tourism businesses inside and outside the region to meet tourists' diversified needs. To repair, embellish and conserve existing historical and cultural relic areas and tourist attractions, and build combined eco-tourist and recreation resorts.
To strongly develop financial, banking, insurance, and post and telecommunications services to serve the cause of industrialization and modernization.
To strive for an annual average growth rate of 18% in the service sector during the 2006-2020 period.
...
...
...
To encourage foreign investment in the domains of application of biotechnology, post-harvest technologies, information technologies, new material technologies, etc.; to efficiently use ODA capital sources, giving priority to big infrastructure projects needed in a newly established province, mobilize as much as possible FDI and NGO resources and other foreign capital sources, considering them as important resources for accelerating socio-economic development.
5. Building of socio-economic infrastructure
To accelerate and basically complete the construction of big projects which are decisive to the speed of socio-economic development in the province, especially in the first ten years of the plan period. Specifically:
- Communication: To build a new national highway 61B linking Vi Thanh town to Can Tho city, Bon Tong -Mot Ngan route (the section running across Hau Giang province), Quan Lo - Phung Hiep section, the route south of Hau river; to upgrade national highways 1A and 61 to grade-II urban roads; to build and upgrade the province's trunk roads, creating conditions for the development of sub-regions. To build and upgrade the networks of district and urban roads, car stations, bridges and culverts, and waterways; to build motorways to commune centers in localities where such motorways do not yet exist. To further improve the irrigation network together with developing waterways and roads, especially those in rural areas, build soon a system of bridges to serve socioeconomic exchange with neighboring provinces.
- Urban centers: To upgrade and expand urban infrastructure in central Vi Thanh and Tan Hiep towns, district capitals and townships with domestic and foreign investment capital.
Water supply: To build and expand water plants in Vi Thanh and Tan Hiep towns, water plants in other district capitals, and daily-life water supply systems in rural areas.
Water drainage and garbage treatment: To build a system of water drainage and rubbish dumps for industrial parks and clusters, and for medical establishments according to separate processes.
Industries: To give special attention to completing soon infrastructure in Song Hau industrial park, Tan Phu Thanh industrial cluster, Vi Thanh industrial cluster; and industrial, handicraft and cottage industrial clusters in districts and towns.
Agriculture: To complete and put into effective operation the provincial Agricultural Seed Station, make investment in developing high-quality rice, raw-material sugarcane, pineapple and aquaculture areas and concentrated fruit tree areas according to planning.
...
...
...
- Electricity: To make investment to further improve the electricity system in service of socio-economic development.
- Tourism and trade: To make investment to further improve potential and advantaged tourist points and routes, construct more trade centers, supermarkets and key markets.
- To arrange and build concentrated population areas and resettlement areas for ground clearance, resettlement and population redistribution purposes.
- Post and telecommunications: To build a complete optic fiber cable line, expand the suspended cable line for signal transmission, and upgrade the central post office. To implement the strategy on development of high-speed and modern telecommunications to meet information and communication demands at home and abroad.
- Healthcare: To build a new provincial general hospital with 500 beds and provincial-level specialized hospitals with high technologies and techniques; to upgrade and expand the grassroots healthcare network in districts, towns, communes, wards and townships. To give priority to building new district health centers and commune health stations in newly divided localities which are still lacking such healthcare facilities; to increase the number and improve the quality of health workers at all levels.
- Education, cultural and social affairs: To build a provincial job training school, job training centers in districts and towns, a community college, an ethnic minority boarding school, a sport center, a cultural and art center, a tradition museum, a library and a radio and television station of provincial level, and other important facilities with investment from the central and provincial governments.
- To ensure essential infrastructure facilities for the poor, poor communities and poor communes: Renovating, upgrading, expanding and building essential infrastructure facilities such as small irrigation projects, schools, commune health stations, roads, electricity for public lighting, daily-life water, marketplaces, commune post and cultural points, meeting houses, etc., ensuring that 100% of poor communes shall have such essential infrastructure facilities by 2010.
- To build modern working offices for party, state and mass organizations within the 2006-2010 period.
...
...
...
7. Healthcare, culture, sports and social affairs
To properly perform the task of providing primary healthcare for the people, step by step socialize and improve the quality of health services. To build a grassroots healthcare network in association with implementing the rural development and urbanization program. To step by step improve the professional capabilities and ethics of doctors and health workers while upgrading physical foundations and equipment of the health service. To properly carry out population and family planning work coupled with maternal and child healthcare.
To properly implement the movement "All the people unite to build a cultured lifestyle in population quarters," expand communication efforts with a view to building an advanced culture deeply imbued with national identity. To preserve, conserve and restore cultural works and historical relics, and conserve national cultural heritages.
To socialize physical training and sport activities, organize traditional and mass sport movements, select and develop sports suitable to local characteristics.
Regarding employment generation and social policy implementation: To accelerate the process of industrialization in agriculture and rural areas in order to switch from agricultural labor to industrial, trade and service labor, creating jobs for the poor. To continue properly implementing "show of gratitude" and other policies. To encourage the people to get rich in a legitimate manner, and multiply the model of mutual assistance to overcome difficulties, reduce hunger and eradicate poverty.
8. Urban development and rural construction
On the basis of the master plan on Vietnam's urban development up to 2020 already approved by the Prime Minister, to form an urban development corridor along national highways 1A, 61 and 61B, including upgrading and expanding Vi Thanh town into grade-Ill urban center and Tan Hiep town into grade-IV urban center with synchronous, civilized and modern urban infrastructure, ensuring security, defense and sustainable ecological environment for promoting their role as central urban centers with pervasive effect in the urban corridor. To restore order in architecture and urban construction, proactively control urban development according to planning, plan and law. To focus on directing the elaboration of detailed construction plannings and land use plans, and intensify urban land management and use. To strive to increase the urbanization rate to about 37% by 2020.
Regarding rural construction: To further speed up the construction of townships, especially town lets in deep-lying areas, former revolution bases, ethnic minority areas and rural socio-economic infrastructure. To complete the network of rural roads, build motorways running to the centers of all communes, the systems of electricity supply, water supply, information and communication, environmental sanitation, educational and medical establishments, cultural, physical training and sport centers; to step by step diversify forms of job training to suit rural labor characteristics. To complete infrastructure in population clusters and lines under the Government's programs to stabilize the people's life in flood-stricken areas.
...
...
...
10. Environment and sustainable development
To research, forecast and propose solutions to sustainable socio-economic development in the context of accelerated industrialization, modernization and international economic integration. To build a database of environment-related scientific and technological information accessible by all; to recommend environmental protection measures to ensure sustainable economic development. To consider sustainable development as the common responsibility of the entire society, incorporate environmental education into schools, and establish environmental protection organizations; to promote the popularization and monitoring of the implementation of the Environment Law among all establishments and individuals.
11. Strengthening of defense and security
The major defense and security task in the plan period is to continue implementing the Political Bureau's Resolution No. 21-NQ/TW of January 20, 2003, on orientations, tasks and solutions for socioeconomic development and security and defense assurance in the Mekong river delta region in the 2001-2010 period, and other resolutions, decisions and directives of the Party and the Government, with a view to firmly maintaining political security and social order and safety, considering this a crucial factor in socio-economic development and international integration.
In order to attain the objectives of this master plan, it is necessary to work out a set of coordinated measures to tap all resources in the province and attract resources from the country and abroad.
On this basis, the province shall work out a plan on mobilizing resources in each period with specific and rational measures to attract domestic and foreign investment capital, ensuring the attainment of the set objectives. To continue studying, formulating and promulgating or submitting to the Prime Minister (matters beyond its competence) for promulgation mechanisms and policies in compliance with the province's development requirements in each period with a view to attracting and mobilizing all resources for the implementation of the master plan.
To develop levering mechanisms and policies on land use; human resource training and talent attraction; scientific and technological development; market, circulation, distribution and services; business management and equitization; administrative reform and macro-policy adjustment, enhancement of socioeconomic management and urban management capacity of the local administration at all levels; and management decentralization.
To formulate key socio-economic development programs and determine investment phases for priority projects identified in the master plan, serving as suitable development orientations in each period.
...
...
...
- Elaborating a planning on socio-economic development of districts and townships, a planning on development of the system of urban centers and population areas, construction planning, land use planning and plan, branch and domain development plannings, with a view to ensuring comprehensive and coordinated development.
- Studying, formulating, promulgating or submitting to competent state agencies for promulgation mechanisms and policies in compliance with the province's development requirements in each period in order to attract and mobilize resources for the materialization of the master plan.
- Drawing up long-term, medium-term and short-term plans, key development programs and specific projects for concentrated investment or incremental and reasonable priority investment.
- Submitting to the Prime Minister for consideration and decision amendments to this master plan which are timely and suitable to the province's socioeconomic development in each plan period.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
...
...
...
PROJECTS
PRIORITIZED FOR INVESTMENT IN THE 2006-2020 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 105/2006/QD-TTg
of May 16, 2006)
I. AGRICULTURE-FORESTRY-FISHERIES:
1. Horticulture development.
2. Agricultural mechanization.
3. Husbandry development.
4. Aquaculture development.
5. Irrigation construction.
...
...
...
7. Building of the provincial Agricultural Seed Center and Agricultural Seed Station.
II. INDUSTRY-CONSTRUCTION:
1. Frozen aquatic product factory.
2. Vegetable and fruit processing establishment.
3. Concentrated fruit juice factory.
4. Wine factory.
5. Animal meat processing factory.
6. Cattle and poultry slaughter factory.
7. PP package weaving factory.
...
...
...
9. MDF ply board factory.
10. Garment factory.
11. Export footwear processing factory.
12. Pharmaceutical factory.
13. High-grade toothpaste factory.
14. High-grade shampoo factory.
15. Roofing iron factory.
16. Machine factory.
17. Electric equipment factory.
...
...
...
19. Building Hau Giang printing company.
20. Plastic pipe factory.
21. Paint factory.
22. Aquatic animal feed factory.
23. Feed factory.
24. Sanitaryware factory.
25. Paper package factory.
26. Veterinary medicine factory.
27. Building Hau river industrial complex.
...
...
...
29. Building Vi Thanh industrial park.
30. Building Vi Thanh industrial, cottage industrial and handcraft complex.
31. Building Long My industrial, cottage industrial and handcraft complex.
32. Building Chau Thanh A industrial, cottage industrial and handcraft complex.
33. Building Vi Thuy industrial, cottage industrial and handcraft complex.
34. Building Phung Hiep industrial, cottage industrial and handcraft complex.
35. Building Cay Duong industrial, cottage industrial and handcraft complex.
36. Building Kinh Cung industrial, cottage industrial and handcraft complex.
III. TRADE-SERVICE:
...
...
...
2. Development of marketplaces, trade centers and supermarkets.
3. Investment in completing potential tourist points and routes.
4. Development of the service system.
IV. SOCIO-ECONOMIC INFRASTRUCTURE:
1. Vi Thanh port.
2. Hau river port.
3. Phung Hiep port.
4. Landing stages in 7 districts and towns.
5. Upgrading national highways 1A and 61, the section south of Hau river.
...
...
...
7. Upgrading and building key provincial and district roads.
8. Upgrading and building rural roads.
9. Upgrading and building urban roads.
10. Building new motorways to commune centers in localities where such motorways do not exist yet.
11. Upgrading and building car stations in 7 districts and towns.
12. Upgrading the system of waterways.
13. Building and renovating the medium-tension and low-tension electricity systems.
14. Completing the low-tension electricity system to increase the electrification rate.
15. Expanding the capacity of water plants in districts, towns and townships; expanding the rural water supply network.
...
...
...
17. Building central post offices; expanding the capacity of transmission lines.
18. Building the rainwater drainage and wastewater treatment systems for towns, and rainwater drainage systems for townships.
19. Building rubbish dumps and rubbish treatment systems for urban centers.
20. Upgrading and building general education and continuing schools and classrooms.
21. Building the provincial job training school, and job-training centers in districts and towns.
22. Building the community college and ethnic minority boarding schools.
23. Building physical foundations for culture, physical training and sports, radio and television broadcasting (provincial-level sport center, cultural and art center, tradition museum, library and radio and television station, etc.).
24. Building a new provincial general hospital with 500 beds, specialized hospitals, obstetrics hospital, pediatrics hospital, traditional medicine hospital, and diagnosis and therapy center.
25. Building, upgrading and expanding the grassroots healthcare networks in districts, towns, communes, wards and townships.
...
...
...
27. Building working offices for party, state and mass organizations within five years from 2006 to 2010.
Note: The locations, land areas, total amounts and sources of investment capital of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing investment capital in each period.-
;Quyết định 105/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 105/2006/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/05/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 105/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video